Chính sách phân phố

Một phần của tài liệu luận văn quản trị marketing NGHIÊN CỨU NHU CẦU TIÊU DÙNG THỰC PHẨM SẠCH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG HÀ NỘI VÀ GIẢI PHÁP MARKETING CHO DOANH NGHIỆP XÃ HỘI SECO (Trang 51 - 52)

CHƯƠNG III: NHỮNG ĐỀ XUẤT CHO VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3.1 Chính sách sản phẩm

3.2.Chính sách phân phố

Những nghiên cứu trên cho kết quả:

- Tiềm năng tiêu thụ của thực phẩm Seco là vô cùng lớn nhưng do vấn đề về vốn, doanh nghiệp chưa có khả năng nhân rộng mô hình cửa hàng Seco.

- Khách hàng chưa hài lòng với sự thuận tiện trong phân phối. Số lượng cửa hàng Seco quá ít đủ phục vụ cho lượng lớn khách hàng. Khó khăn trong đi lại và mua sắm làm mất tính “tiện dụng” của mô hình cửa hàng Seco. Trong khi đó, nhu cầu phân phối thuận tiện ngày càng trở nên cấp thiết, bắt buộc doanh nghiệp phải đưa sản phẩm thâm nhập rộng trên thị trường.

- Người tiêu dùng luôn có xu hướng mua theo một giỏ thực phẩm đa dạng nhiều sản phẩm khác nhau mà hiện tại Seco chưa đáp ứng được. Vì thế, trong ngắn hạn, doanh nghiệp có thể lựa chọn chiến lược phân phối qua các hệ thống kênh trung gian. Cùng mục đích tìm kiếm vì chất lượng sản phẩm và đặc điểm ít nhạy cảm về giá, kênh phân phối siêu thị và các hệ thống cửa hàng tươi sống tiện dụng khác là hai hệ thống kênh mà doanh nghiệp nên tiếp cận. Trong dài hạn, khi đủ tiềm lực, doanh nghiệp nên đẩy mạnh hệ thống cửa hàng Seco để đảm bảo quản lý sản phẩm đồng thời gây dựng thương hiệu riêng trên thị trường.

Xét về tiềm lực vốn, về ngắn hạn, trong 1.5 năm - 2 năm tới, doanh nghiệp chưa thể triển khai hệ thống cửa hàng Seco. Vì thế, trong giai đoạn trước mắt này,

doanh nghiệp nên lựa chọn các kênh phân phối trung gian trên. Về dài hạn (sau 2 năm), khi sản phẩm đã thâm nhập vào thị trường, tiềm lực vốn đủ để xây dựng và hoàn thiện hệ thống cửa hàng Seco, doanh nghiệp có thể phát triển song song hệ thống cửa hàng Seco với kênh phân phối trung gian. Điều này vừa đẩy mạnh sự phát triển thị trường, vừa khẳng định thương hiệu và xây dựng sự phát triển vững chắc của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị marketing NGHIÊN CỨU NHU CẦU TIÊU DÙNG THỰC PHẨM SẠCH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG HÀ NỘI VÀ GIẢI PHÁP MARKETING CHO DOANH NGHIỆP XÃ HỘI SECO (Trang 51 - 52)