Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
157,5 KB
Nội dung
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI - Các em học sinh chính là những chủ nhân tương lai, là những người sẽ quyết định sự phát triển của quê hương đất nước trong những năm tới. Nếu không có kĩ năng sống, các em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước. - Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động… Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục kĩ năng sống, nếu thiếu kĩ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Đối với học sinh trường THPT Lang Chánh, vấn đề giáo dục kĩ nắng sống lồng ghép vào môn học lại càng cần thiết hơn. Vì đa số học sinh của trường là dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu vùng xa, điều kiện kinh tế - xã hội còn rất khó khăn nên các em còn thiếu rất nhiều kĩ năng sống và khả năng tiếp thu kiến thức môn học còn nhiều hạn chế. Một trong các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tiêu cực của một bộ phận học sinh của trường trong thời gian vừa qua như: mắc tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, đua xe máy, ăn chơi sa đọa, yêu đương không lành mạnh, sống thử, sống không có mục tiêu hoài bão chính là do các em thiếu những kĩ năng sống cần thiết như: kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng từ chối, kĩ năng kiên định, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, kĩ năng thương lượng, kĩ năng giao tiếp, Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho cho học sinh là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của 1 cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa và lành mạnh. Nhận thấy vai trò to lớn của việc giáo dục kĩ năng sống và môn Địa Lí cũng là một trong các môn có thể giáo dục lồng ghép kĩ năng sống vào chương trình môn học. Vì thế tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài này mong muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp nhằm đóng góp phần nào kinh nghiệm giáo dục cho học sinh trường chúng ta trở thành những con người toàn diện, năng động, sáng tạo hòa nhập cùng cộng đồng, và có ích cho xã hội B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI I. Cơ sở lí luận Thuật ngữ kĩ năng sống bắt đầu xuất hiện trong các nhà trường phổ thông Việt Nam từ những năm 1995 - 1996, thông qua Dự án “Giáo dục kĩ năng sống để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường” do UNICEF phối hợp với Bộ Giáo dục – Đào tạo và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện. Từ đó đến nay, nhiều cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế đã tiến hành giáo dục kĩ năng sống gắn với giáo dục các vấn đề xã hội như: phòng chống ma túy, phòng chống mại dâm, phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống tai nạn bom mìn, bảo vệ môi trường,… Giáo dục phổ thông nước ta những năm vừa qua đã được đổi mới cả về mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học gắn với bốn trụ cột giáo dục của thế kỉ XXI: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định, học để cùng chung sống - mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống. Đặc biệt, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định là một trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008- 2013. Thực tế cho thấy có nhiều quan niệm khác nhau về kĩ năng sống: - Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kĩ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày 2 - Theo Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), kĩ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng. - Theo Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết gồm các kĩ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả,…; Học làm người gồm các kĩ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin,…; Học để sống với người khác gồm các kĩ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông; Học để làm gồm kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm,… II. Cơ sở thực tiễn Mục tiêu giáo dục của Việt Nam đã chuyển từ mục tiêu cung cấp kiến thức là chủ yếu sang hình thành và phát triển những năng lực cần thiết ở người học để đáp ứng sự phát triển và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mục tiêu giáo dục của Việt Nam thể hiện mục tiêu giáo dục của thế kỉ XXI: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định và học để cùng chung sống (Delor, 1996). Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông nhằm các mục tiêu sau: - Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày - Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Giáo dục kĩ năng sống có tầm quan trọng to lớn, đặc biệt là đối với đối tượng học sinh trường chúng ta. Vì: - Giáo dục kĩ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội 3 - Giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ - Giáo dục kĩ năng sống góp phần giảm tình trạng bạo lực học đường - Giáo dục kĩ năng sống sẽ giúp các em thích nghi với cuộc sống hiện đại ngày nay - Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cũng là một cách bồi dưỡng cho học sinh kĩ năng làm việc mà các em rất cần trong tương lai III. Thực trạng vấn đề 1. Đối với giáo viên Trong những năm qua vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đã được ngành giáo dục Việt Nam triển khai sâu rộng với mục tiêu chuyển từ cung cấp kiến thức là chủ yếu sang hình thành và phát triển những năng lực cần thiết ở người học để đáp ứng sự phát triển và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên đối với trường ta thì vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh còn nhiều hạn chế. Đối với giáo viên chủ nhiệm còn có nhiều giáo viên chưa thực sự quan tâm hoặc chưa hiểu tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống; thậm chí còn có một số ít giáo viên thiếu kĩ năng sống dẫn đến học sinh lớp chủ nhiệm chất lượng học tập và nền nếp không tốt Đối với giáo viên bộ môn đặc biệt là những môn dễ lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh như: Văn, Sử, Địa, Sinh, Giáo dục công dân Thì còn dạy nặng về kiến thức ít quan tâm đến giáo dục kĩ năng sống; hoặc có quan tâm nhưng chưa thường xuyên, chưa có kế hoạch và nội dung bài bản. 2. Đối với học sinh Đối tượng học sinh trường THPT Lang Chánh là học sinh dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu vùng xa, điều kiện kinh tế - xã hội còn rất khó khăn. Vì thế đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự hạn chế kĩ năng sống ở các em. Qua thực tế cho thấy kĩ năng sống của học sinh THPT Lang Chánh hiện nay là rất yếu: Cụ thể: 4 - Đa phần các em chưa có kĩ năng xác định mục tiêu một cách rõ ràng. Nhiều em học sinh không biết học để làm gì, không có động cơ học tập, không có mục đích lý tưởng và hoài bão - Kĩ năng hoạt động nhóm còn hạn chế, chỉ ở mức trung bình thậm chí yếu. - Các em hầu như chưa tìm ra hướng giải quyết khi gặp khó khăn trong học tập, cuộc sống. - Hiện tượng bạo lực học đường ngày càng tăng. - Khả năng giao tiếp chủ động còn hạn chế. Nhiều học sinh đứng trước đám đông còn rụt rè, bị tâm lý, mất bình tĩnh đẫn đến khả năng giao tiếp còn hạn chế. - Việc xác định vấn đề quan trọng của cuộc sống nhiều khi còn chưa rõ, chưa đúng với chuẩn mực. - Hầu như các em chưa có kĩ năng ra quyết định, mà chỉ quyết định các vấn đề một cách cảm tính. IV. Các giải pháp thực hiện 1. Những nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông - Kĩ năng tự nhận thức - Kĩ năng giải quyết các tình huống đặc biệt khó khăn trong cuộc sống - Kĩ năng giao tiếp - Kĩ năng ra quyết định - Kĩ năng kiên định - Kĩ năng đặt mục tiêu - Kĩ năng đối phó với stress - Kĩ năng giải hóa cảm xúc tiêu cực - Kĩ năng hợp tác - Kĩ năng quản lí thời gian - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin - Kĩ năng thể hiện sự tự tin - Một số kĩ năng sống quan trọng khác 5 2. Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua bài 15 "Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai" 2.1. Kĩ năng kiên định giải quyết các tình huống đặc biệt khó khăn trong cuộc sống. - Kĩ năng kiên định giải quyết các tình huống đặc biệt khó khăn trong cuộc sống là kĩ năng thực hiện bằng được những gì mình mong muốn và từ chối bằng được những gì mình không muốn, mặc dù công việc đó có nhiều khó khăn thử thách. Khi có kĩ năng kiên định học sinh sẽ dung hòa được sự hiếu thắng, tính phục tùng khi đó các em sẽ tự bảo vệ được chính kiến quan điểm, thái độ và những quyết định của bản thân, đứng vững được trước những áp lực khó khăn trong cuộc sống cũng như từ bên ngoài. * Để giáo dục kĩ năng này giáo viên có thể sử dụng các phương pháp sau: Bước 1. Giáo viên sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi cho học sinh Câu 1: Vấn đề bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai hiện nay mang tính: A. Cấp bách của huyện Lang Chánh B. Cấp bách của tỉnh Thanh Hóa C. Cấp bách của nước Việt Nam D. Cấp bách của toàn Thế giới Câu 2: Biểu hiện của tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường là: A. Gia tăng các cơn bão B. Gây ra lũ, lụt, hạn hán C. Biến đổi thời tiết, khí hậu D. Trái Đất nóng lên, hiệu ứng nhà kính E. Tất cả đều đúng Câu 3: Các môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng ở nước ta hiện nay là: A. Môi trường không khí B. Môi trường nước 6 C. Môi trường đất D. Tất cả đều đúng Câu 4. Ở địa phương Lang Chánh thường xuyên chịu ảnh hưởng của các thiên tai nào? A. Triều cường B. Sóng thần C. Lũ quét D. Vòi rồng Câu 5: Để bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai chúng ta cần khắc phục bao nhiêu thời gian là xong? A. 01 ngày B. 01 Tháng C. 01 năm D. Lâu dài Câu 6: Nếu địa phương bạn sống bị ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng thiên tai thì bạn sẽ: A. Chạy đi địa phương khác sinh sống B. Ở lại tìm biện pháp khắc phục và đề ra biện pháp phòng chống Bước 2. Học sinh trả lời, giáo viên chuẩn kiến thức và kết luận Những vấn đề trên mang tích cấp bách của toàn cầu. Đây là vấn đề khó khăn nan giải của toàn xã hội đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn, bền bỉ khắc phục dần, đồng bộ và lâu dài nhằm tìm ra biện pháp tối ưu nhất Qua những nội dung đó sẽ giúp các em học sinh có được kĩ năng sống kiện định không hoang mang nao núng khắc phục khó khăn trong cuộc sống. 2.2. Kĩ năng xác định mục tiêu. - Mục tiêu là cái đích mà học sinh muốn đạt tới, muốn thực hiện ở mỗi một giai đoạn, mỗi một công việc. 7 - Kỹ năng đặt mục tiêu là khả năng của học sinh trong việc đề ra những cái đích có thể thực hiện được cho một vấn đề nào đó của cuộc sống. Việc đặt mục tiêu trong cuộc sống là điều hết sức quan trọng và cần thiết. Nó giúp các em sống có định hướng, không có quá nhiều ảo tưởng và tham vọng. - Người có k • ĩ năng đặt mục tiêu sẽ xác định được các mục tiêu một cách cụ thể và thực tế, phù hợp với hoàn cảnh bản thân. * Để giáo dục kĩ năng này cho học sinh giáo viên cần sử dụng các phương pháp sau: Bước 1. Giáo viên dùng kĩ thuật đặt câu hỏi Câu 1: Tại sao chúng ta cần phải bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai? Câu 2: Công việc bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai thuộc trách nhiệm của ai? Câu 3: Mục tiêu nhiệm vụ của chiến lược bảo vệ môi trường là gì? Câu 4. Bản thân em đã đặt ra mục tiêu và hành động như thế nào để bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai tại địa phương em? Bước 2. Học sinh thảo luận trả lời, giáo viên kết luận Mỗi người chúng ta ai cũng biết hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành sạch đẹp, phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học. Đất nước ta trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự ra đời và phát triển của nhiều nhà máy, xí nghiệp với lượng chất thải và khí thải ra môi trường rất lớn, nếu không có hoạt động bảo vệ môi trường, không xử lí chất thải trước khi thải ra môi trường thì gây ra hậu quả rất nghiêm trọng đối với sức khỏe, tính mạng con người và sự phát triển bền vững của đất nước. Nhờ hoạt động bảo vệ môi trường đã phần nào 8 hạn chế được những tác hại do chất thải và khí thải của các nhà máy, xí nghiệp, Bên cạnh đó hoạt động bảo vệ môi trường môi trường càng có ý nghĩa hơn nữa khi thế giới hiện nay đang đứng trước thực trạng là Trái đất đang nóng dần lên, thì vấn đề bảo vệ môi trường không còn là nhiệm vụ của mỗi cá nhân mà là của toàn nhân loại. Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại, là nhân tố đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Từ việc phân tích vai trò và ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, học sinh sẽ hứng thú học tập hơn và xác định được mục tiêu học học tập để làm gì; từ đó các em sẽ hình thành kĩ năng xác định mục tiêu cho cuộc sống của mình. 2.3. Kĩ năng giao tiếp và thể hiện sự tự tin Đặc thù học sinh trường chúng ta là còn kém năng động, rụt rè, ngại tiếp xúc, không tự tin khi đứng trước nhiều người - Giao tiếp là quá trình tiếp xúc trao đổi những thông tin, mong muốn, suy nghĩ, tình cảm giữa người này với người khác. - Giao tiếp là kĩ năng quan trọng sẽ giúp học sinh có nhiều thuận lợi trong học tập cũng như cuộc sống, nó cho phép các em có được sự tự tin khi đối diện với mọi người. Khả năng giao tiếp của các em được hình thành trong một quá trình rèn luyện lâu dài, qua kinh nghiệm thực tế của bản thân các em, qua việc học hỏi người khác đặc biệt được rèn luyện qua các tình huống cụ thể của cuộc sống. * Để giáo dục kĩ năng này giáo viên sử dụng một số phương pháp sau: - Trò chơi Địa Lí: Giáo viên có thể chọ trò chơi "Hiểu nhau qua Địa Lí" Cách tiến hành: + Bước 1: Giáo viên chọn một số đối tượng và hiện tượng Địa lí phù hợp + Bước 2: Chọn mỗi lượt chơi 02 học sinh A và B, học sinh A quay mặt lên bảng nhìn các đối tượng và giải thích, học sinh B quay mặt xuống lớp nghe giải 9 thích và trả lời đúng đối tượng đề cho trên bảng trong khoảng thời gian nhất định. (Lưu ý tránh phạm quy) Ví dụ: => Người hỏi (giải thích) có thể hỏi như sau: Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính là do trong bầu khí quyển có nhiều khí gì? hoặc Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới được viết tắt là? vv - Phương pháp đóng vai. Trong mục một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống, Bước 1: Giáo viên chọn một số vùng chịu ảnh hưởng mạnh của các thiên tai như: Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long Bước 2: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm đóng vai là cán bộ và nhân dân của một vùng (Nhóm trưởng là cán bộ) và giao nhiệm vụ. Nhóm Nội dung tìm hiểu và báo cáo Thiên tai Vùng phụ trách 1 Nêu thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và biện pháp phòng chống Bão Duyên hải miền Trung 2 Nêu thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và biện pháp phòng chống Ngập lụt Đồng bằng sông Cửu Long 3 Nêu thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và biện pháp phòng chống Lũ quét Trung du miền núi Bắc Bộ 4 Nêu thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và biện pháp phòng chống Hạn hán Tây Nguyên 10 1. Bão 2. CO2 3. Lũ quét 4. Hạn hán 5. WSC 6. IUCN 7. Công nghiệp 8. Rừng 9. Băng tan [...]... huấn kĩ năng sống và giới, NXB Giáo dục, TP Hồ Chí Minh 3 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo dục kĩ năng sống trong môn Địa lí ở Trường Trung Học Phổ Thông, NXB Giáo dục, Hà Nội 4 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo dục kĩ năng sống trong hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường Trung Học Phổ Thông, NXB Giáo dục, Hà Nội 5 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo dục kĩ năng sống trong môn Giáo dục. .. đến việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Cần triển khai có kế hoạch và đồng bộ ở nhiều bộ môn - Trong dạy học cần tăng cường nhiều hơn việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh - Cần tạo điều kiện để học sinh đi học địa lí thực tế một số nơi 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Nguyễn Thanh Bình (2008), Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT , Tạp chí KHGD 2 Bộ Giáo dục và... của tài liệu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các phương pháp giảng dạy và tổ chức các trò chơi địa lí - Nhận thấy giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của trường thông qua môn Địa lí không chỉ giúp học sinh phát triển toàn diện mà còn góp phần gúp học sinh học tập tích cực cũng như giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả - Nắm được thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của... thức cơ bản về kĩ năng sống, tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh - Nêu ra các nội dung và cách thức tiến hành giáo dục kĩ năng sống cho học sinh - Rút ra kết luận bước đầu về hiệu quả của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua môn Địa lí 16 - Với những nội dung đã đạt được hi vọng đề tài này sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các thầy cô giáo và các em học sinh trong...Bước 3: Học sinh các nhóm thảo luận, cán bộ nhóm báo cáo, giáo viên kết luận Phương pháp này không những giáo dục được kĩ năng giao tiếp mà còn giáo dục cho học sinh về kĩ năng sống biết hợp tác, chia sẻ và giúp đỡ nhau trong cuộc sống 2.4 Kĩ năng tự nhận thức và kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin Đây là kĩ năng giúp cho học sinh kĩ năng tư duy độc lập, tự giác, rèn luyện... số lớp học sinh thuộc khối 10, khối 11 và khối 12 cho thấy kết quả như sau: Ý thức học tập và rèn luyện của học sinh các lớp được trực tiếp dạy và áp dụng phương pháp cao hơn so với học sinh các lớp chưa áp dụng - Kết quả cụ thể: Học môn Số Lớp học sinh Học môn Địa Lí có ích nhiều cho cuộc sống (rất thích học) Học môn Địa Địa Lí Lí ít có ích cho không có cuộc sống ích cho (Khá thích cuộc sống học) (không... NỘI DUNG I Cơ sở lí luận II Cơ sở thực tiễn III Thực trạng vấn đề 1 Đối với giáo viên 2 Đối với học sinh IV Các giải pháp thực hiện 1 2 Những nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua bài 15 "Bảo về môi trường và phòng chống thiên tai" Địa lí 12 THPT V Thực nghiệm và kết quả C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TRANG 1 3 3 4 5 5 5 6... và sáng tạo của học sinh trong cuộc sống * Để giáo dục kĩ năng này giáo viên chọn một số phương pháp sau: Cách 1: Giáo viên đăt câu hỏi để học sinh thảo luận trả lời Câu 1: Nêu vai trò, chức năng của môi trương? Câu 2: Tại sao chúng ta phải bảo vệ môi trường? Câu 3: Địa phương huyện Lang Chánh chịu ảnh hưởng của những thiên tai nào? Hậu quả ra sao? Nêu biện pháp phòng chống? - Cách 2: Giáo viên thông... đang đổ bộ vào địa phương bạn sống Bạn sẽ làm gì? Cách 2: Cho các nhóm học sinh trong lớp thi sưu tầm và tự sáng tác các câu khẩu hiệu về bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai Qua những nội dung phương pháp trên sẽ giáo dục được kĩ năng đương đầu, hóa giải stress và cảm xúc tiêu cực cho học sinh và tạo ra tâm thế học tập thoải mái giúp các em tiếp thu bài học tốt hơn, đặc biệt các nội dung học tập... đường phố • Sống tốt cho môi trường là sống tốt cho chính mình • Môi trường hôm nay – Cuộc sống ngày mai • Môi trường là cuộc sống – Cuộc sống là môi trường 2.7 Kĩ năng sống về phòng chống thiên tai 13 - Là khả năng của các em học sinh biết cách phòng chống các thiên tai một cách có hiệu quả Trong cuộc sống hiện nay có nhiều hiện tượng thiên nhiên xảy ra một cách bất thường, nếu các em học sinh không . mạnh. Nhận thấy vai trò to lớn của việc giáo dục kĩ năng sống và môn Địa Lí cũng là một trong các môn có thể giáo dục lồng ghép kĩ năng sống vào chương trình môn học. Vì thế tôi đã mạnh dạn nghiên. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Tài liệu tập huấn kĩ năng sống và giới, NXB Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo dục kĩ năng sống trong môn Địa lí ở Trường Trung Học. đối tượng học sinh trường chúng ta. Vì: - Giáo dục kĩ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội 3 - Giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ - Giáo dục kĩ năng sống