a) Phương pháp khảo sát thực địa:
Nghiên cứu Khảo sát thực địa nhằm thu thập các sô liệu, điều tra nguồn thải và xác định các thành phần của chúng.
Điều tra khảo sát thực địa là phƣơng pháp rất quan trọng để tiến hành kiểm tra, đánh giá hiện trạng và các tác động của nó tới môi trƣờng. Kết quả của đề tài phụ thuộc vào kết quả khảo sát thực địa, nhằm thu thập, cập nhật các dữ liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, điều tra hiện trạng và diễn biến phát sinh, các hoạt động làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng nƣớc biển ven bờ nhƣ : xả thải, các hoạt động dịch vụ du lịch, hoạt động khai thác than và các hoạt động khác của con ngƣời. Giúp thu thập, bổ sung số liệu về tự nhiên - kinh tế - xã hội, làm cơ sở chỉnh sửa.
Trong quá trình nghiên cứu của đề tài, đã phối hợp với Trung tâm quan trắc của Sở tài nguyên và Môi trƣờng, Ban Quản lý Vịnh hạ Long và Phòng TNMT thành phố Hạ Long tổ chức nghiên cứu, khảo sát.
b) Phương pháp điều tra, phỏng vấn:
- Lập phiếu điều tra phỏng vấn gồm những nội dung sau: + Tình hình phân loại chất thải gây ô nhiễm trong khu vực + Vai trò của từng đơn vị trong việc giữ gìn môi trƣờng - Tiến hành phỏng vấn
+ Phạm vi phỏng vấn: phỏng vấn các hộ gia đình, các khu du lịch, dịch vụ… quanh khu vực nghiên cứu
+ Đối tƣợng phỏng vấn: một số hộ gia đình ở khu vực thành phố Hạ Long và Bãi Cháy, một số khách sạn, một vài đơn vị khai thác than, những cán bộ của ban quan lý môi trƣờng và ban quản lý Vịnh.
Tiến hành điều tra phỏng vấn 300 hộ gia đình, cá nhân ngẫu nhiên, đồng thời có sự cân đối về học vấn, trình độ, lứa tuổi, đa dạng ngành nghề, đơn vị công tác…