CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Thực trạng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sạch của người tiêu dùng Hà Nộ
2.1.3. Mức độ nhận biết của người tiêu dùng về thương hiệu sản phẩm Seco
• Người tiêu dùng đang ở mức độ nhận biết như thế nào về thương hiệu Seco?
Trả lời câu hỏi này, có 51.9% đáp viên có biết đến thương hiệu Seco, 44.9% đáp viên không biết đến thương hiệu Seco, 5.8% đáp viên không có ý muốn mua sắm/biết đến các cửa hàng thực phẩm tươi sống tiện dụng.
Biểu 2.3: Mức độ biết đến cửa hàng Seco
(Nguồn: Dữ liệu sơ cấp – Bảng 7.1, 7.2 – Phụ lục 2)
Tỷ lệ số đáp viên biết đến cửa hàng Seco tương đối lớn (42.3%). Tuy nhiên, theo phương pháp chọn mẫu nghiên cứu, 30 người được chỉ định là khách hàng của Seco (chiếm 19.2%), 33 người được hỏi ngẫu nhiên (chiếm 21.1%). Các phần tử của mẫu nằm trong vùng bao phủ thị trường. Có thể kết luận, cửa hàng Seco chưa được nhiều người biết đến. Lý do giải thích kết quả này là doanh nghiệp mới ra mắt thị trường được 5 tháng, thời gian chưa đủ dài để người tiêu dùng biết đến thương hiệu. Bên cạnh đó, do nguồn lực hạn chế, doanh nghiệp chưa thể mở rộng mô hình cửa hàng Seco, cơ sở duy nhất nằm tại số 7 ngõ 191 Lạc Long Quân, Hà Nội. Công việc truyền thông được thực hiện nhưng chưa triệt để. Vì thế, mức độ nhận biết của người tiêu dùng về cửa hàng Seco chưa cao. Việc cửa hàng Seco chưa có mức độ
nhận biết cao đồng nghĩa với việc thực phẩm với thương hiệu Seco chưa đạt được mức tiêu thụ lớn, hay chưa đạt được sự biết đến và ưa chuộng của số đông người tiêu dùng.
Khảo sát về hiệu quả các kênh thông tin của cửa hàng thực phẩm Seco, thu được kết quả:
Bảng 2.6: Hiệu quả hoạt động các kênh thông tin của Seco
Tiêu chí Số người Tỷ lệ (%)
Nhìn thấy cửa hàng Seco 66 53.7%
Bạn bè, người thân 27 22.0%
Website, Facebook 21 17.1%
Cẩm nang giới thiệu của Seco 9 7.3%
(Nguồn: Dữ liệu sơ cấp – Bảng 8 – Phụ lục 2)
Các đáp viên biết đến Cửa hàng thực phẩm chủ yếu thông qua việc nhìn thấy cửa hàng Seco (53.7%) hoặc do bạn bè, người thân giới thiệu (22.0%). Đáp viên biết đến cửa hảng Seco thông qua Website và Facebook của công ty chiểm 17.1%, đáp viên biết đến nhờ cẩm nang giới thiệu của Seco chiếm 7.3%. Chính sách truyền thông của Seco chưa đạt được nhiều hiệu quả. Các đáp viên chủ yếu biết đến Seco qua sự hiện diện của cửa hàng. Chiến lược truyền thông qua Cẩm nang giới thiệu, Website và Facebook không thu hút được nhiều đáp viên mục tiêu. Việc giới thiệu thông qua cửa hàng Seco có hiệu quả cao. Tuy nhiên, với tiềm lực vốn của doanh nghiệp, việc nhân rộng một cách nhanh chóng mô hình cửa hàng Seco là điều rất khó khăn. Vì vậy, doanh nghiệp cần điều chỉnh lại chiến lược truyền thông để tạo hiệu quả tốt hơn trong thời gian tới.
Thống kê số lượng đáp viên đã từng mua tại cửa hàng Seco, có 57.7% đáp viên chưa mua hàng tại cửa hàng thực phẩm Seco, 42.3% khách hàng đã mua tại Seco.
(Nguồn: Dữ liệu sơ cấp – Bảng 9.1 – Phụ lục 2)
Trong những khách hàng của Seco, các khách hàng mua theo tần suất khác nhau:
Bảng 2.7: Tần suất mua hàng tại Seco
Tần suất Số người Tỷ lệ (%)
Chưa từng 90 57.7%
Thi thoảng 11 7.0%
Thường xuyên 24 15.4%
Rất thường xuyên 31 19.9%
(Nguồn: Dữ liệu sơ cấp – Bảng 9.2 – Phụ lục 2)
Những người đã đến mua tại Seco (42.3%) thường muốn quay lại mua với tần suất thường xuyên (13.5%) và rất thường xuyên (17.3%). Số liệu này cho thấy, Seco có tiềm năng rất lớn trong kinh doanh và có thể đáp ứng tốt những nhu cầu của
người tiêu dùng, đảm bảo giữ chân khách hàng. Tuy nhiên, việc thu hút thêm khách hàng mới chưa được thực hiện hiệu quả làm kết quả kinh doanh của doanh nghiệp không đạt được chỉ tiêu. Việc làm cấp thiết hiện nay của doanh nghiệp là chú trọng vào công cuộc thu hút khách hàng mới và hoàn thiện sản phẩm,dịch vụ để đáp ứng tiêu chuẩn của người tiêu dùng.
• Người tiêu dùng có sẵn sàng tìm hiểu thêm về Cửa hàng Seco hay không? Tuy kênh mua sắm qua các cửa hàng thực phẩm tươi sống tiện dụng mới xuất hiện chưa lâu nhưng đã gây được thiện cảm đối với người tiêu dùng. Hầu hết những đáp viên đều có mong muốn trải nghiệm phương thức mua sắm mới tại hệ thống này.
Khảo sát nhu cầu mua sắm tại các cửa hàng thực phẩm tươi sống tiện dụng, thu được kết quả:
Biểu 2.4: Nhu cầu mua sắm tại cửa hàng thực phẩm tươi sống tiện dụng
(Nguồn: Dữ liệu sơ cấp – Bảng 10.1 – Phụ lục 2)
Có đến 94.2% đáp viên (19.2% đáp viên được chỉ định, 75% đáp viên hỏi ngẫu nhiên) có nhu cầu được trải nghiệm mua sắm tại các cửa hàng thực phẩm tiện dụng. Điều này chứng minh cho tiềm năng phát triển và thu hút khách hàng của Seco. Cửa hàng Seco có cơ hội rất lớn để vừa trở thành địa điểm phân phối, vừa trở thành không gian trải nghiệm cho khách hàng về phương thức mua sắm và các chuẩn mực mới của sản phẩm thực phẩm.
Như vậy, người tiêu dùng có nhu cầu cao về việc trải nghiệm tại kênh mua sắm mới này đồng nghĩa với việc họ rất sẵn lòng tìm hiểu thêm về một cửa hàng như Cửa hàng Seco.