Mức độ nhận biết của người tiêu dùng về các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường

Một phần của tài liệu luận văn quản trị marketing NGHIÊN CỨU NHU CẦU TIÊU DÙNG THỰC PHẨM SẠCH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG HÀ NỘI VÀ GIẢI PHÁP MARKETING CHO DOANH NGHIỆP XÃ HỘI SECO (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Thực trạng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sạch của người tiêu dùng Hà Nộ

2.1.4. Mức độ nhận biết của người tiêu dùng về các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường

trên thị trường

• Người tiêu dùng đang mua sắm qua kênh mua sắm nào?

Hiện tại, người tiêu dùng có các xu hướng mua sắm qua các kênh mua sắm chính như Siêu thị, Chợ và Cửa hàng thực phẩm tươi sống tiện dụng. Khảo sát kênh mua sắm chính của người tiêu dùng được kết quả:

Biểu 2.5: Kênh mua sắm chính của người tiêu dùng

(Nguồn: Dữ liệu sơ cấp – Bảng 11.1 – Phụ lục 2)

Hiện tại, đối với đối tượng người tiêu dùng có thu nhập khá trở lên, có 3 xu hướng mua sắm. Trong đó, mua sắm tại siêu thị chiếm tỷ lệ nhiều nhất (34.6%), sau đó là chợ (30.8%) và cuối cùng là cửa hàng thực phẩm tươi sống tiện dụng (28.8%). Tuy nhiên, theo phương pháp chọn mẫu (19.2% số đáp viên được chỉ định là khách hàng thường xuyên của doanh nghiệp), chỉ có ngẫu nhiên 9.8% khách hàng thường xuyên mua sắm tại cửa hàng thực phẩm tiện dụng. Kênh mua sắm này chưa phục vụ được số lượng lớn người tiêu dùng. Các cửa hàng thực phẩm tươi sống tiện dụng trên địa bàn Hà Nội không nhiều. Mỗi một cửa hàng phục vụ một địa bàn dân cư riêng, áp lực cạnh tranh không lớn. Vì thế, có thể xác định đối thủ cạnh tranh chính của doanh nghiệp là hệ thống phân phối siêu thị và chợ.

• Lý do người tiêu dùng chọn các hệ thống phân phối siêu thị và chợ

Người tiêu dùng mua sắm các sản phẩm thực phẩm tại siêu thị và chợ là những xu hướng mua sắm đang được áp dụng rất nhiều. Khảo sát các lý do dẫn đến việc chọn lựa nơi mua sắm, thu được các lý do chính chất lượng ổn định, giá cả hợp lý, thuận tiện về địa điểm và mua theo thói quen.

Biểu 2.6: Lý do người tiêu dùng chọn kênh mua sắm hiện tại

(Nguồn: Dữ liệu sơ cấp – Bảng 11.2 – Phụ lục 2)

Có thể thấy, xu hướng chú trọng đến sức khỏe đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Không chỉ tầm quan trọng của tiêu chí về sản phẩm và chất lượng sản phẩm được đánh giá cao mà chất lượng sản phẩm còn ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn kênh mua sắm của người tiêu dùng (36.5%). Lý do thứ hai là sự thuận tiện về địa điểm (23.1%). Đồng nghĩa với mức đánh giá tầm quan trọng của sự thuận tiện trong địa điểm là tỷ do lựa chọn kênh mua sắm. Doanh nghiệp cần đảm bảo đáp ứng được bằng hoặc trên mức kỳ vọng về hai tiêu chí này, từ đó, thu hút được nhiều khách hàng đến với doanh nghiệp.

Phân tích chéo mối quan hệ giữa lý do lựa chọn kênh mua sắm và kênh mua sắm hiện tại, kiểm định thống kê cho thấy có sự ảnh hưởng của lý do lựa chọn lên việc lựa chọn kênh mua sắm. Chỉ số kiểm định thống kê cho thấy mức độ ảnh hưởng vô cùng chặt chẽ (0.955).

(Nguồn: Dữ liệu sơ cấp – Bảng 12.1, 12.2 – Phụ lục 2)

Cụ thể, phân tích chéo mối quan hệ giữa lý do lựa chọn kênh mua sắm và kênh mua sắm hiện tại của đáp viên thu được kết quả:

Bảng 2.8: Phân tích chéo lý do chọn nơi mua sắm và nơi mua sắm hiện tại

Lý do chọn nơi mua sắm hiện tại Tổng Chất lượng ổn định Giá cả hợp lý Thuận tiện về địa điểm Mua theo thói quen Nơi thường mua Chợ Số lượng 0 27 9 9 45 % Dòng .0% 60.0% 20.0% 20.0% 100.0% % Tổng .0% 17.3% 5.8% 5.8% 28.8% Siêu thị Số lượng 27 0 9 18 54 % Dòng 50.0% .0% 16.7% 33.3% 100.0% % Tổng 17.3% .0% 5.8% 11.5% 34.6% Cửa hàng thực phẩm tươi sống tiện dụng Số lượng 30 0 18 0 48 % Dòng 62.5% .0% 37.5% .0% 100.0% % Tổng 19.2% .0% 11.5% .0% 30.8% Khác Số lượng 0 0 0 9 9 % Dòng .0% .0% .0% 100.0% 100.0% % Tổng .0% .0% .0% 5.8% 5.8% Total Số lượng 57 27 36 36 156 % Dòng 36.5% 17.3% 23.1% 23.1% 100.0% % Tổng 36.5% 17.3% 23.1% 23.1% 100.0%

(Nguồn: Dữ liệu sơ cấp – Bảng 12.3 – Phụ lục 2)

Nhóm người tiêu dùng nhạy cảm với giá cả thường chọn nơi mua sắm là chợ (17.3%), nhóm người ít nhạy cảm về giá hơn và đề cao tiêu chí chất lượng sản phẩm thường tìm đến siêu thị (17.3%) hoặc cửa hàng thực phẩm tươi sống tiện dụng (19.2%). Hiện tại, Seco đang phân phối sản phẩm qua cửa hàng Seco. Đây là điều phù hợp với giá trị tìm kiếm của khách hàng. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nâng cao doanh số, doanh nghiệp nên đưa sản phẩm dễ dàng đến tay người tiêu dùng hơn nữa.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị marketing NGHIÊN CỨU NHU CẦU TIÊU DÙNG THỰC PHẨM SẠCH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG HÀ NỘI VÀ GIẢI PHÁP MARKETING CHO DOANH NGHIỆP XÃ HỘI SECO (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w