KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý ở gà Ai Cập mắc bệnh Cầu trùng (Coccidiosis) và đề xuất biện pháp phòng, trị bệnh (Trang 62)

Dựa trên những kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi đưa ra một số kết luận như sau:

- Ở gà Ai Cập:

Chưa thấy xuất hiện bệnh Cầu trùng ở gà giai đoạn từ 1 – 7 ngày tuổi. Gà giai đoạn từ 18 – 45 ngày tuổi nhiễm Cầu trùng với tỷ lệ cao nhất. Gà giai đoạn từ 46 – 90 ngày tuổi nhiễm Cầu trùng với tỷ lệ thấp nhất. Tỷ lệ gà chết do mắc bệnh Cầu trùng cao nhất ở giai đoạn 8 – 17 ngày tuổi.

- Xác định được 5 loài Cầu trùng gây bệnh là Eimeria tenella, Eimeria necatrix, Eimeria maxima, Eimeria mitis, Eimeria brunetti. Trong đó gà Ai Cập nhiễm Eimeria tenella với tỷ lệ cao nhất.

- Triệu chứng lâm sàng của gà biểu hiện rõ nhất ở giai đoạn từ 8 – 45

ngày tuổi với trạng thái phân đặc trưng: Lúc đầu phân sống có màu vàng, sau chuyển sang màu xanh trắng, loãng, có bọt khí, sau cùng chuyển sang màu nâu đỏ sôcôla và có lẫn máu.

- Những tổn thương đại thể gây ra do bệnh Cầu trùng gà chủ yếu tập

trung ở đường tiêu hoá.

+ Manh tràng: Thường sưng to, căng mọng, có màu đỏ sẫm, bên trong có những cục máu đông, niêm mạc manh tràng xuất huyết.

+ Ruột non: Ruột non căng phồng, chứa nhiều thức ăn không tiêu hoá được, niêm mạc có nhiều điểm màu trắng, đỏ.

+ Trực tràng: Thành trực tràng tăng sinh, dày lên, chỗ dày chỗ mỏng gồ ghề, niêm mạc xuất huyết.

- Những tổn thương vi thể ở đường tiêu hoá gây ra do bệnh Cầu trùng

gà là xuất huyết, thoái hoá và hoại tử tế bào đặc biệt ở lớp biểu mô niêm mạc ruột. Ngoài ra còn gặp các giai đoạn phát triển khác nhau của Cầu trùng ở bên trong các cơ quan của cơ thể gà.

- Nên phòng bệnh Cầu trùng cho gà khi gà được 1 tuần tuổi. 5.2. ĐỀ NGHỊ

- Đề nghị tiếp tục nghiên cứu bệnh Cầu trùng (tỷ lệ nhiễm, cường độ

nhiễm, các loài Cầu trùng, thuốc kháng sinh phòng và trị Cầu trùng) trên các giống gà khác nhau với số lượng mẫu lớn, trên phạm vi rộng và thời gian nghiên cứu dài.

- Tiến hành nghiên cứu thêm các đặc điểm dịch tễ học của bệnh Cầu

trùng cũng như thời gian sống của Cầu trùng ngoài môi trường để từ đó có đầy đủ các kết luận về bệnh.

- Xác định sự kháng thuốc của Cầu trùng trong quá trình phòng và điều

trị bệnh. Nghiên cứu sự tồn dư của thuốc trong sản phẩm chăn nuôi.

- Nghiên cứu sức đề kháng của Cầu trùng đối với hoá chất để tạo ra các

chế phẩm có tác dụng ức chế sự phát triển, tiêu diệt, cắt đứt vòng đời Cầu trùng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu trong nước

1. Phan Lục (1997), Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thú y, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.

2. Lê Văn Năm (2003), Bệnh Cầu trùng ở gia súc – gia cầm, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.

3. Lê Văn Năm (2004), 100 câu hỏi và giải đáp quan trọng bác sỹ thú y cần biết, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.

4. Lê Văn Năm, Nguyễn Thị Hương , Thuốc phòng trị bệnh Cầu trùng gà, KHKT thú y, tập III, số 2 – 1996.

5. Phan Sỹ Lăng, Phan Địch Lân (2002), Bệnh Cầu trùng gia cầm, Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

6. Phan Sỹ Lăng, Tô Long Thành (2006), Bệnh đơn bào ký sinh ở vật nuôi, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.

7. Bạch Mao Điền (2001), Điều tra dịch tễ học bệnh Cầu trùng và một số biện pháp phòng trị, Báo cáo khoa học năm 2000, Nhà xuất bản Nông Nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8. Phạm Văn Khuê, Phan Lục, Ký sinh trùng thú y, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.

9. Hoàng Thạch, Phan Hoàng Dũng, Lê Thanh Ngà, Nguyễn Thị Mỹ Hiền, Lê Đức Thắng, Kết quả xét nghiệm bệnh tích đại thể và bệnh tích vi thể ở gà bị bệnh Cầu trùng, KHKT thú y, tập IV, số 1 – 1997.

10. Dương Công Thuận, Bệnh Cầu trùng trong chăn nuôi theo hướng tập trung công nghiệp, Luận án phó tiến sỹ khoa học Nông Nghiệp, Hà Nội – 1983.

11. Dương Công Thuận, Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Thị Nương, Ngô Thị Hoà,

Kết quả điều trị bệnh Cầu trùng gà trong chăn nuôi gia cầm, Tạp chí KHKT Nông Nghiệp, số 7 – 1987.

12. Phạm Hùng (1978), Hội nghị KHKT chăn nuôi – thú y các tỉnh phía Nam. 13. Nguyễn Phước Trương, Những tiến bộ trong việc khống chế bệnh Cầu trùng gà, KHKT Nông Nghiệp, số 1 – 1986.

II. Tài liệu nước ngoài

1. Donal P. Conway and M. Elizabeth McKenzie, Poultry Coccidiosis,

Diagnostic and Testing Procedures, Blackwell Publishing.

2. Long P.L and Reid W.M (1982), The biology of coccidia, University park press, Baltimore. MD.

3. Rose M.E. Long P.L. Immunity to from species of Eimeria in fowls,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý ở gà Ai Cập mắc bệnh Cầu trùng (Coccidiosis) và đề xuất biện pháp phòng, trị bệnh (Trang 62)