ĐOÀN KẾT ĐẤU TRANH CHỐNG THỰC DÂN PHÁP, PHÁT XÍT NHẬT, GIÀNH LẠI QUYỀN ĐỘC LẬP, TỰ DO CHO DÂN TỘC

Một phần của tài liệu LICH SU DOAN TNCS HO CHI MINH (1).doc (Trang 35)

GIÀNH LẠI QUYỀN ĐỘC LẬP, TỰ DO CHO DÂN TỘC

Ngày 1 tháng 9 năm 1939, phát xít Đức tiến công Ba Lan. Ngày 3 tháng 9 năm 1939, Anh, Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ đã ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình mọi mặt ở Đông Dương và Việt Nam. Để phục vụ cho chiến tranh, thực dân Pháp ở Đông Dương ban bố lệnh Tổng động viên ra sức cướp của, tăng giờ làm việc, giảm tiền lương của công nhân và bắt thanh niên đi lính. Chúng thẳng tay đàn áp, khủng bố phong trào cách mạng. Các quyền tự do, dân chủ mà thanh niên và nhân dân ta giành được trong trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ đều bị xóa bỏ. Các tổ chức của công nhân và thanh niên đều bị chúng giải tán. Chúng ra sức bắt bớ, truy lùng những chiến sĩ cộng sản.

Ngày 29 tháng 9 năm 1939, Trung ương Đảng ta ra “thông cáo cho các đồng chí các cấp bộ” giải thích tình hình thế giới và tình hình trong nước, đồng thời đề ra một số chủ trương ứng phó trước mắt.

Tháng 11 - 1939, Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 6 tại Bà Điểm (Hóc Môn, Gia Định) có Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn, Phan Đăng Lưu, Võ Văn Tần,v.v... tham dự. Nghị quyết hội nghị nhấn mạnh giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Đông Dương “Bước đường sinh tồn của

dân tộc Đông Dương không có con đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm vô luận da trắng hay da vàng”.

Hội nghị chủ trương lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương nhằm đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, các giai cấp và dân tộc ở Đông Dương để đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai của chúng.

Theo chủ trương của Đảng, Đoàn Thanh niên phản đế tiếp nối sự nghiệp vẻ vang dân chủ trước đây. Đoàn đã xây dựng được cơ sở ở nông thôn, trong nhà máy và các trường học. Trong tình hình mới, tổ chức Đoàn hoạt động bí mật và được tổ chức chặt chẽ. Những đoàn viên thanh niên dân chủ chuyển thành đoàn viên thanh niên phản đế, các hội viên thanh niên trong các tổ chức thanh niên phổ thông được giao những công tác thích hợp để thử thách, bồi dưỡng. Người nào có tinh thần hăng hái đấu tranh, tích cực hoạt động được kết nạp vào Đoàn Thanh niên Phản đế. Để nhanh chóng hình thành đội quân xung kích và đội hậu bị của Đảng, các đồng chí lãnh đạo Đảng ta đã trực tiếp giúp đỡ Đoàn xây dựng tổ chức. Nhiều cơ sở Đoàn đã được phát triển ở Cao Bằng, Bắc Cạn, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Sơn Tây, Quảng Trị và nhiều tỉnh ở Nam Bộ. Ở các thành phố, Đoàn chú trọng công tác vận động thanh niên công nhân và học sinh.

Để mở rộng các hình thức tập hợp thanh niên sau khi phong trào dân chủ bị địch đàn áp, tại Sài Gòn, những Câu lạc bộ học sinh được hình thành, đầu tiên là ở trường Trung học Trương Vĩnh Ký do anh Huỳnh Văn Tiểng đứng đầu. Tiếp đến là sự ra đời của tổ chức tham quan và du lịch do các anh Trịnh Kim Anh, Nguyễn Văn Ảnh, Võ Thế Quang... phụ trách. Hoạt động tham quan, du lịch thu hút nhiều bạn trẻ tham gia. Qua hoạt động này anh chị em được tuyên truyền, giác ngộ cách mạng và nhiều người đã đứng vào các tổ chức bí mật do Đảng ta lãnh đạo, hăng hái đấu tranh chống địch. Ở Hà Nội, mặc dù bị địch ra sức khủng bố, cơ sở Đoàn Thanh niên Phản đế vẫn phát triển khá nhanh. Đoàn xuất bản tờ báo “Tiền phong” không những chỉ lưu hành ở Hà Nội mà còn lưu hành trong nhiều tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ. Hoạt động của thanh niên phản đế Hà Nội khá phong phú. Nhiều đoàn viên và thanh niên đã tham gia rải truyền đơn kêu gọi chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ Liên Xô, chống đàn áp khủng bố nhân dân...

Anh Nguyễn Lam là một trong những cán bộ thanh niên phản đế hoạt động

rất tích cực. Bị địch bắt giam tại Hỏa Lò, anh cùng hai đồng chí đoàn viên khác đã bí mật, kiên trì đào được một đường hầm từ nơi bị giam nối liền với cống thoát nước. Trong một đêm mưa bão, anh đã cùng các đồng chí vượt ngục thành công trở về hoạt động trong đội ngũ của Đoàn.

Tháng 6-1940, nước Pháp bị quân đội phát xít Hítle chiếm đóng. Nhân cơ hội này, tháng 9 - 1940, phát xít Nhật xâm lược Đông Dương. Thực dân Pháp nhanh chóng đầu hàng quân Nhật. Từ đây nhân dân Việt Nam bị hai kẻ thù cùng thống trị là phát xít Nhật và thực dân Pháp. Nhưng nhân dân Việt Nam bất khuất và nổi đậy chống cả Nhật lẫn Pháp. Tháng 9 - 1940, nhân dân châu Bắc Sơn vùng lên khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Nam Kỳ, nhân dân ở nhiều tỉnh Nam Bộ cũng đã vùng lên đấu tranh quyết liệt chống quân thù. Tháng 1 - 1941, nổ ra cuộc nổi dậy của anh em binh lính ở đồn Chợ Rạng và đồn Đô Lương (Nghệ An). Các cuộc khởi nghĩa này là bước đầu đấu tranh vũ trang của cả dân tộc Việt Nam, báo hiệu một thời kỳ mới, thời kỳ chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang để giành chính quyền trong toàn quốc.

Theo chủ trương của Đảng, lực lượng vũ trang khởi nghĩa Bắc Sơn được chuyển vào rừng hoạt động du kích. Mùa xuân năm 1941, tại khu rừng Khuôi Nọi (xã Vũ Lê, Châu Bắc Sơn), đội du kích Bắc Sơn được thành lập. Đội gồm hơn 30 chiến sĩ mà hầu hết là đảng viên trẻ và đoàn viên, tất cả đều đã tham gia khởi nghĩa Bắc Sơn và chiến đấu chống sự đàn áp khủng bố của quân thù ngay từ đầu. Trong buổi lễ thành lập, trước đông đảo đồng bào địa phương đến tham dự, đồng chí Hoàng Văn Thụ thay mặt Trung ương Đảng giao nhiệm vụ giết giặc cứu nước cho đơn vị.

Ít lâu sau đội du kích đổi tên là Cứu quốc quân do Phùng Chí Kiên, ủy viên Trung ương Đảng làm Chỉ huy trưởng Cứu quốc quân, tuy lực lượng còn nhỏ

bé, súng đạn và lương thực thiếu thốn nhưng luôn giữ vững chí khí chiến đấu ngoan cường. Có thời gian đơn vị anh dũng đương đầu với hàng nghìn quân địch trong một chiến dịch càn quét dài ngày, nhưng đơn vị đã đánh tiêu hao nhiều giặc và bảo toàn được lực lượng. Một trong những tấm gương kiên

cường của Cứu quốc quân Bắc Sơn là đoàn viên Hà Văn Mạnh. Anh vào

Đoàn từ trước Bắc Sơn khởi nghĩa giữ trách nhiệm tiểu đội trưởng của đơn vị. Trong một trận tấn công của giặc vào Tràng Xá, Hà Văn Mạnh tình nguyện ở lại chặn địch để trung đội rút đi nơi khác. Anh đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và hy sinh anh dũng. Trong cuốn “Nhật ký Cứu quốc” đã có hai câu thơ ca ngợi anh:

"Hoa liềm búa nở trên mộ Anh yên nghỉ

Anh không chết và chúng tôi còn chiến đấu"...

Du kích Bắc Sơn, đơn vị vũ trang do Đảng tổ chức và lãnh đạo đã nêu cao tinh thần chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn. Cứu quốc quân Bắc Sơn

xứng đáng là một trong những tổ chức tiền thân của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam anh hùng sau này.

Ngày 23 tháng 11 năm 1940, cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ mặc dù đã có lệnh hoãn của Trung ương Đảng nhưng không truyền đạt kịp. Ở hầu khắp các tỉnh miền Nam nhất là ở Mỹ Tho, quần chúng nổi dậy chiến đấu dũng cảm. Chính quyền của địch ở một số xã và quận hoang mang, tan rã. Đội viên các đội tự vệ và du kích trong cuộc khởi nghĩa hầu hết là trẻ tuổi. Họ hăng hái chiến đấu chống địch bằng vũ khí thô sơ. Trong trận đánh quân tiếp viện của quân địch từ Tây Ninh đến ứng cứu cho quân lỵ Hóc Môn bị quân khởi nghĩa vây hãm, du kích đã bắn chết tên thực dân ác ôn cùng nhiều lính địch ở Cầu Bông. Ở Mỹ Tho, các đội tự vệ cùng nhân dân phá tan bộ máy chính quyền của địch ở 54 trong tổng số 57 xã thuộc hai huyện Châu Thành và Cai Lậy. Ở những xã này các tổ chức Đảng và quân khởi nghĩa đã tịch thu các kho thóc của bọn địa chủ chia cho dân nghèo. Cũng tại Mỹ Tho, lần đầu tiên xuất hiện lá cờ đỏ sao vàng sau này trở thành lá cờ của Mặt trận Việt Minh, quốc kỳ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau đại thắng mùa xuân 1975.

Trong ngày thành lập chính quyền đầu tiên của tỉnh, hai đội tự vệ gồm toàn đoàn viên và thanh niên đã giơ tay xin thề dưới lá cờ đỏ sao vàng quyết chiến đấu bảo vệ chính quyền cách mạng.

Tại Vĩnh Long, một đội du kích gồm 50 chiến sĩ rất trẻ dưới sự chỉ huy của đồng chí Hồng, một đảng viên 24 tuổi, bí thư quận ủy Vũng Liêm đã đánh chiếm và làm chủ quận lỵ một số ngày.

Ở đảo Hòn Khoai dưới sự chỉ huy của chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi Phan Ngọc Hiển, quân khởi nghĩa hầu hết là đoàn viên, thanh niên đồng loạt tiến công tiêu diệt tên thực dân chủ đảo thu toàn bộ điện đài, vũ khí và kéo cờ đỏ sao vàng, cờ đỏ búa liềm cùng tấm băng lớn mang dòng chữ: “Mặt trận dân tộc

thống nhất phản đế muôn năm”, quân khởi nghĩa dùng thuyền đã được chuẩn

bị trước thẳng tiến về đất liền. Tuổi trẻ và nhân dân Rạch Gốc tập hợp đông đảo trên bến hân hoan đón mừng quân khởi nghĩa chiến thắng cập bến lúc mặt trời vừa ửng đỏ. Tuy nhiên lúc này cuộc khởi nghĩa trên đất liền bị địch dập tắt. Quân khởi nghĩa Hòn Khoai phải đơn độc chiến đấu quyết liệt với kẻ thù đông gấp nhiều lần. Sau mười ngày cầm cự vô cùng anh dũng, quân khởi nghĩa Hòn Khoai chẳng may lọt vào trận địa phục kích của địch.

Thực dân Pháp đã đàn áp cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ hết sức dã man. Gần 6.000 người bị bắt và bị giết, nhiều làng bị ném bom và đốt phá. Người nữ chỉ huy trẻ tuổi Nguyễn Thị Bảy đã làm cho quân thù khiếp sợ và khâm phục. Chúng gọi chị là “Hoàng hậu đỏ”. Nhục hình, tra tấn dã man không khuất phục được chị. Chị nói thẳng vào mặt kẻ thù: “Chúng bay chỉ có thể lấy máu của

người cộng sản chứ không thể lấy được một lời cung khai phản bội”.

Tháng 12 năm 1941, kẻ thù đã đưa các chiến sĩ trẻ tuổi tham gia khởi nghĩa ở Hòn Khoai gồm có Phan Ngọc Hiển, Đỗ Văn Sến, Nguyễn Văn Đắc, Nguyễn Văn Cự, Đỗ Văn Biên, Ngô Văn Cẩn, Ngô Kim Luân, Nguyễn Văn Đình... cùng hai đồng chí lãnh đạo của Đảng bộ Cà Mau là Quách Văn Phàn, Lê Văn Khuyên ra hành quyết tại sân vận động thị xã.

Trước lúc hy sinh, các đồng chí ta đã đồng loạt hô to:

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu LICH SU DOAN TNCS HO CHI MINH (1).doc (Trang 35)