hoạt động của công ty tại EU.
3.2.2.1 Ảnh hưởng từ môi trường vĩ mô
Môi trường kinh tế quốc tế:
EU là thị trường với 27 nước và địa bàn rộng hơn 4 triệu km2, với dân số trên 460 triệu người, có tổng GDP gần 15000 tỷ USD, chiếm khoảng 27% tổng GDP của toàn thế giới, là một liên minh kinh tế hùng mạnh, có ảnh hưởng lớn tới hoạt động và sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Trước đây, EU có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định, năm 2006 là 2,3%/năm, năm 2007 là 2.7%/năm. Tuy nhiên, cho tới cuối năm 2008 đầu năm 2009, các nước EU đã phải chịu ảnh hưởng trầm trọng tình trạng khủng hoảng kinh tế, mà ảnh hưởng của nó đã lan rộng tới nhiều quốc gia khác trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực đã giảm xuống ở mức 1,8%.năm. Cơ quan thống kê châu Âu Eurostat còn đưa ra công bố quy mô kinh tế tính theo năm trong 3 tháng cuối năm 2009 của 16 nước sử dụng đồng Eurozone đã giảm 2,2%, thấp hơn mức dự đoán trước đây là 2,1%. Tuy nhiên, với những nỗ lực phục hồi lại nền kinh tế tăng trưởng như trước đây của các nước EU nói chung và dấu hiệu dần phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, giới nghiên cứu cho rằng, Châu Âu sẽ thoát khỏi suy thoái tuy nhiên mới chỉ đạt mức tăng trưởng dự kiến 0,9% trong năm 2010.
Quan hệ buôn bán thương mại Việt Nam - EU phát triển rất khả quan, trong 10 năm từ 1990-1999 với quy mô tăng hơn 12 lần và tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 32%. Việt Nam và EU đã dành cho nhau chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) và EC cam kết dành cho hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam chế độ ưu đãi phổ cập (GSP).
Môi trường chính trị - luật pháp quốc tế.
Các yếu tố chính trị, luật pháp quốc tế chi phối mạnh mẽ sự hình thành cơ hội thương mại và khả năng thực hiện mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Sự ổn định của môi trường chính trị đã được xác định là một trong những điều kiện tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi nước có hệ thống chính trị và pháp luật riêng rất khác nhau. Các quan điểm, mục tiêu định hướng phát triển xã hội và nền kinh tế của đảng cầm quyền; các chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện các quan điểm, mục tiêu của chính phủ và khả năng điều hành của chính phủ; hệ thống
pháp luật và hiệu lực thực hiện…tất cả đều ảnh hưởng đến hoạt động phát triển thị trường của doanh nghiệp.
Việt Nam và EU đã có những quan hệ tốt đẹp về chính trị cũng như thương mại. Hiện nay, EU vẫn đang quan tâm và hướng các hoạt động của mình sang châu Á, trong đó có Việt Nam. Tuy EU là một thị trường rộng lớn, ổn định, có nhiều tiềm năng và giá cả thì cao hơn tất cả các thị trường khác nhưng EU là một thị trường khó tính, đòi hỏi rất cao về chất lượng và điều kiện thương mại thì nghiêm ngặt. Hàng hóa muốn được nhập vào EU phải vượt qua rất nhiều rào cản với những điều kiện, luật lệ khắt khe. Rào cản kỹ thuật của EU chính là quy chế nhập khẩu chung và các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng được cụ thể hóa ở các tiêu chuẩn sản phẩm như tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động. Hệ thống tiêu chuẩn hóa EU do 3 cơ quan: Ủy ban tiêu chuẩn hóa kỹ thuật điện tử châu Âu- CENELEC (European Committee for Electronical standardization), Ủy ban tiêu chuẩn hóa châu Âu- CEN (European Committee for standardization) và viện tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu – ETSI(European telecommunications Standard Institute) đưa ra.
Môi trường văn hóa , xã hội quốc tế
Yếu tố văn hóa xã hội luôn bao quanh doanh nghiệp, khách hàng và có ảnh hưởng lớn tới sự hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt với hàng thủ công mỹ nghệ, bởi đây không chỉ là sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng thông thường mà còn có tính nghệ thuật đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của người tiêu dùng. Các yếu tố chính của văn hóa, xã hội bao gồm truyền thống, tập quán, thị hiếu mua hàng có ảnh hưởng lớn tới quyết định mua hàng. Một quốc gia đều có bản sắc văn hóa riêng,Việt Nam và EU là những quốc gia có nền văn hóa khác biệt nhau rất rõ nét. Do vậy khi thâm nhập vào thị trường EU, công ty cũng phải lưu ý đền tính chất đặc điểm riêng của từng thị trường thành viên. Mặc dù có thể cho rằng không có những rào cản giữa những quốc gia thành viên, các quốc gia mở cửa cho các quốc gia khác, nền kinh tế thống nhất và hệ thống quy định,luật pháp hòa hợp nhưng EU vẫn là một thị trường không đồng bộ do sự khác biệt về dân số, diện tích, tôn giáo, văn hóa. Chẳng hạn, doanh nghiệp Đức không chấp nhận mua hàng qua catalogue trong khi các doanh nghiệp Pháp lại rất
quan tâm đến chất lượng và rất sòng phẳng, luôn tuân theo những luật lệ một cách chính xác
3.2.2.2 Ảnh hưởng từ môi trường ngành
Đặc điểm nhu cầu, khách hàng của thị trường .
Hiện nay khách hàng của công ty tại thị trường EU phần lớn là tại các nước Tây- Bắc Âu, khu vực Đông Âu đang trong quá trình phục hồi kinh tế, nhưng về lâu dài, với những mối quan hệ đối tác làm ăn có sẵn từ trước, công ty hoàn toàn có lợi thế khi thâm nhập sâu vào những quốc gia ở khu vực này. Cơ hội xuất khẩu mặt hàng này được gắn liền với sự cách tân & thiết kế hiện đại. Các mặt hàng đan lát & mây tre được phân lọai dựa vào tính thiết thực cho người tiêu dùng và được chia ra thành các loại dành cho trang trí nhà cửa và các loại trang trí nội thất sân vườn. Hiện tại, việc phát triển các sản phẩm đan lát mới dành cho sân vườn với các yêu cầu ngày càng tăng theo thị hiếu người tiêu dùng đang được ưu tiên. Người tiêu dùng EU thường thích màu nâu vì nhìn tự nhiên, hữu dụng đặc biệt trong trang trí nhà cửa. Tuy nhiên vào mùa hè, hầu hết các sản phẩm được đặt hàng với màu sắc sáng hơn. Màu sắc , mẫu mã, hình dáng & thiết kế thường xuyên thay đổi.
Đối với nhiều người trẻ, xu hướng thời thượng thì thích các lọai mặt hàng trang trí giá rẻ. Trung niên thì thích lọai hàng thực tế ý nghĩa, tiện dụng với nhiều chức năng khác nhau , còn người lớn tuổi thì thích & săn lung, sở hữu các lọai mặt hàng cao cấp có giá trị. Giá cả là yếu tố quan trọng để chọn mua và người tiêu dùng có xu hướng thiên về giá rẻ hơn. Tuy nhiên, chất lượng và thiết kế mẫu mã cũng vẫn là tiêu chuẩn quan trọng nhất để chọn. Các tiêu chí khác cũng không kém phần quan trọng để xem xét chọn lựa như: giá tiền, tiện dụng, thời trang & hình dáng, tính hấp dẫn, bao bì & quảng cáo. Sự phân chia này cũng còn dựa vào sở thích của người tiêu dùng như 65% dân Pháp thì thích các hàng thiết kế trang trí nội thất , và 35% còn lại thì không quan tâm. 65% người tiêu dùng để ý sử dụng & thay thế chúng thường xuyên để đeo đuổi bắt kịp xu hướng thời trang này. Điều này cũng có nghĩa rằng họ có khuynh hướng mua các mặt hàng giá rẻ hơn.. 35% tối thiểu còn lại thì sử dụng các lọai trang thiết bị nội thất & mua chỉ khi nào họ cần. Vì thế họ sẽ mua lọai hàng chất lượng, giá cao và để sử dụng lâu dài.
Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ không chỉ là các doanh nghiệp trong nước mà còn các đối thủ đến từ nhiều nước khác nhau trên thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ…Đối thủ cạnh tranh là một yếu tố tác động thường xuyên và trong suốt hoạt động phát triển thị trường của doanh nghiệp. Hiện nay, khó khăn lớn nhất là phải đối mặt chính là sự cạnh tranh từ Trung Quốc. Trung Quốc hiện đang là nguồn cung cấp chính cho thị trường thế giới những mặt hàng thủ công mỹ nghệ và quà tặng như mây tre lá, thêu… tương tự như các mặt hàng mà Việt Nam đang cố gắng xuất khẩu. Hàng Trung Quốc có mẫu mã đẹp, lượng hàng lớn nên giá thành sản phẩm thấp. Do đó, khi công ty tiến hành thâm nhập sâu hơn vào thị trường EU cần tìm cho mình những giải pháp thích hợp để tăng lợi thế cạnh tranh của mình. .
Hệ thống tài chính ngân hàng
Hệ thống tài chính ngân hàng giữ vai trò quan trọng trong thanh toán quốc tế và hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Nó giúp cho việc quản lý, cung cấp vốn, đảm trách việc thanh toán một cách thuận tiện, nhanh chóng, chính xác và an toàn cho doanh nghiệp. Hiện nay, hệ thống tài chính ngân hàng đang có những sự phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng.
Một số quy định của EU đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ.
Thị trường Châu Âu hiện nay vẫn là một trong những thị trường nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường này đang ngày càng thắt chắt hơn nữa các qui định về tiêu chuẩn nhập đối với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ đến từ các nước đang phát triển như Việt Nam. Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang EU cần quan tâm đến bộ luật Reach, đây là bộ luật mới dầy hơn 800 trang của EU được biên soạn công phu suốt hàng chục năm qua, nó bao gồm các qui định chặt chẽ nhất đối với hàng nhập khẩu vào EU sẽ được áp dụng vào năm 2011. Theo đó kể từ năm 2011 tất cả các hàng hoá đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ khi nhập khẩu vào EU đều phải thoả mãn các tiêu chuẩn của Reach. Nếu sản phẩm sử dụng bất kỳ loại hoá chất nào được cung cấp bởi những nhà sản xuất mà không nằm trong danh mục của Reach thì đều không được nhập khẩu vào EU.Trong phạm vi của bài viết này,chỉ
đề cập đến một số lưu ý trong sử dụng các loại hoá chất cho mặt hàng mây tre đan xuất khẩu vào thị trường EU
- Vấn đề xử lý chống mốc mọt :
Một trong những vấn đề nan giải đầu tiên mà các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng mây tre đan đều phải đối mặt là vấn đề mốc, mối, mọt của hàng hoá. Thông thường, các cơ sở sản xuất nhỏ đều chủ yếu sử dụng lưu huỳnh (diêm sinh) để ủ sấy mây tre, lưu huỳnh vừa có tác dụng chống mốc, mọt vừa có tác dụng làm trắng, lên mầu vàng đẹp cho nhiều mặt hàng mây tre, thêm nữa giá của lưu huỳnh rất rẻ, cách sử dụng ủ sấy cũng rất đơn giản và tiện lợi. Tuy nhiên, lưu huỳnh là chất độc đã bị cấm sử dụng trong quá trình sản xuất hàng mây tre đan xuất khẩu vào các nước Châu Âu và Bắc Mỹ vì đây là một chất độc cho cả người sản xuất lẫn người sử dụng.Chất Borax hoặc Oxit kẽm cũng có thể được sử dụng trong quá trình luộc tre để ngăn chặn mốc mọt, nhưng theo qui định mới của Châu Âu thì đây cũng là những chất không được phép sử dụng.
- Vấn đề sử dụng các loại keo ép:
Keo ép là hoá chất quan trọng được sử dụng trong sản xuất các mặt hàng tre cuốn, các hàng tre ép công nghiệp, ván sàn tre. Đây cũng là một loại hoá chất nhạy cảm được nhiều nhà nhập khẩu quan tâm đầu tiên khi họ có nhu cầu mua hàng.
- Vấn đề sử dụng các chất sơn phủ bề mặt:
Sơn phủ bề mặt là một yêu cầu bắt buộc đối với phần lớn các hàng hoá mây tre đan thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Chất sơn phủ không chỉ có tác dụng làm đẹp sản phẩm, tạo mầu sắc mà đó chính là lớp bảo vệ sản phẩm khỏi các xâm hại từ bên ngoài như mốc, mọt, ẩm thấp gây trương nứt hàng... Tại Châu Âu, nếu là các sản phẩm dùng để ngồi như bàn ghế thì sơn không được gây bẩn cho quần áo của người sử dụng. Việc đó sẽ được Test bằng cách dùng vải trắng để lau vào sơn mầu. Nếu là hàng dùng cho trẻ nhỏ thì sẽ có yêu cầu Test đặc biệt vì trẻ em luôn có thói quen sờ mó, thậm chí ngửi liếm vào các đồ dùng nên yêu cầu về chất lượng sơn an toàn là rất cao. Nếu là hàng dùng cho đồ nhà bếp như bát đũa, thớt, thìa thì phải thoả mãn được các yêu cầu về an toàn thực phẩm.
Nguồn lực nội tại của công ty quyết định đến việc thực thi và đẩy nhanh quá trình xuất khẩu và xâm nhập vào thị trường nước ngoài. Cũng giống như bất cứ công ty nào, hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần XNK thủ công Mỹ nghệ Thăng Long cũng gắn liền với những yếu tố thuộc môi trường bên trong bao gồm :
3.2.3.1 Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp.
Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp là nhân tố phản ánh tổng hợp tiềm lực của doanh nghiệp về khả năng huy động các nguồn vốn đưa vào kinh doanh, là yếu tố cơ bản đảm bảo cho sự thành công của doanh nghiệp. Tiềm lực tài chính càng mạnh thì càng là lợi thế giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh, tránh những rủi ro biến động của thị trường. Công ty cổ phần XNK mỹ nghệ Thăng Long có số vốn điều lệ là 13.605.910.000 đồng (Mười ba tỷ sáu trăm lẻ năm triệu chín trăm mười nghìn đồng); Khả năng tài chính của công ty ngày càng được nâng cao tạo điều kiện thuận lợi cho việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
3.2.3.2 . Yếu tố nhân lực
Như chúng ta đều biết, nguồn nhân lực là yếu tố hàng đầu có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Có được nguồn nhân lực tốt sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn cho mỗi công ty trên thị trường. Chính vì vậy, các công ty luôn chú trọng đến công tác tự đào tạo, đào tạo tại chỗ và đã dành sự quan tâm thiết thực đến khuyến khích các cán bộ trẻ nâng cao trình độ chuyên môn. Tại Artex Thăng Long, tổng số lao động tại thời điểm 31/12/2009 là 86 người, trong đó lao động nữ là 56 người, chiếm 65,1 % và lao động nam là 30 người, chiếm 34,9 %. Hầu hết các cán bộ ở các phòng ban đều có trình độ cao đẳng (8 người, chiếm 9,3%), đại học trở lên (43 người chiếm 50%), tạo nên một đội ngũ nhân viên có trình độ, năng lực và chuyên môn tốt trong hoạt động marketing cũng như trong hoạt động xuất khẩu. Bên cạnh đó công ty cũng đang sở hữu một đội ngũ lao động làm việc liên quan tới thiết kế hàng mẫu, lành nghề, có chuyên môn, kinh nghiệm
3.2.3.3 Khả năng kiểm soát và độ tin cậy của nguồn cung cấp hàng hóa
Công ty hiện nay chỉ có 2 xưởng sản xuất là xưởng mây tre thuộc phòng kinh doanh 2 và xưởng thêu thuộc phòng kinh doanh 6, nên khả năng tự mình đáp ứng những đơn hàng lớn là khó khăn. Hơn nữa do đặc điểm của hàng thủ công mỹ nghệ là được làm bằng tay, làm thủ công nên nguồn hàng cho xuất khẩu chủ yếu là do thu mua
từ các hợp tác xã, làng nghề, hộ gia đình và một số cơ sở thủ công là chủ yếu. Ngày nay, sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp không chỉ đơn thuần ở việc tạo ra các sản phẩm mình có thế mạnh mà còn phải đáp ứng được các yêu cầu tiêu chuẩn của nước xuất khẩu. Vì vậy, khả năng kiểm soát nguồn cung ứng, đảm bảo cung cấp đủ hàng hóa, kịp thời, đảm bảo chất lượng ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất khẩu của mỗi