Muốn chẩn đoán chính xác bệnh Cầu trùng gà, cần kết hợp nhiều biện pháp chẩn đoán bao gổm: điều tra dịch tễ, chẩn đoán dựa vào quan sát triệu chứng lâm sàng, mổ khám kiểm tra bệnh tích và xét nghiệm phân tìm noãn nang Cầu trùng.
* Đối với gà còn sống
Căn cứ vào tình hình dịch tễ: Lứa tuổi mắc bệnh, mùa vụ, tình trạng vệ sinh thú y …
Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng: Theo dõi, phát hiện các triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh như đã mô tả.
Xét nghiệm phân: Mục đích khẳng định bệnh và phân loại Cầu trùng. Có 3 phương pháp phổ biến: Xét nghiệm phân trực tiếp, Fulleborn, Darling. Để đánh giá cường độ nhiễm Cầu trùng, có thể dùng phương pháp định tính hoặc phương pháp định lượng sử dụng buồng đếm Mc Master.
* Đối với gà đã chết
Chẩn đoán dựa vào quan sát các bệnh tích mổ khám kết hợp với phương pháp soi trực tiếp ( dùng phiến kính nạo nhẹ niêm mạc ruột non rồi đem soi kính để tìm noãn nang Cầu trùng).
Dựa vào các bệnh tích đặc trưng ở đương ruột, làm tiêu bản vi thể để xác định các tổn thương bệnh lý ở mức độ vi thể và phát hiện các noãn nang của Cầu trùng ở các giai đoạn phát triển trong cơ thể gà.
2.2.10. Phòng và điều trị bệnh Cầu trùng
2.2.10.1. Phòng bệnh bằng các biện pháp vệ sinh thú y
Trên cơ sở những kiến thức về chu kỳ phát triển của Cầu trùng giống Eimeria, người ta đề ra phương pháp phòng bệnh bằng cách tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu vệ sinh thú y.
Để phòng bệnh Cầu trùng, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng không nên nuôi gà con chung với gà lớn và gà đẻ trong cùng một chuồng nuôi hay một khu nuôi. Cần nuôi gà con dễ cảm thụ bệnh ở những nơi mà trong một thời gian dài không nuôi gà lớn. Thay độn chuồng thường xuyên, định kỳ phun thuốc sát trùng môi trường bên ngoài. Chậu, máng ăn, máng uống không được nhiễm bẩn. Nước uống phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y. Trước khi đưa gà vào nuôi, chuồng trại và tất cả các dụng cụ phục vụ cho chăn nuôi phải được tiêu độc, khử trùng bằng việc quét dọn cơ học sạch sẽ, sau đó phun Crezin 5%, sau 1 tuần lại phun Formol 1,5%, sau 2 ngày quét vôi đặc.
Mọi dụng cụ sau khi rửa sạch được ngâm trong Crezin 5% trong 2 – 5h, sau đó phơi khô. Chất độn chuồng phải phơi khô, phun Formol 1,5% rồi mới đưa vào chuồng. Sau đó cả chuồng và dụng cụ đều được hun sấy bằng hỗn hợp
thuốc tím – formol với tỷ lệ ngang nhau: 10m3 chuồng cần 10gram thuốc tím pha với 10ml formol 30 – 38%, có thể đổ thêm 10ml nước để giảm phản ứng, giữ khói thuốc tím lâu hơn trong chuồng để khử trùng tốt hơn và hiệu quả hơn. Để trống chuồng 2 ngày mới đưa gà vào nuôi. Trước cửa chuồng gà nên có chậu thuốc khử trùng hoặc hố thuốc sát trùng.
Tại chuồng và xung quanh chuồng nuôi phải có biện pháp tiêu diệt và hạn chế các vật môi giới có khả năng mang mầm bệnh Cầu trùng như chuột, chim bồ câu, chim sẻ,…
Cách ly triệt để gà bị bệnh. Xác gà chết phải nhặt ngay ra khỏi chuồng, mổ xác chúng ở những nơi quy định.
Tăng cường khả năng kháng bệnh cho gà bằng cách chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh thú y.
2.2.10.2. Phòng bệnh bằng Vaccine
Do tính chất nguy hiểm của bệnh nên từ lâu đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu nhắm giải quyết bệnh Cầu trùng bằng vaccine. Kết quả của các nghiên cứu đã giúp cho một số nước chế được vaccine Cầu trùng như: Immucoc, coccivac B, D, T, Anticoc, … của Hà Lan, Pháp, Mỹ, Thái Lan, Bungari, …
Tất cả các loại vaccine dù được sản xuất ở nước nào cũng đều là hỗn hợp kháng nguyên của 3 chủng Cầu trùng: E. tenella, E. maxima, E. necatrix. Nói chính xác hơn, vaccine Cầu trùng là vaccine sống nhược độc gồm các nguyên bào tử của 3 chủng Cầu trùng ký sinh sâu trong lớp niêm mạc ruột. Hiện nay, ngoài 3 chủng Cầu trùng nêu trên còn có thêm 1 – 2 chủng nữa.
Phương pháp sử dụng vaccine là cho uống qua đường miệng lúc gà được 7 – 8 ngày tuổi và có thể lặp lại khi gà được 15 – 18 ngày tuổi.
Việc dùng vaccine chế từ các chủng có độc tính ( Coccivac, Immococ) dễ gây ô nhiễm cho cơ sở chăn nuôi và đưa vào những chủng có thể ở đó chưa
có. Còn vaccine thu được từ những chủng biến đổi đã làm giảm khả năng gây bệnh thì an toàn hơn nhưng công nghệ phức tạp hơn và giá thành cao.
Hiện nay các loại vaccine Cầu trùng do các nước sản xuất đang lưu hành tại nước ta đã có khá nhiều cơ sở chăn nuôi sử dụng. Tuy nhiên việc sử dụng vaccine vẫn còn nhiều bất cập và kết quả chưa được như mong đợi. Nhiều chủ chăn nuôi cho biết, sau khi sử dụng vaccine, gà rất mệt mỏi, ủ rũ, kém ăn và thậm chí chậm lớn hơn so với những đàn gà cùng lứa tuổi, nuôi cùng dãy chuồng và bệnh Cầu trùng nhiều khi vẫn xảy ra.
Nhìn chung, vaccine Cầu trùng hiện nay còn rất nhiều tồn tại, chưa được sử dụng rộng rãi và chưa mang lại hiệu quả thiết thực trong chăn nuôi.
2.2.10.3. Phòng và trị bệnh Cầu trùng bằng thuốc
Trong khi việc phòng bệnh bằng vaccine còn chưa hoàn thiện thì việc phòng, trị bệnh bằng thuốc vẫn giữ vị trí quan trọng và đem lại hiệu quả không nhỏ cho ngành chăn nuôi. Cơ sở sinh học của biện pháp này là dùng thuốc ức chế các giai đoạn phát triển trong chu kỳ sinh học của Cầu trùng.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu thử nghiệm tác dụng của thuốc bằng nhiều phương pháp: Kiểm tra tác dụng invitro, kiểm tra qua gây bệnh thực nghiệm, thử nghiệm thuốc trong sản xuất đại trà,… Các tác giả đã đánh giá hiệu quả của thuốc qua theo dõi tỷ lệ gà nuôi sống, tăng trọng, biểu hiện bệnh tích hay đếm noãn nang thái ra phân… Qua đó khẳng định hiệu quả của các loại thuốc đối với các loại Cầu trùng khác nhau là không giống nhau.
Để phòng và trị Cầu trùng, cho đến nay người ta đã khẳng định có 11 nhóm thuốc và hóa chất bao gồm hàng trăm loại nguyên liệu có khả năng ức chế và tiêu diệt căn nguyên Cầu trùng.
* Nhóm Sulfamid
Nhóm này rất phổ biến và được sử dụng rộng rãi, bao gồm: Sulfathiazol, Sulfadimidin, Sulfadimethoxin, Sulfaquinoxalin, Sulfaguanidin, Sulfachlorpyrazin.
Nhóm này tác dụng theo cơ chế cạnh tranh hóa học. Do Sulfamid có cấu tạo tương tự như PABA (Para amino benzoic acid) là một yếu tố sinh trưởng của Cầu trùng. Khi thuốc được hấp thu vào cơ thể gà, nhóm Sulfamid sẽ cạnh tranh và thế vào vị trí của PABA nên Cầu trùng không tổng hợp được acid Folic, Cầu trùng ngừng phát triển.
* Nhóm Pyrimidin
Nhóm này được sử dụng từ rất lâu và cho kết quả phòng trị tốt, bao gồm: Amprolium, Beclothiamin, Diaveridin, Pyrimethamin, Trimethoprim.
Trong nhóm này, cơ chế tác dụng của Amprolium được tìm hiểu rõ. Thuốc có cơ chế cạnh tranh Vitamin B1 với Cầu trùng. Cầu trùng cần Thiamin (Vitamin B1) để phát triển sinh sản nhưng Amprolium đã đẩy Thiamin ra khỏi chu trình sinh dưỡng của Cầu trùng, do đó Cầu trùng ngừng phát triển và chết.
* Nhóm Pyridin
Tiêu biểu cho nhóm này là Clopidol có tác dụng trị Cầu trùng rất hiệu quả. Sự kháng thuốc xuất hiện chậm sau 6 năm, thường được phối hợp với Methylbenzoquat phòng bệnh Cầu trùng ở gia cầm và gà tây.
Thuốc có cơ chế ngăn trở quá trình trao đổi năng lượng của Cầu trùng. Thuốc tác động trực tiếp lên Cầu trùng bằng cách phong bế hệ thống enzyme có nhóm – SH biến dưỡng glucose của Cầu trùng, làm cho Cầu trùng không thể phát triển được ở tất cả các giai đoạn. Ngoài ra, thuốc còn kết hợp mạnh với hệ thống vận chuyển điện tử trong sự phân chia bào tử, do đó không có năng lượng cho quá trình phân chia điện tử.
* Nhóm kháng sinh
Nhóm này gồm: Salinomycin, Monenzin, Chlortetracyclin, Tetracyclin, Semduramycin,… Trong đó hiệu quả tốt nhất là Salinomycin, Monenzin.
* Nhóm Nitrofural
Nhóm này có Furazolidon, Tripan Cocruleum, Mepacrin, … Đa số các chất trong nhóm này đã bị cấm sử dụng từ 24/04/2002 do vẫn còn tồn dư một lượng lớn trong thịt của gia súc, gia cầm sau khi sử dụng. Các nhóm thuốc này hoạt động theo cơ chế ức chế tổng hợp Protein của Cầu trùng.
* Nhóm Guanidin * Nhóm Imidazol * Một số nhóm khác
Khi chọn thuốc phòng và trị Cầu trùng, nên chọn những thuốc có hoạt phổ tác dụng rộng, hoạt tính tác dụng cao, không hoặc ít có tác dụng phụ, khả năng kháng thuốc không có hoặc thấp. Thuốc phải ít ảnh hưởng đến tăng trọng và môi trường xung quanh. Thuốc có thể đào thải tốt và không tồn dư trong sản phẩm thịt.
Bảng 2.1. Một số loại thuốc điều trị Cầu trùng đang lưu hành ở Việt Nam STT Tên thuốc Thành phần Hãng sản xuất Nước sản xuất
1 ESB3 Sulfaclozin 30 Ciba Thuỵ Sỹ
2 Tridioxin Sulfadimethoxin 25
Trimethoprim 5 TAD Đức
3 Furaprol A.F.20 Amprolium 200
Furantadon 200 TAD Đức
4 Baycox Toltrazuril Bayer Đức
5 Stenorol Amprolium 16.67
Sulfaquinoxalin 16.67 Rossel Cuelaf Pháp
6 Avicoc Sulfadimedin 20.4%
Diaveridin 2.6% Avitec Pháp
7 Aleccid Sulfaquinoxalin
Pyrimethamin Merial Pháp
8 Amprol 12% Amprolium
Chlorhydrat Merial Pháp
9 VMD- Sulfamprol Sulfaquinoxalin 200 Amprolium 200 Vitamin K 32 VMD Chemie n.v.S.A Bỉ 10 Trisulfa Sulfamerazin 56 Sulfadiazin 266 Sulfathiazol 350 Bỉ
11 Amprodium Amprolium 120mg/1ml VMD Chemie Bỉ
12 Cocci-Stop-
ESB3
Sulfadiazin 20 Sulfaclozin 30 Trimethoprim 8
Vinavetco Việt Nam
13 Coxeva Sulfadimezin 80
Diaveridin 8.0 Sanofi Canada
14 Quinoxine – S Sulfaquinoxalin 32.5
Prymethamin APA Canada
15 Triquin Sulfaquinoxalin 536.5
Trimethoprim 165.0 Pitman - Moore Malaysia
16 Davisul Diaveridin 6.4
Sulfaquinoxalin 25.6 Pitman - Moore Malaysia
17 Coxiclin Toltrzuril Woogene Hàn Quốc
18 A.S. Poultry Amprolium 166.7
Sulfaquinoxalin 166.7 TAD Đức
19 Sodicoc Sulfaquinoxalin 5
PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU