ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý ở gà Ai Cập mắc bệnh Cầu trùng (Coccidiosis) và đề xuất biện pháp phòng, trị bệnh (Trang 35)

3.1.1. Địa điểm nghiên cứu

- Trại gia cầm Hải Đồi – xã Kim Long – huyện Tam Dương – tỉnh Vĩnh Phúc

- Phòng thí nghiệm bộ môn Bệnh lý – Khoa thú y – Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.

3.1.2. Thời gian nghiên cứu

Thời gian thực tập từ 15/1/2012 – 15/5/2012

3.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được tiến hành trên 3 đàn gà Ai Cập ở các lứa tuổi khác nhau từ 1 – 3 tháng tuổi nuôi tại trại gà Hải Đồi.

Gà Ai cập là giống gà thả vườn của Ai Cập, được nhập vào nước ta tháng 4/1997, tầm vóc nhỏ, nhanh nhẹn, thịt chắc, chân cao, tiết diện hình nêm thể hiện rõ hướng chuyên dụng trứng. Đến 20 tuần tuổi, gà kết thúc giai đoạn hậu bị và bước vào giai đoạn sinh sản. Năng suất trứng đạt 200 – 220 quả/năm, tỷ lệ lòng đỏ cao, chất lượng trứng thơm ngon. Gà có khả năng chống chịu bệnh thật tốt, thích hợp với nhiều phương thức chăn nuôi.

3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.3.1. Theo dõi tình hình bệnh Cầu trùng trên đàn gà Ai Cập tại trại gia cầm Hải Đồi cầm Hải Đồi

3.3.2. Theo dõi triệu chứng lâm sàng và bệnh tích gà Ai Cập mắc bệnh Cầu trùng Cầu trùng

3.3.3. Xác định tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm và một số loài Cầu trùng gây bệnh phổ biến trên đàn gà Ai Cập

3.3.4. Xây dựng quy trình phòng và điều trị bệnh Cầu trùng cho đàn gà3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.1. Tìm hiểu tình hình chăn nuôi và điều tra dịch tễ học bệnh Cầu trùng trên giống gà Ai Cập tại xã Kim Long – huyện Tam Dương trùng trên giống gà Ai Cập tại xã Kim Long – huyện Tam Dương

Tìm hiểu tình hình chăn nuôi và dịch tễ học bệnh Cầu trùng thông qua chủ trại và cán bộ thú y địa phương kết hợp điều tra trực tiếp.

3.4.2. Theo dõi, quan sát biểu hiện triệu chứng lâm sàng ở gà Ai Cập mắc bệnh Cầu trùng bệnh Cầu trùng

Theo dõi tình trạng chung của các đàn gà, phát hiện những biểu hiện khác thường về dáng đi đứng, hoạt động của gà, trạng thái ăn uống, sự thay đổi về trạng thái, màu sắc phân.

3.4.3. Quan sát bệnh tích gà Ai Cập mắc bệnh Cầu trùng

Mổ khám các gà ốm mới chết và gà sống có biểu hiện nghi mắc bệnh Cầu trùng để kiểm tra bệnh tích đại thể, đặc biệt là bệnh tích trên đường tiêu hóa tại 3 đoạn: Manh tràng, ruột non, trực tràng.

Lấy một lượng nhỏ chất chứa trên niêm mạc ruột đưa lên phiến kính sạch, nhỏ 1 – 2 giọt nước sạch hoặc dung dịch Glycerin 50%, dùng đũa thủy tinh làm nát chất chứa, gạt cặn bã sang 2 đầu phiến kính, soi trên kính hiển vi để tìm và quan sát noãn nang Cầu trùng.

3.4.4. Xác định tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm và các loài Cầu trùng gây bệnh phổ biến trên 3 đàn gà bằng phương pháp xét nghiệm phân tìm bệnh phổ biến trên 3 đàn gà bằng phương pháp xét nghiệm phân tìm noãn nang Cầu trùng

Lấy mẫu phân và đem xét nghiệm bằng phương pháp Fulleborn để tìm noãn nang Cầu trùng.

Nguyên lý của phương pháp: Lợi dụng sự chênh lệch tỷ trọng giữa nước muối bão hòa (d = 1,18 – 1,20) với tỷ trọng noãn nang Cầu trùng để phân ly noãn nang ra khỏi phân.

Cách tiến hành: Lấy 5 – 10g phân cho vào một cốc nhỏ, dùng đũa thủy tinh khuấy nát phân trong 40 – 50ml nước muối NaCl bão hòa. Sau đó lọc qua lưới lọc để loại trừ cặn bã. Dung dịch lọc được để yên tĩnh trong tiêu bản có miệng hẹp, đáy rộng. Sau 15 – 30 phút, nang trứng sẽ nổi lên ( do tỷ trọng của nang trứng nhỏ hơn nước muối ). Dùng vòng vớt thép đường kính 1mm vớt váng ở phía trên, đưa lên phiến kính, đậy lamen, kiểm tra dưới kính hiển vi tìm noãn nang Cầu trùng.

Để đánh giá mức độ nhiễm Cầu trùng trên đàn gà, căn cứ vào tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm:

Tỷ lệ nhiễm = X 100%

Cường độ nhiễm được đánh giá bằng mật độ noãn nang có trên vi trường kính hiển vi theo cách tính của W.M.Reid (1975)

Vi trường có 1 – 3 noãn nang: Cường độ nhiễm là 1+ Vi trường có 4 – 6 noãn nang: Cường độ nhiễm là 2+ Vi trường có 7 – 10 noãn nang: Cường độ nhiễm là 3+ Vi trường có > 10 noãn nang: Cường độ nhiễm là 4+ Phương pháp phân loại Cầu trùng:

Các loài Cầu trùng được xác định theo nhóm phân loại của P.L Long và W.M.Reid (1982) dựa vào các đặc điểm sau:

- Đặc điểm hình thái, màu sắc: Kiểm tra dưới kính hiển vi với độ phóng đại 200 lần quan sát được màu sắc và phân biệt được hình thái của nang trứng Cầu trùng.

- Kích thước nang trứng: Đo kích thước nang trứng bằng Micromet chỗ rộng nhất và dài nhất của nang trứng.

- Dựa vào vị trí ký sinh của Cầu trùng ở trong ống tiêu hóa: Khi gà chết, mổ khám, nạo chất chứa trên niêm mạc ruột non, manh tràng, trực tràng để kiểm tra dưới kính hiển vi tìm nang trứng.

3.4.5. Làm tiêu bản vi thể kiểm tra mức độ tổn thương tổ chức của gà mắc Cầu trùng mắc Cầu trùng

Phương pháp làm tiêu bản vi thể được thực hiện theo quy trình tẩm đúc bằng Parafin, nhuộm Haematoxylin – Eosin (HE)

* Cố định bệnh phẩm

- Mục đích: Giết chết tổ chức

- Ngâm miếng tổ chức vào dung dịch Formol 10% ( bệnh phẩm phải ngập trong formol), để sau 10 ngày là có thể dùng được.

* Vùi bệnh phẩm

- Mục đích: Tạo chất nền cho tổ chức dễ cắt - Tiến hành lần lượt các bước sau:

Rửa formol: Lấy tổ chức ra khỏi bình ngâm mẫu, cắt thành các miếng tổ chức theo chiều dài có độ dài 0.5 – 1cm. Xâu các miếng tổ chức vào 1 sợi chỉ mảnh và đem rửa dưới vòi nước chảy nhẹ trong vòng 24h để rửa sạch formol.

* Khử nước và khử cồn

- Mục đích: Khử hết nước và khử hết cồn ra khỏi tổ chức - Ngâm lần lượt các miếng tổ chức trong các dung dịch sau: Cồn 900 I : 3 giờ Cồn 900 II : 3 giờ Cồn 1000 III : 4 giờ Cồn 1000 IV: 12 giờ Xylen I : 4 giờ Xylen II : 4 giờ Xylen III: 12 giờ

* Khử Xylen

- Mục đích: Khử hết Xylen trong tổ chức, để paraffin thấm đều trong các kẽ mô bào.

- Ngâm lần lượt các miếng tổ chức trong các hệ thống Parafin ở 560C: Paraffin I : 6 giờ

Paraffin II : 6 giờ Paraffin III : 12 giờ * Đúc Block

- Mục đích: Để vùi miếng tổ chức trong môi trường Paraffin thuần nhất tạo thành một thể thống nhất.

- Tiến hành:

Đặt miếng bệnh phẩm nằm theo ý muốn vào chính giữa khuôn block và đổ nhanh Paraffin lỏng vào block. Sau đó đặt khuôn đã đúc vào tủ lạnh cho đến khi đông cứng, đặc và chắc là được.

Bóc khuôn, chỉnh sửa lại block cho vuông vắn rồi gắn nhãn. * Cắt dán mảnh

Cắt mảnh bằng máy Microtom với độ dàn mảnh cắt khoảng 3 – 5µm, sao cho mảnh cắt không rách, nát phần tổ chức là được.

Tãi mảnh: Sau khi cắt được, dùng pank kẹp mảnh cắt đặt vào nước lạnh, sau đó dùng phiến kính trong, sáng, không xước, hớt mảnh cắt cho sang nước ấm 480C rồi lấy kính vớt mảnh cắt sao cho vị trí mảnh cắt ở 1/3 phiến kính. Sau đó để tủ ấm 370C đến khi bệnh phẩm khô là được.

* Nhuộm tiêu bản

- Bước 1: Khử Paraffin

Cho tiêu bản qua hệ thống Xylen gồm 3 lọ: Xylen I: 3 – 5 phút

Xylen II: 3 – 5 phút Xylen III: 3 – 5 phút

Lau hết phần Xylen quanh tiêu bản. - Bước 2: Khử Xylen

Cho tiêu bản qua hệ thống cồn gồm 3 lọ: Cồn I: 3 – 5 phút

Cồn II: 3 – 5 phút Cồn III: 3 – 5 phút - Bước 3: Khử cồn

Để tiêu bản dưới vòi nước chảy trong 10 phút - Bước 4: Nhuộm Haematoxylin (nhuộm nhân)

Khi nhấc tiêu bản ra khỏi nước, lau khô xung quanh tiêu bản, nhỏ Haematoxylin ngập tiêu bản. Để trong vòng 8 – 10 phút, sau đó đổ thuốc nhuộm đi, rửa qua nước chảy 3 – 5 phút cho hết Haematoxylin thừa. Đem lau sạch nước xung quanh tiêu bản và vẩy khô.

Nếu thấy tiêu bản có màu xanh tím là được.

Nếu nhạt màu thì phải nhúng tiêu bản vào lọ cồn acid (cồn 960 + HCl) trong 30 giây.

Sau khi điều chỉnh màu ta rửa sạch tiêu bản bằng nước cất. - Bước 5: Nhuộm Eosin (nhuộm bào tương)

Nhỏ Eosin ngập tiêu bản khoảng 30 – 45 giây tùy theo thực tế màu Eosin. Sau đó rửa dưới vòi nước chảy khoảng 3 – 5 phút cho hết Eosin thừa.

- Bước 6: Tẩy nước

Cho tiêu bản qua hệ thống cồn gồm 3 lọ: Cồn I : 15 giây

Cồn II : 15 giây Cồn III : 15 giây - Bước 7: Tẩy cồn

Cho lần lượt tiêu bản qua lọ đựng Xylen I, II, III trong thời gian 1 giây, sau đó đưa lọ Xylen III để trong tủ ấm 370C trong 2 phút.

- Bước 8: Gắn Lamen

Nhỏ 1 giọt Baume canada lên lamen rồi gắn nhanh lên tiêu bản. Ấn nhẹ để dồn hết bọt khí ra ngoài.

Đánh giá: Đem soi lên kính hiển vi quang học với vật kính 10, nếu thấy nhân bắt màu xanh tím, bào tương bắt màu đỏ tươi, tiêu bản trong sáng, không có nước, không có bọt khí là được.

PHẦN IV

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ TẠI TRẠI GIA CẦM HẢI ĐỒI – KIM LONG – TAM DƯƠNG – VĨNH PHÚC KIM LONG – TAM DƯƠNG – VĨNH PHÚC

Trại gà Hải Đồi có diện tích gần 6ha, là một trại chăn nuôi có quy mô lớn. Trại chủ yếu chăn nuôi gà giống bố mẹ, gà đẻ trứng thương phẩm và có một hệ thống lò ấp trứng với công suất cao, chuyên cung cấp các giống gà cho các trang trại và người chăn nuôi trong khu vực. Dưới đây là số liệu thống kê tại trại 4 tháng đầu năm 2012.

Bảng 4.1. Cơ cấu đàn gà tại trại gia cầm Hải Đồi

Giống gà Số lượng Tỷ lệ (%)

Ai Cập 12000 39,3

Lương Phượng 16000 52,5

Gà trắng nhập ngoại 2500 8,2

Tổng 30500 100

Bảng số liệu cho thấy trại gồm có 3 giống gà: Gà Ai Cập, Lương Phượng và gà trắng nhập ngoại, trong đó gà Lương Phượng chiếm tỷ lệ cao nhất (52,5%), tỷ lệ thấp nhất là gà trắng nhập ngoại (8,2%).

4.2. TÌNH HÌNH BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ AI CẬP TẠI TRẠI GIA CẦM HẢI ĐỒI – KIM LONG – TAM DƯƠNG – VĨNH PHÚC GIA CẦM HẢI ĐỒI – KIM LONG – TAM DƯƠNG – VĨNH PHÚC

Trong quá trình thực tập tại trại, tiến hành theo dõi tình hình bệnh Cầu trùng trên đàn gà Ai Cập từ 1 – 90 ngày tuổi. Để đánh giá tình hình nhiễm bệnh Cầu trùng, dùng phương pháp xét nghiệm phân, chất chứa trong đường tiêu hoá của gà ở các lứa tuổi khác nhau để xác định tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm, xác định loài gây bệnh, bệnh tích điển hình của bệnh. Kết quả được trình bày qua các nội dung sau:

4.2.1. Tỷ lệ nhiễm và tỷ lệ chết do bệnh Cầu trùng trên gà Ai CậpBảng 4.2: Tỷ lệ nhiễm và tỷ lệ chết do bệnh Cầu trùng Bảng 4.2: Tỷ lệ nhiễm và tỷ lệ chết do bệnh Cầu trùng

trên gà Ai Cập từ 1 – 90 ngày tuổi

Ngày tuổi Số mẫu kiểm tra Số mẫu nhiễm Tỷ lệ nhiễm (%) Số gà chết Số lượng đàn Tỷ lệ chết (%) 1 – 7 20 0 0 0 2500 0 8 – 17 45 22 48,9 37 2500 3 18 – 45 42 35 83,3 45 2500 2,2 46 – 90 35 11 31,4 7 2500 0.9 Tổng 142 68 47,9 89 2500 3,6

Kết quả ở bảng 4.2 cho thấy:

Ở tuần tuổi đầu tiên (1 – 7 ngày tuổi) chưa phát hiện được noãn nang Cầu trùng trong phân gà. Nguyên nhân là do gà mới được nuôi nên trấu lót nền chuồng còn khô, ít bị ẩm ướt, lớp phân dưới nền chuồng còn mỏng, do vậy noãn nang Cầu trùng chưa có cơ hội phát triển.

Trong giai đoạn gà từ 8 – 17 ngày tuổi, phát hiện thấy noãn nang Cầu trùng xuất hiện trong phân với tỷ lệ tương đối cao. Thời điểm này nền trấu lót đã bẩn, noãn nang Cầu trùng có cơ hội phát triển và gà bắt đầu bới. Tỷ lệ chết vì bệnh trong thời điểm này là cao nhất (3%) do một số nguyên nhân như sau: - Bệnh Cầu trùng xảy ra ở giai đoạn này thường kế phát với E.coli, một số trường hợp ghép với Gumboro làm tăng tỷ lệ chết.

- Ở giai đoạn này, bệnh Cầu trùng biểu hiện không đặc trưng và thường khó phát hiện nên chưa được điều trị và can thiệp sớm, do đó tỷ lệ chết cao.

Trong giai đoạn gà từ 18 – 45 ngày tuổi, noãn nang Cầu trùng xuất hiện trong phân với tỷ lệ rất cao (83,3%). Bệnh biểu hiện khá đặc trưng: gà ủ rũ, kém ăn, xù lông, lười vận động, phân có lẫn máu. Tỷ lệ chết (2,2%) giảm hơn so với giai đoạn trước do người chăn nuôi ý thức được đây là giai đoạn bệnh

Cầu trùng hay xảy ra nhất nên đã có biện pháp phòng bệnh trước đó, phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh và có biện pháp can thiệp, điều trị kịp thời.

Trong giai đoạn gà từ 46 – 90 ngày tuổi, bệnh Cầu trùng xảy ra nhẹ hơn và thường diễn biến ở thể mạn tính. Tỷ lệ nhiễm và tỷ lệ chết đều giảm. Nguyên nhân là do sức đề kháng của đàn gà ở giai đoạn này cao hơn và cũng có thể do yếu tố miễn dịch được hình thành sau khi nhiễm Cầu trùng ở các giai đoạn trước.

Theo nhận định, tỷ lệ nhiễm Cầu trùng tăng dần theo tuổi từ 7 – 45 ngày là do gà càng lớn càng ăn và uống nhiều nước, vì vậy phân thải trừ ra càng nhiều làm cho nền chuồng ẩm ướt và bẩn, tạo điều kiện cho Cầu trùng phát triển. Ngoài ra, gà thường bới và nhặt nhạnh thức ăn rơi vãi dưới nền chuồng, vô tình chúng nuốt phải noãn nang với số lượng ngày càng nhiều.

Tỷ lệ nhiễm và tỷ lệ chết do bệnh Cầu trùng trên đàn gà được biểu diến thông qua biểu đồ 4.1:

Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ nhiễm và tỷ lệ chết do bệnh Cầu trùng trên gà Ai Cập từ 1 – 90 ngày tuổi

Bảng 4.3: Cường độ nhiễm Cầu trùng trên gà Ai Cập từ 1 – 90 ngày tuổi

Ngày tuổi

Số mẫu

Cường độ nhiễm 4+ Tỷ lệ (%) 3 + Tỷ lệ (%) 2 + Tỷ lệ (%) 1 + Tỷ lệ (%) 8 – 17 45 18 40 22 48,9 5 11,1 0 0 18 – 45 42 25 59,5 14 33,3 3 7,2 0 0 46 – 90 35 0 0 1 2,8 24 68,6 10 28,6 Tổng 122 43 35,2 37 30,3 32 26,3 10 8,2

Kết quả của bảng số liệu cho thấy:

Cường độ nhiễm Cầu trùng ở mức (4+) trên gà ở giai đoạn 18 – 45 ngày tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (59,5%), ở giai đoạn gà từ 46 – 90 ngày tuổi không thấy nhiễm Cầu trùng với cường độ ở mức này mà mắc với cường độ ở mức thấp hơn.

Gà giai đoạn từ 8 – 17 ngày tuổi nhiễm Cầu trùng với cường độ ở mức (3+) chiếm tỷ lệ cao nhất (48,9%). Tỷ lệ này thấp nhất đối với gà từ 46 – 90 ngày tuổi (2,8%).

Gà từ 46 – 90 ngày tuổi nhiễm Cầu trùng với cường độ (2+) và (1+) theo tỷ lệ cao nhất lần lượt là 68,6% và 28,6%. Gà từ 8 – 45 ngày tuổi không nhiễm Cầu trùng ở mức thấp (1+) mà nhiễm ở cường độ cao hơn.

Giai đoạn gà từ 8 – 45 ngày tuổi nhiễm Cầu trùng với cường độ ở những mức cao. Đây là giai đoạn mà bệnh Cầu trùng xảy ra mạnh nhất và biểu hiện triệu chứng, bệnh tích nặng nề nhất.

Giai đoạn gà từ 46 – 90 ngày tuổi chỉ biểu hiện ở cường độ nhiễm thấp. Giai đoạn này, bệnh Cầu trùng xảy ra chủ yếu ở thể mạn tính (hay thể mang trùng).

Cường độ nhiễm Cầu trùng trên gà Ai Cập từ 1 – 90 ngày tuổi tại trại được biểu diễn thông qua biểu đồ 4.2.

Biểu đồ 4.2. Cường độ nhiễm Cầu trùng trên gà Ai Cập từ 1 – 90 ngày tuổi

4.2.3. Các loài Cầu trùng gây bệnh ở gà Ai Cập từ 1 – 90 ngày tuổi

Trong quá trình lấy mẫu về kiểm tra tỷ lệ và cường độ nhiễm Cầu trùng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý ở gà Ai Cập mắc bệnh Cầu trùng (Coccidiosis) và đề xuất biện pháp phòng, trị bệnh (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w