Tỷ lệ nhiễm và tỷ lệ chết do bệnh Cầu trùng trên gà Ai Cập

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý ở gà Ai Cập mắc bệnh Cầu trùng (Coccidiosis) và đề xuất biện pháp phòng, trị bệnh (Trang 43)

Bảng 4.2: Tỷ lệ nhiễm và tỷ lệ chết do bệnh Cầu trùng

trên gà Ai Cập từ 1 – 90 ngày tuổi

Ngày tuổi Số mẫu kiểm tra Số mẫu nhiễm Tỷ lệ nhiễm (%) Số gà chết Số lượng đàn Tỷ lệ chết (%) 1 – 7 20 0 0 0 2500 0 8 – 17 45 22 48,9 37 2500 3 18 – 45 42 35 83,3 45 2500 2,2 46 – 90 35 11 31,4 7 2500 0.9 Tổng 142 68 47,9 89 2500 3,6

Kết quả ở bảng 4.2 cho thấy:

Ở tuần tuổi đầu tiên (1 – 7 ngày tuổi) chưa phát hiện được noãn nang Cầu trùng trong phân gà. Nguyên nhân là do gà mới được nuôi nên trấu lót nền chuồng còn khô, ít bị ẩm ướt, lớp phân dưới nền chuồng còn mỏng, do vậy noãn nang Cầu trùng chưa có cơ hội phát triển.

Trong giai đoạn gà từ 8 – 17 ngày tuổi, phát hiện thấy noãn nang Cầu trùng xuất hiện trong phân với tỷ lệ tương đối cao. Thời điểm này nền trấu lót đã bẩn, noãn nang Cầu trùng có cơ hội phát triển và gà bắt đầu bới. Tỷ lệ chết vì bệnh trong thời điểm này là cao nhất (3%) do một số nguyên nhân như sau: - Bệnh Cầu trùng xảy ra ở giai đoạn này thường kế phát với E.coli, một số trường hợp ghép với Gumboro làm tăng tỷ lệ chết.

- Ở giai đoạn này, bệnh Cầu trùng biểu hiện không đặc trưng và thường khó phát hiện nên chưa được điều trị và can thiệp sớm, do đó tỷ lệ chết cao.

Trong giai đoạn gà từ 18 – 45 ngày tuổi, noãn nang Cầu trùng xuất hiện trong phân với tỷ lệ rất cao (83,3%). Bệnh biểu hiện khá đặc trưng: gà ủ rũ, kém ăn, xù lông, lười vận động, phân có lẫn máu. Tỷ lệ chết (2,2%) giảm hơn so với giai đoạn trước do người chăn nuôi ý thức được đây là giai đoạn bệnh

Cầu trùng hay xảy ra nhất nên đã có biện pháp phòng bệnh trước đó, phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh và có biện pháp can thiệp, điều trị kịp thời.

Trong giai đoạn gà từ 46 – 90 ngày tuổi, bệnh Cầu trùng xảy ra nhẹ hơn và thường diễn biến ở thể mạn tính. Tỷ lệ nhiễm và tỷ lệ chết đều giảm. Nguyên nhân là do sức đề kháng của đàn gà ở giai đoạn này cao hơn và cũng có thể do yếu tố miễn dịch được hình thành sau khi nhiễm Cầu trùng ở các giai đoạn trước.

Theo nhận định, tỷ lệ nhiễm Cầu trùng tăng dần theo tuổi từ 7 – 45 ngày là do gà càng lớn càng ăn và uống nhiều nước, vì vậy phân thải trừ ra càng nhiều làm cho nền chuồng ẩm ướt và bẩn, tạo điều kiện cho Cầu trùng phát triển. Ngoài ra, gà thường bới và nhặt nhạnh thức ăn rơi vãi dưới nền chuồng, vô tình chúng nuốt phải noãn nang với số lượng ngày càng nhiều.

Tỷ lệ nhiễm và tỷ lệ chết do bệnh Cầu trùng trên đàn gà được biểu diến thông qua biểu đồ 4.1:

Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ nhiễm và tỷ lệ chết do bệnh Cầu trùng trên gà Ai Cập từ 1 – 90 ngày tuổi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý ở gà Ai Cập mắc bệnh Cầu trùng (Coccidiosis) và đề xuất biện pháp phòng, trị bệnh (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w