1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn kiểm soát ô nhiễm nước biển ven bờ thành phố hạ long, thực trạng và giải pháp

103 1,5K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 2,04 MB

Nội dung

luận văn kiểm soát ô nhiễm nước biển ven bờ thành phố hạ long, thực trạng và giải pháp luận văn kiểm soát ô nhiễm nước biển ven bờ thành phố hạ long, thực trạng và giải pháp luận văn kiểm soát ô nhiễm nước biển ven bờ thành phố hạ long, thực trạng và giải pháp

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

- -NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THÙY

KIỂM SOÁT Ô NHIỄM NƯỚC BIỂN VEN BỜ THÀNH PHỐ HẠ LONG

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững

(Chuyên ngành Đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS TS VŨ QUYẾT THẮNG

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bầy tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Vũ Quyết Thắng

Đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành tốt luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô ở trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường đã truyền đạt cho tôi kiến thức trong suốt những năm học ở trường Tôi xin chân thành cảm ơn phòng Bản đồ - Sở Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường đã tạo điều kiện cho tôi tiến hành thực nghiêm trong thời gian làm luận văn

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài: “Kiểm soát ô nhiễm nước biển ven bờ

thành phố Hạ Long, thực trạng và giải pháp" là công trình nghiên cứu của riêng

cá nhân tôi và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào

Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2013

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phương Thùy

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC HÌNH viii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3

1.1 Kiểm soát ô nhiễm biển ven bờ 3

1.1.1 Khái niệm Biển ven bờ 3

1.1.2 Các yếu tố gây ô nhiễm biển ven bờ 3

1.1.3 Vấn đề ô nhiễm biển ven bờ trên thế giới và Việt Nam 4

1.2 Tổng quan về khu vực nghiên cứu 8

1.2.1 Điều kiện tự nhiên, xã hội thành phố Hạ Long 8

1.2.2 Biển và đảo 12

1.2.3 Hang động 15

1.3 Đặc điểm địa chất, địa mạo 17

1.3.1 Lịch sử kiến tạo 17

1.3.2 Đặc điểm địa mạo 17

1.4 Đa dạng sinh học 19

1.4.1 Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới 19

1.4.2 Hệ sinh thái biển và ven bờ 19

1.5 Các tiềm năng của vịnh Hạ Long 21

1.5.1 Tiềm năng du lịch, nghiên cứu 21

1.5.2 Tiềm năng cảng biển và giao thông thủy 22

1.5.3 Tiềm năng thủy hải sản 22

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

Trang 5

2.1 Đối tượng nghiên cứu 23

2.1.1.Đặc điểm khu vực vùng biển ven bờ vịnh Hạ Long 23

2.1.2 Đặc điểm khu vực vùng bờ ven biển vịnh Hạ Long 25

2.2 Địa điểm, thời gian và phạm vi nghiên cứu 25

2.3 Phương pháp nghiên cứu 25

2.3.1 Phương pháp luận 25

2.3.2 Phương pháp thu thập thông tin 25

2.3.3 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa 26

2.3.4 Phương pháp phân tích hệ thống 27

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28

3.1 Hiện trạng chất lượng nước biển ven bờ thành phố Hạ Long 28

3.1.1 Kết quả quan trắc môi trường Vịnh Hạ Long năm 2011 28

3.1.2 Một số chất độc 43

3.1.3 Dầu mỡ khoáng 44

3.1.4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) 46

3.1.5 Coliform 49

3.1.6 Đánh giá chất lượng nước và diễn biến chất lượng nước biển ven bờ thành phố Hạ Long 51

3.1.7 Tác động do ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ tới hệ sinh thái và nguồn lợi kinh tế vùng Vịnh Hạ Long 54

3.2 Các hoạt động tác động đến chất lượng nước biển ven bờ thành phố Hạ Long 58

3.2.1 Hoạt động lấn biển 58

3.2.2 Hoạt động khai thác, chế biến, bốc rót và vận chuyển than 60

3.2.3 Hoạt động công nghiệp – Dịch vụ ven bờ 63

3.2.4 Các hoạt động du lịch trên Vịnh 66

3.2.6 Dân cư trên Vịnh Hạ Long 68

3.3 Hiện trạng công tác kiểm soát ô nhiễm nước biển ven bờ thành phố Hạ

Trang 6

3.3.1 Các quy định và biện pháp liên quan đến bảo vệ môi trường vịnh

Hạ Long hiện nay 69

3.3.2 Những bất cấp, tồn tại trong công tác quản lý môi trường nước biển ven bờ thành phố Hạ Long hiện nay 77

3.3.3 Đề xuất các giải phải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát ô nhiễm nước biển ven bờ thành phố Hạ Long 81

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

PHỤ LỤC 93

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ATP Ađênôsin triphôtphát

BOD Biochemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxi sinh hoá

QCVN Quy chuẩn Việt Nam

SS Suspended Solid - Chất rắn lơ lửng

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

TN-MT Tài nguyên-Môi trường

UBND Uỷ ban nhân dân

UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc Vinacomin Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam

XN Xí nghiệp

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1:Bảng vị trí mạng lưới quan trắc môi trường ven bờ Vịnh Hạ Long 28

Bảng 3.2:Kết quả đo pH tại các điểm nghiên cứu 32

Bảng 3.3: Kết quả đo nồng độ oxy hòa tan tại các điểm nghiên cứu 34

Bảng 3.4: Kết quả đo nồng độ Amoni tại các điểm nghiên cứu 35

Bảng 3.5: Hàm lượng Zn tại các điểm nghiên cứu 38

Bảng 3.6: Hàm lượng Mn tại các điểm nghiên cứu 39

Bảng 3.7: Hàm lượng Fe tại các điểm nghiên cứu 41

Bảng 3.8: Hàm lượng dầu mỡ khoáng tại các điểm nghiên cứu 45

Bảng 3.9: Hàm lượng TSS tại các điểm nghiên cứu 47

Bảng 3.10: Hàm lượng Coliform tại các điểm nghiên cứu 49

Bảng 3.11: Hệ số rủi ro môi trường (RQ) vùng biển vịnh Hạ Long năm 2011 51

Bảng 3.12: Xu thế diễn biến môi trường qua các năm 53

Bảng 3.13: Bảng thống kế diện tích rừng ngập mặn khu vực Hoành Bồ - Hạ Long 55 Bảng 3.14: Diện tích lấn biển các dự án TP.Hạ Long 58

Bảng 3.15: Sản lượng than khai thác trên địa bàn thành phố Hạ Long 62

Bảng 3.16: Danh sách các trạm xử lý nước thải trên địa bàn thành phố 76

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Tổng thể khu vực nghiên cứu 13

Hình 1.2: Hòn Trống Mái 14

Hình 1.3: Thạch nhũ trong hang Sửng Sốt 15

Hình 1.4: Kiến tạo đá vôi kiểu Phong Tùng, một trong hai kiểu địa hình 18

Hình 3.1: Vị Trí mạng lưới các điểm quan trắc 29

Hình 3.2: Biểu diễn độ pH tại các điểm nghiên cứu 33

Hình 3.3: Biểu diễn hàm lượng DO tại các điểm nghiên cứu 35

Hình 3.4: Biểu diễn hàm lượng Amoni tại các điểm nghiên cứu 36

Hình3.5: Biểu diễn hàm lượng Zn tại các điểm nghiên cứu 38

Hình 3.6: Biểu diễn hàm lượng Mn tại các điểm nghiên cứu 40

Hình 3.7: Biểu diễn hàm lượng Fe tại các điểm nghiên cứu 41

Hình 3.8: Biểu diễn hàm lượng dầu mỡ khoáng tại các điểm nghiên cứu 45

Hình 3.9: Biểu diễn hàm lượng TSS tại các điểm nghiên cứu 47

Hình 3.10: Biểu diễn hàm lượng Coliform tại các điểm nghiên cứu 50

Hình 3.11: Diễn biến hàm lượng TSS 53

Hình 3.12: Diễn biến hàm lượng Amoni 53

Hình 3.13: Diễn biến hàm lượng Fe 54

Hình 3.14: Diễn biến hàm lượng dầu mỡ khoáng 54

Hình 3.15 Biểu đồ suy giảm diện tích rừng ngập mặn khu vực Hoành Bồ - Hạ Long 55

Hình 3.16: Hoạt động lấn biển ở Vịnh Hạ Long 60

Hình 3.17: Hoạt động khai thác than TP.Hạ Long 61

Hình 3.18: Khu vực cụm Cảng Nam Cầu Trắng 62

Hình 3.19: Cảng nước sâu Cái Lân: Đây là cảng nước sâu lớn nhất tại khu vực Miền Bắc 63

Hình 3.20: Âu tàu Tuần Châu (ảnh trái) và bến tàu khách du lịch 64

Bãi Cháy (ảnh phải) 64

Trang 10

Hình 3.22: Khu vực sau chợ Hạ Long I - Gồm rất nhiều các phương tiện thuỷ: tàu

đánh cá, tàu bán lẻ xăng dầu trên vịnh, nhà bè v.v… 65

Hình 3.23: Hoạt động du lịch, tham quan Vịnh Hạ Long 67

Hình 3.24: Hoạt động của dân cư trên Vịnh Hạ Long 69

Hình 3.25: Sơ đồ tuyến thu gom nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố 74

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Kiểm soát ô nhiễm môi trường là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, trong công tác quản lý môi trường quốc gia, cũng như quản lý môi trường ở mỗi địa phương, nhằm mục đích theo dõi kịp thời ô nhiễm môi trường, xác định đúng nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường và đề xuât kịp thời các giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện chất lượng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ các hệ sinh thái và đảm bảo phát triển bền vững

Kiểm soát ô nhiễm bao gồm: kiểm soát các nguồn thải gây ra ô nhiễm (nguồn thải khí ô nhiễm, nguồn thải nước ô nhiễm, nguồn thải chất rắn, nguồn thải tiếng ồn, nguồn thải bức xạ), kiểm soát ô nhiễm môi trường các ngành sản xuất công nghiệp, kiểm soát ô nhiễm môi trường xung quanh ở các khu đô thị, khu kinh

tế, các làng nghề… và kiểm soát ô nhiễm (chất lượng) môi trường không khí, môi trường nước biển, nước mặt và nước biển ven bờ

Thành phố Hạ Long là khu vực phát triển rất mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, đặc biệt các ngành du lịch, giao thông vận tải biển (có Vịnh Hạ Long), khai thác than, các khu công nghiệp, đô thị hoá trên đất liền v.v Các hoạt động này có những tác động không nhỏ tới vùng Vịnh Hạ Long Ảnh hưởng và đe dọa trực tiếp

là ô nhiễm môi trường nước vịnh do những nguồn thải từ trên đất liền và các hoạt động trên vịnh

Trong đó Vịnh Hạ Long có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hạ Long Tuy nhiên chất lượng nước biển ven bờ vùng vịnh Hạ Long ngày càng có xu hướng bị ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến

sự phát triển của ngành du lịch và đe dọa đến sự sinh tồn của các loài sinh vật biển

Vì vậy, việc nghiên cứu về chất lượng nguồn nước và đưa ra các giải pháp hiệu quả

để giảm thiểu ô nhiễm là một vấn đề cấp thiết

Trang 12

Với đề tài: “Kiểm soát ô nhiễm nước biển ven bờ thành phố Hạ Long, thực

trạng và giải pháp” chúng tôi muốn góp phần nào đó để nâng cao chất lượng môi

trường cảnh quan thành phố Hạ Long nói chung và Vịnh Hạ Long nói riêng

1 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu

- Mục tiêu chung: Cải thiện công tác bảo vệ môi trường liên quan đến thành

phố Hạ Long hiện nay

- Hiện trạng ô nhiễm nước biển ven bờ vịnh Hạ Long thuộc khu vực thành phố Hạ Long thông qua các thông số như dầu mỡ, thuộc hiện trạng môi trường tỉnh QN

- Hiện trạng công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ vịnh của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan như Sở TNMT, Cánh sát MT

- Đề xuất 1 số giải pháp khả thi để quản lý tốt hơn môi trường nước biển ven

bờ vịnh : kỹ thuật, quản lý

- Điều tra các nguồn chính gây ô nhiễm nước biển ven bờ thành phố Hạ Long

- Hiện trạng chất lượng nước biển ven bờ thành phố Hạ Long

- Đánh giá chất lượng nước và diễn biến môi trường nước biển ven bờ thành phố Hạ Long

- Nghiên cứu các giải pháp nâng cao công tác quản lý và đưa ra các biện pháp xử lý, khắc phục môi trường nước biển ven bờ thành phố Hạ Long

-

Trang 13

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1 Kiểm soát ô nhiễm biển ven bờ

1.1.1 Khái niệm Biển ven bờ

Theo Điều 4, chương II, Nghị định của chính phủ số 123/2006/NÐ-CP ngày

27 tháng 10 năm 2006 về quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản của tổ chức, cá nhân

Việt Nam trên các vùng biển, thì Vùng biển ven bờ được tính từ bờ biển (ngấn

nước khi thuỷ triều thấp nhất) đến đường nối liền các điểm cách bờ biển 24 hải lý (tương đương 44.448,0m), do Vịnh Hạ Long có nhiều đảo lớn nhỏ nên theo Quyết định ngày 6 - 8- 1998, UBND tỉnh Quảng Ninh số 2055/QĐ-UB về việc phân công trách nhiệm quản lý, thu gom, xử lý chất thải rắn trên Vịnh Hạ Long cho từng ban, ngành cụ thể, trong đó giao TP.Hạ Long đảm trách việc thu gom và xử lý rác thải trong phạm vi dải ven bờ cách mép nước 500 m trở vào Do đó, vùng biển ven bờ là vùng biển từ cách mép nước 500m trở vào

1.1.2 Các yếu tố gây ô nhiễm biển ven bờ

Theo UNEP (2000), trong những năm của thập kỷ 1990, tổng lượng chất thải độc hại trên toàn thế giới vào đại dương khoảng 400 triệu tấn Trong đó, chủ yếu các chất thải có nguồn gốc từ các hoạt động công nghiệp trong đất liền như hóa chất, khai thác mỏ, chế biến, thuộc da, chiếm hơn 70% và hoạt động hàng hải trên biển Dựa vào nguồn gốc, có thể phân loại các chất thải như sau:

- Các chất thải có nguồn gốc từ lục địa như chất thải công nghiệp và chất thải trong sinh hoạt tại các đô thị: 37%

- Các chất xuất phát từ các hoạt động hàng hải: 33%

- Các chất thải do sự cố tràn dầu: 12%

- Ô nhiễm có nguồn gốc từ không khí: 9%

- Ô nhiễm có nguồn gốc từ các nguồn tự nhiên khác: 7%

- Ô nhiễm do hoạt động khai thác dầu khí: 2%

Trang 14

1.1.3 Vấn đề ô nhiễm biển ven bờ trên thế giới và Việt Nam

1.1.3.2 Hiện trạng ô nhiễm nước biển ven bờ ở Việt Nam

Vấn đề ô nhiễm nước biển hiện nay đã và đang được quan tâm trên phạm vi toàn thế giới do ô nhiễm biển làm mất dần đi hệ sinh thái biển, tác động đến cuộc sống của con người thông qua việc làm giảm nguồn lợi thủy sản, và các nguồn tài nguyên khác từ biển, ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi tham gia các hoạt động thể thao, nghiên cứu và các hoạt động khác dưới nước và đặc biệt gây nguy cơ về các thiên tai do biển mất đi những khu vực đệm chắn sóng ven bờ như san hô v.v.v Các vấn đề về ô nhiễm hữu cơ cũng đặc biệt được nhiều khu vực, quốc gia quan tâm trong đó phải kể đến các chất hữu cơ như Polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs), polychlorinated biphenyls (PCBs), các loại thuốc trừ sâu cơ clo, polybrominated diphenyl ethers, phthalates and alkylphenols Nghiên cứu tại khu vực ven biển Comunidad Valenciana của Tây Ban Nha cũng cho thấy các chất VOCs, thuốc trừ sâu cơ clo, phtalates và tributyltin (TBT) xuất hiện trong nước biển

và hàm lượng octylphenol, pentachlorobenzene, DEHP và TBT vượt quá hàm lượng trung bình hàng năm theo tiêu chuẩn chất lượng môi trường (EQS-AAC) và hầu hết các chất ô nhiễm xác định được cũng có mặt trong nước thải của các trạm xử lý [17] Vùng biển Baltic khu vực Bắc Âu cũng phát hiện thấy các chất ô nhiễm hữu

cơ độc hại bao gồm các chất hữu cơ bay hơi (VOC), các chất halogen hữu cơ bay hơi (VOX), chlorophenols, phenoxyacids, polychlorinated biphenyls (PCBs) and polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs) trong khoảng thời gian từ 1996 – 2001 Nồng độ của VOX trong khoảng từ một vài ng/dm3 đến 250 ng/dm3 Nồng độ trung bình của chlorophenols and phenoxyacids trong khoảng từ 0,1 và 6,0 và 0,05 and 2,2ug/dm3[18]

Nồng độ kim loại (Cr, Cu, Fe, Mn, Pb và Zn) trong nước biển khu vực bến cảng Brest Harbour thuộc vùng Tây Bắc Nước Pháp đạt tới nồng độ xấp xỉ 7 mg/l đối với

Mn, 60 mg/l đối với Zn giải phóng ra từ trầm tích do sự ô nhiễm axit trong khu vực [16]

Trang 15

Vùng ven biển Tỉnh Hà Bắc, phía tây biển Bột Hải, Trung Quốc cũng đã phát hiện các chất ô nhiễm từ các hoạt động trên đất liền Thông qua chỉ số ô nhiễm hữu

cơ, chỉ số phú dưỡng, nồng độ phosphate và nhu cầu oxy hóa để đánh giá các điều kiện chất lượng nước Kết quả cho thấy rằng ô nhiễm là trong mùa khô nặng hơn nhiều so với mùa lũ năm 2006 Dựa trên COD và nồng độ phosphate, kết quả cho thấy vùng biển gần sông Shahe, sông Douhe, sông Yanghe, và Luanhe sông đã bị ô nhiễm nặng nề [19]

1.1.3.2 Hiện trạng ô nhiễm nước biển ven bờ ở Việt Nam

Việt Nam cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học và các bài báo về vấn đề ô nhiễm biển từ các hoạt động trong bờ đặc biệt là ô nhiễm các chất hữu cơ

Dấu hiệu bị ô nhiễm thể hiện ở các vùng nước ven bờ bởi các tác nhân như dầu, kẽm, và chất thải sinh hoạt Các chất rắn lơ lửng, NH4 và PO4 cũng ở mức đáng

lo ngại Hàm lượng hoá chất bảo vệ thực vật chủng anđrin và enđrin trong các mẫu sinh vật đáy ở các vùng cửa sông ven biển phía bắc đều cao hơn giới hạn cho phép

Đa dạng sinh học động vật đáy ở ven biển miền bắc và thực vật nổi ở miền trung suy giảm rõ rệt Lượng hoá chất bảo vệ thực vật tồn lưu trong cơ thể các loài thân mềm hai mảnh vỏ được xác định cao nhất là tại Sầm Sơn và cửa Ba Lạt (11,14- 11.83 mg/kg thịt ngao), thấp nhất là tại Trà Cổ (1,54 mg/kg) Các chất anđrin, enđrin, đienđrin, đặc biệt là anđrin và enđrin có hầu hết ở các mẫu phân tích, biến đổi từ 0,12 đến 3,11 mg/kg.[1]

Nước biển của một số khu vực có biểu hiện bị axit hoá do độ pH trong nước biển tầng mặt biến đổi trong khoảng 6,3-8,2 Nước biển ven bờ có biểu hiện

bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ, kẽm, một số chủng thuốc bảo vệ thực vật Hiện tượng thuỷ triều đỏ xuất hiện tại vùng biển nam trung bộ, đặc biệt tại Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận làm chết các loại tôm cá đang nuôi trồng tại vùng này Chất lượng môi trường biển thay đổi dẫn đến nơi cư trú tự nhiên của loài bị phá huỷ gây tổn thất lớn về đa dạng vùng bờ Có khoảng 85 loài hải sản có mức độ nguy

Trang 16

thác hải sản giảm rõ rệt, thêm vào đó, tình trạng dùng các ngư cụ đánh bắt có tính chất huỷ diệt diễn ra khá phổ biến như xung điện, chất nổ, đèn cao áp quá công suất cho phép… làm cạn kiệt các nguồn lợi hải sản ven bờ Nguồn lợi hải sản có

xu hướng giảm dần về trữ lượng, sản lượng và kích thước cá đánh bắt [1]

Ở một số vùng biển khác như khu vực nước biển ven bờ vịnh Đà Nẵng có dấu hiệu bị ô nhiễm KLN, COD và TSS nguyên nhân chủ yếu là do nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, hoạt động nuôi tôm, và các hoạt động của tàu thuyền trên biển Đa số nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp thải trực tiếp

ra vịnh Đà Nẵng mà chưa qua xử lý Chất lượng nước biển ven bờ xuống cấp gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch và đe dọa đến sự sinh tồn, phát triển của hệ sinh thái rạn san hô Đà Nẵng [3]

Theo Báo cáo Môi trường Quốc gia năm 2010, các vùng biển ven bờ của

Việt Nam chịu nhiều áp lực từ các hoạt động như phát triển du lịch ven biển, phát

triển công nghiệp ven biển, khai thác nuôi trồng thuỷ sản, các hoạt động hàng hải

và một phần không nhỏ do từ việc gia tăng dân số Dưới tác động của các áp lực này, vùng biển ven bờ của Việt Nam có hàm lượng một số chất ô nhiễm đáng quan tâm như TSS, COD, NH4+, dầu mỡ, CN- Hàm lượng TSS trong nước biển ven bờ cao ở vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, thấp ở khu vực miền Trung và có xu thế giảm ở miền Bắc, tăng cao ở miền Nam trong giai đoạn 2005-

2009 Nhu cầu oxy hoá học có xu hướng tăng dần vào các khu vực ven biển phía nam và hàm lượng dầu mỡ đang là vấn đề cần đặc biệt quan tâm do giá trị đo được tại hầu hết các điểm đo đều vượt tiêu chuẩn so sánh với QCVN 10:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ (0,2mg/l) cho mọi mục đích sử dụng và cao nhất ở các vùng biển miền Trung Hàm lượng các kim loại nặng như Cu, Pb, Zn, Cd, Hg, As nằm trong giới hạn cho phép.[1]

Cùng với các vùng biển được đặc biệt quan tâm, vùng biển ven bờ khu vực vịnh Hạ Long đã và đang được các tổ chức thuộc chính phủ và phi chính phủ tập

Trang 17

trung nhiều nguồn lực để nghiên cứu nhằm bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long, bảo

vệ các giá trị di sản thiên nhiên được thế giới công nhận

Từ năm 1998, dự án Nghiên cứu môi trường vịnh Hạ Long đã được cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản thực hiện với những kết quả sơ bộ cho thấy tiềm năng ô nhiễm vịnh Hạ Long theo sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh [6] Kết quả nghiên cứu từ những năm 2000 và 2006 trong các đề tài luận văn thạc

sĩ của các tác giả Phạm Văn Lượng và Đoàn Thị Thu Trà cũng cho thấy các ảnh hưởng của hoạt động của con người từ bờ đến chất lượng môi trường ven biển vịnh Hạ Long thể hiện qua sự biến đổi của hàm lượng các kim loại nặng và các chất hữu cơ [4, 13]

Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy có dấu hiệu ô nhiễm nước biển ven

bờ khu vực vùng đệm của vịnh Hạ Long thể hiện thông qua các thông số như nhu cầu oxy hóa học (COD) và nồng độ nitơ amoni vượt quá giá trị tiêu chuẩn ven bờ

ở gần như tất cả các điểm lấy mẫu do ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp Bên cạnh đó, nước ven bờ dọc theo thành phố Hạ Long có nồng

độ dầu và mỡ tương đối cao do các hoạt động của tàu thuyền ảnh hưởng đến chất lượng nước trong vùng đệm Vịnh Hạ Long Tại cửa sông của suối Lộ Phong, quan sát thấy nồng độ COD và kim loại nặng tương đối cao Có thể nói rằng hoạt động khai thác than tại khu vực thượng nguồn suối Lộ Phong đã ảnh hưởng tới chất lượng nước [7]

Kết quả quan trắc hiện trạng môi trường nước biển ven bờ theo mạng điểm quan trắc của tỉnh Quảng Ninh năm 2011, 2012 và 2013 cũng cho thấy dấu hiệu của ô nhiễm chất hữu cơ khu vực ven biển vịnh Hạ Long do các hoạt động của khu công nghiệp và đô thị hóa thể hiện trong thông số nhu cầu oxy sinh hóa cao với khoảng dao động từ 5 đến 32 mg/l tập trung ở các khu vực cảng tàu du lịch Bãi Cháy, Bãi tắm Bãi Cháy, nước biển ven bờ khu vực sau chợ Hạ Long 1, Sông Diễn Vọng – khu vực Cầu Bang, nước biển ven bờ khu vực Cột 5 – cột 8 và khu vực cảng Nam Cầu Trắng Hàm lượng dầu đo được trong các khu vực này cũng

Trang 18

đặc biệt cao và vượt quá ngưỡng cho phép của quy chuẩn Việt Nam về chất lượng nước biển ven bờ áp dụng cho những khu vực khác khu vực bãi tắm và nuôi trồng thủy sản từ 1,5 đến 2,5 lần với giá trị đo được trong khoảng từ 0,3 đến 0,5 mg/l,

đặc biệt cao tại khu vực bến chợ Hạ Long 1 và cảng tàu du lịch Bãi Cháy (Nguồn:

Báo cáo kết quả quan trắc môi trường tỉnh Quảng Ninh năm 2011, 2012, 2013).[14]

1.2 Tổng quan về khu vực nghiên cứu

Khu vực nghiên cứu là môi trường nước biển ven bờ vịnh Hạ Long trong phạm vi thành phố Hạ Long Theo QCVN số 10:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ [2], trong đó giải thích: nước biển ven bờ là nước biển ở vùng vịnh, cảng và những nơi cách bờ trong vòng 03 hải lý (khoảng 5,5 km)

Do vậy, trong Luận văn này sẽ nghiên cứu chất lượng nước biển ven bờ vịnh

Hạ Long trong khuôn khổ phạm vi thành phố Hạ Long, với chiều dài khu nghiên cứu khoảng 28km, bắt đầu từ khu vực đảo Tuần Châu qua địa bàn các phường Hùng Thắng, Bãi Cháy, Yết Kiêu, Hồng Gai, Bạch Đằng, Hồng Hải, Hồng Hà, Hà

xã Hồng Gai

Thành phố Hạ Long nằm ở Trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích 271,95 km2, với chiều dài bờ biển gần 50km Phía đông Hạ Long giáp thành phố Cẩm Phả, tây giáp thị xã Quảng Yên, bắc giáp huyện Hoành Bồ, nam là Vịnh Hạ Long Thành phố nằm dọc theo bờ vịnh Hạ Long với chiều dài 50km, cách Hà Nội 165km về phía Tây Bắc, Hải Phòng 60km về phái Tây, cửa khẩu Móng Cái 184km

Trang 19

về phía Đông, phía nam thông ra Biển Đông Hạ Long có vị trí chiến lược về phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng của khu vựa quốc gia

1.2.1.2 Đặc điểm địa hình

Thành phố Hạ Long có địa hình đa dạng và phức tạp, đây cũng là một trong những khu vực hình thành lâu đời nhất trên lãnh thổ Việt Nam, địa hình ở đây bao gồm cả đồi núi, thung lũng, vùng ven biển và hải đảo, được chia thành 3 vùng rõ rệt gồm có: Vùng đồi núi bao bọc phía bắc và đông bắc, Vùng ven biển ở phía nam quốc lộ 18A, cuối cùng là vùng hải đảo

1.2.1.3 Khí hậu, thủy văn

Thành phố Hạ Long thuộc vùng khí hậu ven biển, với 2 mùa rõ rệt là mùa đông và mùa hè Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,7 độ Lượng mưa trung bình một năm của Hạ Long là 1832 mm, phân bố không đều theo 2 mùa Mùa hè, từ tháng

5 đến tháng 10 Mùa đông, là mùa khô, ít mưa, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau

Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 84% Đồng thời khí hậu ở Hạ Long

có 2 loại hình gió mùa hoạt động khá rõ rệt là gió mùa Đông Bắc về mùa đông và gió Tây Nam về mùa hè Hạ long là vùng biển kín nên ít chịu ảnh hưởng của những cơn bão lớn, sức gió mạnh nhất trong các cơn bão là cấp 9, cấp 10

1.2.1.4 Dân số

Dân số thành phố năm 2006 là 202.839 người đến năm 2010 là 234.592 tăng 31.753 người so với năm 2006, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2006 là 1,005% đến năm 2010 là 1,102%, và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên cả giai đoạn 2006-2012 trung bình là 1,051%

Trang 20

Kết quả điều tra dân số ở các phường giai đoạn 2006-2012

- Mật độ dân cư trên toàn thành phố năm 2006 là 820 người/km2, đến năm

2012 mật độ dân cư tăng lên 834 người/km2

1.2.1.5 Về Tài nguyên thiên nhiên

Đối với địa bàn thành phố Hạ Long bao gồm chủ yếu là than đá và nguyên vật liệu xây dựng Tổng trữ lượng than đá đã thăm dò được đến thời điểm này là

Trang 21

trên 530 triệu tấn, nằm ở phía bắc và đông bắc Thành phố trên địa bàn các phường

Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Trung, Hà Phong, Hà Tu (Đại Yên và Việt Hưng nằm trong vùng cấm hoạt động khoáng sản) Loại than chủ yếu là than Antraxit và bán Antraxit Bên cạnh đó là trữ lượng sét phục vụ làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng tại vùng Giếng Đáy, theo đánh giá triển vọng trữ lượng hiện có khoảng trên 39 triệu tấn Ngoài ra là đá vôi phục vụ làm nguyên liệu xi măng và vật liệu xây dựng, tập trung tại phường Hà Phong và khu vực Đại Yên, theo đánh giá trữ lượng hiện còn khoảng trên 15 triệu tấn có thể khai thác được Bên cạnh đó, còn có các khu vực có thể khai thác cát xây dựng tại ven biển phường Hà Phong, Hà Khánh, khu vực sông trới tiếp giáp Hà Khẩu, Việt Hưng v.v… tuy nhiên trữ lượng

là không đáng kể [7]

1.2.1.6 Điều kiện kinh tế-xã hội

Trong những năm qua, có thể đánh giá tốc độ phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Hạ Long là rất lớn Quá trình đô thị hóa diễn ra rất mạnh mẽ Từ một thành phố với nền công nghiệp khai thác than là chủ đạo, nay đã chuyển dịch phát triển cơ cấu sang công nghiệp và dịch vụ, để hướng tới là một thành phố du lịch xanh, sạch đẹp, đạt chuẩn đô thị loại I vào năm 2013 Một số nét chính về tình hình kinh tế-xã hội của thành phố trong năm 2011 [6]:

- Về sản xuất công nghiệp – thủ công nghiệp: Tình hình sản xuất công

nghiệp, thủ công nghiệp năm 2011 khá ổn định; giá trị ước đạt 12.673 tỷ đồng Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp địa phương đạt 969 tỷ đồng; các ngành công nghiệp đóng tầu, khai thác than, điện, sản xuất gạch ngói, vật liệu xây dựng trên địa bàn tăng trưởng không cao do ảnh hưởng chung của nền kinh tế Các ngành sản xuất dầu thực vật và ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khác cơ bản ổn định, phát triển, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của các đơn vị và nhân dân, phục vụ tốt cho phát triển kinh tế

- Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp: Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 43,5 tỷ

đồng; diện tích gieo trồng đạt 1.287 ha; sản lượng rau xanh đạt 11.516 tấn Giá trị sản xuất thuỷ sản đạt 52,24 tỷ đồng, tổng sản lượng thuỷ sản đạt 2.545 tấn

Trang 22

- Về Du lịch: Khách du lịch đến Hạ Long đạt 4.031.098 lượt khách, trong đó

khách quốc tế đạt 2.063.700 lượt, doanh thu đạt 2.236 tỷ đồng

- Về tình hình thu, chi ngân sách: Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt

13.586,9 tỷ đồng Tổng thu ngân sách Thành phố ước đạt 1.902,56 tỷ đồng Tổng chi ngân sách đạt 979,6 tỷ đồng

- Về công tác văn hoá - xã hội: Trong năm thành phố đã thực hiện tốt nhiều

sự kiện quan trọng như lễ hội du lịch Hạ Long năm 2011; Công tác xây dựng nông thôn mới trong hỗ trợ huyện nghèo Ba Chẽ được đẩy mạnh; thành phố đã tiến hành triển khai Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2011-2016 phấn đấu đến năm 2016 thành phố không có hộ nghèo, cận nghèo Phong trào thể dục thể thao được phát triển, với việc hình thành nhiều sân bóng mới, trong năm thành phố cũng đã tổ chức

thành công hội khoẻ phù đổng toàn tỉnh với vị trí thứ nhất toàn đoàn v.v

- Về giáo dục: Thành phố hiện có 100% cán bộ, giáo viên đạt chuẩn, 67%

trên chuẩn 100% các trường phổ thông đã được kiên cố, cao tầng hoá; 80% các trường trang bị máy chiếu cho các phòng học Là địa phương đầu tiên trong Tỉnh đầu tư bằng nguồn xã hội hóa trang bị Bảng tương tác cho một số trường để nâng cao chất lượng dạy học Đến nay, toàn Thành phố có 35 trường đạt chuẩn quốc gia (mầm non: 07; tiểu học: 17; Tiểu học cơ sở: 11; trung học & trung học cơ sở: 01)

Tốc độ phát triển kinh tế xã hội nhanh và mạnh cũng đã đặt ra những thách thức to lớn đối với việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo tồn, duy trì và phát huy những giá trị, lợi thế của vịnh Hạ Long đảm bảo hài hòa và bền vững vì hiện nay các hoạt động phát triển kinh tế xã hội đã và đang có những tác động tiêu cực nhất định đến môi trường vịnh Hạ Long

1.2.2 Biển và đảo

Các đảo ở vịnh Hạ Long có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, tập trung ở hai vùng chính là vùng phía Đông Nam Vịnh Bái Tử Long và vùng phía Tây Nam vịnh Hạ Long Theo thống kê của ban quản lý vịnh Hạ Long, trong tổng

số 1.969 đảo của vịnh Hạ Long có đến 1.921 đảo đá với nhiều đảo có độ cao khoảng 200m

Trang 24

Vùng tập trung các đảo đá có phong cảnh ngoạn mục và nhiều hang động đẹp là

vùng trung tâm Di sản Thiên nhiên vịnh Hạ Long, bao gồm phần lớn vịnh Hạ Long

(vùng lõi), một phần vịnh Bái Tử Long và vịnh Lan Hạ thuộc quần đảo Cát Bà (vùng đệm)

Các đảo trên vịnh Hạ Long có những hình thù riêng, không giống bất kỳ hòn

đảo nào ven biển Việt Nam và không đảo nào giống đảo nào Có chỗ đảo quần tụ lại

nhìn xa ngỡ chồng chất lên nhau, nhưng cũng có chỗ đảo đứng dọc ngang xen kẽ

nhau, tạo thành tuyến chạy dài hàng chục kilômét như một bức tường thành Đó là

một thế giới sinh linh ẩn hiện trong những hình hài bằng đá đã được huyền thoại

hóa Dưới đây là một vài hòn đảo nổi tiếng:

Hòn Trống Mái:

Hình 1.2: Hòn Trống Mái

Là một trong những hòn đảo nổi tiếng trên vịnh Hạ Long, hòn Trống Mái

nằm gần hòn Đỉnh Hương ở phía Tây Nam của Vịnh, cách cảng tàu du lịch Bãi

Cháy khoảng 5km Đây là cụm gồm 2 đảo có hình thù giống như một đôi gà, một

trống một mái, có chiều cao khoảng hơn 10m với chân thót lại ở tư thế rất chênh

vênh Là biểu tượng trên logo của vịnh Hạ Long, hòn Trống Mái cũng là biểu tượng

trong sách hướng dẫn du lịch Việt Nam nói chung

Đảo Ngọc Vừng: Đảo Ngọc Vừng nằm cách cảng tàu du lịch khoảng 34km,

thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, có đặc điểm là một trong số ít đảo đất trên

vùng vịnh Hạ Long Đảo rộng 12km², có người ở, có bến cảng cổ Cống Yên thuộc

hệ thống thương cảng cổ Vân Ðồn từ thế kỷ 11, và có di tích thành cổ nhà Mạc,

Trang 25

thành nhà Nguyễn Phía đông của đảo có bãi Cát Dài tới hàng kilômét với cát trắng trải ra tới tận bến tàu

Đảo Ti Tốp: Đảo Ti Tốp, thời Pháp thuộc mang tên hòn Cát Nàng, nằm trên

khu vực vịnh Hạ Long cách Bãi Cháy chừng 14km về phía Đông Đảo được đặt tên

Ti Tốp từ khi Hồ Chí Minh đến thăm vịnh Hạ Long cùng với nhà du hành vũ trụ người Nga Gherman Titov, vào năm 1962

Đảo Tuần Châu: Nằm cách cảng tàu du lịch Bãi Cháy khoảng 4km về phía

Tây Nam trên vùng vịnh Hạ Long, Đảo Tuần Châu là một đảo đất rộng khoảng 3km², gần bờ, có làng mạc và dân cư thưa thớt Trước kia trên đảo các nhà khoa học

đã tìm được nhiều di chỉ khảo cổ thuộc nền văn hóa Hạ Long Từ năm 2001, một con đường lớn đã được xây dựng nối đảo với đất liền Một tổ hợp dịch vụ vui chơi, giải trí, quần thể khách sạn, nhà hàng và bãi tắm sang trọng được xây dựng, đưa vào phục vụ góp phần làm thay đổi bộ mặt của Hạ Long từ năm du lịch 2003 tới nay

1.2.3 Hang động

Không chỉ những biến đổi của những đảo đá màu xanh đen trên mặt nước biếc vùng Vịnh hấp dẫn du khách Những hang động tại Hạ Long, theo các nhà thám hiểm địa chất người Pháp, khi nghiên cứu về vịnh Hạ Long đầu thế kỷ 20, khẳng định rằng hầu hết trong số chúng đều được kiến tạo trong thế Pleistocen kéo dài từ 2 triệu đến 11 ngàn năm trước, nằm trong 3 nhóm hang ngầm cổ, hang nền Karst và các hàm ếch biển

Hang Sửng Sốt:

Hình 1.3: Thạch nhũ trong hang Sửng Sốt

Trang 26

Hang Sửng Sốt, hay động Sửng Sốt nằm trên đảo Bồ Hòn ở trung tâm vịnh

Hạ Long, được người Pháp đặt tên "Grotte des surprises" (động của những kỳ

quan) Ðây là một hang động rộng và đẹp vào bậc nhất của vịnh Hạ Long Nằm ở vùng trung tâm du lịch của Vịnh với hệ thống trong tuyến du lịch bao gồm bãi tắm

Ti Tốp - hang Bồ Nâu - động Mê Cung - hang Luồn - hang Sửng Sốt

lá cành; là những thạch nhũ mang hình tượng Nam Tào, Bắc Đẩu, tiên nữ múa hát;

là trần hang với những điêu khắc người, chim, hoa, muông thú đang dự tiệc, hoàn toàn do bàn tay nhào nặn của tạo hóa tác thành qua hàng vạn năm

Hang Đầu Gỗ:

Đi hết động Thiên Cung cũng là lúc du khách bước chân sang hang Đầu Gỗ, còn gọi là hang Giấu Gỗ, một hang động với những nhũ đá tráng lệ Tên gọi Hang Đầu Gỗ (tập trung gỗ) có từ sau khi tướng Trần Hưng Đạo chỉ huy ba quân giấu các cọc gỗ lim tại đây, trước khi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng để bày thế trận cùng thủy quân đánh úp, đốt cháy đoàn thuyền tải lương thực của giặc Nguyên Mông vào mùa xuân năm 1288

Năm 1917, hang Đầu Gỗ được vua Khải Ðịnh lên thăm và cho khắc một tấm văn bia với nội dung ca ngợi cảnh đẹp của non nước Hạ Long nói chung và hang Ðầu Gỗ nói riêng Hiện nay, tấm bia đá vẫn còn ở phía bên phải cửa động tuy chữ

đã bị mài mòn

Trang 27

Một số hang động khác

Ngoài hai hang động trên, du khách còn tham quan hàng chục hang động đẹp

và quyến rũ khác như hang Bồ Nâu có cửa uốn vòng cung với nhũ đá buông xuống mềm mại như cành liễu; hang Hanh cách thị xã Cẩm Phả 9km về phía tây, là một hang động đẹp và dài nhất so với các hang động hiện có trên vịnh Hạ Long, với chiều dài 1.300m chạy xuyên suốt dãy núi đá Quang Hanh ra tới biển; hang Trinh Nữ với tảng đá hình cô gái đứng xõa mái tóc dài hướng ra biển, và đối diện với nó là hang Trống (hay hang Con Trai) với bức tượng chàng trai hóa đá quay mặt hướng về phía hang Trinh Nữ; rồi hang Tiên Long, Ba Hang, hang Luồn, động Tiên Ông, động Tam Cung, động Lâu Đài, Ba Hầm v.v Báo cáo của ban quản lý vịnh Hạ Long cho biết hiện nay vẫn chưa thể thống kê hết được tất cả hang động trên 1.969 đảo

1.3 Đặc điểm địa chất, địa mạo

Giá trị lịch sử địa chất của vịnh Hạ Long được đánh giá qua 2 yếu tố lịch sử kiến tạo và địa chất địa mạo (Karst):

1.3.1 Lịch sử kiến tạo

Lịch sử địa chất địa mạo của vịnh Hạ Long trải qua ít nhất 500 triệu năm với những hoàn cảnh cổ địa lý rất khác nhau, với nhiều lần tạo sơn - biển thoái và sụt chìm - biển tiến Vịnh Hạ Long từng là khu vực biển sâu vào các kỷ Ordovic - Silua (khoảng 500- 410 triệu nẳm trước); khu vực biển nông vào các kỷ Cacbon - Pecmi (khoảng 340 -250 triệu năm trước); biển ven bờ vào cuối kỷ Paleogen đầu kỷ Neogen (khoảng 26 - 20 triệu năm trước) và trải qua một số lần biển lấn trong kỷ Nhân sinh (khoảng 2 triệu năm trước) Vào kỉ Trias (240 - 195 triệu năm trước) khu vực vịnh Hạ Long là những đầm lầy ẩm ướt với những cánh rừng tuế, dương

xỉ khổng lồ tích tụ nhiều thế hệ

1.3.2 Đặc điểm địa mạo

Nguyên nhân ban đầu phải tính đến là sự hoạt động trồi lên của các khối xâm nhập nông á núi lửa trẻ hơn đá vôi Các khối xâm nhập nông á núi lửa trẻ cùng với

Trang 28

việc nâng các lớp đá vôi lên cao như ngày nay còn làm phát sinh động đất, đứt gẫy

và núi lửa Tại giao điểm của các đứt gẫy hoặc các đới đứt gẫy lớn, núi lửa phun lên

sẽ làm biến chất đá vôi, biến đá vôi thành vôi sống (CaO) dễ hoà tan trong nước, đồng thời mang vào các đứt gẫy, khe nứt của đá vôi dăm, cuội, dung nham núi lửa

và nước ngầm Dung nham này trong môi trường nước sẽ bị biến thành bùn, sét - kaolin mềm nhão dễ bị nước cuốn trôi hoặc lắng chìm vào các khe nứt, lỗ hổng do mật độ nặng hơn đá vôi từ 0,3 - 0,4 g/cm3 Nước đã đóng vai trò dọn dẹp lòng hang, các thung lũng giữa núi đá vôi (cuốn trôi vôi sống, bùn, sét - kaolin) và tạo thành các thạch nhũ cho chúng ta thấy như ngày nay

Hình 1.4: Kiến tạo đá vôi kiểu Phong Tùng, một trong hai kiểu địa hình

Karst đặc thù trên vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long có quá trình tiến hóa Karst đầy đủ trải qua trên 20 triệu năm nhờ sự kết hợp đồng thời giữa các yếu tố như tầng đá vôi dày, khí hậu nóng ẩm và quá trình nâng kiến tạo chậm chạp trên tổng thể, với nhiều dạng địa hình Karst kiểu Phong Tùng (fengcong) gồm một cụm đá vôi thường có hình chóp nằm kề nhau có đỉnh cao trên dưới 100m, cao nhất khoảng 200m; hoặc kiểu Phong Linh (fenglin) đặc trưng bởi các đỉnh tách rời nhau tạo thành các tháp có vách dốc đứng, phần lớn các tháp có độ cao từ 50 - 100m Tỉ lệ giữa chiều cao và rộng khoảng 6m

Karst vịnh Hạ Long có ý nghĩa toàn cầu và có tính chất nền tảng cho khoa học địa mạo Môi trường địa chất vịnh Hạ Long còn là nền tảng phát sinh các giá trị khác như đa dạng sinh học, văn hóa khảo cổ và các giá trị nhân văn khác

Trang 29

1.4 Đa dạng sinh học

1.4.1 Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới

Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở vịnh Hạ Long rất đặc trưng, phong phú với tổng số loài thực vật sống trên các đảo khoảng trên 1.000 loài Một số quần xã các loài thực vật khác nhau bao gồm các loài ngập mặn, các loài thực vật ở bờ cát ven đảo, các loài mọc trên sườn núi và vách đá, trên đỉnh núi hoặc mọc ở của hang hay khe đá Các nhà nghiên cứu của Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới đã phát hiện 7 loài thực vật đặc hữu của vịnh Hạ Long Những loài này chỉ thích nghi sống ở các đảo đá vôi vịnh Hạ Long mà không nơi nào trên thế giới có

được, đó là: thiên tuế Hạ Long, khổ cử đại tím (Chirieta halongensis), cọ Hạ Long (Livisona halongensis), khổ cử đại nhung (Chirieta hiepii), móng tai Hạ

Long, ngũ gia bì Hạ Long, hài vệ nữ hoa vàng Một số tài liệu khác mở rộng danh sách thực vật đặc hữu của Hạ Long lên 14 loại, bao gồm cả những loại đã được người Pháp khám phá và đặt tên gắn với địa danh từ trước như sung Hạ Long, nhài

Hạ Long, sóng bè Hạ Long, giềng Hạ Long, phất dụ núi, phong lan Hạ Long v.v Danh sách những loài thực vật đặc hữu khác tại vịnh Hạ Long rất có thể còn được

bổ sung nhiều hơn, do chưa có một công trình nghiên cứu nào thực sự đầy đủ, toàn diện về thực vật trên tất cả các đảo trong khu vực Vịnh và vùng lân cận Chẳng hạn loài trúc mọc ngược mà mấy năm gần đây các nhà khoa học mới phát hiện ra trên một số đảo đá của vịnh Hạ Long, một giống trúc có cành chĩa xuống đất, khác các giống trúc thông thường chĩa cành lên trời

Theo thống kê, hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở vịnh

Hạ Long và vịnh Bái Tử Long có 477 loài mộc lan, 12 loài dương xỉ và 20 loài thực vật ngập mặn; đối với động vật người ta cũng thống kê được 4 loài lưỡng cư, 10 loài bò sát, 40 loài chim và 14 loài thú Ở vùng này còn có loại khỉ thân nhỏ, hiện được nuôi theo phương pháp đặc biệt tại đảo Khỉ

1.4.2 Hệ sinh thái biển và ven bờ

Hệ sinh thái biển và ven bờ của vịnh Hạ Long bao gồm trong đó “hệ sinh thái đất ngập nước” và “hệ sinh thái biển” với những điểm đặc thù:

Trang 30

Hệ sinh thái đất ngập nước:

Sinh thái vùng triều và vùng ngập mặn trên Vịnh: bao gồm 20 loài thực vật ngập mặn; là nơi sống cho 169 loài giun nhiều tơ, 91 loài rong biển, 200 loài chim, 10 loài bò sát và 6 loài khác

Dạng sinh thái đáy cứng, rạn san hô: tập trung ở Hang Trai, Cống Đỏ, Vạn Giò, có 232 loài san hô đã được tìm thấy Rặng sinh thái đáy cứng, san hô là nơi sinh cư của 81 loài chân bụng, 130 loài hai mảnh vỏ, 55 loài giun nhiều tơ, 57 loài cua

Dạng sinh thái hang động và tùng, áng: dạng sinh thái này tại vịnh Hạ Long rất tiêu biểu và hiếm nơi có được Đặc biệt khu vực Tùng Ngón là nơi cư trú của 65 loài san hô, 40 loài động vật đáy, 18 loài rong biển Tại đây cũng có 4 loài sinh vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam

Dạng sinh thái đáy mềm: đây là dạng sinh thái của quần xã cỏ biển với 5 loài, là nơi sống của 140 loài rong biển, 3 loài giun nhiều tơ, 29 loài nhuyễn thể, 9 loài giáp xác

Dạng sinh thái bãi triều không có rừng ngập mặn: sinh vật sống trên vùng triều đặc trưng là động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ và giun biển có giá trị dinh dưỡng cao như sá sùng, hải sâm, sò, ngao v.v

Hệ sinh thái biển:

Thực vật phù du: ở vịnh Hạ Long có 185 loài

Động vật phù du: vùng Hạ Long - Cát Bà có 140 loài động vật phù du sinh sống Động vật đáy: thống kê sơ bộ, vùng Hạ Long có đến 500 loài động vật đáy, trong đó có 300 loài động vật nhuyễn thể, 200 loài giun nhiều tơ, 13 loài da gai

Động vật tự du: đã xác định được 326 loài động vật tự du, phân bố trong vịnh Hạ Long

Đến nay sơ bộ đánh giá hệ thực vật trong vùng vịnh Hạ Long có khoảng 347 loài, thực vật có mạch thuộc 232 chi và 95 họ Trong tổng số 347 loài thực vật đã

Trang 31

biết, có 16 loài đang nằm trong danh sách đỏ của Việt Nam đã nguy cấp và sắp nguy cấp Trong các loài thực vật quý hiếm, có 95 loài thuộc cây làm thuốc, 37 loài cây làm cảnh, 13 loài cây ăn quả và 10 nhóm có khả năng sử dụng khác nhau

Các đảo tại vịnh Hạ Long có các loài động vật thân mềm đa dạng, đặc biệt là các loài cư trú trong hốc đá, và có tới 60 loài động vật đặc hữu Hải sản Hạ Long được khai thác và nuôi trồng bao gồm bào ngư, hải sâm, sá sung, tôm, cá, mực (mực ống, mực nang, mực thước), bạch tuộc, sò huyết, trai và điệp nuôi lấyngọc Tài liệu của Phân viện Hải dương học Hải Phòng cho thấy trong 1.151 loài động vật tại Hạ Long thì đã có tới gần 500 loài cá, 57 loài cua

1.5 Các tiềm năng của vịnh Hạ Long

1.5.1 Tiềm năng du lịch, nghiên cứu

Với các giá trị ngoại hạng về cảnh quan và địa chất, địa mạo, lại là trung tâm của khu vực có nhiều yếu tố đồng dạng bao gồm vịnh Bái Tử Long phía Đông Bắc, quần đảo Cát Bà với vịnh Cát Bà và vịnh Lan Hạ phía Tây Nam, vịnh Hạ Long hội

tụ những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế du lịch với loại hình đa dạng Đến vịnh Hạ Long, du khách có thể tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, tham quan ngắm cảnh, tắm biển, bơi thuyền, thả dù, lặn khám phá rặng san hô, câu cá giải trí Hiện nay, khách đến vịnh Hạ Long chủ yếu tham quan ngắm cảnh, tắm biển và bơi thuyền Các loại hình du lịch du thuyền tại vịnh Hạ Long bao gồm tham quan Vịnh ban ngày, đi tour buổi chiều ngắm hoàng hôn trên Vịnh, du thuyền đêm để ngắm cảnh Vịnh về đêm kết hợp với câu cá mực, thậm chí có thể tự chèo thuyền để khám phá Vịnh Trong những năm tới, ngành du lịch sẽ mở thêm nhiều tuyến điểm tham quan và tăng thêm nhiều loại hình du lịch khác

Quá trình đô thị hóa thành phố Hạ Long đang diễn ra mạnh mẽ về mọi mặt là một tiền đề vững chắc để phát triển du lịch Hiện thành phố Hạ Long có khoảng 300 khách sạn từ 1 sao đến 5 sao với 4.500 phòng nghỉ và nhiều khách sạn mini cơ bản đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch Sự tăng trưởng về số lượng khách ở Hạ Long được đánh giá là nhanh nhất ở Việt Nam trong những năm gần đây Năm

Trang 32

1.306.919 lượt khách Năm 2005, lượng khách đến vùng Vịnh ước đạt 1,5 đến 1,8 triệu, và đến năm 2010 dự đoán vịnh Hạ Long sẽ là điểm đón tiếp 5 - 6 triệu lượt khách Tuy nhiên, đã không đạt được

Là một trong 2 vịnh biển đẹp nhất Việt Nam bên cạnh vịnh Nha Trang, vịnh

Hạ Long là nơi thường xuyên đón tiếp các tàu du lịch quốc tế chọn làm điểm dừng tham quan

1.5.2 Tiềm năng cảng biển và giao thông thủy

Bên cạnh đặc điểm là vịnh kín ít chịu tác động của sóng gió, vịnh Hạ Long cũng có hệ thống luồng lạch tự nhiên dày đặc và cửa sông ít bị bồi lắng Điều kiện thuận lợi này cho phép xây dựng hệ thống giao thông cảng biển lớn bên cạnh cảng nước sâu Cái Lân (Hạ Long) và Cửa Ông (Cẩm Phả) Ngoài ra, Quảng Ninh còn có một hệ thống cảng phụ trợ như: Mũi Chùa, Vạn Gia, Nam Cầu Trắng Năm 2010 đã xây dựng hoàn chỉnh cảng Cái Lân với 7 cầu cảng, công suất hơn 14 triệu tấn cho phép tiếp nhận tàu trọng tải trên 5 vạn tấn

1.5.3 Tiềm năng thủy hải sản

Vùng biển Quảng Ninh nói chung và vùng biển vịnh Hạ Long nói riêng chứa đựng nhiều hệ sinh thái có giá trị đa dạng sinh học, trữ lượng hải sản lớn Vùng Vịnh thích hợp cho việc nuôi trồng và đánh bắt hải sản do có các điều kiện thuận lợi: khí hậu tốt, diện tích bãi triều lớn, nước trong, ngư trường ven bờ và ngoài khơi

có trữ lượng hải sản cao và đa dạng với cá song, cá giò, sò, tôm, bào ngư, trai ngọc các loại

Trang 33

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Do khả năng và thời gian có hạn, luận văn sẽ nghiên cứu trong phạm vi giới hạn về không gian và trên đối tượng sau:

2.1.1.Đặc điểm khu vực vùng biển ven bờ vịnh Hạ Long

Nằm ở Đông Bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 165km, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh có tọa độ từ 106056’ đến 107037’ kinh độ đông và 200 43’ đến 21009’

vĩ độ Bắc; có diện tích 1553km2 bao gồm 1969 hòn đảo, 90% là đảo đá vôi Phía Bắc và Tây Bắc kéo dài từ huyện Yên Hưng, qua thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, đến hết phần biển đảo huyện Vân Đồn; phía Đông Nam và phía Nam giáp bờ Tây Vịnh Bắc Bộ, phía Tây Nam giáp đảo Cát Bà (Hải Phòng) phía đông Vịnh Hạ Long tiếp giáp với Biển Đông

Khu vực trung tâm có diện tích 434km2, gồm 775 hòn đảo, giới hạn bởi 3 điểm: đảo Cống Tây (phía Đông), đảo Đầu Gỗ (phía Tây) và đảo Đầu Bê (phía Nam) với các giá trị ngoại hạng mang tính toàn cầu đã được UNESCO hai lần công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới; năm 1994 về giá trị cảnh quan và năm 2000 về giá trị địa chất, địa mạo

Vịnh Hạ Long được chia thành 2 vùng theo ranh giới phân chia của UNESCO cho các giá trị di sản: bao gồm vùng lõi và vùng đệm

Khu di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận (Khu vực bảo vệ I – vùng lõi) được giới hạn bởi 3 điểm: Đảo Đầu Gỗ phía Tây; hồ Ba Hầm phía Nam

và đảo Cống Tây phía Đông Khu vực bảo vệ II – vùng đệm được xác định bởi bờ vịnh dọc theo quốc lộ 18A, từ kho xăng dầu B12 (Cái Dăm) đến cây số 11 (phường Quang Hanh, thị xã Cẩm Phả) Khu vực bảo vệ III – vùng phụ cận là vùng biển và đất liền bao quanh khu đệm, kể cả vùng biên tiếp giáp với Vườn Quốc gia Cát Bà (Hải Phòng)

Trang 34

Đặc điểm dòng chảy [9]

Trường dòng chảy VHL – Bái Tử Long chia hai hướng chủ đạo liên quan đến pha triều lên theo hướng Bắc - Đông, Bắc - Tây Bắc, dòng nước chủ yếu từ khu vực phía Đông đảo Cát Bà theo hướng Nam đi vào vùng biển vi ̣nh Ha ̣ Long chia làm hai hướng, hướng Bắc-Tây Bắc vào vi ̣nh Ha ̣ Long , vịnh Cửa Lục xuống tận phía Nam đảo Tuần Châu, thứ hai hướng Đông - Bắc sang vịnh Bái Tử Long Vận tốc dòng chảy triều lên có giá trị biến đổi từ 50-100cm/s; Pha triều xuống theo hướng Nam -Tây Nam , dòng nước từ phía Nam đảo Tuần Châu và vịnh Ha ̣ Long chảy theo hướng Đông -Đông Nam , dòng nước từ phía Cửa Ông và vi ̣nh Bái Tử Long chảy theo hướng Tây-Tây Nam sau đó kết hợp với nhau đi xuống phía Nam qua phía Đông đảo Cát Bà

Khả năng trao đổi nước khu vực VHL trong khoảng 60-78%, khu vực Bái Tử Long khoảng 65-79% Trong toàn khu vực VHL – Bái Tử Long là 63-78% Khu vực ven bờ Cẩm Phả - VHL có tỷ lệ trao đổi nước với xung quanh lớn hơn các khu vực khác, tỷ lệ thấp nhất ở vịnh Cửa Lục từ 22-56%

Đặc điểm thủy triều [9]

Vùng biển VHL chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều điển hình với biên độ triều lớn nhất đến 4,6m Trong một tháng có 2 chu kỳ triều cường với giá trị mực nước trung bình đạt 3,9m và hai chu kỳ kém với giá trị trung bình đạt 1,9m

- Độ lớn thuỷ triều vùng Hòn Gai : (Theo cốt không lục địa ) Cực đại đạt: 2,80 m; Trung bình: 2,40 m; Cực tiểu: -1,9 m

- Triều mạnh thường xuất hiện ở các tháng 5,6,8,10,12 dương lịch

Trang 35

- Vận tốc dòng khoảng 0,20 – 0,68 m/s

2.1.2 Đặc điểm khu vực vùng bờ ven biển vịnh Hạ Long

- Vịnh Hạ Long nằm tiếp giáp với Thành phố Hạ Long về phía Tây, đặc điểm khu vực vùng bờ ven biển vịnh Hạ Long bao gồm đặc điểm thành phố Hạ Long và một số khu vực phụ cận có liên quan khác như huyện Hoành Bồ, thành phố Cẩm Phả, thị xã Quảng Yên Trong khuôn khổ đề tài, nghiên cứu này tập trung xem xét các ảnh hưởng đến vịnh Hạ Long từ các hoạt động ven bờ thuộc khu vực thành phố Hạ Long

2.2 Địa điểm, thời gian và phạm vi nghiên cứu

Địa điểm: Ph ạm vi khu v ực bi ển ven b ờ th ành ph ố H ạ Long

Thời gian nghiên cứu 3/2013 -9/2013

Phạm vi nghiên cứu:

- Vùng Bờ: Thành phố Hạ Long: 20 phường kéo dài từ Đông sang Tây

- Vùng ven biển: Nước biển ven bờ vịnh Hạ Long 3 hải lý cách bờ (5,5 km)

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp luận

- Dựa trên số liệu sẵn có của địa phương về hiện trạng ô nhiễm và thực trạng công tác quản lý để từ đó tổng hợp, nhận xét và đánh giá và tìm kiếm giải pháp kiểm soát

ô nhiễm

2.3.2 Phương pháp thu thập thông tin

Tổng hợp, thu thập thông tin liên quan đến hiện trạng ô nhiễm từ báo cáo hiện trạng tỉnh Quảng Ninh

Các số liệu được tổng hợp, đánh giá theo nhóm trên cơ sở mức độ độc hại ảnh hưởng đến môi trường như sau:

- Nhóm các thông số hiện trường: pH, nhiệt độ : là thông số đánh giá sơ bộ ban đầu về chất lượng nước

- Nhóm các thông số trực quan: TSS, độ đục, độ trong : là các thông số có thể quan sát thấy bằng mắt thường

Trang 36

- Nhóm các thông số độc hại: là các thông số có tính độc hại cấp, tác động nhanh và mạnh đối với cơ thể sinh vật : As, F-,

-Nhóm các thông số dinh dưỡng: là các thông số gây các hiện tượng phú dưỡng đối với môi trường nước ví dụ như T-N, T-P, Amoni vvv

- Nhóm các thông số kim loại nặng: Fe, Cu, Pb, Cd

- Nhóm thông số dầu mỡ: váng dầu, dầu mỡ khoáng, dầu mỡ động thực vật

2.3.3 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

a) Phương pháp khảo sát thực địa:

Nghiên cứu Khảo sát thực địa nhằm thu thập các sô liệu, điều tra nguồn thải

và xác định các thành phần của chúng

Điều tra khảo sát thực địa là phương pháp rất quan trọng để tiến hành kiểm tra, đánh giá hiện trạng và các tác động của nó tới môi trường Kết quả của đề tài phụ thuộc vào kết quả khảo sát thực địa, nhằm thu thập, cập nhật các dữ liệu về điều kiện

tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, điều tra hiện trạng và diễn biến phát sinh, các hoạt động làm ảnh hưởng đến môi trường nước biển ven bờ như : xả thải, các hoạt động dịch vụ du lịch, hoạt động khai thác than và các hoạt động khác của con người Giúp thu thập, bổ sung số liệu về tự nhiên - kinh tế - xã hội, làm cơ sở chỉnh sửa

Trong quá trình nghiên cứu của đề tài, đã phối hợp với Trung tâm quan trắc của Sở tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý Vịnh hạ Long và Phòng TNMT thành phố Hạ Long tổ chức nghiên cứu, khảo sát

b) Phương pháp điều tra, phỏng vấn:

- Lập phiếu điều tra phỏng vấn gồm những nội dung sau:

+ Tình hình phân loại chất thải gây ô nhiễm trong khu vực

+ Vai trò của từng đơn vị trong việc giữ gìn môi trường

- Tiến hành phỏng vấn

+ Phạm vi phỏng vấn: phỏng vấn các hộ gia đình, các khu du lịch, dịch vụ… quanh khu vực nghiên cứu

+ Hình thức phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu điều tra

Trang 37

+ Đối tượng phỏng vấn: một số hộ gia đình ở khu vực thành phố Hạ Long và Bãi Cháy, một số khách sạn, một vài đơn vị khai thác than, những cán bộ của ban quan lý môi trường và ban quản lý Vịnh

Tiến hành điều tra phỏng vấn 300 hộ gia đình, cá nhân ngẫu nhiên, đồng thời có

sự cân đối về học vấn, trình độ, lứa tuổi, đa dạng ngành nghề, đơn vị công tác…

2.3.4 Phương pháp phân tích hệ thống

Sử dụng phầm mềm EXCEL, AUTOCAD để phân tích, vẽ, tổng hợp các kết quả nghiên cứu của khu vực có liên quan đến đề tài

Trang 38

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Hiện trạng chất lượng nước biển ven bờ thành phố Hạ Long

3.1.1 Kết quả quan trắc môi trường Vịnh Hạ Long năm 2011

3.1.1.1 Vị trí mạng lưới các điểm quan trắc

Theo Điều 4, chương II, Nghị định của chính phủ số 123/2006/NÐ-CP ngày

27 tháng 10 năm 2006 về quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản của tổ chức, cá nhân

Việt Nam trên các vùng biển, thì Vùng biển ven bờ được tính từ bờ biển (ngấn

nước khi thuỷ triều thấp nhất) đến đường nối liền các điểm cách bờ biển 24 hải lý (tương đương 44.448,0m), do Vịnh Hạ Long có nhiều đảo lớn nhỏ nên theo Quyết định ngày 6 - 8- 1998, UBND tỉnh Quảng Ninh số 2055/QĐ-UB về việc phân công trách nhiệm quản lý, thu gom, xử lý chất thải rắn trên Vịnh Hạ Long cho từng ban, ngành cụ thể, trong đó giao TP.Hạ Long đảm trách việc thu gom và xử lý rác thải trong phạm vi dải ven bờ cách mép nước 500 m trở vào Do đó, vùng biển ven bờ là vùng biển từ cách mép nước 500m trở vào

Vị trí các điểm quan trắc ven bờ Vịnh Hạ Long được xác định là các khu vực kinh tế xã hội Bắc Cửa Lục, các khu vực kinh tế xã hội ven bờ Vịnh Hạ Long

Bảng 3.1:Bảng vị trí mạng lưới quan trắc môi trường ven bờ Vịnh Hạ Long

hiệu

Vị trí

1 Khu du lịch Tuần Châu (Âu

tàu Tuần Châu) VT 1 10701’40.11’’E 20055’78.52’’N

2 Bến tàu du lịch Bãi Cháy VT 2 10701’48.43’’E 20056’37.65’’N

3 Bãi tắm Bãi Cháy VT 3 10702’51.44’’E 20057’5.11’’N

4 Cảng dầu B12 VT 4 10703’46.76’’E 20057’51.70’’N

5 Cảng Cái Lân VT 5 10703’20.37’’E 20058’27.50’’N

6 Cống thoát nước CIENCO5 VT 6 10704’24.26’’E 20057’59.45’’N

7 Sau chợ Hạ Long 1 VT 7 10704’57.29’’E 20056’48.73’’N

8 Cống thoát nước khu Hòn

Bằng (cột 3) VT 8 10705’41.80’’E 20056’57.11’’N

9 Khu nhà bè, bến cá cột 5 VT 9 10705’57.61’’E 20056’50.22’’N

10 Cảng than Nam Cầu Trắng VT 10 10707’57.88’’E 20056’27.48’’N

11 Hạ lưu suối Lộ phong ra biển VT 11 10708’52.34’’E 20057’43.74’’N

(Nguồn số liệu: Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường - Sở TNMT )

Trang 40

Trong 11 điểm trên, thì các điểm mang ký hiệu: VT2, VT3, VT7, VT9, VT10

từ Báo cáo hiện trạng môi trường Tỉnh Quảng Ninh các Quý I, II, III và IV

Các điểm mẫu mang ký hiệu còn lại: VT1, VT4, VT5, VT6, VT8, VT11 được tham khảo từ Báo cáo hiện trạng môi trường nước vịnh Hạ Long năm 2011-

Do Ban Quản lý vịnh Hạ Long thực hiện

Mô tả sơ bộ về các điểm nghiên cứu:

- VT1: Tại Âu tàu Tuần Châu Âu tàu Tuần Châu mới được đưa vào sử dụng

từ cuối năm 2010 Với diện tích Âu tàu trên 5ha, hình chữ U Tại đây hiện nay tập trung khoảng trên 100 phương tiện vận chuyển khách tham quan và lưu trú trên vịnh

Hạ Long Lý do lựa chọn điểm này: Vì thực tế khu du lịch Tuần Châu có rất nhiều hoạt động phát sinh chất thải có xả thải ra ven bờ vịnh Hạ Long, nhưng Âu tàu sẽ phản ảnh đặc trưng nguồn tiếp nhận tổng thể từ các nguồn thải: từ các nhà hàng, khu biệt thự và quan trọng hơn là hơn 100 phương tiện tàu du lịch

- VT2: Bến tàu du lịch Bãi Cháy Như đã trình bày tại mục 1.3.1.2, nơi đây tập trung trên 300 phương tiện tàu vận chuyển khách tham quan, du lịch Hạ Long (tức là gấp 3 lần Âu tàu Tuần Châu) Do vậy, các tác động đến môi trường nước biển ven bờ do hoạt động của các phương tiện neo đậu, đón trả khách là rất lớn

- VT3: Bãi tắm Bãi Cháy Đây là bãi tắm duy nhất tại khu du lịch Bãi Cháy

Lý do lựa chọn điểm này để có đánh giá đúng thực trạng và có những khuyến cáo (nếu có tác động ô nhiễm), nhằm đảm bảo sức khoẻ cho du khách khi có hoạt động tắm biển tại đây

- VT4: Cảng dầu B12 Đây là cảng dầu lớn nhất khu vực miền Bắc Xăng, dầu từ đây sau khi được nhập vào bể chứa từ các tàu sẽ được bơm phân phối đến các tỉnh thành lân cận như Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nội v.v… Lý do lựa chọn điểm này để có những nghiên cứu, đánh giá tác động của các hoạt động xuất nhập dầu tại cảng đến môi trường nước biển ven bờ, đặc biệt là thông số dầu

mỡ khoáng

- VT5: Cảng Cái Lân Như đã giới thiệu tại mục 1.3.1.3 Lý do lựa chọn điểm này cũng để nhằm đánh giá tác động của các hoạt động bốc xếp hàng hoá tại cảng đến môi trường nước biển ven bờ vịnh Hạ Long

Ngày đăng: 16/05/2015, 11:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Quản lý vịnh Hạ Long (2002), Vịnh Hạ Long, di sản thế giới, Quảng Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vịnh Hạ Long, di sản thế giới
Tác giả: Ban Quản lý vịnh Hạ Long
Năm: 2002
2. Ban quản lý Vịnh Hạ Long (2012), Báo cáo hiện trạng môi trường Vịnh Hạ Long năm 2011, Quảng Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo hiện trạng môi trường Vịnh Hạ Long năm 2011
Tác giả: Ban quản lý Vịnh Hạ Long
Năm: 2012
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), QCVN 10:2008/BTNMT Quy chuẩn Quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: QCVN 10:2008/BTNMT Quy chuẩn Quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2008
4. Bộ Văn hóa - Thông tin (1962), Quyết định V/v xếp hạng khu di tích danh thắng quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định V/v xếp hạng khu di tích danh thắng quốc gia
Tác giả: Bộ Văn hóa - Thông tin
Năm: 1962
5. Công ty TNHH 1.TV Cảng Quảng Ninh (2012), Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác bảo vệ môi trường giai đoạn 2006-2011, Quảng Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác bảo vệ môi trường giai đoạn 2006-2011
Tác giả: Công ty TNHH 1.TV Cảng Quảng Ninh
Năm: 2012
7. Lê Huy Bá (2000), Độc Học Môi Trường, Nhà xuất bản Đại Học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Độc Học Môi Trường
Tác giả: Lê Huy Bá
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại Học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
Năm: 2000
8. Nguyễn Tiến Hiệp và Ruth kiew (2000), Thực vật tự nhiên ở Vịnh Hạ Long, Nhà xuất bản Tiến Bộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực vật tự nhiên ở Vịnh Hạ Long
Tác giả: Nguyễn Tiến Hiệp và Ruth kiew
Nhà XB: Nhà xuất bản Tiến Bộ
Năm: 2000
9. Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh (2011), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh 2006- 2010, Quảng Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh 2006- 2010
Tác giả: Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh
Năm: 2011
10. Sở Tài nguyên-Môi trường Quảng Ninh (2011), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh Quý I, II, III, IV năm 2011, Quảng Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh Quý I, II, III, IV năm 2011
Tác giả: Sở Tài nguyên-Môi trường Quảng Ninh
Năm: 2011
11. Trần Đức Thạnh (2002), Lịch sử địa chất Vịnh Hạ Long, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử địa chất Vịnh Hạ Long
Tác giả: Trần Đức Thạnh
Nhà XB: Nhà xuất bản Thế giới
Năm: 2002
12. Trần Mạnh Thường, Những di sản nổi tiếng thế giới, NXB Văn hóa - Thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những di sản nổi tiếng thế giới
Nhà XB: NXB Văn hóa - Thông
14. Trung tâm dự báo khí tƣợng thủy văn Quảng Ninh (1997), Số liệu khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ninh 50 năm (1946 - 1995), Quảng Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số liệu khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ninh 50 năm (1946 - 1995)
Tác giả: Trung tâm dự báo khí tƣợng thủy văn Quảng Ninh
Năm: 1997
16. Viện tài nguyên môi trường biển (2009) Chuyên đề Đánh giá dự báo tải lượng ô nhiễm đưa vào Vịnh Hạ Long - Bái Tử Long, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên đề Đánh giá dự báo tải lượng ô nhiễm đưa vào Vịnh Hạ Long - Bái Tử Long
13. Trung tâm điều hành sản xuất than Quảng Ninh-Vinacomin (2012), Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh 5 năm (2006-2011) Khác
15. Uỷ ban nhân dân Thành phố Hạ Long (2011), Báo cáo kinh tế-xã hội thành phố Hạ Long năm 2011 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2012 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w