Các dự báo triển vọng về việc phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng mây tre đan của công

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng mây tre đan của công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Thăng Long sang thị trường Châu Âu (Trang 45 - 64)

hàng mây tre đan của công ty Artex Thăng Long

4.1.4 Dự báo triển vọng về môi trường kinh doanh và xu hướng tương lai

Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt khoảng 750 triệu USD, tăng 19% so với năm 2008. Mục tiêu đến năm 2010, Việt Nam phấn đấu tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở mức 20-22% năm và kim ngạch xuất khẩu đạt 1,5 tỷ USD. Thị trường EU được coi là một thị trường chủ lực của các doanh nghiệp xuất khẩu TCMN, EU mỗi năm nhập khẩu khoảng 7 tỉ USD, trong khi Việt Nam cũng chỉ chiếm 5,4% trong số kim ngạch đó, đến năm 2010 Việt Nam phấn đấu xuất khẩu vào thị trường này 600 triệu USD .

Theo dự đoán của các chuyên gia, người tiêu dùng EU đang có xu hướng tập trung vào trang trí nhà cửa sao cho tiện nghi và sinh động hơn, từ vật liệu dán tường, khăn

trải bàn cho đến bộ bàn ăn, ghế, bộ đồ ăn, mành tre, mành trúc, đũa tre, lẵng hoa, làn, giỏ, chao đèn, khay,bàn ghế, giường tủ.. Phòng tắm trở thành nơi thư giãn, có không gian rộng hơn, trang trí gây ấn tượng mạnh hơn, màu sắc trầm và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ chứa đựng sắc tố tự nhiên. Bên cạnh đó, người dân EU ngày càng để ý đến trang trí khu đất trước và sau nhà, bằng cách thiết kế những mảnh vườn, khu thư giãn. Chính vì vậy, những mặt hàng như tượng, bàn ghế làm bằng mây tre rất được ưu chuộng. Trong mặt hàng TCMN, mảng thị trường quà tặng công ty cũng đang phát triển, đặc biệt là những mặt hàng có gắn logo hay những hình ảnh có thể nhận biết được công ty. Doanh nghiệp xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam muốn thành công tại thị trường EU thì ngoài việc phải nắm bắt rõ những quy định của cơ quan thuế và hải quan EU đối với mặt hàng TCMN, ngay từ ban đầu cần chớp thời cơ gây ấn tượng tốt cho các nhà nhập khẩu EU thông qua tiếp thị hình ảnh công ty, giới thiệu giá cả, quy cách kỹ thuật và giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm của mình. Đặc biệt, hàng hóa nhập vào EU phải là hàng chất lượng cao, bền, do đó DN nên lưu tâm cụ thể đến yêu cầu dán nhãn và bao gói chính xác. Riêng hàng TCMN dùng bên ngoài trời như hàng song, mây phải đủ khả năng chịu được sự biến đổi mạnh về nhiệt độ và độ ẩm. Mặt hàng dành cho trẻ em phải thỏa mãn yêu cầu chỉ tiêu an toàn về sức khỏe, tính mạng và các tiêu chuẩn chống cháy nổ. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng tạo ấn tượng với nhà nhập khẩu nói chung và người tiêu dùng EU nói riêng. Bên cạnh đó, DN cần lưu ý tới những điểm mấu chốt như: sản xuất hàng mẫu với vòng quay nhanh, hàng giao phải đúng với đặc trưng kỹ thuật đã thỏa thuận; đảm bảo tính liên tục của nguồn cung; duy trì chất lượng cao ở mức giá cạnh tranh và bao bì thích hợp cho vận tải đường biển; đặc biệt phải tuyệt đối tôn trọng chữ tín kinh doanh và đây cũng chính là yêu cầu hàng đầu của các nhà nhập khẩu EU đối với đối tác làm ăn của họ.

Về nguồn nguyên liệu: Theo nguồn tin từ Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay ngành thủ công mỹ nghệ phải nhập khẩu khoảng 50% nguyên liệu sản xuất. Thiếu nguyên liệu sản xuất đang là thách thức hàng đầu với các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất TCMN tại nước ta hiện nay. Nguồn tài nguyên trong nước có dấu hiệu bị cạn kiệt do không có chiến lược, mạnh ai nấy làm, chính sách tái đầu tư trồng mới và khai thác không có kế hoạch, dẫn đến phát triển nguồn nguyên liệu không đồng bộ, ảnh hưởng khá trầm trọng đến tương lai của ngành hàng TCMN. Về nguyên liệu tre, gỗ,

song mây,cói là ví dụ điển hình, phải nhập khẩu chiếm tới 50% (sản lượng tre nguyên liệu) từ nước ngoài, doanh nghiệp phải nhập khẩu từ Lào, In-đô-nê-xi-a, Cam-pu- chia… mặc dù vị trí địa lý của Việt Nam khá thuận lợi cho việc tái trồng trọt, trong khi đó nguyên phụ liệu nhập ước tính chỉ khấu hao chiếm từ 3-3,5% giá trị xuất khẩu, giá trị thường đạt từ 95% trên sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.. . Ngành mây, tre đan xuất khẩu hiện nay có đến hơn 42% các cơ sở đang hoạt động cầm chừng và có nguy cơ đóng cửa vì không chủ động được nguyên liệu. Dự báo trong 10 năm tới, hệ thống làng nghề TCMN Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng thoái trào nếu không có chiến lược quy hoạch, phát triển các vùng nguyên liệu hợp lý. Được biết, hiện Bộ NN và PTNT đang giao cho Cục Chế biến, Thương mại Nông-Lâm-Thủy sản thực hiện dự án “Quy hoạch các làng nghề gắn với vùng nguyên liệu” trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, đến nay, dự án mới chỉ đang trong quá trình… xây dựng.

4.1.5 Định hướng phát triển của công ty

Trên cơ sở thấy rõ được những khó khăn cũng như lợi thế mà Công ty có được, Công ty đặt ra kế hoạch cho các năm tiếp theo như sau

Chỉ tiêu Đơn vị

tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Vốn điều lệ Triệu đồng 13.605,910 13.605,910 13.605,910 Tổng doanh thu Triệu đồng 280.000 300.000 320.000 Tổng lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 1.900 2.000 2.100 Tổng lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 1.425 1.500 1.575

Tỷ lệ trả cổ tức % 10 10 10

(Nguồn: Do Công ty cung cấp)

Bảng : Phương hướng hoạt động các năm 2010 và 2011

- Tiếp tục tìm kiếm các đối tác nước ngoài, mở rộng thị trường kinh doanh sang thị trường mới như Canada, Braxin, một số nước Đông Âu …

- Mở rộng hoạt động kinh doanh nhập khẩu các mặt hàng hóa chất, điện tử, điện lạnh trên cơ sở đúng pháp luật, làm gia tăng lợi nhuận cho Công ty.

- Nâng cao vai trò thực sự của người lao động, gắn chặt giữa trách nhiệm trong công việc với quyền lợi của người lao động và các cổ đông, tạo động lực thúc đẩy tăng năng suất lao động, đổi mới hình thức quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty, xây dựng và phát triển doanh nghiệp,

góp phần phát triển kinh tế quốc gia, ổn định việc làm và cải thiện đời sống người lao động.

Định hướng phát triển thị trường EU

Bên cạnh việc duy trì mối quan hệ với các khách hàng truyền thống và những sản phẩm truyền thống, công ty tiến hành tìm kiếm và phát triển thị trường tiêu thụ tại các nước EU rộng hơn, đa dạng hóa mẫu mã, chủng loại mặt hàng cho thị trường này.

Đẩy mạnh hơn lượng bán ra với các tổ chức thương mại và các nhà nhập khẩu EU, quan tâm tới thị trường Đông Âu đã mất do khủng hoảng kinh tế

Đẩy mạnh hơn các hoạt động xúc tiến bán tại thị trường EU nhằm tăng doanh số

Đề xuất một số giải pháp marketing phát triển thị trường EU đối với hàng mây tre đan xuất khẩu của công ty cổ phần XNK Mỹ nghệ Thăng Long.

Đề xuất giải pháp về thị trường

4.3.1.1Tăng cường công tác nghiên cứu và lựa chọn thị trường xuất khẩu mục tiêu

Hoạt động kinh doanh hiện đại không thể thiếu nghiên cứu thị trường, nó cho phép doanh nghiệp nắm được các yếu tố cơ bản của một thị trường : cung, cầu, giá cả và cạnh tranh. Doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng thủ công mỹ nghệ như công ty Artex Thang Long còn phải tập trung nghiên cứu các yếu tố văn hóa của thị trường như phong tục tập quán, tín ngưỡng.., các yếu tố tự nhiên như khí hậu, thời tiết, môi trường..để tạo ra những sản phẩm phù hợp nhất với khách hàng. Tại công ty, nghiên cứu thị trường phần lớn là công việc của phòng thị trường. Để thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ của phòng thị trường, công ty có thể áp dụng một số biện pháp sau :

Phòng thị trường hiện nay chỉ là một phòng hành chính, kết quả hoạt động nghiên cứu thị trường không được gắn trực tiếp với kết quả kinh doanh xuất khẩu nên hiệu quả công việc của phòng thị trường chưa cao. Công ty nên có cơ chế gắn lợi ích của phòng thị trường trực tiếp với kết quả kinh doanh của các phòng nghiệp vụ như cho phép được hưởng % hoa hồng, thưởng ..để tạo động lực cho phòng thị trường thực hiện tốt hơn nữa công việc của mình.

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của phòng, phân chia các khu vực thị trường cho từng bộ phận cụ thể, cần tập trung vào những thị trường chính, thị trường tiềm năng để đảm

bảo hoạt động nắm bắt nhanh nhất với những biến đổi của thị trường, phản hồi kịp thời cho các phòng nghiệp vụ

Tổ chức kênh thông tin trong nội bộ doanh nghiệp hợp lý, rút ngắn thời gian hoạt động truyền tin, từ đó giúp các phòng nghiệp vụ thu thập thông tin một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời -> nắm bắt nhanh cơ hội, chớp thời cơ kinh doanh.

Phối hợp hoạt động nghiên cứu thị trường của phòng thị trường với các bộ phận khác, tận dụng các chuyến giao hàng, các đợt triển lãm ở nước ngoài để nghiên cứu thị trường, tiết kiệm chi phí nghiên cứu. Đồng thời nắm rõ mục tiêu thị trường cụ thể của từng phòng nghiệp vụ để có kế hoạch nghiên cứu thị trường hợp lý

4.3.1.2 Lập kế hoạch phát triển cho từng thị trường, thị trường mục tiêu

Tại thị trường Châu Âu là thị trường có tiềm lực kinh tế lớn, khả năng thanh toán cao và nhu cầu về hàng thủ công mỹ nghệ có xu hướng tăng lên trong thời gian tới .Công ty cần đáp ứng được những đòi hỏi rất cao về chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng, dịch vụ,.. Công ty phải đối mặt với nhiều khó khăn như chi phí cho hoạt động nghiên cứu thị trường đắt đỏ, mức độ trạnh tranh thì gay gắt thì để có thể đạt hiệu quả cao hơn, công ty cần chú ý :

- Ổn định hơn nữa về mặt chất lượng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng khó tính như đã cam kết trong hợp đồng,đảm bảo về mẫu mã, yếu tố hóa chất,..sản xuất và cung cấp những sản phẩm có chất lượng đạt tiêu chuẩn, phù hợp với mong muốn và khả năng thanh toán của khách hàng.

- Thực hiện giao hàng đúng thời hạn, chất lượng, bảo quản và vận chuyển hàng tốt, tránh hư hỏng do vận chuyển hoặc do thay đổi thời tiết, có dịch vụ chu đáo đến nơi khách hàng yêu cầu, đảm bảo chữ TÍN trong hoạt động kinh doanh

Trước đây, Đông Âu từng là thị trường quan trọng nhất, chiếm phần lớn tỷ trọng kim ngạch của công ty. Sau khủng hoảng kinh tế, chính trị ở khu vực này, nền kinh tế Đông Âu sụt giảm khiến công ty mất gần hết thị trường. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây, sự phục hồi kinh tế của nước Nga lại mở ra những cơ hội cho công ty thâm nhập lại thị trường này, giành lấy vị thế đã mất. Để làm được điều này, công ty nên áp dụng các biện pháp :

- Nối lại quan hệ với các bạn hàng cũ mà công ty đã từng làm ăn, củng cố mối quan hệ đã có, đồng thời tìm kiếm các bạn hàng mới

- Có các chính sách ưu đãi đối với khách hàng thân quen, giảm chi phí, giảm giá xuất khẩu.

- Do hoạt động ngân hàng còn nhiều hạn chế, hình thức thanh toán bằng L/C nhiều khi trục trặc do sai sót chứng từ. Công ty cũng nên có các biện pháp linh hoạt trong thanh toán, chuẩn bị đủ vốn để ứng trước tiền hàng trong khi chờ khách hàng thanh toán..

Đây cũng là thị trường có mức tiêu dùng của dân cư cao, xu hướng tiêu dùng hàng mỹ nghệ đang tăng, và có yêu cầu cao về chất lượng và tính độc đáo của sản phẩm. Chính sự độc đáo và khác lạ của sản phẩm là yếu tố thu hút lớn của khách hàng trên thị trường này. Các thị trường này hiện nay mới chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, nhưng tiềm năng trong tương lai là rất lớn vì vậy công ty nên nhanh chóng đẩy mạnh công tác xúc tiến vào thị trường này.

Đề xuất giải pháp marketing phát triển thị trường EU của công ty cổ phần XNK mỹ nghệ Thăng Long

4.3.1.3 Giải pháp về sản phẩm xuất khẩu

Khi đưa sản phẩm có tính truyền thống như hàng thủ công mỹ nghệ ra thị trường nước ngoài, doanh nghiệp nên sử dụng chính sách thích nghi sản phẩm. Đó là việc đổi mới sản phẩm để thỏa mãn các nhu cầu và thị hiếu của thị trường nước ngoài. Từ đó, công ty có những chính sách cho sản phẩm mới cho mỗi thị trường về chất lượng, chủng loại, bao gói, nhãn hiệu, dịch vụ. Cụ thể :

Giải pháp về cơ cấu, mẫu mã mặt hàng mây tre đan xuất khẩu

Trên thực tế, điểm hạn chế lớn nhất trong chính sách sản phẩm quốc tế của công ty khi tiến hành xuất khẩu cũng vẫn là việc các sản phẩm chưa thực sự phù hợp với đặc điểm riêng biệt của từng thị trường. Với đặc điểm mặt hàng mây tre đan là mặt hàng có nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của khách hàng nhanh chóng. Do đó, để gia tăng lượng bán ra trên thị trường hiện tại, đòi hỏi công ty không nhưng chỉ dừng lại ở việc bán ra những sản phẩm hiện tại mà còn phải liên tục đưa ra các sản phẩm mới, bởi 2/3 doanh thu của các nhà nhập khẩu có nguồn thu từ những sản phẩm bán theo thời vụ. Công ty có thể đi vào sản xuất những sản phẩm như: đồ trang trí cho giáng sinh (trên thị trường châu Âu hiện chưa có sản phẩm nào do Việt Nam sản xuất), các sản phẩm làm vườn,

trang trí vườn... ,bên cạnh việc tập trung phát triển đa dạng cả 3 nhóm mặt hàng mây tre đan . Đối với những sản phẩm hiện có, công ty cần bổ sung thêm những đặc tính giúp sản phẩm tinh tế và tiện dụng hơn. Đối với những sản phẩm mới được đưa vào thị trường, công ty cần đưa ra giải pháp thiết kế chuyên nghiệp, trên cơ sở nghiên cứu thị hiếu khách hàng, dự đoán xu hướng tiêu dùng trong tương lai, đặc biệt cần nắm bắt được sự khác biệt của khí hậu thị trường để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng phù hợp. Dựa trên những tính năng công dụng cần mang lại cho khách hàng để mang đến những sản phẩm có mức độ thỏa mãn tốt hơn. Bên cạnh đó công ty cũng cần quan tâm tới đặc tính nổi trội, mẫu mã mặt hàng có ý nghĩa quan trọng trong việc chào hàng và cạnh tranh trên thị trường .

Một giải pháp khác cũng được các doanh nghiệp kinh doanh TCMN đưa ra là tham khảo cách làm của Thái Lan, để tránh đối đầu trực tiếp với hàng thủ công mỹ nghệ Trung Quốc- là đối thủ cạnh tranh mạnh với hàng thủ công Việt Nam về cả giá cả và mẫu mã là bằng cách chuyển sang làm thủ công hoàn toàn. Hướng thâm nhập sẽ đầu tư mẫu mã và chuyển sang sản xuất các mặt hàng tinh xảo. Mỗi mẫu mã chỉ sản xuất độc nhất một sản phẩm, có giá từ vài ngàn đến vài chục ngàn USD. Đặc điểm của người tiêu dùng EU là chú trọng yếu tố mẫu mã. Các chủng loại hàng thủ công mỹ nghệ mới khi tung ra thị trường đều thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng . Bởi thực tế hiện nay, khoảng 90% các sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu được sản xuất theo mẫu thiết kế của các đối tác nước ngoài đặt hàng. Vì vậy, muốn phát triển kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ bền vững, doanh nghiệp cần phải có những mẫu thiết kế riêng, những sản phẩm riêng mình.

Hình 1: Đề xuất quy trình phát triển sản phẩm mới

Nghiên cứu xu hướng, sở thích về sản phẩm mới của khách hàng tại thị trường EU

Xây dựng ý tưởng về sản phẩm

Thiết kế, đưa ra mẫu sản phẩm mới Tiến hành kiểm nghiệm, thử, test chất lượng

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng mây tre đan của công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Thăng Long sang thị trường Châu Âu (Trang 45 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w