Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong Trung tâm giáo dục thường xuyên qua các tiết học địa lý

25 620 0
Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong Trung tâm giáo dục thường xuyên qua các tiết học địa lý

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- 1 - SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRUNG TÂM GDTX TRIỆU SƠN Sáng kiến kinh nghiệm . Đề tài GIÁO DỤC ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN QUA CÁC TIẾT HỌC ĐỊA LÍ Giáo viên : Nguyễn Văn Thanh Tổ : Khoa học Xã Hội Triệu Sơn , tháng 4 năm 2013 Mục lục T 1 I - Phần mở đầu 1- lý do chọn đề tài 2 - Phương pháp nghiên cứu 3 - Phạm vi thực hiện đề tài Trang 3 3 4 5 2 II- Nội dung đề tài 1- Những vấn đề chung về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu 2- Những biểu hiện và đặc điển của biến đổi khí hậu 3 - Nguyên nhân của biến đổi khí hậu 4- Tác động của biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu 5 6 5 7 7 10 3 III- Thực trạng khi thực hiện đề tài 11 4 IV- Tổ chức thực hiện 11 5 V- Đánh Giá 18 6 VI- Một số đề xuất 18 7 VII- Kết luận 19 8 IX- Tài liệu tham khảo 20 I – Phần mở đầu. - 2 - 1- Lý do chọn đề tài. Nhân loại hiện nay đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng mang tính chất toàn cầu như: Xung đột sắc tộc, khủng hoảng kinh tế, hòa bình thế giới, vấn đề dân số Trong đó nổi lên vấn đề gay gắt nhất là về môi trường, do áp lực của dân số ngày càng lớn, tăng trưởng kinh tế ngày càng cao, môi trường toàn cầu ngày càng bị ô nhiễm và suy thoái dẫn đến khí hậu trái đất đang bị biến đổi theo chiều hướng xấu làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của hàng triệu người và gián tiếp đến tất cả các quốc gia trên thế giới. Vì vậy để ứng phó với biến đổi khí hậu không chỉ là trách nhiệm của một khu vực, một quốc gia, mà của toàn thế giới trong đó tất cả mỗi người cần có ý thức để chung tay hành động. Vì vậy vào ngày 09 tháng 5 năm 1992 liên hợp quốc đã có công ước khung về biến đổi khí hậu và hội nghị lần thứ 3 của các bên công ước họp tại Kyoto Nhật Bản từ ngày 01 đến ngày 11 tháng 12 năm 1997 nghị định thư được mở để ký với mỗi quốc gia và các tổ chức hợp tác khu vực và các bên liên quan về biến đổi khí hậu. Nghị định thư Kyoto tính đến ngày 18 tháng 11 năm 2008 đã có 157 nước phê chuẩn trong đó có Việt Nam. Việt Nam là một trong số năm nước trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, trong đó đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồng bằng lớn trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng. Nếu nước biển dâng cao 1m sẽ có khoảng 40% diện tích đồng bằng sông Cửu long 11% diện tích đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển sẽ bị ngập lụt trong đó thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị ngập trên 20% diện tích, khoảng 10-12% dân số nước ta bị ảnh hưởng và tổn thất khoảng 10%GDP. Vì vậy nhận thức rõ những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đến sự phát triển bền vững của đất nước, chính phủ đã sớm tham gia và phê chuẩn công - 3 - ước khung của liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu và nghị định thư Kyoto đồng thời thủ tướng chính phủ đã có quyết định số 158/2008/QĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2008 phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Đây là một nỗ lực quan trọng của chính phủ cùng với sự hỗ trợ của cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Đối với ngành Giáo dục và đào tạo giáo, dục ứng phó với biến đổi khí hậu là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Ngày 12 tháng 10 năm 2010 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo đã có quyết định số 4620/QĐ-BGDĐT Phê duyệt kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành Giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011-2015. Trong đó có nhiệm vụ: Lồng ghép với đề án “Xây dựng xã hội học tập” và các đề án khác để xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành, đặc biệt liên quan đến nội dung hoạt động của Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên và Trung tâm học tập cộng đồng. Nhằm nâng cao nhận thức, khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành giáo dục, trang bị kiến thức kĩ năng, hành vi của các đối tượng trong ngành giáo dục và cộng đồng ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần tích cực vào việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Đối với các Trung Tâm Giáo Dục Thường xuyên nói chung và Trung Tâm Giáo Dục Thường xuyên Triệu Sơn nói riêng đối tượng người học rất đa dạng, từ học sinh trong độ tuổi Trung học phổ thông, các học viên là công chức một số cơ quan ,cấp xã đến cấp Thôn, Bản vì vậy việc lồng ghép kiến thức giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua các tiết học địa lý gặp nhiều thuận lợi nhất là các tiết học ở chương trình Địa lý lớp 12. Vì đây vừa là chương trình địa lí Việt Nam gắn liền với những biểu hiện của biến đổi khí hậu ở nước ta vừa phù hợp với trình độ nhận thức của người học, từ đó không những giúp người học nhận - 4 - thức được về biến đổi khí hậu mà còn là một kênh tuyên truyền, giáo dục trong cộng đồng có hiệu quả và có sức lan tỏa lớn. Xuất phát từ thực tế như trên tôi mạnh dạn xây dựng đề tài: Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong Trung tâm giáo dục thường xuyên qua các tiết học địa lý. 2- Phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp: a- Nghiên cứu các tài liệu: - Hướng dẫn giáo viên cốt cán về giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong Trung Tâm Giáo Dục Thường xuyên. - Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên và Trung Tâm Học Tập Cộng Đồng. - Sách Giáo Khoa Địa Lí lớp 10-11-12. - Phương pháp dạy học Địa lý . b. Tổng hợp từ các tài liệu: Tạp chí, Intơnet, các báo cáo khoa học, nguồn từ các Bộ, Sở có liên quan c. Tổng hợp đánh giá. - Trên cơ sở phân tích,đánh giá các thông tin và tiến hành thực nghiệm qua các tiết học. - Thu thập thông tin phản hồi từ các đối tương người học. 3 – Phạm vi thực hiện đề tài. Đề tài được xây dựng và thực hiện tại: Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên Triệu Sơn. - 5 - Đối tượng là: Các học viên khối 12 tại Trung Tâm II – Nội dung đề tài. 1- Những vấn đề chung về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu. Để nắm được khái niệm về biến đổi khí hậu thì các học viên phải nắm được kiến thức cơ bản của khí quyển và tác động của khí quyển đến các điều kiện tự nhiên cũng như hoạt động và đời sống con người thông qua hai khái niệm cơ bản là thời tiết và khí hậu: * Thời tiết là các hiện tượng và các quá trình tự nhiên diễn ra trong lớp không khí ở gần mặt đất tại một nơi nào đó, trong thời gian ngắn và rất hay thay đổi. * Khí hậu là trạng thái trung bình của thời tiết diễn ra trong một khu vực nào đó trong một thời gian lâu dài và ít có những biến động lớn. Như vậy: Theo Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên Hiệp Quốc thì biến đổi khí hậu là sự biến đổi của khí hậu được quy trực tiếp hoặc gián tiếp do hoạt động của con người, làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và sự thay đổi này được cộng thêm vào khả năng biến động tự nhiên của khí hậu quan sát được trong những thời kỳ có thể so sánh được. Vậy biến đổi khí hậu Trái Đất diễn ra theo quy mô toàn cầu không có sự hạn chế rõ ràng về không gian, thời gian và nói chung là bất lợi cho thiên nhiên và con người trên trái đất. 2. Những biểu hiện và đặc điểm của biến đổi khí hậu. 2-1. Biểu hiện của biến đổi khí hậu. * Nhiệt độ tăng, khí hậu trái đất nóng lên. - 6 - Nhiệt độ không khí của trái đất có xu hướng tăng từ năm 1850 đến nay nhiệt độ trung bình đã tăng 0,74 o C bước sang Thế kỷ XXI nhiệt độ trái đất tiếp tục tăng, năm 2003 nhiệt độ trung bình trái đất tăng 0,46 0 C. Theo tính toán của nhà khoa học đến cuối Thế kỷ XXI nhiệt độ trung bình có thể tăng 2,0 – 4,5 0 C so với cuổi Thế kỷ XX. * Mực nước Biển dâng cao. Các đo đạc và tính toán cho thấy cùng với sự của nhiệt độ là tăng của mực nước biển. Tính trung bình mực nước biển dâng 10 – 25cm với tốc độ tăng trung bình 1mm – 2mm trong thế kỷ XX. Các bức ảnh vệ tinh cho thấy diện tích Phủ Băng ở Bắc Băng Dương đã thu hẹp khoảng 2,7% trong đó mùa hạ tới 7,4%. Diện tích phủ Băng trên các đảo lớn ở Bắc cực hoặc trên các đỉnh núi cao cũng giảm đi rõ rệt sau mỗi thập kỉ. * Sự thay đổi thành phần của khí quyển. Tác động của những hoạt động do con người gây ra cùng với tự nhiên như núi lửa, cháy rừng, hạn hán, bão, lũ lụt làm cho thành phần khí quyển thay đổi làm gia tăng chất khí nhà kính gây nên tác hại lớn cho khí quyển. * Sự xuất hiện và có chiều hướng gia tăng của thiên tai. Các thiên tai liên quan đến khi quyển như bão lớn, lốc xoáy, lũ lụt, năng nóng diễn ra thường xuyên và khó lường trước. 2-2. Đặc điểm của biến đổi khí hậu. * Biển đổi khí hậu diễn ra chậm, từ từ, khó phát hiện, khó ngăn chặn và đảo ngược. Đây là hiện tượng tự nhiên (mặc dù có nguyên nhân do con người gây ra) nhưng phải có mạng lưới quan trắc rộng khắp, hiện đại mới biết được cùng với - 7 - nhiều nguyên nhân khác ở khắp nơi trên Trái Đất nên khó lòng ngăn chặn hoặc đảo ngược. * Biến đổi khí hậu diễn ra trên phạm vi toàn cầu, có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực có liên quan đến đời sống hoạt động con người. Biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng nặng nề đến đời sống của những người nghèo, người già, phụ nữ, trẻ em và các vùng ven Biển đây là những đối tượng, những vùng dễ bị tổn thương nhất. * Biến đổi khí hậu diễn ra với cường độ ngày càng tăng và hậu quả khó lường trái hẳn với quy luật tự nhiên vốn có vì thế gây nên những hậu quả và thiệt hại to lớn. 3. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu. 3-1. Nguyên nhân do quá trình tự nhiên. Do nguồn gốc của nguồn năng lượng bức xạ mặt trời, khi nguồn năng lượng này có những biến động bất thường sẽ dẫn đến những biến đổi của khí hậu Trái Đất do các nguyên nhân: Bức xạ Mặt Trời, góc nghiêng trục quay của Trái Đất, hoạt động Núi lửa, biến động của thành phần Khí quyển. 3-2. Nguyên nhân do hoạt động của con người. Do sự tăng nồng độ của khí nhà kính sẽ dẫn đến sự tăng hiệu ứng nhà kính của khí quyển làm cho nhiệt độ của Trái Đất tăng lên từ các hoạt động sản xuất của con người thải ra khí quyển nhiều khí CO 2 , Mê tan (CH 4 ,) ôxit nitơ (NO 2 ) CFC s 4. Tác động của biến đổi khí hậu. 4-1. Tác động của biến đổi khí hậu trên Thế Giới. * Ảnh hưởng đến các hệ tự nhiên và hệ sinh thái. - 8 - Theo quy luật tính thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vở địa lý khi có bất kỳ thành phần nào trong các quyển thành phần thay đổi thì các thành phần khác cũng thay đổi theo. Vì vậy ảnh hưởng của biến đổi khí hậu có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp làm suy giảm đa dạng sinh học, sự xuất hiện của nhiều loại dịch bệnh cho con người và sinh vật nói chung. * Tác động của biến đổi khí hậu đối với kinh tế - xã hội. Đối với sản xuất nông lâm – ngư nghiệp. Đối với sản xuất nông nghiệp làm cho đất trồng dễ bị suy thoái nhiễm mặn, xói mòn, đối với chăn nuôi gia súc, gia cầm bị giảm do thức ăn tăng dịch bệnh nhiều, các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, làm mất mùa đời sống nhân dân gặp khó khăn. Đối với rừng và thảm thực vật tự nhiên làm cho các thảm thực vật bị thu hẹp sâu bệnh gia tăng, nguy cơ cháy rừng lớn. Đối với thủy sản mực nước biển dâng làm cho hệ sinh thái rừng ngập mặn, cửa sông bị ảnh hưởng nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng hoặc làm giảm kích thước, trọng lượng. * Tác động với công nghiệp, năng lượng xây dựng. Đối với công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm thủy sản gặp khó khăn do không chủ động được nguồn nguyên liệu. * Đối với giao thông Vận tải và Du lịch. Biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng nhiều đến các loại hình giao thông , như tăng chi phí, công tác bảo dưỡng Với du lịch mọi chi phí dịch vụ cao, giá cả đắt đỏ làm cho hoạt động của ngành gặp khó khăn . * Đối với sức khỏe và đời sống con người. - 9 - Biến đổi khí hậu tạo nên các áp lực về: Tăng nhiệt độ, ô nhiễm không khí, các bệnh nhiễm khuẩn làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người . 4.2 Tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam * Đối với điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên . Đối với khí hậu: Theo công bố kịch bản biến đổi khí hậu được công bố năm 2009 thì ở nước ta nhiệt độ trung bình nước ta tăng 0,3 - 0,5 0 C, lượng mưa tăng 0,3 – 1,6% năm 2020. Làm ảnh hưởng lớn đến khí hậu của các vùng trong cả nước. Đối với lượng bốc hơi trung bình: Vào năm 2020 lượng bốc hơi tăng xấp xỉ 2% ở phía Bắc và 1,2 – 1,5 % ở phía Nam. Đối với chỉ số ẩm ướt: phân bố chỉ số ẩm ướt ở lãnh thổ Việt Nam làm ảnh hưởng đến lượng mưa ở một số trung tâm mưa lớn và mưa bé của cả nước. Tác động đến hạn hán: Biến đổi khí hậu làm cho cấp độ hạn của các vùng ngày càng cao. Tác động đến nhiệt độ cao nhất và thấp nhất: Trong đầu thế kỉ XXI nhiệt độ cao nhất và thấp nhất của các vùng có sự thay đổi rõ rệt nhìn chung có xu hướng tăng ở cả 2 miền Bắc và Nam. Tác động đến các yếu tố hoàn lưu và lượng mưa: Trong suốt thế kỉ XXI biến đổi khí hậu sẽ làm tăng tần số nhiệt đới và bão kéo theo lượng mưa trung bình ngày càng tăng. Đến tài nguyên đất: - 10 - [...]... Tài liệu giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên – Bộ Giáo dục năm 2012 2- Tài liệu Hướng dẫn giáo viên cốt cán về giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên và Trung Tâm Học Tập cộng Đồng – Bộ Giáo Dục năm 2012 3- Tài liệu giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong Trung Tâm học tập Cộng Đồng – Bộ Giáo dục năm 2012 4- Sách Giáo viên... biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trên thế giới và nhất là ở Việt Nam (Một trong số ít các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu) Để từ đó thông qua các tiết học Địa lý có thể lồng ghép các kiến thức này vào các tiết học để giáo dục cho các học viên, từ đó giúp học viên hiểu được nguyên nhân, biện pháp và cách thích ứng với biến đổi khí hậu Giáo dục họ có ý thức, hành vi bảo... đổi khí hậu - Đặc điểm của biến đổi khí hậu - Nguyên nhân của biến đổi khí hậu - Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trên Thế giới và ở Việt Nam - Các biện pháp thích ứng với biến đổi và giảm nhẹ biến đổi khí hậu Mong rằng với sự chủ động của mỗi cá nhân đây là sự gợi ý mở đầu cho các học viên để họ có thể tìm hiểu thêm về biến đổi khí hậu qua nhiều nguồn và từ đó có quan tâm, nhận thức, trách nhiệm và hành... với bất kỳ tài liệu nào về biến đổi khí hậu mà chỉ được nghe trên các phương tiện thông tin đại chúng, nên chưa có ý thức rõ nét về thực trạng cũng như diễn biến của biến đổi khí hậu Bản thân tôi cũng vậy chỉ khi được đi tập huấn lớp Giáo viên cốt cán về Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo thì mới nắm vững được nguyên nhân, thực trạng và các biện pháp ứng phó với biến đổi. .. lượng tiết kiệm Vậy cần có những hành động và hiệu quả: Thay thế các đèn, như thế nào để ứng phó và các động cơ có hiệu suất cao giảm nhẹ biến đổi khí hậu ở bằng hiệu suất thấp, thay đổi đây? sinh hoạt trong nấu ăn - Tăng cường đi bộ hoặc đi xe đạp, kết hợp với tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm về biến đổi khí hậu với học sinh, sinh viên, V- Đánh giá Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu. .. 4 trong đời sống sinh hoạt, sản xuất và vận tải năng lượng * Có các biện pháp giáo dục trong giảm nhẹ biến đổi khí hậu 5-2 Thích ứng với biến đổi khí hậu Cần vận dụng cụ thể đối với các ngành kinh tế, đời sống nhân dân tại các vùng miền trong cả nước bằng các biện pháp: * Sử dụng hợp lí tài nguyên nước * Trong Nông nghiệp cần có các chính sách hợp lí để có các biện pháp canh tác hợp lí phù hợp với biến. .. ghép vào được Ngoài các nội dung kiến thức của từng tiết học bắt buộc phải cung cấp cho học viên, học viên phải nắm được, thì giáo viên có thể lồng ghép các kiến thức về biến đổi môi trường qua một số tiết học, cụ thể qua các bài học trong chương trình Địa lý lớp 12 như sau: Tên bài học Nội dung Mục đích giáo dục Bài 1 - Vị trí Khi dạy về vị trí Địa lí và Qua bài này học viên sẽ thấy Địa lí và phạm vi... trường vừa là các chất khí thải nhà kính Vì vậy đây là biện pháp cần hành động để giảm nhẹ biến đổi khí hậu - Tăng cường các biện pháp giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm về - 19 - biến đổi khí hậu nhất là trong Bài 36 – Vấn giáo viên, học sinh qua các đề phát triển buổi thảo luận, chào cờ Hoặc Kinh tế - Xã qua các đối tượng của trung hội ở Duyên tâm học tập cộng đồng, qua các Nam Vùng... động giáo dục mới lần đầu tiên được đưa vào, nên tôi mạnh dạn lồng ghép vào các tiết học Địa lí, mặc dù thời - 22 - gian không nhiều, hơn nữa nội dung kiến thức của bài học chính khóa khá nhiều nhưng qua thăm dò đánh giá trên lớp qua từng tiết học đã thấy được các học viên đã có những thay đổi về nhận thức, kĩ năng và hành vi đối với biến đổi khí hậu như: - Thế nào là biến đổi khí hậu - Đặc điểm của biến. .. nhiên ở đạp, kết hợp với tuyên truyền Đồng Sông Long Bằng Là một trong 3 Đồng bằng nâng cao nhận thức và trách Cửu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất nhiệm về biến đổi khí hậu với của biến đổi khí hậu thế giới học sinh, sinh viên, Bởi vì đây là Đồng Bằng tương đối thấp so với các Đồng bằng khác trong cả nước, không có hệ thống đê bao, khí hậu có mùa mưa mùa khô rõ rệt Biến đổi khí hậu diễn ra với kịch bản đã . cứu các tài liệu: - Hướng dẫn giáo viên cốt cán về giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong Trung Tâm Giáo Dục Thường xuyên. - Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong Trung Tâm Giáo Dục. về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu 2- Những biểu hiện và đặc điển của biến đổi khí hậu 3 - Nguyên nhân của biến đổi khí hậu 4- Tác động của biến đổi khí hậu và ứng phó với biến. - SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRUNG TÂM GDTX TRIỆU SƠN Sáng kiến kinh nghiệm . Đề tài GIÁO DỤC ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN QUA CÁC TIẾT HỌC ĐỊA LÍ Giáo

Ngày đăng: 19/05/2015, 22:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan