Những bất cấp, tồn tại trong công tác quản lý môi trường nước biển

Một phần của tài liệu luận văn kiểm soát ô nhiễm nước biển ven bờ thành phố hạ long, thực trạng và giải pháp (Trang 87)

thành phố Hạ Long hiện nay

3.3.2.1 Về công tác quản lý Nhà nước của các cấp, các ngành

Mặc dù tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nhiều văn bản nhằm bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn tỉnh nói chung và vịnh Hạ Long nói riêng song những khó khăn, vƣớng mắc trong quản lý Vịnh vẫn chƣa đƣợc tháo gỡ. Đó là: BQL vịnh Hạ Long là cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với riêng vịnh Hạ Long tuy nhiên thẩm quyền, trách nhiệm của BQL vịnh Hạ Long chỉ thu hẹp trong phạm vi đã đƣợc công nhận là di sản với 434 km2, không có phạm vi vùng đệm; hay Ban quản lý có con ngƣời, có phƣơng tiện nhƣng lại không có thẩm quyền (xử phạt các hành vi vi phạm hành chính v.v..) trong khi đó các sở, ngành, địa phƣơng liên quan thiếu phƣơng tiện, thiếu nhân lực nhƣng lại có thẩm quyền; hiện nay Ban mới chỉ thu và quản lý phí tham quan trong khi phí an ninh, phí môi trƣờng chƣa đƣợc quy định để thu phục vụ cho công tác đảm bảo an ninh và vệ sinh môi trƣờng di sản v.v…

- Thiếu cơ chế quản lý tổng hợp và thống nhất theo hƣớng quản lý đa ngành, đa mục tiêu, đa lợi ích nên làm ảnh hƣởng đến quy hoạch tổng thể về sử dụng không gian vịnh Hạ Long.

- Công tác thanh kiểm tra về bảo vệ môi trƣờng đã đƣợc các địa phƣơng quan tâm, thực hiện song tính chủ động chƣa cao. Một số vụ việc vi phạm về bảo vệ môi trƣờng chƣa đƣợc xử lý kịp thời, triệt để đã gây bức xúc trong dƣ luận.

- Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 142/2002/QĐ-TTg về việc phê duyệt qui hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Vịnh Hạ Long đến năm

2020 nhƣng việc xây dựng Qui hoạch chi tiết bảo tồn và phát huy giá trị Di sản vịnh Hạ Long đến năm 2020 của tỉnh còn chậm đƣợc thực hiện. (Quy hoạch chi tiết bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Vịnh Hạ Long đến năm 2020 do Ban quản lý Vịnh Hạ Long là Chủ đầu tƣ, đã đƣợc UBND tỉnh phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch tại Quyết định số 1282/QĐ-UBND ngày 06/5/2010. Đến nay, đồ án quy hoạch đang trình Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam thỏa thuận quy hoạch nên chƣa đƣợc phê duyệt để có cơ sở triển khai thực hiện)

Do nhu cầu phát triển, nên khu vực nằm ở trung tâm thành phố Hạ Long (khu Di sản Thế giới) gồm toàn thể khu vực bảo tồn cảnh quan, địa chất, địa mạo, văn hoá, lịch sử, bảo tồn sinh thái là khu vực bảo tồn tuyệt đối nhƣng quy hoạch chung xây dựng và quy hoạch phân khu chức năng tại các khu vực ven bờ thuộc phạm vi Di sản chƣa ổn định, trong đó có một số dự án đầu tƣ xây dựng hạ tầng đô thị vẫn điều chỉnh nhiều lần (nhƣ khu đô thi cột 5 cột 8 mở rộng, Khu đô thi Cao Xanh-Hà Khánh v.v..), tiến độ xây dựng của các công trình còn chậm … dẫn đến bất cập trong công tác quản lý.

3.3.2.2. Về các quy định chính sách, pháp luật

- Từ năm 1987 Việt Nam tham gia Công ƣớc Quốc tế về Bảo vệ Di sản thiên nhiên và văn hoá đƣợc thông qua tại kỳ họp thứ 17 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 16/11/1972 nhƣng các văn bản luật pháp liên quan đến di sản nói chung (Di sản thiên thiên, Di sản văn hoá, Di sản hỗn hợp) chƣa hoàn thiện, nhất là đối với di sản thiên nhiên.

- Từ khi Việt Nam có luật Bảo vệ môi trƣờng năm 1993 nay là Luật Bảo vệ môi trƣờng 2005 và tham gia Công ƣớc quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu thuyền (MARPOL 73/78), chúng ta đã có hệ thống các văn bản hƣớng dẫn dƣới luật về bảo vệ môi trƣờng nói chung, trong đó có các quy định về bảo vệ môi trƣờng biển và chống ô nhiễm dầu trên biển. Tuy nhiên, các quy định về phòng chống ô nhiễm dầu trên biển do các hoạt động của ngành giao thông vận tải còn chung chung, không cụ thể và thiếu đồng bộ, nên hiện nay chúng ta không kiểm soát đƣợc các nguồn phát thải gây ô nhiễm dầu do các phƣơng tiện vận tải thủy nội địa thải ra

trong quá trình hoạt động. Điển hình là việc cấp phép hoạt động cho các phƣơng tiện vận tải thủy có tổng công suất động lực diezen nhỏ hơn 220KW (chiếm đại đa số các phƣơng tiện đang hoạt động thƣờng xuyên trên vịnh Hạ Long) đƣợc dựa trên tiêu chuẩn ngành là Quy phạm ngăn ngừa ô nhiễm do phƣơng tiện thủy nội địa số 22TCN 246-06 do Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 28/12/2006, trong đó quy định đối với các tàu có tổng công suất động lực diezen nhỏ hơn 220KW thì không phải lắp thiết bị xử lý nƣớc thải lẫn dầu, mà chỉ cần lắp két chứa dầu thải và két chứa nƣớc lẫn dầu (đây là quy định dựa trên công ƣớc quốc tế MARPOL 73/78). Tuy nhiên, trong công ƣớc MARPOL73/78 còn quy định tại các cảng và bến neo đậu tàu thuyền phải có các cơ sở tiếp nhận, xử lý dầu thải và nƣớc lẫn dầu của các tàu này đƣợc định kỳ bơm lên mà không đƣợc xả trực tiếp xuống sông - biển. Trên thực tế, tại tất cả các bến, cảng sông - biển và các khu neo đậu tàu thuyền trên toàn lãnh thổ Việt Nam, cũng nhƣ tại Quảng Ninh và thành phố Hạ Long, các cảng tàu khách du lịch chƣa đầu tƣ đƣợc cơ sở tiếp nhận và xử lý chất thải này. Vì vậy, tất cả các tàu loại này chỉ trang bị theo quy phạm để đƣợc cấp phép hoạt động, sau đó đều xả trực tiếp các chất thải lẫn dầu - mỡ khoáng xuống sông, biển mà không bị kiểm soát. Đây cũng là một bất cập cần phải đƣợc đề xuất điều chỉnh trong chính sách pháp luật trong thời gian tới.

- Theo Quyết định số 42/2007/QĐ-BGTVT ngày 28/8/2007 của Bộ Giao thông vận tải, Vịnh Hạ Long là nơi đƣợc phép neo đậu để chuyển tải hàng hóa, khu tránh bão cho tàu thuyền vào các cảng biển thuộc tỉnh Quảng Ninh. Về cơ bản việc tránh bão là cần thiết và tất yếu, tuy nhiên việc chuyển tải hàng hoá tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng là rất lớn. Trong những năm qua, các cơ quan quản lý Nhà nƣớc đã phát hiện nhiều hành vi chuyển tải hàng hoá nhƣ xi măng, clanke v.v… gây ô nhiễm môi trƣờng và rất phản cảm.

- Đối với Tỉnh Quảng Ninh, từ năm 1995 tỉnh đã có những văn bản quản lý bảo tồn vịnh. Tuy nhiên đến nay tốc độ phát triển kinh tế - xã hội đã tạo nên những tác động mới nên những văn bản đó không còn phù hợp. Nay tỉnh chƣa có qui chế mới là vì theo ý kiến nhiều nhà chuyên môn, nhà khoa học thì quản lý di sản thế

giới phải có những văn bản pháp qui cấp cao hơn, nên đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định riêng về bảo tồn vịnh Hạ Long.

- Quy chế quản lý vịnh Hạ Long đã đƣợc ban hành ngày 7/2/2007. Tuy nhiên, chƣa có chế tài để xử lí các trƣờng hợp vi phạm Quy chế, nên hiện nay các hành vi vi phạm chỉ dừng ở mức nhắc nhở, răn đe.

3.3.2.3. Về nhân lực, phương tiện

- Đối với BQL vịnh Hạ Long hiện đã đƣợc trang bị các phƣơng tiện nhƣ cano, xuồng cao tốc phục vụ công tác vận chuyển nhân viên, kiểm tra trên vịnh. Đối với các đơn vị còn lại nhƣ Sở TN-MT, UBND Thành phố Hạ Long đến nay cũng chƣa đƣợc trang bị phƣơng tiện để phục vụ công tác quản lý Nhà nƣớc trên biển.

- Thiếu cán bộ đƣợc đào tạo chuyên sâu về quản lí môi trƣờng.

- Trang thiết bị kỹ thuật phục vụ quan trắc môi trƣờng và thu gom rác còn rất hạn chế. Thực tế số lƣợng các phƣơng tiện để gom, vớt rác trên vịnh (chủ yếu ở các điểm tham quan) là các phƣơng tiện thô sơ, dùng sức ngƣời, chƣa đƣợc trang bị phƣơng tiện có động cơ.

3.3.2.4 Về tài chính

- Nguồn tài chính cho công tác bảo vệ môi trƣờng còn hạn hẹp, chƣa đƣợc huy động từ nhiều nguồn mới chủ yếu từ ngân sách địa phƣơng và từ thu phí tham quan du lịch.

3.3.2.5 Công tác thu gom, xử lý các nguồn thải trên đất liền

- Đối với công tác thu gom, xử lý nƣớc thải sinh hoạt: Hiện nay cả tỉnh cũng chỉ có hai trạm xử lý nƣớc thải Ao Cá và Hà Khánh tập trung tại thành phố Hạ Long. Các địa phƣơng khác liên quan đến vịnh Hạ Long nhƣ Thành phố Cẩm Phả, Thị xã Quảng Yên chƣa có hệ thống thu gom nƣớc thải sinh hoạt đô thị tập trung. Tuy nhiên, 02 trạm nƣớc thải trên mới chỉ xử lý dự kiến đƣợc 30% tổng lƣợng nƣớc thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố (tổng công suất 10.700 m3). Do vậy, còn khoảng 70% lƣợng nƣớc thải sinh hoạt (ƣớc tính còn khoảng 25.000 m3) mới chỉ đƣợc xử lý cục bộ tại các hộ bằng hệ thống bể phốt rồi thải ra môi trƣờng qua các rãnh, mƣơng v.v…, nguồn tiếp nhận cuối cùng là nƣớc biển ven bờ vịnh Hạ Long.

- Chợ Hạ Long I, là một trong những trung tâm thƣơng mại lớn nhất của Thành phố Hạ Long nói chung, cũng nhƣ của Tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Với diện tích sử dụng trên 5 ha, quy mô chợ đáp ứng cho trên 2000 gian hàng. Tại chợ, bao gồm nhiều khu phân khu chức năng, nhƣ khu chợ cá phát sinh nhiều nƣớc thải v.v… Bên cạnh đó, theo ƣớc tính, một ngày sẽ có trên 7.000 lƣợt ngƣời có hoạt động mua bán và tham quan v.v… do vậy sẽ phát sinh lƣợng nƣớc thải sinh hoạt tƣơng đối lớn. Tuy nhiên, hiện nay chợ mới chỉ có bể lắng chứa nƣớc thải, không đƣợc xử lý triệt để. Do vậy, qua các kết quả quan trắc môi trƣờng nhận thấy, khu vực nƣớc biển ven bờ sau Chợ Hạ Long đã bị ô nhiễm cục bộ, một số thông số vƣợt Quy chuẩn cho phép nhƣ TSS, Colform v.v…

3.3.2.6 Các bất cập khác

- Việc sắp xếp, quản lý, di chuyển nhà bè trên Vịnh Hạ Long đã đƣợc các ngành, địa phƣơng quan tâm nhƣng chƣa thƣờng xuyên, triệt để, tổ chức, di dời nhà bè về các địa điểm quy hoạch chƣa đạt yêu cầu. Hệ thống nhà bè cho dân sinh sống trong vùng Vịnh về kết cấu, vật liệu chế tạo các phƣơng tiện phao, bè nổi chƣa đảm bảo an toàn chịu lực lâu dài và gây ô nhiễm môi trƣờng khi hƣ hỏng phải thay thế (bằng phao xốp, thùng nhựa ...) và chƣa có tính pháp lý quy định về tiêu chuẩn chất lƣợng vật liệu, công nghệ chế tạo, chế độ bảo hành, bảo trì của các phƣơng tiện này.

Một phần của tài liệu luận văn kiểm soát ô nhiễm nước biển ven bờ thành phố hạ long, thực trạng và giải pháp (Trang 87)