1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông thông qua công tác chủ nhiệm lớp

18 437 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 183,5 KB

Nội dung

dục thời đại mới đã và đang phấn đấu đổi mới về nội phương pháp sao cho đạt được hai mục tiêu lớn là đào đào tạo kĩ năng sống cho học sinh. Cụ thể là giáo dục xác định là một trong những nội dung cơ bản của phong dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực giai đoạn 2008 - 2013 “. Tuy nhiên bên cạnh những thành quả đã đạt được đây chúng ta đều thấy thực trạng của học sinh phổ thông tăng về bạo lực học đường, về sự liều lĩnh, ứng phó không lành mạnh, dễ mắc các tệ nạn xã hội, sống ích kỉ, vô tâm, khép mình…đồn hành giao tiếp, kĩ năng phục vụ bản thân…giảm. Hơn hội nhập quốc tế đòi hỏi thế hệ trẻ phải tự tin, nắm bắt Với lí do đó chúng ta lại càng thấy sự cần thiết phải cho học sinh trung học phổ thông. -17% -23% -13% -34% -9% -40% Máy khâu mini MK-01 215.000₫ Mua ngay -40% Quạt phun sương Sunhouse SHD-7820 1.950.000₫ Mua ngay -28% 123doc.org6/29/2015 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông thông qua công tác chủ nhiệm lớp http://123doc.org/document/2775469-giao-duc-ki-nang-song-cho-hoc-sinh-trung-hoc-pho-thong-thong-qua-cong-tac-chu-nhiem-lop.htm 3/6 cho học sinh trung học phổ thông. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đã được tích nhiều môn học ở các nội dung: giáo dục môi trường, giáo dục giới tính…Song vẫn là chưa

Sở Giáo dục và đào tạo Thanh hóa Trờng THPT đào duy từ * Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông thông qua công tác chủ nhiệm lớp H v tờn: Nguyn Th Hin Chc v: Giỏo viờn n v cụng tỏc: THPT o Duy T T chuyờn mụn: Sinh Nm hc 2011 - 2012 I. T VN ng trc s phỏt trin nhanh chúng ca nhiu lnh vc xó hi thỡ giỏo dục thời đại mới đã và đang phấn đấu đổi mới về nội dung, chất lượng và phương pháp sao cho đạt được hai mục tiêu lớn là đào tạo nguồn nhân lực và đào tạo kĩ năng sống cho học sinh. Cụ thể là giáo dục kĩ năng sống đã được xác định là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực giai đoạn 2008 - 2013 “. Tuy nhiên bên cạnh những thành quả đã đạt được của ngành thì gần đây chúng ta đều thấy thực trạng của học sinh phổ thông có xu hướng gia tăng về bạo lực học đường, về sự liều lĩnh, ứng phó không lành mạnh, dễ mắc các tệ nạn xã hội, sống ích kỉ, vô tâm, khép mình…đồng thời kĩ năng thực hành giao tiếp, kĩ năng phục vụ bản thân…giảm. Hơn nữa đứng trước thềm hội nhập quốc tế đòi hỏi thế hệ trẻ phải tự tin, nắm bắt kịp thời các cơ hội . Với lí do đó chúng ta lại càng thấy sự cần thiết phải giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đã được tích hợp, lồng ghép vào nhiều môn học ở các nội dung: giáo dục môi trường, phòng chống ma tuý, giáo dục giới tính…Song vẫn là chưa đủ bởi lượng kiến thức nhiều, áp lực của thi cử, áp lực thành tích đòi hỏi giáo viên và học sinh phải tập trung thời gian vào việc học kiến thức thi hơn là giáo dục kĩ năng sống. Hơn nữa trong quá trình công tác tôi nhận thấy vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp đối với sự hình thành nhân cách, đạo đức của học sinh là vô cùng quan trọng: là tấm gương, là người mẹ, người bạn, nhà tâm lí, luật sư… GVCN lớp là cầu nối giữa hiệu trưởng nhà trường với học sinh, với cha mẹ học sinh và các đoàn thể mà các em sinh hoạt. Trước thực tế trên tôi mạnh dạn đưa ra đề tài : “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông thông qua công tác chủ nhiệm lớp”. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Cơ sở lí luận 2 Thực chất cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa rõ ràng và đầy đủ về kĩ năng sống( mặc dù đã có các định nghĩa của WHO, UNICEF, UNESCO…) nhưng nếu hiểu đơn giản thì kĩ năng sống là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả. Về bản chất thì giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là đưa nhận thức thành hành động ( hành vi tích cực). 2.Thực trạng của vấn đề Việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là việc làm không mới vì từ xưa cha ông ta đã có câu “ Tiên học lễ, hậu học văn” nhưng do sức ép lớn về chương trình, điểm số hoặc nhiều nguyên nhân khác mà nó bị sao nhãng. Đứng trước thực tế đó lại càng thấy tính cấp bách của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đặc biệt là học sinh trung học phổ thông trước ngưỡng cửa bước vào đời. Vì ở lứa tuổi này: - Các em thích tìm tòi, học hỏi cái mới, điều lạ và không phân biệt được là nó tốt hay xấu dẫn đến giảm sút về học tập cũng như đạo đức. - Đã phát triển tình yêu nam nữ dẫn đến các quan hệ không đúng mực trong quan hệ khác giới. - Không kìm chế được cảm xúc dẫn đến cãi lộn, bất hoà thậm chí đánh nhau với bạn mình. - Thích bộc lộ cái tôi của mình… Với học sinh trung học phổ thông cần rèn luyện những kĩ năng gì? Theo tôi cần rèn luyện những kĩ năng sau đây trong công tác chủ nhiệm lớp. 1. Kĩ năng xác lập mục tiêu cuộc đời. 2. Kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc. 3. Kĩ năng hợp tác, chia sẻ và rèn luyện sức khoẻ. 4. Kĩ năng thể hiện sự tự tin trước đám đông. 5. Kỹ năng nhận thức, đánh giá bản thân và đánh giá người khác. 3 3.Giải pháp và tổ chức thực hiện Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh giáo viên chủ nhiệm lớp là người khởi sướng và cũng là người thấy được rõ nhất sự chuyển biến hành vi theo hướng tích cực của học sinh. Kĩ năng sống thường gắn với một bối cảnh để học sinh có thể hiểu và thực hiện một cách cụ thể, đi liền với một tình huống sư phạm mà giáo viên chủ nhiệm lớp là người tham gia cùng với học sinh giải quyết vấn đề để từ đó học sinh hình thành được kĩ năng sống cho mình. Các bước thực hiện: Khám phá - kết nối - thực hành - vận dụng. Các bước Mục đích Mô tả quá trình thực hiện Vai trò của GV - HS 1.Khám phá - Kích thích học sinh tìm hiểu cách giải quyết một vấn đề, một tình huống phát sinh trong nhiệm vụ mới của học sinh: hoạt động hội trại, chào mừng ngày 20/11, 26/3, cán bộ lớp, lao động , thi học sinh giỏi, thi học kì… - GV phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực học sinhHS lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ. - HS trình bày ý tưởng, kế họạch và biện pháp thực hiện nhiệm vụ được giao  GV giúp HS chỉnh sửa bằng các trải nghiệm  Đưa ra được kế hoạch và biện pháp thực hiện nhiệm vụ của học sinh tối ưu. - GVCN đóng vai trò khởi động, đưa ra các tình huống, nêu vấn đề, ghi nhận, cầu nối… -HS hưởng ứng, chia sẻ, trao đổi, xử lí thông tin, ghi chép. Biện pháp chính: + Tư vấn tâm lí. +Xử lí những cảm xúc gây cản trở việc học. + Sử dụng kĩ năng mời gọi trẻ hợp tác. + Cùng nhau giải quyết vấn đề. 2.Kết nối - Giới thiệu kế hoạch, quy định mới của nhà trường, - GV triển khai kế hoạch mới của nhà trường  lấy ý kiến về - GVCN đóng vai trò là người chỉ đạo hoặc quan toà, luật sư… 4 của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường thông qua việc tạo cầu nối liên kết giữa cái đã biết về nội quy trường học, thi cử với cái mới. - Xử lí các tình huống phát sinh như đánh nhau, mất đoàn kết, học tập giảm sút nghiêm trọng… việc thực hiện kế hoạch mới của học sinh hướng dẫn học sinh thực hiện. - Kiểm tra việc thực hiện của học sinh phân tích ưu, nhược điểm hướng học sinh thực hiện theo hướng tích cực. - HS là người phản hồi, trình bày ý kiến, quan điểm, giải thích về hành vi của mình… 3.Thực hành - Tạo cơ hội cho HS vận dụng vốn hiểu biết của mình, kĩ năng vốn có để giải quyết tình huống . - Hướng dẫn học sinh thực hiện đúng cách, tích cực, có ý nghĩa. - Điều chỉnh những hành vi còn sai lệch, chưa chuẩn mực. - GV phân công nhiệm vụ, chuẩn bị hoạt động mà theo đó HS phải sử dụng kĩ năng, hành vi đúng để thực hiện. - HS làm theo nhóm hoặc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ. - GV giám sát mọi hoạt động, điều chỉnh khi cần. - Khuyến khích HS thể hiện những điều mà các em suy nghĩ và mới học được. - GV đóng vai trò là người chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ. - HS là người thực hiện. Phương pháp thực hiện: +Thảo luận nhóm. +Hoạt động độc lập của HS. +Vấn đáp - gợi mở. 5 4.Vận dụng - Tạo cơ hội cho học sinh được thể hiện kĩ năng của mình học được trong tình huống mới. - GV cùng với học sinh lập kế hoạch để giải quyết các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của lớp, trong việc ổn định nền nếp học đường và phong trào học tập của học sinh. - GV đóng vai trò là người hướng dẫn, giám sát. - HS là người thực hiện kế hoạch, người sáng tạo, giải quyết vấn đề và là người đánh giá. Phương pháp: + Hoạt động nhóm. + Hợp tác. +Trình bày cá nhân. Sau đây tôi xin giới thiệu một số kĩ năng sống mà học sinh học được thông qua việc giáo dục trong các tình huống sư phạm cụ thể mà cá nhân tôi đã thực hiện trong thời gian qua. 3.1.Hình thành kĩ năng xác lập mục tiêu cuộc đời Mục đích Quá trình thực hiện Vai trò của GV - HS - HS xác định được mục tiêu cuộc đời, mục tiêu phấn đấu trong từng giai đoạn của bản thân: mình sẽ là ai? làm gì? đạt được gì trong - GV: khi nhận lớp 10, GV có bản điều tra thông tin về mọi mặt của học sinh +Học lực, hạnh kiểm của cấp THCS. +Những môn học có thế mạnh (sở trường), yếu(sở đoản). +Năng khiếu. +Dự định khối thi. + Dự định ngành nghề, trường thi đại học… +Mục tiêu phấn đấu ở lớp 10, 11,12. +Kế họach thực hiện mục tiêu của bản thân. - HS: hoàn thành bảng thông tin. - GV: đóng vai trò là người tổ chức, giám sát. -HS:là người thực hiện Phươngpháp: +Hoạt động nhóm. +Hợp tác. 6 tương lai  lập kế hoạch thực hiện mục tiêu của mình. - GV: dựa vào điểm thi vào 10, kết quả kì thi khảo sát kết quả đầu năm, học bạ THCS sơ lược đã nắm bắt được trình độ học sinh đầu vào của lớp mình và đánh giá được bước đầu: + HS nào là xác định đúng( vd HS có sở trường toán, lí, hoá dự thi khối A, toán, lí vẽ dự thi khối V…) giúp HS chuẩn hoá kế hoạch và biện pháp thực hiện mục tiêu từng giai đoạn( vd giúp HS tìm hiểu những kiến thức, thông tin mà em lựa chọn như thông tin về ngành, trường, điểm đầu vào của các năm gần đây, sách tham kháo, kĩ năng cần thiết như giỏi tiếng anh, nhanh nhẹn…) + Đối với những HS xác định mục tiêu chưa hợp lí yêu cầu HS tìm hiểu những thông tin mà mình lựa chọn …từ đó các em nhận ra lựa chọn của mình chưa đúng lựa chon đúng và lập kế hoạch thực hiện nó. * Trong các hoạt động giáo dục cụ thể GVCN tạo cơ hội cho HS được thể hiện khả năng, sở trường của các em để các em khẳng định việc lựa chọn của mình. Vd: Đoàn trường phát động làm tập san chào mừng 80 năm thành lập trường. GVCN phân công nhiệm vụ như sau: . Biên soạn nội dung, viết lời dẫn, sưu tập tư liệu … cho nhóm học sinh có dự định thi khối C, D lập kế hoạch, biện pháp thực hiện > GV thẩm định, đánh giá và quyết định giao nhiệm vụ thực hiện. . Trang trí, bố cục, lồng ghép hình ảnh… giao +Trình bày cá nhân. 7 nhiệm vụ cho nhóm HS có dự định thi môn vẽ như kiến thúc, mĩ thuật… 3.2. Hình thành kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc Mục đích Quá trình thực hiện Hoạt động GV - HS - HS kiểm soát được cảm xúc tức là nhận thức rõ được cảm xúc của mình trong một tình huống nào đó và hiểu được sự ảnh hưởng của cảm xúc với bản thân và người khác như thế nào. - HS biết cách điều chỉnh sự thể hiện cảm xúc một cách phù hợp. * Trong mọi tình huống GVCN cần: 1.Hãy lắng nghe cảm xúc và nhu cầu của học sinh. 2.Tóm tắt những quan điểm của học sinh. 3.Bày tỏ cảm xúc và nhu cầu của mình. 4.Mời gọi cả lớp cùng suy nghĩ để tìm ra giải pháp. 5.Viết tất cả các ý kiến ra – không đánh giá. 6.Cùng nhau quyết định xem sẽ dùng ý kiến nào và sẽ lập kế hoạch thực hiện ý kiến đó ra sao. - GV là người lắng nghe, định hướng quá trình điều chỉnh cảm xúc của học sinh. - HS thực hiện quá trình điều chỉnh cảm xúc theo sự định hướng của học sinh. Phương pháp + GVCN với vai trò là “nhà tâm lí”, “quan toà”, “luật sư”… • Tình huống cụ thể Đoàn trường có kế hoạch tổ chức hội thi cắm trại chào mừng 80 năm thành lập trường đến các chi đoàn ở các lớp. Cả lớp xôn xao, ồn ào khi nghe bí thư chi đoàn phổ biến kế hoạch : ban đầu là bàn kế hoạch để thực hiện 8 nhiệm vụ nhưng do không kìm chế được cảm xúc dẫn đến chỉ trích, gièm pha và không em nào chịu nhận nhiệm vụ. Trước tình huống đó tôi đã làm như sau: Bước 1: Lắng nghe cảm xúc và nhu cầu của học sinh Cô thấy khi bàn kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của đoàn trường giao các em hay ngắt lời và chỉ trích nhau.Cô muốn biết tại sao các em lại làm như thế? + Học sinh 1: Cô ơi, em ngắt lời bạn vì sợ mình sẽ quên ý muốn nói. + Học sinh 2: nhưng như vậy là không công bằng, cậu ngắt lời tớ nên tớ cũng quên ý đang nói. + Học sinh 3: em rất ghét khi đang nói ý kiến của mình bị chê là “vớ vẩn”. + Học sinh 4: đúng rồi cô ơi! bọn em cụt cả hứng, chẳng muốn nói muốn bàn luận gì nữa thậm chí có ý kiến hay cũng chẳng muốn nói nữa vì sợ người khác cười cợt. Bước 2: Tóm tắt những quan điểm của học sinh: tóm lại khi đang nói mà bị ngắt lời hoặc bị gièm pha thì các em: 1.Quên mất mình đang định nói gì. 2.Cảm thấy nản lòng và chẳng muốn tham gia gì nữa. Bước 3: Bày tỏ cảm xúc và nhu cầu của mình. Cô không hề vui mỗi khi nghe thấy bất cứ em nào bị châm biếm hoặc bị người khác ngắt lời. Mọi người nên lắng nghe nhau với thái độ tôn trọng cho dù có đồng ý với ý kiến đó hay không. Bước 4: Mời gọi cả lớp tìm giải pháp Cô muốn biết các em có cách gì để chúng ta thôi không ngắt lời nhau và chê bai nhau nữa. GV viết tất cả các ý kiến đó ra và không đánh giá 9 Những giải pháp dự kiến 1. Đưa ra quy định “ không được ngắt lời ”. 2. Nếu sợ quên mất ý kiến của mình thì ghi ra giấy. 3. Ai ngắt lời bạn thì bị hạ hạnh kiểm trong tháng. 4. Đưa ra quy định “ không được gièm pha ”. 5. Mỗi người được trình bày ý kiến của mình trong 5 phút. 6. Cả lớp mỗi người một ý tưởng liệt kê những điều có thể nói thay cho lời gièm pha và chê bai. Bước 5: Cùng nhau quyết định xem chúng ta thích ý kiến (ý tưởng ) nào, lập kế hoạch thực hiện nó ra sao? Học sinh 1: ý kiến 1,2, 4,6 thì được còn 3 thì không nên. Học sinh 2: Theo em ý kiến 4. 6 hay ta nên theo. Học sinh 3: em thích ý kiến 6  chúng ta lấy biểu quyết và thực hiện ý kiến 6 đó là : “ Thay những lời châm chích, gièm pha bằng dùng lời nói tôn trọng”. Châm chích Thay bằng lời nói tôn trọng Đồ ngu → Tớ không nghĩ như vậy Không đúng → Sao bạn lại nghĩ như thế nhỉ Bạn nói thiếu rồi → Tớ muốn bổ sung thêm Ý kiến mà dở thấy ớn → Ý kiến đó thế nào “ Sai bét “, dễ bị “khê “ lắm. → Có cách khác, cậu thử nghe xem có được không nhé. Giải quyết vấn đề như thế đã dẫn đến sự thay đổi quan trọng. Số các lần các em ngắt lời nhau giảm, sự gièm pha chỉ trích nhau không còn nữa. Sau thảo luận các em biểu quyết thông qua ý tưởng trại của Lan Hương và thống nhất để bạn làm đội trưởng đội làm trại của lớp. Kết quả là trại của lớp 10 [...]... ít giáo viên viết SKKN về đề tài này vì sợ không đạt giải Chưa có lớp tập huấn, tài liệu hướng dẫn cho giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh mặc dù lĩnh vực này rất cần cho sự hình thành nhân cách đạo đức cho 17 các em Trong đề tài này tôi chỉ mới đưa ra được một số phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các tình huống cụ thể, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, học. .. hiệu lớp tiên tiến xuất sắc của trường T.H.P.T Đào Duy Từ năm học 2011 - 2012 III KẾT LUẬN Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh đã và đang là hoạt động giáo dục quan trọng trong các trường trung học phổ thông Song nó mới chỉ được đề cập đến nhiều ở dạng tích hợp, lồng ghép vào nội dung các bài học thuộc lĩnh vực chuyên môn còn trong công tác chủ nhiệm lớp giáo viên tự mò mẫm tìm phương pháp giáo dục. .. luyện cho học sinh những kĩ năng sống giúp các em bước vào đời vững vàng hơn Hằng năm có nhiều giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm và nhiều người có kinh nghiệm hay như có phương pháp dạy học độc đáo, phương pháp giáo dục học sinh cá biệt hiệu quả, phương pháp dạy học sinh giỏi… Theo tôi sở giáo dục và đào tạo nên phổ biến rộng rãi những SKKN hay đó cho những giáo viên trẻ như tôi có cơ hội được học. .. với học sinh giải quyết các tình huống sư phạm phát sinh trong công tác chủ nhiệm lớp như trên, tôi thấy các em ứng xử tích cực hơn trong các mối quan hệ xã hội, các tình huống của cuộc sống Các em đã kiểm soát được cảm xúc của mình, ứng xử giao tiếp đúng mực, làm chủ được bản thân để giải quyết các vấn đề học tập một cách hiệu quả Kết thúc năm học tập thể học sinh lớp 10B11 do tôi làm giáo viên chủ nhiệm. .. và chấm điểm cho từng tổ để các em thấy được thành quả của sự hợp tác và rút ra bài học cho bản thân 3.3.4 Vận dụng Khi nhà trường giao nhiệm vụ như chuẩn bị cho lễ chào cờ đầu tháng hay lao động trực thi tốt nghiệp…sau khi phổ biến nhiệm vụ, GVCN để học sinh tự lập kế hoạch thực hiện thông qua thảo luận  GVCN điều chỉnh cho hợp lí và tổ chức cho các em thực hiện trong sự chủ động hợp tác giữa các... của năm học, GVCN thường yêu cầu học sinh tự đánh giá bản thân mình về rèn luyện đạo đức, học tập Các thành viên trong tổ nhóm bình xét các thành viên trong tổ của mình 3.5.2 Kết nối - thực hành Đối với cá nhân mỗi học sinh: hoàn thành bản tự kiểm điểm theo mẫu sau Kính gửi: - Ban giám thị nhà trường - Cô giáo chủ nhiệm lớp Tên em là……………… học sinh lớp …… Trường…………………… Trong tháng( học kì) vừa qua em... đích - Học sinh hiểu rõ được giá trị của bản thân mình (đạo đức, thái độ, năng lực học tập…) từ đó đặt mục tiêu cho tương lai và tìm biện pháp thực hiện nó cho phù hợp 15 - Học sinh có được kĩ năng đánh giá người khác(đạo đức, nhân cách, học tập…) từ đó quyết định xem có hợp tác, chia sẻ hành động với người đó hay không b Quá trình thực hiện * Tình huống cụ thể 3.5.1 Khám phá Cuối mỗi tháng, học kì... GVCN chủ toạ buổi sinh hoạt lớp nhằm tìm ra nguyên nhân và phương pháp khắc phục tình trạng trên Khi hỏi học sinh từ cán bộ lớp đến các thành viên khác không em nào chịu nói, cả lớp rơi vào tình trạng căng thẳng 3.4.2 Kết nối Đây không phải lần đầu sinh hoạt lớp nhưng là lần đầu giải quyết tình huống khó.GVCN phát cho mỗi HS một tờ giấy yêu cầu các em viết câu trả lời cho một câu hỏi chung: - Hãy cho. .. GVCN đã đạt giải ba và được đánh giá là trại ấn tượng được nhiều cựu học sinh vào tham quan, chụp ảnh lưu niệm 3.3 Kĩ năng hợp tác, chia sẻ và rèn luyện sức khoẻ a Mục đích - Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc hoặc một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung - Cá nhân học sinh biết chia sẻ trách nhiệm, cùng làm việc có hiệu quả với các thành viên khác trong tổ nhóm... đến tình trạng sa sút về nền nếp và học tập của cá nhân em và của lớp? 14 - Kế hoạch và biện pháp khắc phục tình trạng đó của cá nhân em và tập thể lớp? - Kiến nghị với giáo viên chủ nhiệm và các thầy cô bộ môn  GVCN tổng hợp các ý kiến, tìm ra ý kiến hay, giải pháp tốt  Yêu cầu những học sinh có ý kiến hay trình bày trước tập thể lớp 3.4.3 Thực hành Cử các em học sinh có ý kiến hay làm nhóm trưởng . dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đã được tích hợp, lồng ghép vào nhiều môn học ở các nội dung: giáo dục môi trường, phòng chống ma tuý, giáo. Sở Giáo dục và đào tạo Thanh hóa Trờng THPT đào duy từ * Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông thông qua công tác chủ nhiệm lớp H v tờn: Nguyn. mình… Với học sinh trung học phổ thông cần rèn luyện những kĩ năng gì? Theo tôi cần rèn luyện những kĩ năng sau đây trong công tác chủ nhiệm lớp. 1. Kĩ năng xác lập mục tiêu cuộc đời. 2. Kĩ năng điều

Ngày đăng: 25/05/2015, 21:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w