Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 85 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
85
Dung lượng
2,17 MB
Nội dung
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài: NGHIÊN CỨU NHU CẦU TIÊU DÙNG THỰC PHẨM SẠCH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG HÀ NỘI VÀ GIẢI PHÁP MARKETING CHO DOANH NGHIỆP XÃ HỘI SECO GVHD : Ts.Vũ Huy Thông Sinh viên : Trần Thị Thu Huyền Mã SV : CQ511624 Lớp : Marketing 51A Hà Nội, 5/2013 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chuyên đề thực tập này, ngoài nỗ lực của bản thân, em còn nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo của rất nhiều người. Trước hết em xin chân thành cảm ơn các giảng viên của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, khoa Marketing đã truyền đạt những kiến thức nền tảng cho em. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Ts.Vũ Huy Thông, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho em trong suốt thời gian hoàn thành chuyên đề. Và cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo doanh nghiệp xã hội Seco đã cung cấp tài liệu, hướng dẫn tận tình, đóng góp ý kiến quý báu và tạo điều kiện giúp đỡ em thực hiện chuyên đề thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn! LỜI MỞ ĐẦU Trong giai đoạn phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường, đời sống người tiêu dùng được nâng cao. Đi kèm với nó là những nhu cầu cao hơn về chất lượng các sản phẩm và dịch vụ phục vụ cho cuộc sống. Một trong những xu hướng tại thị trường Hà Nội trong giai đoạn gần đây là sự quan tâm đến an toàn và vệ sinh thực phẩm. Sức khỏe của người tiêu dùng được đặc biệt chú trọng và những tiêu chuẩn về nguồn gốc cũng như chất lượng sản phẩm theo đó cũng được nâng cao. Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, doanh nghiệp xã hội Seco được thành lập như một bước tiếp theo của hai dự án SIEED và ECCODE do CARE (Cooperative for American Remittances to Europe = Hợp tác xã cho việc gửi hàng của Mỹ sang châu Âu) và EU (European Union = Liên minh châu Âu) tài trợ. Mục tiêu của Seco là nhằm nâng cao năng lực sản xuất và đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số và góp phần làm sạch thị trường thực phẩm ô nhiễm tại Hà Nội. Bằng việc cung cấp các sản phẩm thực phẩm sạch, chất lượng đảm bảo với nguồn cung cấp rõ ràng, doanh nghiệp Seco đã bước đầu tiếp cận được khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên, với nguồn lực hạn chế và những chiến lược chưa phù hợp, các nỗ lực Marketing của doanh nghiệp chưa tạo được hiệu quả cao, doanh nghiệp hiện đang gặp phải rất nhiều khó khăn. Nhìn nhận vào thực trạng, vấn đề cấp thiết nhất là tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng, đặc biệt là khách hàng mục tiêu để đưa ra định hướng cơ bản cho các chính sách Marketing sau này. Đề tài “Nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sạch của người tiêu dùng Hà Nội và giải pháp Marketing cho doanh nghiệp xã hội Seco” sẽ tìm hiểu thị trường thực phẩm sạch Hà Nội và những nhu cầu của người tiêu dùng trong việc lựa chọn các sản phẩm thực phẩm sạch. Từ đó, đề tài đề xuất các giải pháp Marketing cho doanh nghiệp, đặc biệt trong khía cạnh sản phẩm và chiến lược truyền thông của doanh nghiệp. Kết cấu của đề tài gồm: • Phần mở đầu • Phần nội dung - Chương 1: Giới thiệu vể Doanh nghiệp xã hội Seco và báo cáo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. - Chương 2: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. - Chương 3: Những đề xuất giải pháp cho vấn đề nghiên cứu. • Phần kết luận • Phụ lục • Tài liệu tham khảo LỜI MỞ ĐẦU Trong giai đoạn phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường, đời sống người tiêu dùng được nâng cao. Đi kèm với nó là những nhu cầu cao hơn về chất lượng các sản phẩm và dịch vụ phục vụ cho cuộc sống. Một trong những xu hướng tại thị trường Hà Nội trong giai đoạn gần đây là sự quan tâm đến an toàn và vệ sinh thực phẩm. Sức khỏe của người tiêu dùng được đặc biệt chú trọng và những tiêu chuẩn về nguồn gốc cũng như chất lượng sản phẩm theo đó cũng được nâng cao. Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, doanh nghiệp xã hội Seco được thành lập như một bước tiếp theo của hai dự án SIEED và ECCODE do CARE (Cooperative for American Remittances to Europe = Hợp tác xã cho việc gửi hàng của Mỹ sang châu Âu) và EU (European Union = Liên minh châu Âu) tài trợ. Mục tiêu của Seco là nhằm nâng cao năng lực sản xuất và đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số và góp phần làm sạch thị trường thực phẩm ô nhiễm tại Hà Nội. Bằng việc cung cấp các sản phẩm thực phẩm sạch, chất lượng đảm bảo với nguồn cung cấp rõ ràng, doanh nghiệp Seco đã bước đầu tiếp cận được khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên, với nguồn lực hạn chế và những chiến lược chưa phù hợp, các nỗ lực Marketing của doanh nghiệp chưa tạo được hiệu quả cao, doanh nghiệp hiện đang gặp phải rất nhiều khó khăn. Nhìn nhận vào thực trạng, vấn đề cấp thiết nhất là tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng, đặc biệt là khách hàng mục tiêu để đưa ra định hướng cơ bản cho các chính sách Marketing sau này. Đề tài “Nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sạch của người tiêu dùng Hà Nội và giải pháp Marketing cho doanh nghiệp xã hội Seco” sẽ tìm hiểu thị trường thực phẩm sạch Hà Nội và những nhu cầu của người tiêu dùng trong việc lựa chọn các sản phẩm thực phẩm sạch. Từ đó, đề tài đề xuất các giải pháp Marketing cho doanh nghiệp, đặc biệt trong khía cạnh sản phẩm và chiến lược truyền thông của doanh nghiệp. Kết cấu của đề tài gồm: • Phần mở đầu • Phần nội dung - Chương 1: Giới thiệu vể Doanh nghiệp xã hội Seco và báo cáo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. - Chương 2: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. - Chương 3: Những đề xuất giải pháp cho vấn đề nghiên cứu. • Phần kết luận • Phụ lục • Tài liệu tham khảo PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Thực phẩm là một loại hàng hóa thiết yếu đáp ứng nhu cầu phát sinh hàng ngày và liên tục. Chất lượng và sự an toàn thực phẩm cho sức khỏe đang là chủ đề thu hút được sự quan tâm lớn đối với người tiêu dùng. Tại Hà Nội, xu hướng tiêu dùng các sản phẩm an toàn đang trên đà phát triển. Người tiêu dùng Hà Nội đang ngày càng ý thức được mức độ quan trọng của chất lượng các sản phẩm họ tiêu dùng. Đáp ứng nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội, tháng 10/2012, doanh nghiệp xã hội Seco đã đưa ra thị trường các loại sản phẩm: thịt lợn Hmong, thịt bò Hmong, gà an toàn sinh học, chè Viet gap, trứng gà sạch, mật ong, rau hữu cơ và một số sản phẩm thực phẩm khác. Là một doanh nghiệp mới bước chân vào thị trường, doanh nghiệp chưa xác định được những nhu cầu cụ thể trong xu hướng sử dụng thực phẩm sạch của người tiêu dùng Hà Nội. Vì thế, những chiến lược Marketing mà doanh nghiệp đưa ra chưa có hiệu quả, lượng khách hàng và doanh số thấp dưới mức yêu cầu, mức độ nhận diện thương hiệu chưa cao, lượng khách hàng hiện tại chưa thực sự hài lòng về sản phẩm và dịch vụ. Vì thế, việc thực hiện đề tài khảo sát “Nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sạch của người tiêu dùng Hà Nội và giải pháp Marketing cho doanh nghiệp xã hội Seco” là quan trọng và cấp thiết. Kết quả của cuộc nghiên cứu tạo nên những cơ sở dữ liệu ban đầu về nhu cầu, xu hướng tiêu dùng và những cảm nhận về thương hiệu Seco. Hy vọng từ kết quả của cuộc nghiên cứu, doanh nghiệp có thể xác định được điểm mạnh, điểm yếu và định hướng các chiến lược tập trung trọng tâm đúng nhu cầu của khách hàng. 2. Vấn đề và mục tiêu nghiên cứu a. Vấn đề nghiên cứu • Xác định cảm nhận về hình ảnh và vị thế của thương hiệu Seco trong quan điểm của người tiêu dùng • Định hướng chiến lược phát triển cho doanh nghiệp thông qua: - Xác định các tiêu chuẩn mua sản phẩm, nhu cầu của khách hàng về thực phẩm sạch và đánh giá của khách hàng mục tiêu về sản phẩm của Seco - Xác định nhu cầu, mong muốn, động cơ và rào cản đối với người tiêu dùng trong việc sử dụng sản phẩm thực phẩm sạch của doanh nghiệp Seco b. Mục tiêu nghiên cứu • Xác định hình ảnh và vị thế của thương hiệu Seco trong quan điểm của người tiêu dùng và so sánh với những thương hiệu, nhà cung cấp cạnh tranh: - Mức độ nhận biết của người tiêu dùng đối với thương hiệu Seco - Cảm nhận của người tiêu dùng về thương hiệu Seco - Nhận biết của người tiêu dùng về các thương hiệu, nhà cung cấp khác trên thị trường • Tiêu chuẩn mua sắm và đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm của doanh nghiệp - Các tiêu chuẩn mua của người tiêu dùng đối với sản phẩm thực phẩm sạch - Người tiêu dùng mong muốn gì ở sản phẩm, có thể cải tiến sản phẩm như thế nào và hoàn thiện danh mục sản phẩm như thế nào - Người tiêu dùng có nhận định thế nào về giá cả và dịch vụ cung cấp sản phẩm - Người tiêu dùng có những động cơ và rào cản nào khi ra quyết định mua sản phẩm của doanh nghiệp - Các đặc tính (sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu) nào có ảnh hưởng tốt nhất đến tâm lý mua sắm của người tiêu dùng • Đề xuất các chiến lược Marketing cho doanh nghiệp trong giai đoạn tới: - Bổ sung những lợi ích nào cho sản phẩm, với tầm quan trọng như thế nào - Định vị của thương hiệu sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng - Truyền thông cho sản phẩm: Các yếu tố thương hiệu có ảnh hưởng đến người tiêu dùng Các đặc tính sản phẩm cần tập trung truyền thông Phương tiện truyền thông có hiệu quả tốt nhất 3. Phương pháp nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu a. Phương pháp nghiên cứu Do sự thiếu hụt thông tin lớn, những thông tin cần biết đa dạng và trên nhiều phương diện. Do vậy, phương pháp nghiên cứu được lựa chọn là phương pháp Phỏng vấn trực tiếp cá nhân có dùng bảng hỏi. Trong phương pháp này, công cụ được sử dụng là một mẫu bảng hỏi, trong đó, các đáp viên (đối tượng trả lời phỏng vấn) sẽ lựa chọn phương án phù hợp với suy nghĩ của họ. Bảng hỏi gồm 11+1 câu (11 câu hỏi khai thác thông tin khảo sát thị trường về nhu cầu của người tiêu dùng, 1 câu hỏi khai thác thông tin cá nhân), được thiết kế theo trình tự logic, đáp ứng với mục tiêu nghiên cứu và nhằm để thu được các thông tin khách quan và trung thực nhất từ đối tượng được phỏng vấn. Sau khi thực hiện phỏng vấn thử 10 cuộc phỏng vấn, tính toán được thời gian đáp viên trả lời các câu hỏi trong bảng hỏi trung bình là 8 phút. Khoảng thời gian ngắn đủ thu thập các thông tin cần thiết mà không làm đáp viên cảm thấy mệt mỏi, đảm bảo độ tin cậy của dữ liệu. Dữ liệu thu thập từ bảng hỏi được tổng hợp và phân tích, từ đó, đưa ra các thông tin cần tìm hiểu. Toàn bộ bảng hỏi được đính kèm trong phụ lục của chuyên đề. b. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của để tài là “Nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sạch của người tiêu dùng Hà Nội và giải pháp Marketing cho doanh nghiệp xã hội Seco”. Thông qua việc tìm hiểu những vấn đề xung quanh nhu cầu của người tiêu dùng, những thông tin thu thập được có thể trợ giúp trong quá trình ra các quyết định Marketing về sản phẩm, truyền thông và hoàn thiện dịch vụ cung cấp sản phẩm. c. Mô tả đáp viên mục tiêu (đối tượng trả lời phỏng vấn mục tiêu) Để đảm bảo chất lượng và ý nghĩa của những thông tin mang lại, các đáp viên mục tiêu phải thể hiện được những suy nghĩ của khách hàng hiện có và khách hàng tiềm năng; những câu trả lời của đáp viên phải đưa ra được cơ sở để doanh nghiệp định hướng chiến lược phát triển trong thời gian tới. Khách hàng mục tiêu hiện tại của doanh nghiệp là bà nội trợ, tuổi từ 20-70, sinh sống tại địa bàn Hà Nội, có xu hướng quan tâm đến sức khỏe cho bản thân và gia đình quan tâm đến chất lượng và nguồn gốc của thực phẩm tiêu dùng, có nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn, có thu nhập hộ gia đình trên 20.000.000đ/tháng. Hiện tại, doanh nghiệp muốn xem xét khả năng mở rộng thị trường đến các đối tượng có mức thu nhập thấp hơn. Những đáp viên có khả năng đáp ứng những tiêu chuẩn như vậy được lựa chọn thông qua các tiêu chí: • Là bà nội trợ, người giữ vai trò ra quyết định mua các loại sản phẩm thực phẩm tiêu dùng: • Là những người có xu hướng quan tâm đến sức khỏe của cá nhân và gia đình. • Là những người có nhu cầu, khả năng mua và sử dụng thực phẩm an toàn trong vòng 1 năm tới. • Là những người doanh nghiệp có thể tiếp cận được thông qua các nỗ lực Marketing. • Đặc điểm nhân khẩu học cơ bản: - Giới tính: Nữ - Địa bàn sinh sống: Hà Nội - Thu nhập bình quân tháng: Trên 12.000.000 đồng/hộ gia đình - Tuổi từ 20 – 70 Ngoài ra, để thông tin được khách quan và có ý nghĩa, các đáp viên phải đáp ứng một số tiêu chuẩn: - Không làm trong các lĩnh vực kinh doanh các loại sản phẩm được hỏi - Không làm trong các lĩnh vực liên quan đến các sản phẩm của Seco Để xác định đáp viên mục tiêu, các phỏng vấn viên tiến hành tiếp xúc, phỏng vấn thăm dò, loại trừ các đối tượng không thể hiện sự quan tâm và hứng thú với chủ đề thực phẩm sạch. Sau phỏng vấn, dựa vào câu 12.3 trong bảng hỏi (câu hỏi về tổng thu nhập gia đình), có thể xác định được đối tượng đáp viên mục tiêu và các bảng hỏi có ý nghĩa. d. Kích thước mẫu và phương pháp lấy mẫu Thị trường hiện tại của doanh nghiệp tập trung chủ yếu trong khu vực đường Lạc Long Quân – Hà Nội, với lượng khách hàng không nhiều (95-100 khách hàng thường xuyên). Doanh nghiệp mong muốn đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng và mở rộng thị trường đến một số khu vực mới (các khu dân cư hoặc khu đô thị). Dựa theo những thiếu hụt về thông tin cần tìm hiểu, tính toán được kích thước mẫu tối ưu nằm trong khoảng từ 150 – 200. Để thu thập được thông tin có ý nghĩa cho doanh nghiệp, phương pháp lấy mẫu phù hợp là Phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên phân tầng. 20% số phần tử của mẫu được chỉ định là những khách hàng hiện tại của doanh nghiệp Seco. Số lượng còn lại được khống chế tại những địa điểm mà nguồn lực của Seco có thể đáp ứng được nhu cầu. Cơ sở cho phương pháp chọn mẫu: số khách hàng thường xuyên của doanh nghiệp chỉ là 95-100 người, tổng số khách hàng là 270-300 người. Số lượng khách hàng không nhiều và chỉ bao phủ trong một thị trường nhỏ làm mức độ nhận biết về doanh nghiệp Seco của người tiêu dùng chưa cao. Để phục vụ cho mong muốn đáp ứng tốt hơn những yêu cầu của khách hàng, doanh nghiệp cần thu thập những thông tin phản hồi về sản phẩm và dịch vụ. Việc chỉ định 20% phần tử của mẫu giúp đảm bảo thu thập đầy đủ những thông tin khách quan mà khách hàng cảm nhận về doanh nghiệp trong mức chi phí chấp nhận được. Bên cạnh đó, 80% phần tử phỏng vấn ngẫu nhiên còn lại đủ đảm bảo tính khách quan tương đối của thông tin thị trường. Để thu thập được số bảng hỏi quy định, mỗi phỏng vấn viên được chỉ định đến những điểm nhất định: số 1 – đường Lạc Long Quân – Hà Nội, số 1 – đường Trần Duy Hưng – Hà Nội, số 1 – đường La Thành – Hà Nội. Khu vực 3 tuyến đường này là khu vực tập trung các khu dân cư và đô thị chất lượng cao, phù hợp với mong muốn và khả năng tiếp cận của doanh nghiệp. Phỏng vấn viên chọn mốc bắt đầu và tiến hành tiếp xúc với đối tượng đáp viên. Nếu đáp viên có tiêu chuẩn của đáp viên mục tiêu, phỏng vấn viên tiến hành phỏng vấn. Sau khi hoàn thành xong, phỏng vấn viên tiếp tục đến hộ gia đình tiếp theo cách 5 số nhà (k=5 là một tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu Marketing tại Việt Nam). Các phỏng vấn viên sẽ tiếp tục quy trình cho đến khi đạt được số lượng bảng hỏi quy định. Trong cuộc khảo sát, phỏng vấn viên đã thực hiện 325 lần phỏng vấn để thu được 156 đáp viên đáp ứng đủ các tiêu chuẩn đã nêu trên (30 đáp viên là khách hàng được doanh nghiệp chỉ định, 126 đáp viên là người tiêu dùng được phỏng vấn ngẫu nhiên). Đối với các đối tượng đáp viên là khách hàng của doanh nghiệp Seco, phỏng vấn viên gọi điện, hẹn gặp gỡ, và tiến hành phỏng vấn khi nhận được sự đồng ý của khách hàng. Đối với các đối tượng đáp viên không phải là khách hàng của doanh nghiệp, phỏng vấn viên tiếp xúc trực tiếp xin phỏng vấn và tiến hành phỏng vấn ngay tại thời điểm đó. Địa điểm và thời gian tiếp xúc với đáp viên theo lịch được hẹn trước hoặc địa điểm tại gia, sau giờ hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi và tinh thần thoải mái nhất cho đáp viên để đảm bảo sự chính xác của các thông tin được thu thập được. Tổng hợp số cuộc tiếp xúc của phỏng vấn viên, có 66 người là khách hàng của doanh nghiệp xã hội Seco, 90 người chưa là khách hàng nhưng quan tâm và có nhu cầu mua thực phẩm an toàn, 169 người không quan tâm hoặc không có ý định mua loại sản phẩm của Seco trong vòng 6 tháng tới, hoặc không đảm bảo cáo tiêu chuẩn của đáp viên mục tiêu. Như vậy, mẫu dùng để lấy thông tin có kích thước là 156 phần tử. e. Phương pháp xử lý dữ liệu Dữ liệu thu thập được được xử lý trên phần mềm Excel và SPSS v.16 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI SECO VÀ BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về Doanh nghiệp xã hội Seco 1.1.1. Tổng quan về loại hình doanh nghiệp xã hội 1.1.1.1. Khái niệm Doanh nghiệp xã hội (DNXH) là một mô hình kinh doanh được thành lập nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội, và sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư cho mục tiêu đó hoặc cho cộng đồng, thay vì tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông hoặc chủ sở hữu. 1.1.1.2. Vị thế của loại hình doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam Thực chất, một doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp có những đặc điểm: - Một là, kinh doanh (business) cần được hiểu như một mô hình, phương án, giải pháp có và thông qua hoạt động kinh doanh hơn là ràng buộc DNXH vào hình thức công ty xơ cứng, vốn suy cho cùng cũng chỉ là công cụ tổ chức. - Hai là, mục tiêu xã hội được đặt ra như một sứ mệnh cơ bản và trước tiên (primarily) của việc thành lập tổ chức đó. DNXH phải là tổ chức được lập ra vì mục tiêu xã hội. - Ba là, về nguyên tắc (principally) lợi nhuận được tái phân phối lại cho tổ chức hoặc cộng đồng, không phải cho cá nhân. - Tuy nhiên, tại Việt Nam, mô hình doanh nghiệp này còn chưa phổ biến, chưa nhận được chính sách hỗ trợ từ chính quyền và gặp rất nhiều khó khăn trong cạnh tranh cũng như việc thay đổi nhận thức của công chúng về loại hình doanh nghiệp này. - Một là, việc nhầm lẫn giữa doanh nghiệp xã hội và các doanh nghiệp truyền thống có hoạt động trách nhiệm xã hội dẫn đến luồng dư luận “DNXH phải đăng ký dưới hình thức công ty, cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác. DNXH không nên có gì đặc biệt hơn các doanh nghiệp khác, bởi sẽ dẫn đến sự đối xử không công bằng”. Tiêu cực thậm chí có thể nảy sinh bởi doanh nghiệp nào cũng muốn được ưu đãi nên sẽ chuyển sang DNXH để hưởng lợi. - Hai là, chưa có chính sách cụ thể nào đề cập đến đối tượng DNXH. Những dự thảo luật mới nhất dự định đi vào thi hành vào năm 2015. Nghĩa là những DNXH hoạt động trên thị trường hoàn toàn phải cạnh tranh một cách công bằng đối với các đối thủ. - Ba là, người tiêu dùng chưa biết đến/nhận thức ý nghĩa hoạt động của DNXH. Vì thế, tiêu chuẩn mua sản phẩm của người tiêu dùng không có sự khác biệt giữa các loại hình doanh nghiệp. [...]... hiệu và đảm bảo doanh thu là những nhiệm vụ tiên quyết cần được giải quyết ngay trong thời điểm này CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Thực trạng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sạch của người tiêu dùng Hà Nội 2.1.1 Nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng về thực phẩm sạch • Đánh giá nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sạch cho bữa ăn hàng ngày? Trả lời cho câu hỏi này, 100% đáp viên đều cho rằng, thực. .. trong nhu cầu tiêu dùng Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống đã đẩy cao nhu cầu về thực phẩm có chất lượng Nhu cầu cao của người tiêu dùng về thực phẩm an toàn là một xu hướng tất yếu Thực phẩm là một loại hàng hóa có nhu cầu tiêu dùng phát sinh hàng ngày của mỗi người tiêu dùng Vì thế, tổng lượng cầu là vô cùng lớn Kết quả nghiên cứu cho thấy thực phẩm sạch đang là một... lượng cầu lớn và ngày càng tăng trong thị trường người tiêu dùng Hà Nội Nhu cầu rất lớn trong ngách thị trường này là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp muốn kinh doanh những sản phẩm có chất lượng cao và nguồn gốc rõ ràng Việc chiếm lòng tin của người tiêu dùng là một trong những công việc quan trọng để giành được ưu thế trong chiến lược thu hút, đáp ứng nhu cầu của khách hàng Doanh nghiệp xã hội Seco. .. Quân, Hà Nội Mục tiêu của Seco là nhằm nâng cao năng lực sản xuất và đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số và góp phần làm sạch thị trường thực phẩm ô nhiễm tại Hà Nội Hình 1.1: Logo doanh nghiệp xã hội Seco (Nguồn: Website doanh nghiệp xã hội Seco - DNXH Seco) Ra mắt thị trường trong một thời gian ngắn, doanh nghiệp đang trong giai đoạn khó khăn khi xây dựng hình ảnh của mình trên thị trường và trong... nỗi lo toan cho chị em phụ nữ Hà Nội về thực phẩm ô nhiễm cho gia đình và các cháu nhỏ 1.1.6 Danh mục sản phẩm và bao gói • Danh mục sản phẩm DNXH Seco kinh doanh các sản phẩm thực phẩm dưới 2 dạng chính: Thực phẩm đã qua sơ chế và thực phẩm tươi sống - Thực phẩm đã qua sơ chế có thể bảo quản với điều kiện thường, thời hạn sử dụng dài và là mặt hàng thường xuyên Hình 1.2: Các sản phẩm thực phẩm đã qua... (Nguồn: Website doanh nghiệp xã hội Seco - DNXH Seco) - Các loại thực phẩm tươi sống có điều kiện bảo quản nghiêm ngặt hơn, là loại sản phẩm dễ hư hỏng, thời hạn sử dụng ngắn, và là mặt hàng phụ thuộc theo mùa vụ Hình 1.3: Các sản phẩm thực phẩm tươi sống (Nguồn: Website doanh nghiệp xã hội Seco - DNXH Seco) Các sản phẩm của cửa hàng thực phẩm Seco được thống kê trong danh mục sản phẩm sau: Bảng 1.1:... quyết định mua của người tiêu dùng Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng là nhiệm vụ đầu tiên mà mỗi doanh nghiệp phải làm khi cung cấp sản phẩm/ dịch vụ ra thị trường Doanh nghiệp Seco cũng không nằm ngoài nhiệm vụ đó Vì thế, việc doanh nghiệp phải đáp ứng được các nhu cầu của người tiêu dùng mà đại diên là các nhóm yếu tố trên Các nhóm yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua của người tiêu dùng, đặc... tốt những nhu cầu của người tiêu dùng, đảm bảo giữ chân khách hàng Tuy nhiên, việc thu hút thêm khách hàng mới chưa được thực hiện hiệu quả làm kết quả kinh doanh của doanh nghiệp không đạt được chỉ tiêu Việc làm cấp thiết hiện nay của doanh nghiệp là chú trọng vào công cuộc thu hút khách hàng mới và hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng tiêu chuẩn của người tiêu dùng • Người tiêu dùng có sẵn sàng... hỏi ngẫu nhiên) có nhu cầu được trải nghiệm mua sắm tại các cửa hàng thực phẩm tiện dụng Điều này chứng minh cho tiềm năng phát triển và thu hút khách hàng của Seco Cửa hàng Seco có cơ hội rất lớn để vừa trở thành địa điểm phân phối, vừa trở thành không gian trải nghiệm cho khách hàng về phương thức mua sắm và các chuẩn mực mới của sản phẩm thực phẩm Như vậy, người tiêu dùng có nhu cầu cao về việc trải... đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng Đặc điểm của người tiêu dùng khi mua sản phẩm thực phẩm là mua theo nhóm sản phẩm Việc không cung cấp một số loại sản phẩm trong cả nhóm sản phẩm làm giảm đáng kể số lượng đơn đặt hàng • Bao gói Bao gói của các sản phẩm mang thương hiệu Seco được chia thành 2 phần tách biệt: một phần là tem nhãn của Seco được gắn với sản phẩm, một phần là thực phẩm được đóng . Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của để tài là Nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sạch của người tiêu dùng Hà Nội và giải pháp Marketing cho doanh nghiệp xã hội Seco . Thông qua. về sản phẩm và dịch vụ. Vì thế, việc thực hiện đề tài khảo sát Nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sạch của người tiêu dùng Hà Nội và giải pháp Marketing cho doanh nghiệp xã hội Seco là. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài: NGHIÊN CỨU NHU CẦU TIÊU DÙNG THỰC PHẨM SẠCH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG HÀ NỘI VÀ GIẢI PHÁP MARKETING CHO DOANH NGHIỆP XÃ HỘI SECO GVHD : Ts.Vũ Huy