Nghiên cứu điều chỉnh mức giá các chương trình Outbound.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị khách sạn du lịch Một số kiến nghị nhằm phát triển hoạt động kinh doanh đưa khách du lịch Việt Nam (Outbound) đi du lịch nước ngoài tại Công ty TNHH Hương Hải (Trang 40)

Giá cả là một trong những vấn đề quan trọng của kinh doanh lữ hành. Làm sao để định giá một cách linh hoạt nhất để khách hàng có thể chấp nhận đồng thời có sức cạnh tranh mạnh mẽ và thu được lợi nhuận cao nhất là điều

mà doanh nghiệp nào cũng mong muốn. Hiện nay công ty đã có những chính sách giá khá linh hoạt như: giá cho từng loại chương trình: chương trình Inbound, chương trình Outbound, và chương trình du lịch nội địa; giá theo độ dài của chương trình: chương trình du lịch ngắn ngày, chương trình du lịch dài ngày có mức giá khác nhau; giá theo hình thức đi của khách: giá cho khách đi theo đoàn và cho khách đi lẻ hoặc ghép đoàn, đoàn càng đông thì giá càng rẻ so với khách đi lẻ; và giá áp dụng tuỳ theo chất lượng dịch vụ có trong chương trình (Loại A, Loại B, Loại C hoặc Mức I, Mức II, Mức III) để thoả mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng cung như khả năng chi trả của họ.

Tuy nhiên, mức giá hiện nay mà Công ty đưa ra cho các chương trình du lịch của mình là chưa thật hợp lý, cần nghiên cứu để điều chỉnh linh hoạt giá cả. Cụ thể, đối với các chương trình du lịch Outbound, Công ty phải nghiên cứu thật kỹ thói quen, sở thích và khả năng thanh toán của người dân, từ đó đưa ra những mức giá hợp lý hơn, dễ chấp nhận hơn so với mức giá khá cao hiện nay. Chất lượng đảm bảo, giá cả ở mức vừa phải sẽ hấp dẫn khách hàng. Giá thấp hơn nhưng bù lại sẽ có nhiều khách hơn, doanh thu, lợi nhuận cũng sẽ tăng. Công ty cũng có thể giảm giá đối với các bạn hàng truyền thống, hãng gửi khách chủ yếu cho Công ty để giữ nguồn khách ổn định. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo tỷ lệ lợi nhuận sao cho không quá thấp để có lãi. Điều quan trọng nhất là giá cả phải tương ứng với chất lượng của chương trình. Giá cả có thể tăng, giảm một cách linh hoạt để phù hợp với chât lượng dịch vụ và khả năng chi trả của từng nhóm du khách. Đặc biệt Công ty nên xác định giá cả theo mùa vụ, nếu trái vụ thì có chính sách giảm giá hoặc các chương trình khuyến mãi để khuyến khích khách đi du lịch vào những thời điểm này và giảm giá cho các đối tượng khách cao tuổi, trẻ em, học sinh, sinh viên.

Nhưng việc điều chỉnh mức giá không đơn thuần là vậy trong thời gian tới, Công ty phải luôn bám sát vào sản phẩm và đối tượng của mình để là cơ sở cho việc định giá. Và cần có sự giám sát chặt chẽ để có những điều chỉnh thay đổi kịp thời cho phù hợp với từng thời kỳ và từng đối tượng. Không chỉ giảm giá mà còn phải tăng giá. Chính sách tăng giá cũng được áp dụng cho những đối tượng khách có thu nhập và địa vị cao trong xã hội nhằm mục đích khai thác tối đa thị trường cũng như tăng uy tín cho những chương trình Outbound

của Công ty. Họ mua những chương trình giá cao cũng là một cách để khẳng định mình và giá cao đồng nghĩa với đảm bảo chất lượng phục vụ tốt và chu đáo. Đặc biệt đối với những chương trình mới lạ, hấp dẫn chưa có đối thủ cạnh tranh cũng cần tăng giá để khuếch trương sản phẩm của công ty và thu được lợi nhuận tối đa.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị khách sạn du lịch Một số kiến nghị nhằm phát triển hoạt động kinh doanh đưa khách du lịch Việt Nam (Outbound) đi du lịch nước ngoài tại Công ty TNHH Hương Hải (Trang 40)

w