Tác động do ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ tới hệ sinh thá

Một phần của tài liệu luận văn kiểm soát ô nhiễm nước biển ven bờ thành phố hạ long, thực trạng và giải pháp (Trang 64)

nguồn lợi kinh tế vùng Vịnh Hạ Long

3.1.7.1 Suy giảm hệ sinh thái a) Hệ sinh thái rừng ngập mặn

Hiện nay diện tích rừng ngập mặn Vịnh Hạ long đang bị suy giảm nghiêm trọng. Theo kết quả khảo sát thực tế diện tích rừng ngập mặn khu vực ven thành phố Hạ Long năm 2010 là 767,6 ha (Tuần Châu, Đại Yên, 467ha; Hà Khánh 202ha; Hà

Tu 98,6 ha), năm 2005 là 903,4ha, mất đi 135,8 ha. Khu vực Hoành Bồ năm 2010 là 388 ha, năm 2005 là 806 ha mất đi 418 ha.

Bảng 3.13: Bảng thống kế diện tích rừng ngập mặn khu vực Hoành Bồ - Hạ Long

Năm

Khu vực 2005 2010 Diện tích mất đi

Hoành Bồ 806 ha 388 ha 418 ha

Hạ Long 903,4 ha 767,6 ha 135,8 ha

(Nguồn số liệu Ban Quản lý Vinh Hạ Long, và Sở NNPTNT)

Hình 3.15. Biểu đồ suy giảm diện tích rừng ngập mặn khu vực Hoành Bồ - Hạ Long b) Hệ sinh thái cỏ biển

Đối với hệ sinh thái cỏ biển, tổng diện tích các bãi cỏ biển theo ƣớc tính trong vùng năm 2003 là khoảng 933 ha. Hệ sinh thái này hầu nhƣ chƣa bị khai thác trực tiếp, nhƣng chịu tác động mạnh của các hoạt động san lấp biển phục vụ cho phát triển cảng, bến và khu công nghiệp và đô thị làm suy giảm diện tích và mất nơi phân bố. Theo các khảo sát trong năm 2010 - 2011 của Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, hầu nhƣ không còn cỏ biển tại Vịnh Hạ Long, chỉ còn sót lại khoảng 500 m2 tại khu vực Vụng 3 Cửa. Sự suy giảm mạnh của các bãi cỏ biển này liên quan trực tiếp đến san lấp biển, mở rộng đô thị và lắng đọng trầm tích.

c) Hệ sinh thái Rạn san hô

Từ những năm 1997 trở về trƣớc san hô phân bố hầu hết quanh các đảo đá vôi trong vịnh Hạ Long, kể cả các đảo gần bờ nhƣ Đầu Gỗ, Hòn Vểu, Dầm Namg nhiều rạn trải dài và rộng đến hàng trăm mét. Vài năm trở lại đây do môi trƣờng bị ô nhiễm, sự tàn phá của con ngƣời cùng với nhiệt độ nƣớc biển tăng cao đã làm cho san hô ở vịnh Hạ Long thay đổi đáng kể về diện tích và phạm vi phân bố. Hiện nay, các rạn san hô còn sót lại chỉ là một dải hẹp ven các đảo phía ngoài nhƣ khu vực Cống Đỏ, Trà Sản, Vạn Gió, Bọ Hung, Hang Trai, Đầu Bê. Các rạn san hô ở ven đảo phía bên trong đã bị chết toàn bộ hoặc số còn sót lại không đáng kể.

Phân bố số lƣợng loài tại các rạn cũng có sự khác nhau đáng kể và nhìn chung là thấp hơn so với các kết quả trƣớc rất nhiều. Một số rạn có số loài cao là Cọc Chèo, Cống Đỏ, Áng Dù, Cống Đầm, Lƣỡi Liềm, Vung Viêng (31 - 37 loài), các rạn có số loài ít là Cặp La, Giã Gạo, Soi Ván, Vụng Hà, Trà Giới có 5 - 11 loài. Trong khi đó các kết quả khảo sát năm 1998 số loài trên mỗi rạn là khá cao nhƣ Hang Trai 75 loài, Cống Lá 73 loài, Cống Đỏ 69 loài. Nhƣ vậy có thể thấy sự suy giảm của san hô Vịnh Hạ Long đã đến mức báo động.

(Nguồn số liệu Viện Tài nguyên Môi trường biển) 3.1.7.2 Tác động đến các nguồn lợi kinh tế

a) Thủy sản

Do tác động của ô nhiễm môi trƣờng, nguồn lợi thủy sản khu vực Vịnh Hạ Long đang bị suy giảm. Chất lƣợng môi trƣờng sống của các loài suy giảm, một số vùng đã có dấu hiệu bị ô nhiễm, các hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển, các rạn san hô, thảm cỏ biển … bị xâm hại, mật độ quần thể sinh vật biển suy giảm nhanh làm mất đi khả năng tự tái tạo, phục hồi nguồn lợi. Số lƣợng giống, loài thủy sản có giá trị kinh tế cao bị đe dọa ngày càng tăng.

Tác động có thể nhìn rõ nhất là ảnh hƣởng đối với sản lƣợng của nghề khai thác thủy sản khu vực Vịnh Hạ Long và vùng phụ cận, tỷ trọng sản lƣợng khai thác/công suất suy giảm nhanh chóng. Năm 2003 là 0,33 tấn /CV/năm, đến 2005 tỷ lệ này chỉ còn 0,22 tấn /CV/năm, hầu hết các tầu khai thác thủy sản dều thua lỗ. Do

vậy để bù đắp chi phí, ngƣời dân dung mọi biện pháp khai thác nhƣ: xung điện, hóa chất độc, dùng lƣới có kích thƣớc mắt lƣới nhỏ hơn quy định để khai thác làm hủy diệt nguồn lợi thủy sản. Hiện nay nguồn lợi thủy sản ven bờ ở độ sau <30m nƣớc trở vào một số khu vực đã bị khai thác vƣợt quá 20 - 30% giới han cho phép; năng suất khai thác của một số nghề chính nhƣ: lƣới kéo, rê, mành, vó chụp kết hợp ánh sang giảm từ 30 – 60% so với những năm đầu thập kỷ 90; tỷ lệ cá tạp trong một mẻ lƣới chiếm từ 60% - 85%. Tỷ lệ thủy sản chƣa trƣờng thành trong 1 mẻ lƣới vƣợt quá giới hạn cho phép từ 20% đến 45% (theo Thông tƣ số 02/2006 ngày 20/3/2006 của Bộ thủy sản thì tỷ lệ này phải nhỏ hơn 15%).

b) Du lịch

Hiện nay, chƣa có nghiên cứu cụ thể nào về ảnh hƣởng của ô nhiễm môi trƣờng đến hoạt động du lịch tại Vịnh Hạ Long. Tuy nhiên, qua các kết quả nghiên cứu tại một số khu vực khác có thể thấy một sô tác động sau:

Ảnh hƣởng đến các cảnh quan và thẩm mỹ: Các chất ô nhiễm môi trƣờng có thể phá hủy hoặc làm giảm tuổi thọ các cảnh quan du lịch trên Vịnh Hạ Long nhƣ các đảo đá, hang động, làm suy giảm giá trị đa dạng sinh học, phá hủy các giá trị văn hóa, khảo cổ. Rác thải rắn không đƣợc thu gom cũng gây mất mỹ quan, ảnh hƣởng đến uy tín của khu du lịch.

Ảnh hƣởng đến sức khỏe du khách. Theo các nhà nghiên cứu, chính sự xả thải của các khu du lịch, nhà hàng và sinh hoạt của ngƣ dân đã góp phần làm gia tăng nguy cơ xuất hiện thủy triều đỏ (đƣợc biết đến dƣới các đợt nở hoa bùng phát của tảo biển, tấn công và làm tổn thƣơng hàng loạt đối với động vật biển giáp xác và thân mềm). Điển hình là tại Bình Thuận vào tháng 7/2002, hiện tƣợng thủy triều đỏ làm 90% thủy sinh vật biển bị tiêu diệt, 82 ngƣời bị nhiễm độc tố tảo lam gây ngứa, phồng rộp, vàng da. Nƣớc biển và không khí bị ô nhiễm trầm trọng kéo dài nhiều tháng sau. Đến năm 2004, thủy triều đỏ lại xuất hiện ở vùng biển Tuy Phong trong bán kính 20km, mật độ tảo dày đặc hơn 10cm làm nƣớc biển ô nhiễm nghiêm

trọng. Năm 2005, khu vực Mũi Né, Phan Thiết lại xuất hiện hiện tƣợng thủy triều đỏ và đến giữa tháng 8/2009, tại vùng cửa biển Phú Hài, Hòn Rơm, Phan Thiết có hiện tƣợng thủy triều đỏ làm cá chết hàng loạt. Khách du lịch sử dụng các loại thủy sản bị nhiễm độc cũng là 1 trong những nguy cơ ảnh hƣởng đến sức khỏe du khách. Nhƣ vậy, bất kỳ sự ô nhiễm nào cũng sẽ gây những tác động tới hoạt động du lịch nhƣ phá hủy cảnh quan, gây tâm lý không tốt tới du khách, ảnh hƣởng đến uy tín dẫn đến suy giảm lƣợng khách tham quan.

Một phần của tài liệu luận văn kiểm soát ô nhiễm nước biển ven bờ thành phố hạ long, thực trạng và giải pháp (Trang 64)