1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO HỌC SINH THÔNG QUA BÀI GIẢNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU MÔN ĐỊA LÍ 12

21 2,7K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 168,5 KB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Các nhà khoa học đã khẳng định rằng ngày nay con người đã làm biến đổi,đảo lộn hệ thống Trái Đất với qui mô ngày càng rộng lớn, tốc độ chóng mặt,Biến đổi khí hậu đã trở thành

Trang 1

A ĐẶT VẤN ĐỀ Các nhà khoa học đã khẳng định rằng ngày nay con người đã làm biến đổi,

đảo lộn hệ thống Trái Đất với qui mô ngày càng rộng lớn, tốc độ chóng mặt,Biến đổi khí hậu đã trở thành một thách thức và nguy cơ lớn nhất đối với loàingười trong thế kỉ 21

Việt Nam được cảnh báo sẽ là một trong số những nước trên thế giới bịảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu Ngay hiện nay, ở Việt Nam đãxuất hiện ngày càng nhiều những bằng chứng cho thấy biến đổi khí hậu tác độngtiêu cực như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội Các hiện tượng như:lượng mưa thất thường và luôn biến đổi, nhiệt độ tăng cao hơn, tình hình thờitiết khốc liệt hơn, tần suất và cường độ của những đợt bão lũ, triều cường tăngđột biến, các dịch bệnh xuất hiện và lan tràn… trong những năm gần đây đềuliên quan nhiều đến việc biến đổi khí hậu

Nhận thức sâu sắc vấn đề biến đổi khí hậu là hết sức cần thiết đối với tất cảmọi người, mọi lứa tuổi, mọi thành phần dân cư… để có các hành động cụ thểgóp phần vào việc ứng phó với sự biến đổi khí hậu toàn cầu Nhà trường phổthông, với sứ mệnh nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, vớimạng lưới rộng khắp cả nước, với hệ thống chương trình, nội dung, kế hoạch vàphương pháp giáo dục với đội ngũ hùng hậu của những người làm công tác giáodục đóng một vai trò to lớn và có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến việc nâng caonhận thức về biến đổi khí hậu cho học sinh

Trang 2

Là một giáo viên Địa lí tôi mong muốn và ý thức trách nhiệm của mình đốivới việc phải giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh, nhằm thực hiện mục tiêuphát triển bền vững Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO HỌC SINH THÔNG QUA BÀI GIẢNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU MÔN ĐỊA LÍ 12

Trang 3

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1 Khái quát về Biến đổi khí hậu.

1.1.1 Khái niệm về Biến đổi khí hậu.

“Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu bao gồmkhí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởicác nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo”

1.1.2 Nguyên nhân và biểu hiện của Biến đổi khí hậu.

- Khí thải công nghiệp, chủ yếu là các nhà máy nhiệt điện đã đốt cháy nhiên liệuhóa thạch thải ra các chất khí như CO2, CH4,…

- Sử dụng ô tô, xe máy làm tăng lượng CO2

- Đốt lò gạch nung vôi,…

- Phá rừng, cháy rừng,…

Các biểu hiện của sự biến đổi khí hậu Trái Đất gồm:

 Sự nóng lên của khí quyển và Trái Đất nói chung

 Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sốngcủa con người và các sinh vật trên Trái Đất

Trang 4

 Sự dâng cao mực nước biển do băng tan dẫn tới sự ngập úng của các vùngđất thấp, các đảo nhỏ ven biển.

 Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khácnhau của trái đất dẫn đến nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệsinh thái và hoạt động của con người

Đối với Việt Nam trong khoảng 50 năm qua, theo nghiên cứu của Viện khítượng Thủy văn và môi trường, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0.50Cđến 0.70C, mực nước biển dâng khoảng 20 cm

1.1.3 Hậu quả của Biến đổi khí hậu.

Đối với Việt Nam, một trong năm nước chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từBĐKH, phải đối mặt với những hậu quả cụ thể sau:

- El Nino ảnh hưởng rõ rệt đến thời tiết của Việt Nam, thể hiện rõ nhất là sựthiếu hụt về lượng mưa dẫn đến hạn hán tại nhiều khu vực Mực nước các sôngkhu vực miền Bắc đã xuống thấp nhất trong vòng 100 năm qua Các tỉnh ở TâyNguyên, Nam Trung Bộ và Nam Bộ là những vùng chịu ảnh hưởng nhiều mặtcủa hiện tượng này

- BĐKH tác động đến hoạt động kinh tế - xã hội của con người Mực nướcbiển dâng cao gây ngập úng, nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến sản xuấtnông nghiệp, gây rủi ro đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội.Theo tính toán của các chuyên gia nghiên cứu về BĐKH, đến năm 2100 nhiệt độtrung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 300C và mực nước biển dâng đến 1m

Trang 5

Theo đó, khoảng 40.000km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập, trong đó90% diện tích các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long ngập hầu như toàn bộ ,

và có khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng10% Nếu mực nước biển dâng 3m sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng…

1.1.4 Giải pháp ứng phó và thích ứng với Biến đổi khí hậu.

1.1.4.1 Giảm sản xuất nhiệt điện, tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo: như năng lượng Mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều, năng

lượng địa nhiệt, năng lượng sinh khối (biomas), năng lượng khí sinh học(biogas)

1.1.4.2 Ngăn chặn nạn phá rừng, tích cực bảo vệ rừng và trồng rừng sẽ có

tác dụng lớn trong việc giảm thiểu nguy cơ biến đổi khí hậu

1.1.4.3 Tiết kiệm năng lượng để giảm lượng khí CO 2 thải ra bầu khí quyển.

Thay vì đi lại bằng xe máy, ô tô mọi người chúng ta nên đi bằng nhữngphương tiện công cộng như đi xe buýt, đi xe đạp Với các loại phương tiện đi lạinày sẽ tiết kiệm không chỉ xăng dầu mà còn hạn chế khí thải gây ô nhiễm môitrường

Tiết kiệm điện, đặc biệt là sử dụng các thiết bị dân dụng tiết kiệm như bóngđèn compact, các loại pin nạp

1.1.4.4 Cải tạo, nâng cấp hạ tầng.

Theo số liệu thống kê nhà ở chiếm gần 1/3 lượng phát tán khí gây hiệu ứngnhà kính trên qui mô toàn cầu (riêng Mỹ là 43%) Vì vậy, việc cải tiến trong lĩnh

Trang 6

vực xây dựng như tăng cường hệ thống bảo ôn, xây dựng các cầu thang điềuchỉnh nhiệt độ…sẽ tiết kiệm được rất nhiều nhiên liệu và giảm mức phát thải khíthải Ngoài ra, các công trình giao thông như cầu đường cũng là yếu tố cần đầu

tư thỏa đáng

1.1.4.5 Ứng dụng các công nghệ mới trong việc bảo vệ Trái Đất.

Hiện nay, các nhà khoa học đang tiến hành những thử nghiệm mới như quátrình can thiệp kỹ thuật địa chất hay kỹ thuật phong bế mặt trời….nhằm giảmhiệu ứng nhà kính Ngoài các giải pháp này, các nhà khoa học còn tính đến kỹthuật phát tán các hạt Sulphate vào không khí để nó thực hiện quá trình làm lạnhbầu khí quyển

1.1.4.6 Giáo dục tuyên truyền cho học sinh trong nhà trường.

Nhận thức về hiểm họa của BĐKH đến các hoạt động sản xuất nôngnghiệp, công nghiệp, dịch vụ, đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên…

1.2 Giáo dục Biến đổi khí hậu.

1.2.1 Mục đích và ý nghĩa của giáo dục biến đổi khí hậu.

Giáo dục về biến đổi khí hậu phải giúp cho HS có hiểu biết về hiện tượngbiến đổi khí hậu, nguyên nhân và những tác động của nó tới đời sống con người

và những biện pháp hạn chế các tác nhân dẫn đến BĐKH, có được những kỹnăng cần thiết để ứng phó với những tác động do BĐKH gây ra Từ đó chuẩn bịcho HS tâm thế sẵn sàng tham gia các hoạt động nhằm chống lại hạn chế sựBĐKH

Trang 7

1.2.2 Nội dung về giáo dục Biến đổi khí hậu.

Nội dung của giáo dục biến đổi khí hậu cần đề cập đến:

 Khái niệm/ thuật ngữ về biến đổi khí hậu

 Hiện trạng, nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu, đặc biệt là những nguyênnhân do con người tạo ra

 Hậu quả của biến đổi khí hậu và tác động của nó trên phạm vi toàn cầu, quốcgia và khu vực - địa phương

 Những biện pháp hạn chế các tác nhân gây nên biến đổi khí hậu trên phạm

vi toàn cầu, quốc gia và địa phương

 Ứng phó trước tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam: phòng chống ngậplụt ở đồng bằng châu thổ và vùng ven biển, sạt lở đất vùng ven biển, lũ và sạt lởđất ở vùng núi…

 Cung cấp, rèn luyện những kỹ năng cần thiết để ứng phó với thiên tai do biếnđổi khí hậu gây nên ở địa phương (kỹ năng cụ thể phòng chống lũ lụt, sạt lở đất,bão….)

II CƠ SỞ THỰC TIỄN.

2.1 Khả năng tích hợp GDBĐKH thông qua môn Địa lí 12, THPT.

Chương trình Địa lí 12 dành cho Địa lí Việt Nam, gồm cả Địa lí tự nhiên

và Địa lí kinh tế-xã hội Học chương trình Địa lí 12, HS cần nắm được các đặcđiểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư, kinh tế và một số vấn đề đang

Trang 8

được đặt ra nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên, giảm thiểu hậu quả của thiên tai,nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội cả nướccũng như các vùng lãnh thổ, địa phương nơi học sinh đang sinh sống Qua đó, cóthể thấy môn Địa lí 12 có nhiều khả năng tích hợp GDBĐKH (đặc biệt 2 bài 14

và 15)

2.2 Thực trạng dạy học GDBĐKH ở nhà trường phổ thông hiện nay.

2.2.1 Về phía giáo viên

Trong quá trình thực hiện đề tài, để tìm hiểu về nhận thức, thái độ vàphương pháp tổ chức dạy học GDBĐKH của GV qua môn Địa lí, tôi đã tiếnhành phỏng vấn, trao đổi ý kiến với các GV và dự giờ các GV đang giảng dạy ởtrường THPT Dương Đình Nghệ, kết quả điều tra như sau:

Về nhận thức: Phần lớn số GV được điều tra đều có nhận thức đầy đủ và

đúng đắn về vấn đề GDBĐKH

Về thái độ: 80% GV có thái độ tích cực đối với GDBĐKH Tuy nhiên,

vẫn còn một bộ phận GV chưa có thái độ đúng đắn trong việc GDBĐKH cho

HS của mình Nhiều GV cho rằng GDBĐKH qua môn Địa lí chỉ đơn thuần làviệc chỉ truyền đạt hết kiến thức Địa lí trong bài cho HS nắm được mà khôngcần quan tâm đến bất cứ một nội dung nào khác Bên cạnh đó, một số GV lạinghĩ rằng muốn thực hiện được GDBĐKH cho HS cần phải có các trang thiết bịhiện đại và phải có nguồn kinh phí lớn

Trang 9

Về hình thức tổ chức và phương pháp: Các GV đều cho rằng có thể sử

dụng cả dạy học nội khóa và ngoại khóa cho GDBĐKH Tuy nhiên, các GVthường sử dụng dạy học nội khóa vì rất khó có thể tổ chức các hoạt động ngoạikhóa cho HS một cách thường xuyên do điều kiện thời gian và cơ sở vật chấtcủa các trường phổ thông Đa số GV cũng cho biết chương trình Địa lí lớp 12 cónhiều bài liên hệ thực tiễn địa phương nên có một số cơ hội để tổ chức ngoạikhóa cho các em và khi thực hiện các buổi ngoại khóa mang lại hiệu quả khácao Thực tế đánh giá về mức độ tích hợp nội dung GDBĐKH qua các tiết dạycủa mình, các GV cũng thẳng thắn nói rằng chỉ thỉnh thoảng mới tích hợp đượcnội dung BĐKH vào bài học

2.2.2 Về phía học sinh

Khi thực hiện đề tài này, tôi đã tiến hành khảo sát, điều tra HS bằng cácphiếu điều tra, tôi đã thu được những kết quả đáng kể, từ đó kiểm tra được cácmặt nhận thức, thái độ và hành vi của HS về vấn đề BĐKH cụ thể như sau:

Về nhận thức: Qua điều tra có thể thấy rằng phần lớn HS đều cho rằng

môn Địa lí là môn phụ, cho nên khi được hỏi về vấn đề BĐKH hiện nay đều cónhận thức chưa đầy đủ (chiếm tới 53%), số HS biết tới BĐKH toàn cầu như mộttrong những vấn đề mà thế giới đang phải đối mặt còn quá ít và là một con sốcực kì khiêm tốn (4%) Đặc biệt, còn tới 41% các em HS hiểu biết rất ít, thậmchí là hiểu sai Đối với những đe dọa của BĐKH với đất nước và ngay địaphương mình các em cũng chưa có được hiểu biết đầy đủ, chỉ khoảng 4% trong

Trang 10

số HS được điều tra biết rằng Việt Nam nằm trong số những quốc gia chịu ảnhhưởng năng nề nhất của BĐKH thông qua những hiện tượng biến đổi của thờitiết xảy ra trong những năm gần đây, chỉ khoảng 50% có hiểu biết về nhữngthiên tai ngay tại nơi các em sinh sống Qua điều tra cho thấy việc nhận thức vềvấn đề BĐKH của học sinh THPT còn rất hạn chế và chưa đầy đủ hoặc có cáinhìn sai lệch, phiến diện

Tất cả HS khi được hỏi đều trả lời rằng đã từng được nghe cụm từ BĐKHsong nguồn thông tin về vấn đề này còn rất hạn chế, mức độ hiểu biết rất mơmàng, Chủ yếu các em được cung cấp thông tin qua các phương tiện thông tinđại chúng như tivi, Internet, (chiếm 60%) Chỉ có khoảng 40% học sinh đượcthu nhập thông tin về BĐKH qua môn Địa lí nhưng chủ yếu dưới hình thứcthông báo thông tin từ giáo viên để mở rộng nội dung bài học Bởi vậy, ngay lúcnày vấn đề quan trọng đặt ra là cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác GDBĐKHtrong các nhà trường phổ thông để nâng cao nhận thức cho HS về các vấn đềBĐKH, giúp các em có những kỹ năng sống cần thiết

Về thái độ: Đa số HS khi được hỏi đều có thái độ tích cực đối với các vấn

đề về BĐKH và tỏ ra rất hứng thú với những bài học có tích hợp nội dungGDBĐKH (72%) và cho đó là việc làm rất cần thiết (65%)

Hành vi: Do nhận thức của HS còn thiếu về các vấn đề BĐKH dẫn tới

hành động liên quan đến BĐKH còn hạn chế, bao gồm cả những kỹ năng ứng

Trang 11

phó với những hiện tượng BĐKH và hành động để bảo vệ môi trường làm thayđổi hiện tượng BĐKH trong tương lai

Như vậy, thông qua phỏng vấn, trao đổi, điều tra các GV và HS về vấn đềgiảng dạy nội dung BĐKH qua môn Địa lí, tôi nhận thấy việc GDBĐKH còngặp không ít khó khăn mặc dù đa số GV đã nhận thức tầm quan trọng của vấn

đề Vì vậy, cần đẩy mạnh hơn nữa vấn đề đưa nội dung GDBĐKH vào trong dạyhọc Địa lí, bởi không chỉ truyền thụ cho HS những kiến thức về kinh tế, xã hội,môi trường mà còn phải hướng dẫn cho HS học được những kỹ năng, những giátrị để biết cách sống một cách bền vững, hài hoà với tự nhiên và thân thiện vớicon người

Trên đây là một số kết quả nghiên cứu chính về cơ sở lý luận và cơ sởthực tiễn của việc GDBĐKH trong chương trình Địa lí lớp 12 – THPT Đó làcăn cứ quan trọng đầu tiên để người GV Địa lí, nhất là GV Địa lí dạy học khốilớp 12 thiết kế và tổ chức dạy học GDBĐKH cho HS của mình nhằm góp phầnthực hiện tốt các mục tiêu PTBV

III Nội dung và phương pháp tích hợp GDBĐKH trong bài 14 và bài 15 Địa

lí lớp 12 (chương trình cơ bản), THPT.

Giáo dục về Biến đổi khí hậu có thể được thực hiện qua nhiều phươngthức khác nhau Tuy nhiên, GDBĐKH qua môn Địa lí lớp 12, thì thực hiện bằngphương thức tích hợp là thích hợp nhất, tích hợp những nội dung liên quan vàomôn học Việc tích hợp GDBĐKH được triển khai ở ba mức độ là: tích hợp toàn

Trang 12

phần, tích hợp bộ phận và mức độ liên hệ Trong đó, bài 14 “Sử dụng và bảo vệ

tài nguyên thiên nhiên” và bài 15: “Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống” có nội dung trùng hoàn toàn với nội dung GDBĐKH Vì vậy, 2

bài này có thể tích hợp toàn phần nội dung BĐKH vào bài dạy

3.1 Bài 14: “Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên”.

- Nội dung tích hợp GDBĐKH: Nguyên nhân của biến đổi khí hậu và các giải pháp giảm thiểu BĐKH.

Mục 1: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật

- Phương pháp tích hợp là đàm thoại gợi mở

* Nguyên nhân suy giảm diện tích rừng:

- Do chiến tranh, cháy rừng, tập quán canh tác lạc hậu đốt nương làm rẫy

- Do nhu cầu phát triển KT-XH nên quá trình khai thác rừng mạnh mẽ làmcho diện tích rừng và rừng tự nhiên giảm rất nhanh

* Hậu quả của suy giảm tài nguyên rừng đối với môi trường:

- Đối với môi trường không khí: Rừng bị chặt phá làm tăng lượng CO 2, Tăng nhiệt độ không khí, thủng tầng ozon, ô nhiễm khí quyển.

Trang 13

- Đối với hệ sinh thái: Nhiệt độ tăng làm thay đổi vùng phân bố và cấu trúc

quần thể của nhiều hệ sinh thái.Nhiệt độ tăng làm tăng khả năng cháy rừng, vừagây thiệt hại về tài nguyên sinh vật, vừa gia tăng lượng phát thải khí nhà kính

làm gia tăng biến đổi khí hậu.

* Giải pháp :

- Sự cần thiết phải cần trồng, bảo vệ rừng

- Khai thác rừng một cách hợp lí

Phần các biện pháp bảo vệ rừng GV cho HS tham khảo trong SGK

b Đa dạng sinh hoc.

GV yêu cầu HS phân tích bảng 14.2 (SGK), để thấy sự đa dạng về thànhphần loài và sự suy giảm số lượng loài động, thực vật

GV yêu cầu HS tìm hiểu nguyên nhân suy giảm số lượng loài, động thựcvật và nêu các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học

GV cho biết nguyên nhân suy giảm số lượng loài động thực vật cũng là một trong những nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu Bao gồm:

- Khai thác rừng quá mức.

- Ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhễm nguồn nước.

Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ( cũng như bảo vệ bầu khí quyển),yêu cầu HS tham khảo trong SGK

Mục 2 : Sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất và các tài nguyên khác.

Ngày đăng: 08/06/2015, 22:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w