CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Thực trạng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sạch của người tiêu dùng Hà Nộ
2.2.2. Các đặc tính sản phẩm ảnh hưởng tốt đến tâm lý mua sắm của người tiêu dùng.
dùng.
• Các đặc tính thương hiệu cần xây dựng
Kiểm định và hồi quy thống kê giữa nhu cầu mua sắm tại cửa hàng thực phẩm tươi sống tiện dụng với mức độ quan trọng của các tiêu chí, xây dựng được mô hình:
Nhu cầu mua sắm tại cửa hàng thực phẩm tiện dụng = 1.849 + 0.344 (Sự tươi ngon) + 0.061 (Nguyên liệu được sơ chế tiện dụng) + 0.15 (Cam kết đảm bảo chất lượng) + 0.064 (Có chứng nhận của các chuyên gia) + 0.143 (Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng) + 0.279 (Cách bảo quản hợp lý) + 0.14 (Vệ sinh của nơi bày bán) – 0.012 (Giá cả hợp lý) – 0.071 (Sự thuận tiện về địa điểm/đường đi mua sắm) + 0.069 (Sự thuận tiện về cách thức mua) – 0.163 (Sự phục vụ chu đáo) + 0.285(Thương hiệu của sản phẩm)
Cụ thể các hệ số được minh họa tại bảng 2.13:
Bảng 2.13: Hệ số ảnh hưởng của các tiêu chí lên nhu cầu mua tại cửa hàng thực phẩm tiện dụng
Tiêu chí Hệ số
Sự tươi ngon .344
Nguyên liệu được sơ chế tiện dụng .061
Cam kết đảm bảo chất lượng .150
Có chứng nhận của các chuyên gia .064
Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng .143
Cách bảo quản hợp lý .279
Vệ sinh của nơi bày bán .140
Giá cả hợp lý -.012
Sự thuận tiện về địa điểm/đường đi mua sắm -.071
Sự thuận tiện về cách thức mua .069
Sự phục vụ chu đáo -.163
Thương hiệu của sản phẩm .285
(Nguồn: Dữ liệu sơ cấp – Bảng 15.1, 15.2 – Phụ lục 2)
Theo kết quả trên, những tiêu chí quan trọng ảnh hưởng tới người tiêu dùng theo chiều hướng tốt là sự tươi ngon, cách bảo quản hợp lý và thương hiệu của sản phẩm. Tiêu chí quan trọng ảnh hưởng đến người tiêu dùng theo chiều hướng xấu là sự phục vụ của cửa hàng. Những điều doanh nghiệp cần đẩy mạnh là quảng bá cho chất lượng sản phẩm và thương hiệu đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng.