Các loài Cầu trùng gây bệnh ở gà Ai Cập từ 1– 90 ngày tuổi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý ở gà Ai Cập mắc bệnh Cầu trùng (Coccidiosis) và đề xuất biện pháp phòng, trị bệnh (Trang 46)

Trong quá trình lấy mẫu về kiểm tra tỷ lệ và cường độ nhiễm Cầu trùng ở gà, tiến hành quan sát:

- Hình thái, màu sắc, kích thước noãn nang

- Mổ khám gà bệnh ở các lứa tuổi, kiểm tra bệnh tích đường ruột, xác định vị trí ký sinh.

- Định tên loài Cầu trùng gây bệnh

- Xác định tỷ lệ nhiễm các loài Cầu trùng

Dựa vào cách phân loại Cầu trùng ở gà của P.L Long và Reid W.M (1982) và những đặc điểm phân biệt các loài Cầu trùng ở gà của các tác giả trước,

phát hiện thấy 5 loại Cầu trùng ký sinh trên đàn gà Ai Cập và tỷ lệ nhiễm 5 loài Cầu trùng này như sau:

Bảng 4.4: Các loài Cầu trùng gây bệnh trên đàn gà tại trại Hải Đồi

Loài Cầu trùng Hình dạng Màu sắc Vị trí ký sinh

Eimeria tenella Hình trứng Xám nhạt Manh tràng

Eimeria necatrix Hình trứng Không màu Ruột non

Eimeria maxima Hình trứng Vàng nâu Giữa ruột non

Eimeria mitis Gần tròn Không mầu Đầu ruột non

Eimeria brunetti Bầu dục Vàng xám Trực tràng

Bảng 4.5: Tỷ lệ nhiễm 5 loài Cầu trùng trên gà Ai Cập

Loài Cầu trùng Số mẫu kiểm tra

Tình trạng nhiễm Số lượng Tỷ lệ (%)

Eimeria tenella 122 84 68,9

Eimeria necatrix 122 43 35,2

Eimeria maxima 122 55 45,1

Eimeria mitis 122 15 12,3

Eimeria brunetti 122 10 8,2

Kết quả bảng 4.5 cho thấy:

Tỷ lệ nhiễm loài Cầu trùng E. tenella là cao nhất (68,9%). Loài Cầu trùng này ký sinh trong niêm mạc manh tràng, phá huỷ niêm mạc manh tràng gây xuất huyết, hoại tử và làm cho gà chết nhanh chóng.

Tỷ lệ nhiễm loài Cầu trùng E. brunetti là thấp nhất (8,2%). Loài Cầu trùng này ký sinh trên niêm mạc trực tràng, phá huỷ niêm mạc và gây xuất huyết.

Tỷ lệ nhiễm 3 loài Cầu trùng E. necatrix, E. maxima, E. mitis lần lượt là 35,2%, 45,1%, 12,3%. Ba loài Cầu trùng này ký sinh trên niêm mạc ruột non làm cho ruột non sưng phồng, thành ruột chỗ dày chỗ mỏng, niêm mạc ruột xuất huyết, chất chứa có lẫn máu.

Năm loài Cầu trùng trên không chỉ gây bệnh một cách riêng lẻ mà nhiều khi chúng cùng gây bệnh, đặc biệt là giai đoạn gà từ 1 tháng tuổi trở lên. Do đó, khi điều trị Cầu trùng, nên chọn các loại thuốc có hoạt phổ tác dụng rộng để diệt được cả 5 loài Cầu trùng trên.

Tỷ lệ nhiễm 5 loài Cầu trùng trên gà Ai Cập tại trại được biểu diễn trên biểu đồ 4.3.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý ở gà Ai Cập mắc bệnh Cầu trùng (Coccidiosis) và đề xuất biện pháp phòng, trị bệnh (Trang 46)