Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý ở gà Ai Cập mắc bệnh Cầu trùng (Coccidiosis) và đề xuất biện pháp phòng, trị bệnh

65 2.3K 1
Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý ở gà Ai Cập mắc bệnh Cầu trùng (Coccidiosis) và đề xuất biện pháp phòng, trị bệnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA THÚ Y  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài “ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ Ở GÀ AI CẬP MẮC BỆNH CẦU TRÙNG (COCCIDIOSIS) VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỊ BỆNH.” Người thực hiện : ĐỖ HUYỀN TRANG Lớp : TYC –K52 Khoa: Thú y Người hướng dẫn : TS. BÙI TRẦN ANH ĐÀO Bộ môn : BỆNH LÝ THÚ Y HÀ NỘI - 2012 2 LỜI CÁM ƠN Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, nhờ sự dạy dỗ của các thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Thú Y, tôi đã được trang bị những kiến thức cơ bản về chuyên môn nghề nghiệp và tư cách đạo đức của một người cán bộ khoa học kỹ thuật tương lai. Với những kiến thức tích luỹ được, cùng với sự hướng dẫn tận tình của TS. Bùi Trần Anh Đào, tôi đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình. Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành nhất tới: TS. Bùi Trần Anh Đào – Cán bộ giảng dạy bộ môn Bệnh lý khoa Thú Y, trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, thầy đã luôn quan tâm, hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực tập, giúp tôi hoàn thành tốt đề tài của mình. Các thầy cô trong bộ môn Bệnh lý – khoa Thú Y, trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã tạo những điều kiện tốt nhất để tôi tiến hành nghiên cứu, thực hiện đề tài. Bác Đào Xuân Hải – chủ trang trại Hải Đồi – Kim Long – Tam Dương – Vĩnh Phúc đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại trại, giúp tôi tích luỹ thêm những kiến thức thực tế hữu ích. Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2012 Sinh viên Đỗ Huyền Trang i MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC BẢNG v DANH MỤC BIỂU ĐỒ vi DANH MỤC HÌNH vii PHẦN I MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích của đề tài 2 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH CẦU TRÙNG Ở GÀ 3 2.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 3 2.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 5 2.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CẦU TRÙNG 7 2.2.1. Cấu trúc của Oocyst cầu trùng 7 2.2.2. Các loài cầu trùng ký sinh ở gà 7 2.2.3. Vòng đời của Cầu trùng 9 2.2.4. Tính chuyên biệt của Cầu trùng 12 2.2.5. Dịch tễ học bệnh Cầu trùng 13 2.2.6. Miễn dịch học bệnh Cầu trùng gà 14 2.2.7. Sinh bệnh học 16 2.2.8. Triệu chứng và bệnh tích của gà mắc bệnh Cầu trùng 17 2.2.9. Các phương pháp chẩn đoán bệnh Cầu trùng gà 19 PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 3.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 26 3.1.1. Địa điểm nghiên cứu 26 3.1.2. Thời gian nghiên cứu 26 3.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 26 3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 26 3.3.1. Theo dõi tình hình bệnh Cầu trùng trên đàn gà Ai Cập tại trại gia cầm Hải Đồi 26 3.3.2. Theo dõi triệu chứng lâm sàng và bệnh tích gà Ai Cập mắc bệnh Cầu trùng 26 ii 3.3.3. Xác định tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm và một số loài Cầu trùng gây bệnh phổ biến trên đàn gà Ai Cập 27 3.3.4. Xây dựng quy trình phòng và điều trị bệnh Cầu trùng cho đàn gà 27 3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 3.4.1. Tìm hiểu tình hình chăn nuôi và điều tra dịch tễ học bệnh Cầu trùng trên giống gà Ai Cập tại xã Kim Long – huyện Tam Dương 27 3.4.2. Theo dõi, quan sát biểu hiện triệu chứng lâm sàng ở gà Ai Cập mắc bệnh Cầu trùng 27 3.4.3. Quan sát bệnh tích gà Ai Cập mắc bệnh Cầu trùng 27 3.4.4. Xác định tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm và các loài Cầu trùng gây bệnh phổ biến trên 3 đàn gà bằng phương pháp xét nghiệm phân tìm noãn nang Cầu trùng 27 3.4.5. Làm tiêu bản vi thể kiểm tra mức độ tổn thương tổ chức của gà mắc Cầu trùng 29 PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 33 4.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ TẠI TRẠI GIA CẦM HẢI ĐỒI – KIM LONG – TAM DƯƠNG – VĨNH PHÚC 33 4.2. TÌNH HÌNH BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ AI CẬP TẠI TRẠI GIA CẦM HẢI ĐỒI – KIM LONG – TAM DƯƠNG – VĨNH PHÚC 33 4.2.1. Tỷ lệ nhiễm và tỷ lệ chết do bệnh Cầu trùng trên gà Ai Cập 34 4.2.2. Cường độ nhiễm Cầu trùng trên gà Ai Cập 35 4.2.3. Các loài Cầu trùng gây bệnh ở gà Ai Cập từ 1 – 90 ngày tuổi 37 4.3. MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ BỆNH TÍCH CỦA GÀ MẮC BỆNH CẦU TRÙNG 40 4.3.1. Một số triệu chứng lâm sàng chủ yếu ở gà mắc bệnh Cầu trùng. .40 4.3.2. Bệnh tích đại thể của gà Ai Cập mắc bệnh Cầu trùng 40 4.3.3. Bệnh tích vi thể chủ yếu ở gà mắc bệnh Cầu trùng 46 4.4. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CẦU TRÙNG CHO GÀ AI CẬP 49 4.4.1. Biện pháp phòng bệnh Cầu trùng 49 4.4.2. Biện pháp trị bệnh Cầu trùng 49 4.4.3. Đánh giá hiệu lực của thuốc điều trị Cầu trùng 50 PHẦN V KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ 53 5.1. KẾT LUẬN 53 5.2. ĐỀ NGHỊ 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 iii iv DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Một số loại thuốc điều trị Cầu trùng đang lưu hành ở Việt Nam 25 Bảng 4.1. Cơ cấu đàn gà tại trại gia cầm Hải Đồi 33 Bảng 4.2: Tỷ lệ nhiễm và tỷ lệ chết do bệnh Cầu trùng trên gà Ai Cập từ 1 – 90 ngày tuổi 34 Bảng 4.3: Cường độ nhiễm Cầu trùng trên gà Ai Cập từ 1 – 90 ngày tuổi 36 Bảng 4.4: Các loài Cầu trùng gây bệnh trên đàn gà tại trại Hải Đồi 38 Bảng 4.5: Tỷ lệ nhiễm 5 loài Cầu trùng trên gà Ai Cập 38 Bảng 4.6: Tỷ lệ biểu hiện bệnh tích đại thể trên gà Ai Cập mắc Cầu trùng 41 Bảng 4.7. Một số phác đồ điều trị Cầu trùng gà tại trại 50 Bảng 4.8. Tỷ lệ xuất hiện noãn nang Cầu trùng trong phân sau khi sử dụng thuốc điều trị 51 v DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ nhiễm và tỷ lệ chết do bệnh Cầu trùng trên gà Ai Cập từ 1 – 90 ngày tuổi 35 Biểu đồ 4.2. Cường độ nhiễm Cầu trùng trên gà Ai Cập từ 1 – 90 ngày tuổi 37 Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ nhiễm 5 loài Cầu trùng trên gà Ai Cập tại trại 39 Bảng 4.4. Tỷ lệ bệnh tích đại thể trên gà Ai Cập mắc Cầu trùng 44 vi DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Vòng đời phát triển của Cầu trùng 11 Hình 4.1. Một số triệu chứng lâm sàng và bệnh tích đại thể trên gà Ai Cập mắc Cầu trùng 45 Hình 4.2. Hình ảnh bệnh tích vi thể trên gà Ai Cập mắc Cầu trùng 48 vii PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Chăn nuôi gia cầm là nghề chăn nuôi truyền thống ở nước ta. Sản phẩm gia cầm như thịt, trứng với giá trị dinh dưỡng cao đã trở thành những loại thực phẩm thiết yếu trong mỗi bữa ăn của gia đình Việt. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao trên thị trường, ngành chăn nuôi gia cầm đang ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về số lượng cũng như chất lượng, đem lại thu nhập đáng kể cho người chăn nuôi, đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng và xây dựng đất nước nói chung. Người chăn nuôi hiện nay đang đặc biệt chú trọng đầu tư cho chăn nuôi gà với nhiều giống gà và hướng chuyên dụng khác nhau, quy mô và hình thức chăn nuôi cũng rất phong phú. Gà Ai Cập là một trong những giống gà hướng trứng đang được nuôi phố biến trong những năm gần đây do cho năng suất trứng cao và chất lượng trứng tốt. Gà Ai cập được nhập vào nước ta tháng 4/1997, có năng suất trứng đạt 200 – 220 quả/năm, tỷ lệ lòng đỏ cao, mùi vị thơm ngon. Gà Ai Cập có tầm vóc nhỏ, nhanh nhẹn, thịt chắc, chân cao, tiết diện hình nêm thể hiện rõ hướng chuyên dụng trứng. Chăn nuôi với số lượng đàn càng lớn, người chăn nuôi càng cần chú trọng tới khâu phòng và điều trị bệnh để tránh gây ra những thiệt hại về kinh tế. Do đó, nắm rõ quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng chống bệnh cho đàn gà, chăn nuôi sẽ đạt được hiệu quả cao nhất. Tình hình dịch bệnh luôn diễn biến rất phức tạp. Ngoài những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bệnh kí sinh trùng cũng tác động một phần không nhỏ tới chất lượng cũng như hiệu quả chăn nuôi. Đặc biệt nguy hiểm là bệnh 1 [...]... phòng và điều trị bệnh bằng thuốc vẫn giữ vị trí quan trọng, hạn chế đáng kể thiệt hại của bệnh trong quá trình chăn nuôi Xuất phát từ các vấn đề trên, đồng thời để hiểu rõ hơn ảnh hưởng của tác nhân gây bệnh đến cơ thể ký chủ và tìm ra biện pháp hiệu quả để phòng chống bệnh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý ở gà Ai Cập mắc bệnh Cầu trùng (Coccidiosis) và đề. .. 3.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.3.1 Theo dõi tình hình bệnh Cầu trùng trên đàn gà Ai Cập tại trại gia cầm Hải Đồi 3.3.2 Theo dõi triệu chứng lâm sàng và bệnh tích gà Ai Cập mắc bệnh Cầu trùng 26 3.3.3 Xác định tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm và một số loài Cầu trùng gây bệnh phổ biến trên đàn gà Ai Cập 3.3.4 Xây dựng quy trình phòng và điều trị bệnh Cầu trùng cho đàn gà 3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.4.1 Tìm... kịp gầy sút Dựa vào cơ chế sinh bệnh của Cầu trùng, khi tiến hành điều trị, ngoài việc sử dụng các loại thuốc đặc trị Cầu trùng, chúng ta cần phải sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng, bệnh ghép (nếu có) 2.2.8 Triệu chứng và bệnh tích của gà mắc bệnh Cầu trùng 2.2.8.1 Triệu chứng Triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh Cầu trùng thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi của gà, loài Cầu trùng, số lượng Oocyst có... cùng với một số bệnh ghép khác làm cho bệnh càng nặng nề và phức tạp 16 Theo Lê Văn Năm, E.coli gây bại huyết luôn xuất hiện đồng thời với cầu trùng Trong đó cầu trùng đóng vai trò quyết định, E.coli đóng vai trò thúc đẩy Trường hợp gà bị Cầu trùng, nhất là Cầu trùng cấp thì 100% số đàn bị bệnh đều bị bội nhiễm với E.coli bại huyết Cơ chế sinh bệnh được giải thích như sau: Do tác động của Cầu trùng làm... đề xuất biện pháp phòng, trị bệnh. ” 1.2 Mục đích của đề tài Xác định các đặc điểm bệnh lý chủ yếu (lâm sàng, đại thể, vi thể) ở gà Ai Cập mắc bệnh Cầu trùng làm cơ sở cho việc chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh 2 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH CẦU TRÙNG Ở GÀ 2.1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước Năm 1863, Rivolta phát hiện ra một loại ký sinh trùng. .. trong bệnh Cầu trùng cũng như các bệnh nguyên sinh động vật khác gọi là miễn dịch dự phòng hay miễn dịch có trùng Cường độ miễn dịch trong bệnh Cầu trùng không đồng đều và phụ thuộc vào loại Cầu trùng, trạng thái cơ thể gà và nhiều yếu tố khác Cường độ miễn dịch cũng phụ thuộc vào đặc điểm phát triển các giai đoạn nội sinh của các loại Cầu trùng khác nhau Nghiên cứu về thời gian miễn dịch chống bệnh Cầu. .. dựa vào quan sát các bệnh tích mổ khám kết hợp với phương pháp soi trực tiếp ( dùng phiến kính nạo nhẹ niêm mạc ruột non rồi đem soi kính để tìm noãn nang Cầu trùng) Dựa vào các bệnh tích đặc trưng ở đương ruột, làm tiêu bản vi thể để xác định các tổn thương bệnh lý ở mức độ vi thể và phát hiện các noãn nang của Cầu trùng ở các giai đoạn phát triển trong cơ thể gà 2.2.10 Phòng và điều trị bệnh Cầu trùng. .. Dương Công Thuận (1973), có 4 loại cầu trùng gậy bệnh ở các trại gà: E tenella, E maxima, E mitis, E necatrix Đào Hữu Thanh (1975) đã nghiên cứu về bệnh cầu trùng gà ở các trang trại nuôi tập trung công nghiệp và đưa ra một số kết quả về tình hình dịch tễ của bệnh cầu trùng gà Hồ Thị Thuận (1985) cho biết, gà nuôi công nghiệp ở một số trại gà phía Nam nhiễm 5 loại cầu trùng: E tenella, E maxima, E mitis,... cao nhất Bệnh Cầu trùng thường xảy ra vào muà hè và mùa xuân Tuy nhiên, vào mùa thu và mùa đông bệnh vẫn có thể xảy ra ở các trại chăn nuôi lớn, có mật độ đông và chăm sóc vệ sinh kém Theo trung tâm nghiên cứu gia cầm Trung ương, mùa xuân có tỷ lệ nhiễm là 30,6%, mùa hè là 12,14%, mùa đông là 7,25% 6 2.2 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CẦU TRÙNG 2.2.1 Cấu trúc của Oocyst cầu trùng Oocyst (noãn nang) cầu trùng có... Phòng bệnh bằng các biện pháp vệ sinh thú y Trên cơ sở những kiến thức về chu kỳ phát triển của Cầu trùng giống Eimeria, người ta đề ra phương pháp phòng bệnh bằng cách tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu vệ sinh thú y Để phòng bệnh Cầu trùng, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng không nên nuôi gà con chung với gà lớn và gà đẻ trong cùng một chuồng nuôi hay một khu nuôi Cần nuôi gà con dễ cảm thụ bệnh ở những . gây bệnh đến cơ thể ký chủ và tìm ra biện pháp hiệu quả để phòng chống bệnh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý ở gà Ai Cập mắc bệnh Cầu trùng (Coccidiosis). NỘI KHOA THÚ Y  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài “ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ Ở GÀ AI CẬP MẮC BỆNH CẦU TRÙNG (COCCIDIOSIS) VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỊ BỆNH.” Người thực hiện : ĐỖ HUYỀN. cường độ nhiễm và một số loài Cầu trùng gây bệnh phổ biến trên đàn gà Ai Cập 27 3.3.4. Xây dựng quy trình phòng và điều trị bệnh Cầu trùng cho đàn gà 27 3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 3.4.1.

Ngày đăng: 18/05/2015, 22:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan