Khởi nghĩa Nam Kỳ là một trong những trang chói lọi chủ nghĩa anh hùng cách mạng của tuổi trẻ và nhân dân Việt Nam, là tiếng kèn xung trận vang vọng núi sông từ Nam ra Bắc dưới ngọn cờ của Đảng.
* * *
Tháng 11-1940, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7 họp tại Đình Bảng (Bắc Ninh), có đồng chí Trường Chinh, Phan Đăng Lưu, Hoàng Văn Thụ... tham dự. Hội nghị đã phân tích tình hình chiến tranh thế giới lần thứ 2 và tác động của chiến tranh đối với Đông Dương. Hội nghị đã đi đến dự đoán rất sáng suốt: “Một cao trào cách mạng nhất định sẽ nổi dậy. Đảng phải chuẩn bị để
gánh lấy cái sứ mệnh thiêng liêng lãnh đạo cho các dân tộc bị áp bức Đông Dương võ trang bạo động giành quyền tự do, độc lập”.
Hội nghị chủ trương đi đôi với việc mở rộng Mặt trận Phản đế, phải lựa chọn những người hăng hái nhất trong các đoàn thể của Mặt trận tổ chức của đội tự vệ và trực tiếp võ trang cho dân chúng. Thực hiện Nghị quyết của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VI, tổ chức Đoàn đưa nhiều cán bộ, đoàn viên và những thanh niên tích cực tham gia vào các đội tự vệ, làm nòng cốt trong các cuộc đấu tranh chống Nhật - Pháp.
Bước sang năm 1941, tình hình thế giới và trong nước diễn biến ngày một khẩn trương và phức tạp.
Từ khi quân đội Nhật vào Đông Dương, mâu thuẫn giữa Nhật và Pháp ngày càng sâu sắc, tuy phải tạm thời thỏa hiệp với nhau nhưng cả hai đều tìm cách triển khai thế lực đợi thời cơ tiêu diệt nhau. Nhân dân Đông Dương chịu cảnh “một cổ hai tròng”, dưới ách thống trị tàn bạo của Nhật - Pháp nên ngày một bần cùng, đói khổ... do vậy ngày càng nhanh chóng giác ngộ cách mạng.
* * *
Ngày 28-1-1941, Nguyễn Ái Quốc, lãnh tụ của Đảng và dân tộc đã bí mật về nước ở vùng Pắc Bó để trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam.
Đây là một sự kiện hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển của cách mạng nước ta. Nguyễn Ái Quốc đã bắt tay vào việc xây dựng căn cứ địa, tổ chức đoàn thể Cứu quốc và chuẩn bị Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Tháng 5-1941, Hội nghị lần thứ 8 của Trung ương Đảng họp tại Pắc Bó (Cao Bằng) do đồng chí Nguyễn Ái Quốc, đại diện của Quốc tế Cộng sản triệu tập và chủ trì. Tham gia Hội nghị có các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Phùng Chí Kiên, Hoàng Quốc Việt...
Trên cơ sở phân tích một cách sâu sắc tình hình trong nước và thế giới, Hội nghị xác định, cuộc cách mạng trước mắt là cách mạng giải phóng dân tộc, các lực lượng cách mạng của dân tộc cần tập trung mũi nhọn vào bọn phát xít xâm lược Pháp - Nhật, bởi vì: “Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn
đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp trâu ngựa, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”.
Để tập hợp và động viên các tầng lớp nhân dân đứng lên đánh đuổi phát xít Pháp - Nhật, Hội nghị quyết định thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) và các Hội Cứu quốc, trong đó có Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam. Hội nghị đã xác định: “Việt Nam Thanh niên Cứu quốc đoàn
từ nay là đoàn thể của tất thẩy thanh niên từ 18 tuổi đến 22 tuổi muốn tranh đấu đánh Pháp đuổi Nhật”.
Như vậy, Đoàn Thanh niên Cứu quốc là một tổ chức của những thanh niên yêu nước có nhiệm vụ tham gia vào cuộc đấu tranh của dân tộc đánh Pháp đuổi Nhật. Đoàn TNCS tiếp nối sự nghiệp của các tổ chức thanh niên do Đảng ta và lãnh tụ Nguyễn ái Quốc sáng lập, lãnh đạo trước đó.
Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII có ý nghĩa lịch sử to lớn. Hội nghị đã hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược trong thời kỳ mới. Hội nghị nêu rõ vai trò, trách nhiệm của Đoàn Thanh niên Cứu quốc trong cao trào đấu tranh giành giải phóng dân tộc.
Từ khi ra đời tìm đường cứu nước cho đến lúc trở về Tổ quốc, Nguyễn Ái Quốc luôn quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng những lớp thanh niên cách mạng. Cuối năm 1940, sau khởi nghĩa Bắc Sơn và Nam Kỳ, địch ra sức khủng bố, đàn áp phong trào cách mạng nên một số người yêu nước, trong đó có hơn 40 thanh niên ở các tỉnh biên giới Việt - Trung phải tạm lánh sang Trung Quốc. Số thanh niên này đều là những người hoạt động tích cực ở các cơ sở cách mạng trong nước, nhiều người là đoàn viên thanh niên phản đế, do vậy, các cơ sở Đảng của ta ở đây đã tìm mọi cách gửi họ sang Tĩnh Tây (Trung Quốc) để tránh giặc khủng bố, bảo vệ lực lượng cách mạng. Trong thời gian này, Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở gần biên giới Việt - Trung và chuẩn bị về nước. Được tin có thanh niên Việt Nam sang, Người quyết định mở lớp huấn luyện để đào tạo bồi dưỡng cho số anh em và giao cho đồng chí Phùng Chí Kiên tổ chức lớp học. Lớp học đã cung cấp một số cán bộ hoạt động tích cực cho Đoàn, cho Đảng. Họ đã trở thành những hạt nhân xây dựng phong trào, đặc biệt là xây dựng cơ sở Đoàn Thanh niên Cứu quốc. Dưới ánh sáng nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8, công tác vận động thanh niên đã có bước phát triển mới. Được các cấp ủy Đảng quan tâm chỉ đạo, nhiều cơ sở Đoàn được khôi phục và xây dựng. Ban Chấp hành huyện Đoàn Thanh niên Cứu quốc đầu tiên ở vùng núi được thành lập tại Hà Quảng do Đàm Minh Viễn làm Bí thư.
Cuối năm 1941, Ban Chấp hành Thành Đoàn Thanh niên Cứu quốc Hà Nội được thành lập gồm 5 người trong đó có Nguyễn Lam, Nguyễn Khang... tạo ra sự chỉ đạo thống nhất trong phong trào thanh niên. Thành Đoàn đã cho in lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc và truyền đơn của Mặt trận Việt Minh phổ biến trong thành phố. Từ cuối năm 1942 trở đi nhiều cơ sở Đoàn được xây dựng ở nông thôn, nhất là ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn... Đội Nhi đồng Cứu quốc ra đời ở Nà Mạ (Cao Bằng). Nhiều đội viên đã được già Thu tức Bác Hồ chăm sóc, giáo dục và một số đội viên đã giúp việc giao liên cho
già Thu. Trong thời gian này anh Kim Đồng là người đội viên thiếu niên đầu tiên đã nêu cao tinh thần hy sinh anh dũng khi làm nhiệm vụ.
Ở Nam Bộ, sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, đế quốc Pháp đàn áp đẫm máu phong trào cách mạng, nhưng cơ sở của Đoàn vẫn được duy trì. Khi có Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 8 nhiều cơ sở mới lại được xây dựng tại các nhà máy, trường học, nhất là ở các vùng nông thôn. Tại một số địa phương hệ thống tổ chức của Đoàn Thanh niên Cứu quốc đã thống nhất đến huyện, có nơi đến tỉnh.
Song song với công tác xây dựng và phát triển tổ chức, Đoàn đã tập hợp đông đảo các tầng lớp thanh niên tham gia nhiều hình thức hoạt động văn hóa xã hội... động viên họ tích cực thực hiện các nhiệm vụ của Mặt trận Việt Minh, đóng góp xứng đáng vào cao trào cứu nước.
Ở Hà Nội, từ tháng 10 đến tháng 12 năm 1941, đoàn viên và thanh niên đã có những hoạt động gây ảnh hưởng sâu rộng theo lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc. Thành Đoàn tổ chức được một cơ sở in bí mật đặt tại phố Hàng Nón (Hà Nội). Theo thống kê của Sở mật thám Pháp, chỉ trong tháng 12-1941 có 13 vụ rải truyền đơn và treo cờ đỏ sao vàng trong thành phố.
Tại nhiều vùng nông thôn, các cuộc đấu tranh chống thu mua thóc tạ, chống phá lúa trồng đay, trồng thầu dầu, đòi chia lại công điền của nông dân diễn ra quyết liệt dưới hình thức biểu tình có tính chất nửa vũ trang đánh trả lính Nhật quấy nhiễu, diệt trừ Việt gian... Ở Thái Bình, thanh niên và quần chúng nông thôn Tiền Hải đấu tranh đòi chia lại công điền. Ở Phúc Yên, thanh niên và nông dân đấu tranh phản đối việc trưng mua lạc, thầu dầu... Ở làng Cam (Gia Lâm, Hà Nội), thanh niên cùng nông dân giữ bãi không cho Nhật phá ngô trồng đay. Ở Gia Định, Hậu Giang, các đoàn viên thanh niên cứu quốc đã tuyên truyền điều lệ và chương trình của Mặt trận Việt Minh đến tận ấp, xã... Phong trào của công nhân đã lôi cuốn và thu hút đông đảo thanh niên công nhân tham gia. Tháng 2-1942 công nhân mỏ than Hòn Gai đình công. Ngày 1- 5-1942 công nhân xe lửa Gia Lâm mít tinh chống chủ nghĩa phát xít mở rộng chiến tranh. Tháng 7-1942 thợ máy sân bay Gia Lâm vây bàn giấy võ quan Nhật, phản đối lính Nhật đánh đập công nhân. Từ tháng 5-1942 đến tháng 6- 1943, ở Nam Bộ có 24 cuộc đấu tranh của công nhân đòi tăng lương, giảm giờ làm, đòi bán gạo vải, diêm, xà phòng theo giá quy định.
Qua cuộc đấu tranh này, tổ chức Đoàn ngày càng được củng cố và phát triển trong thanh niên.
Hoảng sợ trước phong trào đấu tranh của thanh niên và nhân dân ta, bọn Pháp - Nhật một mặt thẳng tay đàn áp, khủng bố phong trào; mặt khác, chúng đưa ra nhiều thủ đoạn lừa bịp để tranh thủ và lôi kéo thanh niên.
Lúc này, phát xít Nhật tích cực rêu rao thuyết “Đại Đông Á”, “khối thịnh vượng chung”... Chúng lập ra các tổ chức “Việt Nam thanh niên ái quốc”, “Thanh niên Hưng quốc đoàn”... Bù nhìn Pétanh ở Pháp tung ra những khẩu hiệu “Cần lao - gia đình - Tổ quốc”, “Pháp - Việt phục hưng”,v.v... Bọn thống trị Pháp còn tổ chức rầm rộ phong trào thể thao “Khỏe để phụng sự”. Chúng giao cho tên sĩ quan tình báo Đuycuaroay (Đucuaroay) tổ chức những cuộc đua xe đạp, thi bơi lội, đấu quyền Anh, thi sắc đẹp để lôi cuốn thanh niên làm cho họ lạc hướng đấu tranh cách mạng. Thực dân Pháp còn lập “Hội thanh niên công giáo”, “Tổng hội sinh viên Đông Dương”, xuất bản các sách xem bói, xem tướng, sách kiếm hiệp, trinh thám, khuyến khích đồi phong bại tục, mê tín dị đoan.
Nhằm chống lại những âm mưu, thủ đoạn của địch đầu độc thanh niên về tư tưởng, phá hoại thanh niên về tổ chức, cuối tháng 2-1943, Ban Thường vụ Trung ương Đảng chỉ thị cho các cấp ủy Đảng và Đoàn Thanh niên Cứu quốc “phải ra sức chống lại chính sách mê hoặc và lôi kéo thanh niên của phát xít Nhật - Pháp và lãnh đạo thanh niên đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế, chính trị hàng ngày. Mỗi thành phố lớn phải có một ban thanh vận và cố gắng ra một tờ báo riêng của thanh niên. Việc soạn sách riêng cho thanh niên cũng rất cần... Phải phái người vào các đoàn Hướng đạo, hội thể dục và hoạt động. Nơi nào chưa có những tổ chức như thế thì phải lợi dụng những khả năng và hoàn cảnh mà tổ chức ra, rồi tuyển trong đó những phần tử thanh niên tốt đưa vào “Thanh niên Cứu quốc Đoàn”.
Mùa hè năm 1943, nhóm sinh viên Nam Bộ học tại Hà Nội trong tổ chức Tổng hội sinh viên Đông Dương khởi xướng phong trào “xếp bút nghiêng”. Các anh trở về Sài Gòn gia nhập vào tổ chức “Truyền bá quốc ngữ” và làm báo “Thanh Niên”... Đảng bộ địa phương đã bắt được liên lạc và trực tiếp chỉ đạo hoạt động của nhóm sinh viên này trong đó có các anh Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiểng, Trần Bửu Kiếm,v.v... Các bài hát, vở kịch yêu nước như “Đêm Lam Sơn”, “Nợ Mê Linh”, “Hội nghị Diên Hồng”, “Hành khúc sinh viên” (Sau này là Tiếng gọi thanh niên), “Ải Chi Lăng”... đã cổ vũ thanh niên trở về với chân giá trị dân tộc góp phần chống lại những luận điệu lừa bịp của toàn quyền Đờ Cu (Decoux), thuyết “Đại Đông Á” của Nhật...
Thực hiện chủ trương của Đảng, cuối năm 1943 đầu năm 1944 các thành phố lớn như Hà Nội, Huế, Sài Gòn, Hải Phòng đã thành lập được ban thanh vận. Cơ sở Đoàn được phát triển khá rộng ở Nam Định, Vinh, Đà Nẵng, Chợ Lớn... Tháng 8 năm 1944, Hà Nội thành lập Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cứu quốc thành Hoàng Diệu. Trong những năm 1942-1943 thanh niên Hà Nội có phong trào tìm đọc sách báo cách mạng của Hội Văn hóa cứu quốc. Đoàn thanh niên Cứu quốc Hà Nội ra tờ báo “Hồn nước” để tuyên truyền, tập hợp thanh niên.
Nhằm đấu tranh chống những tư tưởng tư sản phản động, văn hóa đồi trụy do kẻ thù gieo rắc và kịp thời giải thích đường lối, chính sách của Đảng, của Mặt trận Việt minh, Đảng cho xuất bản hàng loạt tờ báo như: Cờ Giải phóng, Cứu quốc, Bẻ xiềng sắt, Tiền phong, Giải phóng,v.v... đặc biệt là sự ra đời của bản “Đề cương văn hóa Việt Nam” do chính đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh khởi thảo. Đây là một văn kiện rất quan trọng của Đảng ta soi sáng nhiều vấn đề trên mặt trận văn hóa cách mạng theo tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Báo chí cách mạng và bản “Đề cương văn hóa Việt Nam” được tuyên truyền phổ biến rộng rãi trong thanh niên góp phần quan trọng thu hút nhiều thanh niên trí thức tham gia cách mạng và có ảnh hưởng rất lớn trong tuổi trẻ cả nước. Song song với nhiệm vụ đấu tranh chính trị và văn hóa Đoàn có nhiệm vụ vô cùng to lớn và cấp thiết là tham gia xây dựng các đơn vị vũ trang và bán vũ trang được thành lập ở nhiều địa phương. Các cơ sở Đoàn đã động viên nam nữ thanh niên ra sức luyện tập quân sự, tham gia các đội tự vệ, chiến đấu dũng cảm chống địch đàn áp, khủng bố, càn quét, bảo vệ căn cứ địa và cơ sở cách mạng.
Tháng 2 năm 1942-1943 các Đảng bộ vùng biên giới phía Bắc đã chọn nhiều cán bộ đoàn viên ưu tú đưa đi huấn luyện quân sự ở Trung Quốc. Các đồng chí đã trở thành những cán bộ, chiến sĩ cốt cán, tích cực trong các đội tự vệ và lực lượng vũ trang cách mạng. Tháng 8 năm 1944, theo chủ trương của Đảng, Tổng bộ Việt Minh kêu gọi và phát động phong trào “Sắm vũ khí, đuổi thù chung”. Đoàn thanh niên Cứu quốc và các tổ chức cứu quốc trong Mặt trận Việt Nam đã nhiệt liệt hưởng ứng. Phong trào xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ địa và chuẩn bị khởi nghĩa được Đoàn coi là nhiệm vụ hàng đầu của tất cả đoàn viên, thanh niên.
Để chuẩn bị xây dựng quân đội cách mạng của Đảng, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân và giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp phụ trách. Ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền
giải phóng quân chính thức thành lập ở Cao Bằng. Trong số 34 chiến sĩ
đầu tiên ấy, tuyệt đại bộ phận là đoàn viên và đảng viên trẻ tuổi trong đó có các đồng chí mới ở tuổi 17, 18 như đồng chí Liên, đồng chí Thế Hậu...
Sau ngày thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân xuất quân tiêu diệt đồn Phay Khắt và đồn Nà Ngần, thu toàn bộ vũ khí.
Sau hai trận thắng nêu trên, đơn vị được bổ sung quân số thành lập đại đội. Đoàn đã cung cấp cho lực lượng vũ trang nhân dân những cán bộ xuất sắc ngay từ những ngày đầu như Quang Trung, Nam Long, Nam Tuấn, Quốc Trung, Xuân Trường... đặc biệt có những nữ chiến sĩ và thiếu niên tham gia
công tác giao liên cho đơn vị như bé Hồng đã lập công xuất sắc trong nhiệm vụ trinh sát nắm tình hình quân địch.
Thời kỳ phát triển cuộc đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị của