1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng mây tre đan của công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Thăng Long sang thị trường Châu Âu

64 441 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 523,5 KB

Nội dung

Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG I : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài. Ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa được xem là điều kiện tiền đề cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Các quốc gia đều mong muốn có thể xuất khẩu được nhiều hơn hàng hóa của mình để thu về những khoản lợi nhuận. Vì vậy, không chỉ riêng nước ta mà bất kỳ quốc gia nào cũng đặt xuất khẩu vào vị trí xứng đáng và có vai trò quan trọng nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Ở nước ta, đại hội Đảng lần thứ VI cũng đã khẳng định,xuất khẩu hàng hóa là một trong những chương trình kinh tế quan trọng nhất trong thời kỳ đổi mới. Từ đó, vai trò của các công ty có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu luôn được quan tâm nhằm mục đích tìm ra được các biện pháp xuất khẩu hữu hiệu nhất nâng cao lợi nhuận, góp phần hoàn thành mục tiêu chung của đất nước . Đối với các doanh nghiệp, có thị trường, có khách hàng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể tồn tại phát triển và ngược lạị. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay khiến cho thị trường của doanh nghiệp sẽ mất dần do sự giành giật quyết liệt từ phía các đối thủ cạnh tranh. Khi thị trường cũ đã sắp bão hòa hay cạnh tranh quá khốc liệt, tỷ suất sinh lời giảm, thì việc doanh nghiệp phải tìm ra những biện pháp phát triển, mở rộng thêm thị trường cho mình sẽ mở ra cho doanh nghiệp những cơ hội phát triển mới. Thị trường của doanh nghiệp càng rộng thì thiệt hại do rủi ro xuất khẩu gây ra sẽ được chia nhỏ và giảm bớt. Sauk hi gia nhập WTO, về lý thuyết có thể mang lại cho hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam thị trường rộng lớn hơn bao giờ hết, nhưng phát triển được thị trường của mình đến đây còn tùy thuộc vào các giải pháp của mỗi doanh nghiệp !! Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là mặt hàng có truyền thống lâu đời của Việt Nam được được xuất khẩu khá sớm so với các mặt hàng khác và có đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đồng thời còn thu hút nhiều lao động tham gia làm hàng xuất khẩu, góp phần xoá đói giảm nghèo, giúp giải quyết một số vấn đề kinh tế xã hội tại nông thôn. Với nguyên vật liệu, được thu lượm từ phế liệu và thứ liệu của nông lâm sản,hàng TCMN chẳng những mang lại hiệu quả từ thực thu giá trị ngoại tệ rất cao, mà có những mặt hàng thủ công mỹ nghệ hầu như đạt 100% giá trị xuất khẩu, còn lại cũng đạt trên 80% giá trị kim ngạch xuất khẩu. Đồng thời, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã giúp xã hội thu hồi một bộ phận chất thải nông nghiệp sau chế biến SV: Nguyễn Thị Hồng Trang Khoa : Thương mại quốc tế Luận văn tốt nghiệp và thu hoạch, đã biến phế liệu trở thành những sản phẩm xuất khẩu, góp phần tích cực cho việc bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế đất nước. Thời gian qua, thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ ở nước ta ngày càng được mở rộng, ngoài các nước chủ yếu như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Đài Loan Tính riêng tại thị trường EU là thị trường có nhu cầu rất lớn về các mặt hàng thủ công mỹ nghệ trong đó có mặt hàng mây tre đan, trong năm 2009 vừa qua kim ngạch xuất khẩu mặt hàng bằng tre đạt cao nhất với 2 triệu USD tăng 40,7% so với năm trước. EU sẽ là thị trường nhiều hứa hẹn của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Công ty cổ phần XNK thủ công mỹ nghệ Thăng Long là 1 doanh nghiệp có thành tích trong việc xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của cả nước. Công ty có các phòng kinh doanh cho từng loại mặt hàng riêng và có phòng nghiên cứu thị trường làm việc tương đối hiệu quả. Sản phẩm của công ty đã có mặt tại nhiều thị trường như Đông Âu, Tây Bắc –Âu, Bắc Mỹ, Châu Á Trong những năm gần đây công ty cũng có những quan hệ đối tác thân thiết ở một số nước Châu Âu như Đức, Áo, Bỉ Tuy nhiên, khi nhìn vào thị trường rất tiềm năng là Châu Âu thì công ty vẫn đang cần một giải pháp marketing toàn diện hơn cho việc phát triển thị trường xuất khẩu, nâng cao thương hiệu và doanh thu từ sản phẩm thủ công mỹ nghệ của mình. Có như thế doanh nghiệp mới không bỏ lỡ thời cơ tăng trưởng lợi nhuận Sau quá trình thực tập tại Công ty cổ phần dệt XNK mỹ nghệ Thăng Long . Dưới sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Ths. Phùng Thị Thuỷ và các cô chú trong phòng Kinh doanh 2 của công ty, em đã đi sâu tìm hiểu hoạt động markeing phát triển thị trường của công ty tại EU và nhận thấy rằng bên cạnh những thành tựu vẫn còn tồn tại những điểm hạn chế cần khắc phục để đạt được hiệu quả cao hơn hướng tới mục tiêu chung của doanh nghiệp. Vì vậy, em đã chọn vấn đề nghiên cứu “ Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng mây tre đan của công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Thăng Long sang thị trường Châu Âu” cho luận văn của mình. Em hi vọng những đề xuất của em có thể đóng góp một phần vào mục tiêu tăng trưởng số lượng, chất lượng hàng xuất khẩu của công ty ,tăng doanh thu từ thị trường xuất khẩu . 1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài SV: Nguyễn Thị Hồng Trang Khoa : Thương mại quốc tế Luận văn tốt nghiệp Từ những vấn đề cấp thiết đã nêu ra ở trên, đề tài tập trung giải quyết vấn đề MKT phát triển thị trường xuất khẩu của công ty Artex Thăng Long. Mà cụ thể là kết hợp thực tiễn với lý thuyết ,từ nghiên cứu thực trạng của hoạt động marketing phát triển thị trường hiện có tại công ty, để đưa ra một số giải pháp giúp doanh nghiệp có thể phát triển tốt hơn.Với tên đề tài là : “ Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng mây tre đan của công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Thăng Long sang thị trường Châu Âu ”. 1.3 Các mục tiêu nghiên cứu. - Hệ thống hóa các lý thuyết cơ bản về thị trường, phát triển thị trường, và đặc biệt về marketing phát triển thị trường xuất khẩu đối với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại . - Nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động marketing phát triển thị trường xuất khẩu của công ty Artex Thăng Long, đặc biệt là hoạt động này ở thị trường EU. - Đưa ra một số giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường xuất khẩu EU trong thời gian tới, để khắc phục những tồn tại hiện có tại doanh nghiệp 1.4 Phạm vi nghiên cứu Không gian : Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu tại công ty cổ phần XNK thủ công mỹ nghệ Thăng Long Thời gian : Đề tài được nghiên cứu trong khoảng thời gian từ thực tập và làm luận văn tốt nghiệp từ 23/12/2009 đến 28 /05/2010. Với số liệu được sử dụng nghiên cứu trong 4 năm gần đây từ năm 2006- 2009. Thị trường : Thị trường xuất khẩu tập trung nghiên cứu là Châu Âu Sản phẩm : Mây tre đan xuất khẩu 1.5 Kết cấu luận văn tốt nghiệp Luận văn tốt nghiệp được kết cấu bao gồm 4 chương : Chương 1 : Tổng quan nghiên cứu đề tài. Chương 2 : Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về giải pháp Marketing nhằm phát triển thị trường của công ty kinh doanh xuất nhập khẩu . Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu và các kết quả của phân tích thực trạng marketing phát triển thị trường XK mặt hàng mây tre đan của công ty Artex Thăng Long sang thị trường EU . SV: Nguyễn Thị Hồng Trang Khoa : Thương mại quốc tế Luận văn tốt nghiệp Chương 4 : Các kết luận và đề xuất những giải pháp MKT nhằm phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng mây tre đan sang EU của công ty Artex Thăng Long SV: Nguyễn Thị Hồng Trang Khoa : Thương mại quốc tế Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG II : TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU. Một số định nghĩa, khái niệm về thị trường và phát triển thị trường xuất khẩu . Khái niệm về thị trường doanh nghiệp Theo kinh tế học cổ điển, khái niệm thị trường được hiểu một cách đơn giản rằng“ Thị trường là nơi diễn ra các trao đổi , mua bán hàng hóa”, Theo đó, thị trường là một không gian cụ thể, trong một thời điểm cụ thể xảy ra hoạt động trao đổi hàng hóa Theo từ điển kinh tế“ Thị trường là nơi lưu thông tiền tệ, là toàn bộ quá trình giao dịch hàng hóa ”. Theo nhà kinh tế học P. Samuellson thì “Thị trường là một quá trình mà trong đó người mua và người bán một thứ hàng hóa nào đó tác động qua lại lẫn nhau để xác định số lượng và giá cả một loại hàng hóa”. Theo quan điểm của Mc Carthy “Thị trường có thể hiểu là một nhóm khách hàng tiềm năng với những nhu cầu và những người bán đưa ra những sản phẩm khác nhau với cách thức khác nhau để thỏa mãn nhu cầu đó Định nghĩa thị trường theo góc độ Marketing phát biểu như sau “ Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó. Như vậy, theo quan niệm này quy mô thị trường sẽ tùy thuộc vào số người có cùng nhu cầu và mong muốn, vào lượng thu nhập , số tiền vốn mà họ sẵn sàng bỏ ra để mua sắm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó. Khái niệm về thị trường xuất khẩu Xuất khẩu được biết đến là hoạt động đưa các hàng hoá và dịch vụ từ một quốc gia nhất định ra ngoài quốc gia đó nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Xuất khẩu phản ánh mối quan hệ thương mại, buôn bán giữa các quốc gia trong phạm vi khu vực và thế giới. Hình thức kinh doanh xuất khẩu là một trong những hoạt động kinh tế quan trọng của một quốc gia. mở ra những giao dịch kinh tế cho quốc gia gia đó đồng thời tạo ra nguồn thu ngoại tệ chủ yếu cho quốc gia khi tham gia vào kinh doanh quốc tế. SV: Nguyễn Thị Hồng Trang Khoa : Thương mại quốc tế Luận văn tốt nghiệp Thực chất xuất khẩu là hoạt động trao đổi hàng hoá dịch vụ giữa các chủ thể có quốc tịch khác nhau. Kinh doanh xuất khẩu cũng chính là hoạt động kinh doanh quốc tế cơ bản của doanh nghiệp. Theo quan điểm marketing thì thị trường xuất khẩu được hiểu là tập hợp các khách hàng hiện thực và tiềm năng ở thị trường nước ngoài mua hàng xuất khẩu của công ty, có nhu cầu thị trường đối với sản phẩm hoặc lĩnh vực hoạt động thương mại mà doanh nghiệp có dự án kinh doanh, trong mối quan hệ với các nhân tố của môi trường kinh doanh và điều kiện cạnh tranh quốc tế. Khái niệm về phát triển thị trường xuất khẩu : Thực tế cho thấy không một quốc gia nào có thể trốn tránh ảnh hưởng của những khuynh hướng như chuyển dịch từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, khuynh hướng tự do hóa thương mại và chính sách khuyến khích đầu tư ở các nước đang phát triển, khuynh hướng quốc tế hóa và nhanh chóng phát triển thị trường khu vực khép kín sang mở rộng v.v. Những khuynh hướng đó biểu hiện trên thị trường ở nhiều quốc gia trong một thời gian dài. Chính vì vậy, có thể nói rằng phát triển hay mở rộng thị trường đã trở thành nhu cầu cần thiết không thể thiếu được ở mỗi doanh nghiệp, và trở thành hoạt động quan trọng không thể thiếu trong nội dung hoạt động cơ bản. Đứng trên góc độ doanh nghiệp thì : Phát triển thị trường xuất khẩu là tổng hợp các cách thức, biện pháp của doanh nghiệp để đưa ngày càng nhiều khối lượng sản phẩm ra nhiều thị trường ngoài nước để tiêu thụ. Đó không chỉ là việc phát triển thêm những thị trường mới mà còn phải làm tăng thị phần của sản phẩm trên các thị trường đã có sẵn . Cụ thể hơn, phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp chính là việc khai thác một cách tốt nhất thị trường hiện tại, đưa các sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp vào tiêu thụ ở những thị trường mới đáp ứng được cả nhu cầu cả thị trường hiện tại lẫn thị trường tiềm năng mà doanh nghiệp có ý định thâm nhập Đứng trên góc độ quốc gia, thì mở rộng, phát triển thị trường xuất khẩu là việc quốc gia đó đưa được sản phẩm của nước mình thâm nhập thị trường quốc tế, mở rộng được phạm vi địa lý của thị trường và kết quả là tăng được kim ngạch xuất khẩu từ sản phẩm đó . SV: Nguyễn Thị Hồng Trang Khoa : Thương mại quốc tế Luận văn tốt nghiệp Hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu của một quốc gia là sự kết hợp giữa mở rộng thị trường xuất khẩu của tất cả các doanh nghiệp và các hoạt động hỗ trợ của các cơ quan nhà nước trong quốc gia đó. Các doanh nghiệp trực tiếp thực hiện hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các mặt hàng mà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần tạo nên thị trường xuất khẩu rộng lớn cho quốc gia đối với từng sản phẩm, ngành hàng cụ thể. Nếu quốc gia nào làm tốt hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu thì sự hiện diện của hàng hoá quốc gia đó trên thị trường quốc tế ngày càng được mở rộng và thương hiệu sản phẩm ngày càng được nhiều người tiêu dùng nước ngoài biết đến. Vậy, việc mở rộng thị trường có thế hiểu một cách chung nhất là “ mở rộng thị trường có nghĩa là tham dự sâu và rộng ( quy mô lớn và ràng buộc ) vào nhiều quốc gia. 2.2 Một số lý thuyết của Marketing phát triển thị trường XK của công ty kinh doanh quốc tế. 2.2.1. Tổng quan về marketing kinh doanh xuất khẩu 2.2.1.1. Vai trò của marketing trong kinh doanh xuất khẩu Muốn thành công trong kinh doanh, các doanh nghiệp và các nhà kinh doanh cần hiểu biết cặn kẽ về thị trường , về những nhu cầu và mong muốn của khách hàng, về nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh. Ngày nay, các doanh nghiệp phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh quyết liệt và có những thay đổi nhanh chóng của chính sách thương mại, khoa học – công nghệ, sự trung thành của khách hàng giảm sút v.v buộc họ không ngừng chạy đua . Theo định nghĩa tổng quát của Philip Kotler : “ Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi” ( giáo trình “Marketing căn bản”,Philip Kotler ). Vì vậy, các doanh nghiệp và những người kinh doanh luôn tìm cách để thỏa mãn nhu cầu mong muốn của người tiêu dùng, tạo ra sản phẩm dịch vụ với mức giá mà người tiêu dùng có thể thanh toán được . Marketing có ảnh hưởng mạnh mẽ tới lòng tin và kiểu cách của người tiêu dùng, nó thúc đẩy các nhóm chức năng trong kinh doanh phát huy hết nỗ lực Vai trò của Marketing thể hiện ở chỗ Marketing là trung gian liên kết phối hợp các yếu tố cơ bản của công ty kinh doanh với nhu cầu của thị trường. Từ vai trò trên cho thấy muốn SV: Nguyễn Thị Hồng Trang Khoa : Thương mại quốc tế Luận văn tốt nghiệp nâng cao được kinh doanh xuát khẩu các giải pháp Marketing phải không ngừng được hoàn thiện. 2.2.1.2. Nội dung cơ bản của hoạt động marketing trong kinh doanh xuất khẩu - Phân tích và dự báo thị trường trên cơ sở phân tích nhu cầu khách hàng, tình hình cạnh tranh, các trung gian phân phối, phân tích môi trường chính trị, luật pháp, kinh tế, công nghệ, văn hoá xã hội - Làm thích ứng chính sách kinh doanh của doanh nghiệp với nhu cầu và điều kiện thị trường và ở một chừng mực nào đó tác động đến nhu cầu thị trường thông qua các chính sách sản phẩm, giá cả, phân phối và giao tiếp, khuếch trương. - Đánh giá , kiểm tra các chính sách và điều chỉnh Như vậy, là những nguyên tắc cơ bản của Marketing vẫn được hoàn toàn giữ nguyên giá trị khi doanh nghiệp mở rộng hoạt động của mình ra thị trường nước ngoài và hiển nhiên là không thể có được một Marketing quốc tế có hiệu quả tại các doanh nghiệp mà những nguyên tắc trên không được đáp ứng. 2.2.2 Lý thuyết về Marketing mở rộng thị trường XK theo quan điểm Ansoff(1965) Được đề cập tới trong nhiều tài liệu liên quan tới marking như "Marketing" của D.Mercer ( http://futureobservatory.dyndns.org ); I. Ansoff, Strategies for Diversification, Harvard Business Review, Sep-Oct 1957, trang113-124; giáo trình Quản trị Marketing của Lê Thế Giới và Nguyễn Xuân Hãn – NXB giáo dục năm 2007, Quan điểm của Igor Ansoff là mô hình phát triển doanh nghiệp, có hai hướng: Thị Trường và Sản Phẩm. Hai chiều này kết hợp thành một ma trận dùng làm một khuôn khổ để xác định cơ hội phát triển của doanh nghiệp. Ma trận miêu tả tầm nhìn về sản phẩm - thị trường của một doanh nghiệp, cũng như hướng phát triển của doanh nghiệp, các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Tất cả những điều trên nhằm thể hiện logic và chiến lược của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh của ḿình. Mô h́ình của Irgo Ansoff c̣òn có ứng dụng rộng hơn nữa, trong việc đề nghị xem xét khả năng sinh ra lợi nhuận của doanh nghiệp từ một hướng đi SẢN PHẨM - THỊ TRƯỜNG mới, được phát sinh từ việc hợp lực ứng dụng cả hướng đi về sản phẩm lẫn thị trường. SV: Nguyễn Thị Hồng Trang Khoa : Thương mại quốc tế Luận văn tốt nghiệp Bảng 1. Ma trận Ansoff: Thị trường Sản phẩm Thị trường mới Thị trường hiện tại Sản phẩm mới Đa dạng hóa Phát triển sản phẩm Sản phẩm hiện tại Mở rộng thị trường Thâm nhập thị trường Dựa vào cặp sản phẩm và thị trường của doanh nghiệp, Ansoff xác định 4 khả năng doanh nghiệp có thể xem xét để xác định mục tiêu thị trường công ty hướng tới: *Chiến lược đa dạng hóa: Các nỗ lực tiếp thị nhằm tạo ra một sản phẩm mới và thị trường mới. *Chiến lược phát triển thị trường: Các nỗ lực tiếp thị nhắm đến việc mở rộng hệ thống phân phối và tìm kiếm thêm khách hàng cho sản phẩm hiện có trên vùng thị trường mới. Chiến lược này được dùng khi: có các kênh phân phối mới sẵn có và đáng tin cậy, không tốn kém và có chất lượng cao, có thị trường mới chưa được khai thác và chưa bão hòa. * Chiến lược phát triển sản phẩm: Là các nỗ lực tiếp thị nhằm tạo ra một sản phẩm mới hoặc một sản phẩm cũ được cải tiến, có thêm chức năng mới và bán trên một vùng thị trường hiện có. * Chiến lược thâm nhập thị trường: Là các nỗ lực tiếp thị nhằm tăng doanh số bán ra của sản phẩm hiện có trên một vùng thị trường hiện có. Chiến lược này áp dụng được áp dụng trong trường hợp: - Thị trường sản phẩm và dịch vụ hiện tại chưa bão hòa, tỷ lệ sử dụng của khách hàng hiện tại có thể gia tăng them. - Thị phần của đối thủ cạnh tranh chủ yếu bị suy giảm do doanh số toàn ngành hàng đang gia tăng. - Khi gia tăng tính kinh tế theo quy mô cung cấp các lợi thế cạnh tranh chủ yếu. Khi đó, mục tiêu thị trường là những cam kết số lượng, thường được đưa ra như là những tiêu chuẩn để đánh giá hoàn tất nhiệm vụ trong một khoảng thời gian, hoặc là SV: Nguyễn Thị Hồng Trang Khoa : Thương mại quốc tế Luận văn tốt nghiệp những điều kiện phải hoàn thành trước một mốc thời gian được đặt ra. Tiêu chuẩn hoàn tất nhiệm vụ thường được đặt ra dưới dạng khối lượng hàng bán ra, doanh thu bán hàng hoặc những chỉ số lợi nhuận khác. Còn điều kiện phải hoàn thành thường là một tỉ lệ phần trăm thị phần và một số cam kết khác như là phần trăm trên tổng số cửa hàng thuộc mạng lưới phân phối Quan điểm mở rộng thị trường theo chiều rộng, chiều sâu của doanh nghiệp thương mại Trong giáo trình: “Marketing thương mại quốc tế ” - PGS.TS Nguyễn Bách Khoa và Th.s Phan Thu Hoài chủ biên, NXB Thống Kê 2003 ; giáo trình “ Marketing xuất nhập khẩu”- Đỗ Hữu Vinh, NXB tài chính năm 2005 và một số tài liệu liên quan khác, có nói đến quan điểm : Mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp thương mại có thể theo hai phương hướng là mở rộng thị trường theo chiều rộng và theo chiều sâu.  Mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng : là việc gia tăng phạm vi thị trường, đưa sản phẩm mới đến với thị trường mới, khách hàng mới. - Xét về mặt địa lý: Mở rộng thị trường theo chiều rộng chính là tăng cường sự hiện diện của sản phẩm xuất khẩu tại các địa bàn chưa từng biết đến sản phẩm của nước xuất khẩu. Mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến hành thật tốt công tác nghiên cứu, dự báo thị trường để chọn bán sản phẩm phù hợp với nhu cầu và tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu. - Xét về mặt khách hàng: Đó là việc khuyến khích, thu hút khách hàng hoàn toàn mới có nhu cầu được thoả mãn bằng sản phẩm tương tự như sản phẩm của doanh nghiệp tại thị trường trong nước. Giai đoạn đầu của của việc mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng lượng khách hành thường ít và nhu cầu đặt hàng khá nhỏ, mang tính thăm dò là chính. Việc khách hàng mới có tiếp tục tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp xuất khẩu hay không phụ thuộc rất lớn vào những lô hàng đầu tiên, cho nên sản phẩm xuất khẩu phải tạo được ấn tượng tốt về chất lượng, hình thức, mẫu mã đối với khách hàng để có thể tiếp tục gia tăng lượng hàng xuất khẩu.  Mở rộng thị trường theo chiều sâu: Là việc gia tăng số lượng và giá trị sản phẩm xuất khẩu trên thị trường hiện tại. - Xét về mặt địa lý: Mở rộng thị trường theo chiều sâu thì phạm vi thị trường tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu không đổi. Thay vào đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cố gắng khai thác mọi cơ hội để có được từ thị trường hiện tại để thông qua các nỗ lực mạnh mẽ trong công tác Marketting để thu hút khách hàng chưa sử dụng sản phẩm xuất khẩu SV: Nguyễn Thị Hồng Trang Khoa : Thương mại quốc tế [...]... số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ( Hồ Quỳnh Doan – 2003) 3) Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long ( Nguyễn Ích Hiển- 2003 ) 4) Giải pháp marketig- mix thâm nhập thị trường Nhật Bản đối với hàng gốm sứ mỹ nghệ xuất khẩu của công ty TNHH Quang Vinh- Bát Tràng ( Nguyễn Thị. .. nghiệp marketing phát triển, phát triển thị trường Tại công ty cổ phần thủ công mỹ nghệ Thăng Long, 3 năm trước đây cũng đã có đề tài nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên mới chỉ đề cập ở việc phát triển chung, chưa có đề tài nào tập trung vào việc phát triển thị trường Châu Âu 1) Một số giải pháp marketing nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng mây tre đan tại công ty xuất nhập khẩu Hà Tây ( Hoàng Thị Vân Anh... hệ thống tài chính ngân hàng đang có những sự phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng  Một số quy định của EU đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ Thị trường Châu Âu hiện nay vẫn là một trong những thị trường nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ lớn nhất của Việt Nam Tuy nhiên, thị trường này đang ngày càng thắt chắt... động marketing phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng mây tre đan thủ công mỹ nghệ của công ty Artex Thăng Long sang EU được tổng hợp, xử lý spss và thể hiện ở phụ lục Kết quả điều tra tổng hợp tại phụ lục 3 , và được khái quát lại ở các yếu tố chính sau đây : 3.3.1 Thực trạng thị trường và tập khách hàng tại EU - Theo bảng 2: Báo cáo về doanh thu xuất khẩu của công ty cổ phần mỹ nghệ Thăng Long. .. tình hình hoạt động marketing phát triển thị trường của công ty Artex Thang Long trong 4 năm gần đây,với các chỉ tiêu có thể so sánh khác của công ty , thị trường, đối thủ cạnh tranh… 3.2 Khái quát và đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến việc Marketing phát triển thị trường xuất khẩu hàng mây tre đan của công ty Artex Thăng Long sang EU SV: Nguyễn Thị Hồng Trang Khoa... phát triển thêm các thị trường tiêu thụ sản phẩm mới - Đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng - Nâng cao hình ảnh, uy tín của công ty trên thị trường EU 3.3.2 Thực trạng giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm mây tre đan sang EU 3.3.2.1 Thực trạng về sản phẩm mây tre đan xuất khẩu của công ty sang EU Khách hàng chủ yếu của công ty tại thị trường EU là các nhà nhập. .. rằng, EU là thị trường luôn mang lại doanh thu xuất khẩu cao nhất cho công ty, và vẫn đang là thị trường có nhu cầu lớn về mặt hàng mây tre đan Do đó, công ty quyết định thị trường EU là thị trường trọng điểm và đầy tiềm năng trong tương lai Tại EU, khu vực Bắc Âu và Tây Âu được coi là thị trường chủ đạo, đây là khu vực mỗi năm tiêu thụ phần lớn hàng hóa mỹ nghệ xuất khẩu sang của công ty Chỉ tiêu... 23/03/1993 Bộ thương mại cho phép xí nghiệp xuất nhập khẩu Mỹ nghệ Thăng Long được đổi tên thành công ty xuất nhập khẩu Mỹ nghệ Thăng Long, tên giao dịch quốc tế là Artex Thăng Long Ngày 26/04/2005, Bộ trưởng Bộ Thương Mại ra Quyết định số 1266/QĐ-BTM về việc thực hiện cổ phần hoá 12 công ty Nhà nước trực thuộc Bộ Thương mại, trong đó có Công ty Xuất nhập khẩu Mỹ nghệ Thăng Long Theo đó, ngày 14/12/2006, Bộ... tế, đây cũng là một thị trường công ty có lợi thế khi tiến hành thâm nhập trở lại Riêng tại Đức và Pháp là 2 thị trường công ty vô cùng coi trọng tại Châu Âu, bởi lượng nhu cầu về hàng thủ công mỹ nghệ cao, sản phẩm mây tre đan xuất khẩu của công ty được đặc biệt được ưa chuộng Tại đây công ty có một tập khách hàng trung thành và thường xuyên cả về các tổ chức thương mại và khách hàng tiêu dùng cuối... Theo đó, ngày 14/12/2006, Bộ trưởng Bộ Thương mại ra Quyết định số 2130/QĐ-BTM về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty Xuất nhập khẩu Mỹ nghệ Thăng Long thành Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Mỹ nghệ Thăng Long Ngày 14/05/2007, Công ty đã chính thức được chuyển thành Công ty cổ phần Công ty có vốn điều lệ ban đầu 6 tỷ theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103017209 được cấp ngày 14/05/2007 . chung của doanh nghiệp. Vì vậy, em đã chọn vấn đề nghiên cứu “ Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng mây tre đan của công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Thăng. mây tre đan của công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Thăng Long sang thị trường Châu Âu ”. 1.3 Các mục tiêu nghiên cứu. - Hệ thống hóa các lý thuyết cơ bản về thị trường, phát triển. xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long ( Nguyễn Ích Hiển- 2003 ) 4) Giải pháp marketig- mix thâm nhập thị trường Nhật Bản đối với hàng gốm sứ mỹ nghệ xuất

Ngày đăng: 02/04/2015, 10:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w