Trong tiến trình hội nhập, giao lưu thương mại, việc phát sinh tranh chấp thương mại là điều không thể tránh khỏi
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình hội nhập, giao lưu thương mại, việc phát sinh tranh chấpthương mại là điều không thể tránh khỏi Do đó, giải quyết tranh chấp đang là vấn
đề nổi cộm của nền kinh tế thế giới hiện nay Các nhà kinh doanh, các cá nhân, tổchức hoàn toàn có quyền được lựa chọn phương thức để giải quyết những tranhchấp phát sinh: Tòa án, thương lượng, hòa giải, trọng tài… Và trọng tài với những
ưu điểm nổi bật đang dần khẳng định vị thế của mình Đây là phương thức đượcthương gia các nước ưu tiên lựa chọn để giải quyết tranh chấp thương mại Ở ViệtNam, trọng tài cũng đang hình thành cho mình một chỗ đứng
Khác với các phương thức giải quyết tranh chấp khác, tranh chấp của các bênđược đưa ra trọng tài giải quyết chỉ khi tồn tại một thỏa thuận trọng tài Thỏa thuậntrọng tài được hiểu là sự nhất trí của các bên về việc đưa ra trọng tài giải quyết tranhchấp đã hoặc sẽ phát sinh Do vậy, thỏa thuận trọng tài là vấn đề then chốt trongviệc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài Thỏa thuận trọng tài được xem là công tắckhởi động quá trình tố tụng trọng tài, bởi lẽ không có thỏa thuận trọng tài thì khôngthể có việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài Tuy nhiên không phải thỏa thuậnnào cũng dẫn đến quá trình tố tụng trọng tài Chỉ những thỏa thuận đúng pháp luật,thể hiện đúng ý chí của các bên mới vận hành được quá trình tố tụng trọng tài Thỏathuận trọng tài có hiệu lực không chỉ là hình thức pháp lý ghi nhận sự thỏa thuậncủa các bên, mà còn là căn cứ pháp lý để dựa vào đó bên bị vi phạm có quyền yêucầu bên vi phạm phải thực hiện nghĩa vụ thỏa thuận Pháp luật các nước nói chung
và Việt Nam nói riêng cũng đều dành cho thỏa thuận trọng tài sự quan tâm đặc biệt,thể hiện ở việc trong các đạo luật về trọng tài thường có một chương riêng quy định
về thỏa thuận trọng tài
Đặc biệt là trong tiến trình hội nhập, tất yếu sẽ dẫn đến sự gia tăng về sốlượng và tính phức tạp của các tranh chấp thương mại Đã đến lúc các cá nhân, tổchức kinh doanh phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của thỏa thuận trọng tài, đểxác lập thỏa thuận trọng tài có hiệu lực, thực sự thể hiện được ý chí của các bên tạo
cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được tiến hành một cách thuậnlợi
Trang 2Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Các vấn đề pháp lý về hiệu lực của thỏa
thuận trọng tài” Việc nghiên cứu các vấn đề pháp lý về hiệu lực của thỏa thuận
trọng tài cùng với việc tìm hiểu, so sánh, với hệ thống pháp luật của các quốc giatrên thế giới, từ đó đánh giá thực trạng pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật vềhiệu lực của thỏa thuận trọng tài không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ýnghĩa về mặt thực tiễn
Tình hình nghiên cứu đề tài
Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 ra đời đã tạo cơ sở pháp lý cho việc giảiquyết tranh chấp bằng trọng tài Thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đã vàđang được giới luật gia Việt Nam, các doanh nghiệp cũng như Nhà nước thừa nhận.Đặc biệt, Luật Trọng tài thương mại đã được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2010 và
sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01/2011 càng thu hút sự quan tâm của các cá nhân, tổchức kinh doanh đối với trọng tài Trước tác giả cũng đã có nhiều khóa luận cửnhân và luận văn thạc sỹ nghiên cứu về trọng tài thương mại như:
- Khóa luận cử nhân Luật “Một số vấn đề hoàn thiện pháp luật về trọng tài
phi Chính phủ ở Việt Nam” của tác giả Lê Huỳnh Phương Chinh năm 2003.
- Khóa luận cử nhân Luật “Hoàn thiện pháp luật tố tụng trọng tài Việt Nam
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Lê Thị Kiều Duyên năm
2006
- Khóa luận cử nhân Luật “Một số vấn đề pháp lý về điều khoản trọng tài
trong hợp đồng thương mại quốc tế” của tác giả Trần Thị Hồng năm 2009.
- Khóa luận cử nhân Luật “Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
thương mại trong nền kinh tế thị trường tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị
Ánh Tuyết năm 2004
- Luận văn Thạc sỹ Luật học “Giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc
tế bằng trọng tài thương mại” của tác giả Trương Quốc Tuấn năm 2003.
…
Các khóa luận nêu trên chủ yếu nghiên cứu về trọng tài thương mại, ưu nhượcđiểm của trọng tài thương mại, khảo sát thực tiễn hoạt động của trọng tài tại ViệtNam, từ đó đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật về trọng tài tại Việt Nam Nhưvậy, có thể thấy thỏa thuận trọng tài-một vấn đề quan trọng trong giải quyết tranhchấp bằng trọng tài tất yếu cũng đã được các tác giả trên đề cập, nghiên cứu Tuynhiên vấn đề này cũng chỉ được nghiên cứu hết sức khái quát, chỉ chiếm một phần
nhỏ trong các luận văn nói trên Đặc biệt trong đó, chỉ có khóa luận cử nhân “Một
Trang 3số vấn đề pháp lý về điều khoản trọng tài trong hợp đồng thương mại quốc tế” của
tác giả Trần Thị Hồng đã đi sâu nghiên cứu về thỏa thuận trọng tài trong hợp đồngthương mại quốc tế Tác giả Trần Thị Hồng đã phân tích kỹ những yếu tố ảnhhưởng đến hiệu lực của thỏa thuận trọng tài từ đó tác giả đưa ra những đề xuất đểxây dựng một thỏa thuận trọng tài hoàn chỉnh giúp cho các doanh nghiệp khi đàmphán ký kết hợp đồng Chính vì vậy mà đề tài này mang một ý nghĩa thực tiễn rấtlớn Tuy nhiên, tác giả Trần Thị Hồng đã không đi sâu vào phân tích thực trạngpháp luật cũng như thực trạng áp dụng pháp luật về hiệu lực của thỏa thuận trọngtài Do đó, thiết nghĩ việc nghiên cứu kỹ lưỡng về hiệu lực của thỏa thuận trọng tàicũng như việc đánh giá thực trạng pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật về hiệulực của thỏa thuận trọng tài từ đó đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện pháp luật làviệc làm cần thiết, góp phần nhất định làm sáng rõ hơn nhận thức về thỏa thuậntrọng tài
Phạm vi nghiên cứu và mục đích của đề tài
Trọng tài thương mại là một lĩnh vực khá rộng, bao gồm nhiều vấn đề về: thỏathuận trọng tài, trọng tài viên, quá trình tố tụng trọng tài… Trong phạm vi đề tài củamình tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài, thựctrạng pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật tại Việt Nam về hiệu lực của thỏathuận trọng tài Trong phần đánh giá về thực trạng pháp luật về hiệu lực của thỏathuận trọng tài, tác giả sẽ phân tích, so sánh, đối chiếu giữa các văn bản pháp luậthiện hành quy định về hiệu lực thỏa thuận trọng tài và Luật Trọng tài thương mạimới vừa được Quốc hội thông qua để thấy được sự khác biệt giữa quy định cũ vàquy định mới Qua đó, có thể làm rõ những điểm mới của Luật Trọng tài thươngmại về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài
Thông qua việc nghiên cứu đề tài, tác giả mong muốn đưa ra một cách nhìntoàn diện và có hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật cácnước đối với hiệu lực của thỏa thuận trọng tài, đánh giá thực trạng áp dụng phápluật về thỏa thuận trọng tài Từ đó có thể phát hiện được những khó khăn, vướngmắc trong quá trình áp dụng để đưa ra kiến nghị mang tính tham khảo nhằm hoànthiện pháp luật về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Khóa luận là các văn bản pháp luật của Việt Nam
và một số văn bản pháp luật quốc tế nổi bật liên quan đến hiệu lực của thỏa thuận
Trang 4trọng tài Ngoài ra tác giả còn tiến hành phân tích một số bản án để làm rõ về thựctrạng áp dụng pháp luật về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài.
Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận được thực hiện trên cơ sở áp dụng phương pháp luận của chủ nghĩaduy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, dựa trên quan điểm của ĐảngCộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam về xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiềuthành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xãhội chủ nghĩa Ngoài những phương pháp nói trên, tác giả còn sử dụng các phươngpháp phân tích, tổng hợp, so sánh…
Cơ cấu của khóa luận
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục Tài liệu tham khảo, Khóa luậnđược chia thành hai Chương Cụ thể:
Chương 1: Khái quát những vấn đề chung về thỏa thuận trọng tài
Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực trạng áp dụng chế định pháp luật vềhiệu lực của thỏa thuận trọng tài
Trang 5CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
THỎA THUẬN TRỌNG TÀI
1.1 Khái niệm thỏa thuận trọng tài
Thỏa thuận trọng tài có một vai trò hết sức quan trọng trong việc giải quyếttranh chấp bằng trọng tài thương mại Bởi nếu không có thỏa thuận giữa các bêntranh chấp thì trọng tài sẽ không có thẩm quyền giải quyết vụ việc Do đó, pháp luậtViệt Nam và các nước đều dành cho thỏa thuận trọng tài một sự ưu tiên nhất định,thể hiện ở việc dành cho thỏa thuận trọng tài một chương riêng biệt trong các đạoluật quy định về trọng tài Chính vì thế mà thỏa thuận trọng tài được định nghĩa hếtsức rõ ràng trong các đạo luật này
Luật Trọng tài thương mại (sau đây gọi tắt là LTTTM) đưa ra định nghĩa:
“Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên nhằm giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh” Trước đây, Khoản 2 Điều 2 Pháp
lệnh Trọng tài thương mại 2003 (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh Trọng tài) đã đưa ra
định nghĩa về thỏa thuận trọng tài như sau: “Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận
giữa các bên cam kết giải quyết bằng trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại” Như vậy, đối tượng tranh chấp
được đưa ra trọng tài giải quyết được xem là vấn đề gây nhiều tranh cãi đã khôngđược đề cập trong định nghĩa về thỏa thuận trọng tài của Luật mới mà được quyđịnh tại một điều khoản riêng biệt (Điều 2 LTTTM) Việc quy định như vậy đã giúpcho những đối tượng tranh chấp mà trọng tài có thẩm quyền giải quyết trở nên rõ
ràng hơn nhiều so với cách quy định chung chung “các vụ tranh chấp có thể phát
sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại” trong Pháp lệnh đồng thời
cũng làm cho định nghĩa thỏa thuận trọng tài đơn giản, rõ ràng hơn tránh việc gâynên nhiều cách hiểu khác nhau
Luật Mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế của Ủy ban luật thương mại quốc
tế của Liên hiệp quốc (sau đây gọi tắt là Luật Mẫu UNCITRAL) đưa ra định nghĩa
về thỏa thuận trọng tài như sau: “Thỏa thuận trọng tài là thoả thuận mà các bên
đưa ra trọng tài mọi hoặc các tranh chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên về quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải
là quan hệ hợp đồng Thoả thuận trọng tài có thể dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thoả thuận riêng”.
Trang 6Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành quyết định của trọng tàinước ngoài (sau đây gọi tắt là Công ước New York) cũng đã định nghĩa về thỏa
thuận trọng tài như sau: “là thỏa thuận bằng văn bản theo đó các bên cam kết đưa
ra trọng tài xét xử mọi tranh chấp đã hoặc có thể phát sinh giữa các bên từ một quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không, liên quan đến một đối tượng có khả năng giải quyết được bằng trọng tài”.
Như vậy có thể thấy quy định của pháp luật nước ta về thỏa thuận trọng tàikhá tương đồng với các văn bản pháp luật quốc tế Thỏa thuận trọng tài có ý nghĩađặc biệt quan trọng bởi chỉ khi tồn tại thỏa thuận thì trọng tài mới có thẩm quyềngiải quyết và thỏa thuận đó cũng đồng thời loại trừ thẩm quyền của tòa án Chính vìvậy nên không phải thỏa thuận nào giữa các bên về giải quyết tranh chấp bằng trọngtài đều làm phát sinh thẩm quyền giải quyết của trọng tài Để trở thành một thỏathuận hoàn chỉnh, thỏa thuận đó phải thể hiện đúng ý chí của các bên, theo đúnghình thức do pháp luật quy định, đối tượng tranh chấp phải thuộc thẩm quyền giảiquyết của trọng tài…
Trước hết, thỏa thuận trọng tài phải là sự thống nhất ý chí của các bên đưatranh chấp ra giải quyết tại trọng tài Bởi bản chất của thỏa thuận là sự tự nguyện,thống nhất của các bên về một vấn đề nào đó Sẽ không gọi là thỏa thuận nếu xuấthiện bất cứ sự đe dọa, lừa dối nào
Thứ hai, đối tượng giải quyết của trọng tài là “các tranh chấp đã phát sinhhoặc có thể phát sinh” Do đó, thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập ở hai thờiđiểm khác nhau: khi tranh chấp đã xảy ra hoặc là khi tranh chấp chưa xảy ra Bởivậy, tồn tại hai dạng thỏa thuận trọng tài:
Điều khoản trọng tài: là điều khoản các bên thỏa thuận trong hợp đồngnhằm dự liệu nếu có tranh chấp phát sinh sẽ đưa ra trọng tài giải quyết Đây chính làthỏa thuận trọng tài được xác lập trước khi tranh chấp xảy ra
Thỏa thuận trọng tài riêng biệt (hay còn gọi là thỏa ước trọng tài1): là thỏathuận giữa các bên sau khi tranh chấp đã phát sinh thống nhất chọn hình thức trọngtài để giải quyết vụ việc
LTTTM một lần nữa khẳng định điều này tại Khoản 1 Điều 16: “Thỏa thuận
trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng
1 Nguyễn Đình Thơ (2006), “Một số vấn đề về thỏa thuận trọng tài”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (Số 20/2006),
tr.16.
Trang 7hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng” Việc quy định thời điểm xác lập thỏa thuận
trọng tài như thế là hết sức linh hoạt Tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tranhchấp, giúp cho tranh chấp được giải quyết hiệu quả
Thứ ba, về hình thức của thỏa thuận trọng tài là phải bằng văn bản Pháp luậtViệt Nam cũng như các nước đều thống nhất, hình thức của thỏa thuận trọng tàiphải bằng văn bản2 Đây cũng là một trong những điều kiện có hiệu lực của thỏathuận trọng tài Vấn đề này sẽ được tác giả làm rõ ở Chương 2 của Khóa luận
Thứ tư, phạm vi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là các tranh chấp phátsinh trong hoạt động thương mại Luật Mẫu UNCITRAL cũng như Công ước NewYork đều ghi nhận các tranh chấp được đưa ra trọng tài giải quyết có thể là tranhchấp trong hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng Trong khi, Pháp lệnh Trọng tài thươngmại Việt Nam chỉ quy định “các tranh chấp đã phát sinh hoặc sẽ phát sinh tronghoạt động thương mại” mà không đề cập đến vấn đề các tranh chấp đó trong hợpđồng hay ngoài hợp đồng3
Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm về thỏa thuận trọng tài một
cách khái quát như sau: “Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận bằng văn bản giữa
các bên nhằm giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh giữa các bên Thỏa thuận trọng tài có thể là điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc là một thỏa thuận riêng”.
1.2 Đặc điểm của thỏa thuận trọng tài
Đây là đặc điểm hết sức đặc trưng của thỏa thuận trọng tài Thỏa thuận là “đitới sự đồng ý sau khi cân nhắc, thảo luận” Khi nói đến thỏa thuận thì nó phải thểhiện được thiện chí của các bên cùng thống nhất vấn đề sau một quá trình đàmphán, thảo luận Như vậy, bản chất của thỏa thuận là sự tự nguyện thống nhất ý chícủa các bên về một vấn đề nào đó Nếu ý chí đó được thống nhất không dựa trên sự
tự nguyện thì không thể coi đó là một thỏa thuận được
2 Điều 1031 Luật Trọng tài của Cộng hòa Liên bang Đức, Điều 7 Khoản 2 Luật Trọng tài thương mại quốc tế của Cộng hòa Liên bang Nga, Điều 6 Luật Trọng tài Thái Lan, Luật Trọng tài Anh…(Trích theo “Giới thiệu tóm tắt Luật Trọng tài của một số nước trên thế giới”, Hội Luật gia Việt Nam).
3 Với cách quy định như trên có hai vướng mắc:
Cần phải xác định đâu là “tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại” và đâu là “tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại”
Tranh chấp ngoài hợp đồng có được đưa ra trọng tài giải quyết hay không?
Vấn đề này sẽ được tác giả phân tích trong Chương 2 của Khóa luận.
Trang 8Trong hoạt động kinh doanh thương mại, không ai muốn tranh chấp xảy ra.Tuy nhiên, khi kinh tế càng phát triển, trước đòi hỏi của nền kinh tế thị trường, vìlợi nhuận người ta sẵn sàng xâm phạm quyền và lợi ích của người khác, tranh chấpxảy ra là điều không tránh khỏi Vì vậy, việc giải quyết tranh chấp hiệu quả, côngbằng… là đòi hỏi cấp thiết Và việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấphoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của các bên, các bên có toàn quyền quyết định Do
đó, thỏa thuận trọng tài-là thỏa thuận lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp,đòi hỏi ở các bên một sự hoàn toàn tự nguyện
Thỏa thuận trọng tài là kết quả của quá trình đàm phán, cân nhắc giữa các bên.Các cá nhân, tổ chức kinh doanh lựa chọn trọng tài cũng như lựa chọn hình thứckinh doanh cho mình Trước khi chọn trọng tài giải quyết tranh chấp các bên chắccũng đã tìm hiểu về phương thức giải quyết này, cũng đã so sánh ưu nhược điểm sovới các phương thức giải quyết tranh chấp khác Và quan trọng hơn hết là các bên
đã đưa ra quyết định chọn lựa sau quá trình cân nhắc Lựa chọn trọng tài cũng nhưmột quyết định kinh doanh và như mọi quyết định kinh doanh khác, họ phải tự chịurủi ro có thể xảy ra4 Do vậy, một khi đã tự nguyện xác lập thỏa thuận trọng tài cácbên phải chịu sự ràng buộc của nó trong suốt quá trình giải quyết vụ tranh chấp Sựràng buộc thể hiện ở những điểm sau:
- Trong thỏa thuận trọng tài các bên thống nhất lựa chọn trọng tài giải quyếttranh chấp, lựa chọn hình thức trọng tài (thường trực hoặc lâm thời), lựa chọn trungtâm trọng tài, lựa chọn địa điểm, ngôn ngữ… Do đó đòi hỏi các bên phải thực hiệnđúng theo thỏa thuận đã xác lập Bởi các bên đã xác lập thỏa thuận một cách tựnguyện, được tự do chọn lựa cách thức giải quyết tranh chấp Chính vì vậy các bêncần có trách nhiệm đối với sự lựa chọn của mình
- Mặt khác, tính tự nguyện cũng ảnh hưởng đến thiện chí của các bên khi thihành quyết định trọng tài Một khi đã xác lập thỏa thuận trọng tài một cách tựnguyện, các bên cũng cần nghiêm chỉnh thi hành quyết định trọng tài Góp phầnmang lại hiệu quả cho quá trình giải quyết tranh chấp
Như vậy có thể thấy, đặc điểm này đã thể hiện được ưu điểm của phương thứcgiải quyết tranh chấp bằng trọng tài Trọng tài sẽ giải quyết nhanh chóng, hiệu quả,thuận tiện cho các bên trong trường hợp tất cả các bên đều có thiện chí, trung thực
và hợp tác
4 Trần Hữu Huỳnh (2003), “Pháp lệnh Trọng tài thương mại, những thử thách phía trước”, Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp, (Số 04/2003), tr.64.
Trang 9Do đặc điểm hết sức đặc trưng này mà pháp luật đã quy định tính tự nguyệncủa các bên khi xác lập thỏa thuận trọng tài cũng là một trong những nội dung ảnhhưởng đến hiệu lực của thỏa thuận trọng tài LTTTM đã quy định một trong các
trường hợp làm cho thỏa thuận trọng tài vô hiệu là: “Một trong các bên bị lừa dối,
đe dọa, cưỡng ép trong quá trình xác lập thỏa thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên
bố thỏa thuận trọng tài đó là vô hiệu” (Khoản 5 Điều 18) Thật vậy, ý chí của các
bên khi xác lập thỏa thuận trọng tài phải hoàn toàn tự nguyện, minh bạch, khôngbên nào bị lừa dối hoặc bị đe dọa Nếu có bất cứ sự đe dọa, lừa dối nào thì thỏathuận trọng tài sẽ không còn nguyên nghĩa vốn có của nó Tuy nhiên trong trườnghợp này, pháp luật vẫn tôn trọng ý chí của các bên Bởi ở đây phải tồn tại hai điềukiện thì thỏa thuận trọng tài mới vô hiệu: có lừa dối, đe dọa và có yêu cầu tuyên bốthỏa thuận trọng tài vô hiệu Nếu một bên phát hiện bị lừa dối, đe dọa nhưng sau đóvẫn công nhận thỏa thuận trọng tài thì thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực
Yếu tố tự nguyện thỏa thuận của thỏa thuận trọng tài quan trọng đến mức một
số luật gia Châu Âu cho rằng, nếu giữa các bên đã có thỏa thuận trọng tài kèm theoquy tắc tố tụng thì trọng tài quốc tế sẽ là quá trình tự động, độc lập với luật quốcgia Ý kiến này tuy hơi thái quá nhưng cũng cho thấy vai trò thỏa thuận ý chí chọn
“quyền lực tư” trong phương thức trọng tài5 Rõ ràng với tư cách là một thiết chế tàiphán tư, trọng tài luôn tôn trọng sự tự nguyện của các bên tranh chấp Và thỏa thuậntrọng tài chính là biểu hiện đầu tiên của sự tự nguyện thỏa thuận đó
Đây là đặc điểm cơ bản của thỏa thuận trọng tài Tính độc lập của thỏa thuậntrọng tài ở đây được xét trong mối quan hệ với hợp đồng Việc thay đổi, gia hạn,hủy bỏ hợp đồng, sự vô hiệu của hợp đồng không làm ảnh hưởng đến hiệu lực củađiều khoản trọng tài Như vậy, dù thỏa thuận trọng tài dưới dạng là một điều khoảntrong hợp đồng hay là một thỏa thuận trọng tài riêng biệt đều tồn tại độc lập với hợpđồng
Trước hết, thỏa thuận trọng tài độc lập với hợp đồng do những lý do sau:
Lý do thứ nhất là, nguyên nhân làm cho hợp đồng vô hiệu và nguyên nhân làmcho thỏa thuận trọng tài vô hiệu là khác nhau Theo quy định của Bộ luật dân sự
5 Trần Hữu Huỳnh (2000), “Một số vấn đề cơ bản về thỏa thuận trọng tài trong thương mại quốc tế”, Tạp chí
Luật học, (Số 1/2000), tr.19.
Trang 102005 (sau đây gọi tắt là BLDS) hợp đồng dân sự vô hiệu trong những trường hợpsau:
Chủ thể xác lập hợp đồng là người chưa thành niên, người mất năng lựchành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
Hợp đồng có sự vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội;
Hợp đồng vô hiệu do giả tạo;
Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn;
Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa;
Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức;
Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được
Trong khi, những nguyên nhân làm cho thỏa thuận trọng tài vô hiệu được quyđịnh tại Điều 18 LTTTM6 như sau:
Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọngtài theo quy định tại Điều 2 của Luật này;
Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định củapháp luật;
Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theoquy định của Bộ luật dân sự;
Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16của Luật này;
Một trong các bên bị lừa dối, bị đe doạ, bị cưỡng ép trong quá trình xác lậpthoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu;
Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật
Như vậy, có thể thấy có khi nguyên nhân làm cho hợp đồng vô hiệu trùng vớinguyên nhân làm cho thỏa thuận trọng tài vô hiệu, ví dụ như trường hợp chủ thểkhông có năng lực hành vi dân sự đầy đủ Tuy nhiên nếu cả hợp đồng và thỏa thuậntrọng tài điều vô hiệu do cùng một nguyên nhân thì sự vô hiệu này vẫn độc lập Bảnthân thỏa thuận trọng tài vô hiệu do người ký kết thỏa thuận trọng tài không có nănglực đầy đủ theo Điều 18 LTTTM chứ không phải hợp đồng vô hiệu kéo theo thỏathuận trọng tài vô hiệu
6 Tương ứng tại Điều 10 Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003.
Trang 11Trong thực tiễn kinh doanh thương mại, nhiều cá nhân, tổ chức kinh doanh đãchưa nhận thức đúng về tính độc lập của thỏa thuận trọng tài Do đó, trên thực tế tòa
án cũng đã giải quyết nhiều yêu cầu hủy quyết định trọng tài của các tổ chức và cánhân kinh doanh vì các chủ thể này cho rằng thỏa thuận trọng tài vô hiệu khi hợpđồng vô hiệu Trong vụ tranh chấp giữa Công ty trách nhiệm hữu hạn Sao Đại Hùng
và Công ty Zest Holding & Shipping LTD (Quyết định số 112/2006/TTPT ngày 6-2006 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội)7 là một ví dụ Tranhchấp giữa hai bên đã được đưa ra Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam giải quyết.Công ty Sao Đại Hùng do ông Thọ đại diện yêu cầu hủy quyết định trọng tài vì chorằng người ký hợp đồng của Công ty Holding & Shipping LTD đã vượt quá thẩmquyền cho phép của công ty nên thỏa thuận trọng tài vô hiệu Tuy nhiên, Tòa phúcthẩm Tòa án nhân dân tối cao đã không chấp nhận lý do này Theo Tòa án tối cao,việc ông Simonov (đại diện Công ty Holding & Shipping LTD) ký hợp đồng có giátrị vượt quá mức quy định công ty cho phép thuộc phần nội dung của hợp đồng.Theo quy định tại Điều 11 Pháp lệnh Trọng tài thì việc vô hiệu của hợp đồng nàykhông ảnh hưởng đến thỏa thuận trọng tài Trong các trường hợp làm cho hợp đồng
2-vô hiệu quy định tại Điều 10 Pháp lệnh Trọng tài không có trường hợp người kýhợp đồng có giá trị vượt quá quy định Như vậy cách giải quyết của Tòa án trongtrường hợp này là thuyết phục
Lý do thứ hai là, khi hợp đồng vô hiệu tranh chấp giữa hai bên vẫn có thể xảy
ra Tranh chấp tồn tại một cách độc lập không phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng.Trong giao lưu thương mại, tranh chấp giữa các bên rất phong phú, đa dạng donhiều nguyên nhân khác nhau gây nên Ngay cả khi hợp đồng vô hiệu tranh chấpgiữa hai bên vẫn có thể xảy ra, ví dụ như tranh chấp về cách giải quyết hậu quả củahợp đồng vô hiệu, tranh chấp về bồi thường thiệt hại… Trong quá trình giao kết hợpđồng, các bên không hề mong muốn cho tranh chấp xảy ra cũng như không thểlường trước được tranh chấp sẽ xảy ra khi nào Các bên xác lập điều khoản trọng tàitrong hợp đồng nhằm dự liệu phương hướng giải quyết khi tranh chấp xảy ra, hivọng tranh chấp sẽ được giải quyết ổn thỏa, tốt đẹp Nếu hợp đồng vô hiệu kéo theothỏa thuận trọng tài vô hiệu thì thật là vô lý Trong khi, trước khi xảy ra tranh chấphai bên đã tự nguyện lựa chọn trọng tài giải quyết, khi tranh chấp xảy ra hai bên vẫnmong muốn đưa ra trọng tài giải quyết Hợp đồng vô hiệu kéo theo thỏa thuận trọngtài vô hiệu vô hình chung đã không tôn trọng sự thỏa thuận của các bên Trongtrường hợp này nếu muốn đưa ra giải quyết tại trọng tài có phải hai bên phải thỏa
7 Đỗ Văn Đại và Trần Hoàng Hải (2010), “Tuyển tập các bản án, quyết định của Tòa án Việt Nam về trọng
tài thương mại”, NXB Lao động, Hà Nội, tr.122.
Trang 12thuận lại trong một thỏa thuận trọng tài riêng biệt? Việc này làm tốn kém thời giancũng như công sức của các bên Chưa kể trường hợp một trong các bên không cóthiện chí làm kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp Vậy mà thỏa thuận trọng tàitrước đó có tác dụng ràng buộc các bên bây giờ lại vô hiệu theo hợp đồng Do vậy,việc xác định thỏa thuận trọng tài độc lập với hợp đồng là điều cần thiết.
Lý do thứ ba là, thỏa thuận trọng tài về bản chất là một “hợp đồng” đưa tranhchấp giữa các bên ra giải quyết trước trọng tài, còn hợp đồng được các bên thỏathuận ký kết là nhằm điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên8 Thật vậy, nên xemthỏa thuận trọng tài như một hợp đồng Điều 388 BLDS quy định: “Hợp đồng dân
sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền,nghĩa vụ dân sự” Về hình thức thỏa thuận trọng tài có thể chưa phải là một hợpđồng nhưng xét về bản chất thỏa thuận trọng tài dường như đã đáp ứng đầy đủ cácyếu tố cấu thành hợp đồng Đó là văn bản các bên thỏa thuận về phương thức giảiquyết tranh chấp, trung tâm giải quyết, quy tắc tố tụng, địa điểm, ngôn ngữ… và cácbên cũng phải chịu trách nhiệm đối với sự lựa chọn của mình Mặt khác khi đượcxem là một “hợp đồng” thì quan hệ giữa thỏa thuận trọng tài và hợp đồng cũngkhông phải là quan hệ hợp đồng chính-hợp đồng phụ Đây là hai văn bản độc lập,thỏa thuận trọng tài không hề có nội dung nào liên quan tới nội dung của hợp đồng,không có sự điều chỉnh về quyền và nghĩa vụ của các bên Như vậy, khi xem thỏathuận trọng tài như một “hợp đồng” ta thấy rõ sự tồn tại độc lập của nó đối với hợpđồng Trong một số bài viết về thỏa thuận trọng tài nhiều tác giả đã sử dụng cụm từ
“hợp đồng chính” khi đề cập tới mối quan hệ giữa thỏa thuận trọng tài và hợp đồng.Theo tác giả, cách dùng từ như vậy là chưa chuẩn xác, nếu gọi là “hợp đồng chính”thì có phải xem thỏa thuận trọng tài như một “hợp đồng phụ” hay không? Như đãphân tích ở trên, giữa thỏa thuận trọng tài và hợp đồng không hề có mối quan hệhợp đồng chính-hợp đồng phụ
Lý do thứ tư là, với việc khẳng định tính độc lập của thỏa thuận trọng tài, đảmbảo cho mọi tranh chấp đều được giải quyết kể cả khi hợp đồng vô hiệu Phù hợpvới chủ trương khuyến khích giải quyết tranh chấp bằng trọng tài Nghị định số25/2004 của Chính phủ ngày 15-01-2004 Quy định chi tiết thi hành một số điều củaPháp lệnh Trọng tài thương mại (sau đây gọi tắt là Nghị định 25/2004) đã ghi nhận
tại Điều 3 như sau: “Nhà nước khuyến khích giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
theo quy định của Pháp lệnh và Nghị định này, tạo điều kiện phát triển hoạt động
8 Nguyễn Ngọc Lâm (2007), “Tư pháp quốc tế-Phần 2: Một số chế định cơ bản, tố tụng tòa án và trọng tài”,
NXB Phương Đông, Hồ Chí Minh, tr.294.
Trang 13trọng tài thương mại phù hợp với tình hình và yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước”.
Trên đây là các lý do lý giải cho tính độc lập của thỏa thuận trọng tài so vớihợp đồng Tính độc lập của thỏa thuận trọng tài thể hiện ở những điểm sau:
- Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, sự vô hiệu của hợp đồng khônglàm ảnh hưởng tới hiệu lực của thỏa thuận trọng tài Hợp đồng có thể bị vô hiệutừng phần hoặc vô hiệu toàn bộ nhưng trong hai trường hợp này cũng không tựđộng kéo theo sự vô hiệu của điều khoản trọng tài9 Tính độc lập này rất quan trọngnhất là khi hợp đồng vô hiệu thì thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực, cho phép xácđịnh thẩm quyền của trọng tài giải quyết vụ tranh chấp phát sinh từ hợp đồng đó.Như vậy thỏa thuận trọng tài sẽ không chịu sự ràng buộc từ hợp đồng, ngay cả khi
nó là một điều khoản nằm trong hợp đồng
- Luật áp dụng đối với thỏa thuận trọng tài và luật điều chỉnh nội dung hợpđồng trong các hợp đồng thương mại quốc tế là khác nhau Chính vì tính độc lậpnên không nhất thiết luật điều chỉnh nội dung hợp đồng và luật điều chỉnh thỏathuận trọng tài phải giống nhau Trên thực tế các bên dường như chỉ quan tâm thỏathuận luật điều chỉnh nội dung hợp đồng mà chưa dành sự quan tâm đáng kể choluật điều chỉnh thỏa thuận trọng tài Việc xem xét luật điều chỉnh hiệu lực của thoảthuận trọng tài phụ thuộc vào từng giai đoạn tố tụng trọng tài mà sẽ có những quyếtđịnh riêng rẽ, chẳng hạn, luật nơi tiến hành trọng tài, luật nơi phán quyết đượctuyên, luật điều chỉnh nội dung tranh chấp10 Như vậy để tránh những rắc rối có thểphát sinh trong quá trình tố tụng, khi giao kết hợp đồng, đặc biệt là các hợp đồngthương mại quốc tế, các bên nên thỏa thuận rõ luật điều chỉnh thỏa thuận trọng tài
- Tính độc lập của thỏa thuận trọng tài còn được thể hiện qua nguyên tắc
“thẩm quyền của thẩm quyền”-“ competence of competence” Theo nguyên tắc nàythì Hội đồng trọng tài có thẩm quyền xem xét thẩm quyền của chính mình Việc xácđịnh sự độc lập của thỏa thuận trọng tài tạo cơ sở cho Hội đồng trọng tài xem xéthiệu lực của hợp đồng Nếu có khiếu nại của các bên về thỏa thuận trọng tài, Hộiđồng trọng tài sẽ tiến hành xem xét mình có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nữa
hay không Nguyên tắc này được ghi nhận trong Điều 30 của Pháp lệnh “Trước khi
xem xét nội dung vụ tranh chấp, nếu có đơn khiếu nại của một bên về việc Hội đồng Trọng tài không có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp; vụ tranh chấp không có
9 Trần Hữu Huỳnh, tlđd, tr 22.
10 Trần Minh Ngọc (2009), “Luật áp dụng đối với thỏa thuận trọng tài trong trọng tài thương mại quốc tế”,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (Số 1/2009),
Trang 14thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu, Hội đồng Trọng tài phải xem xét, quyết định với sự có mặt của các bên, trừ trường hợp các bên có yêu cầu khác ” Như vậy, hợp đồng vô hiệu không loại trừ thẩm quyền của trọng tài Đảm
bảo cho mọi tranh chấp đều được giải quyết Nếu công nhận hợp đồng vô hiệu mặcnhiên kéo theo điều khoản trọng tài vô hiệu và dẫn đến Hội đồng Trọng tài khôngthẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp thì vụ tranh chấp sẽ không được giải quyết.LTTTM đã giải quyết vấn đề này triệt để hơn khi quy định rõ là trước khi xem xétnội dung vụ tranh chấp, Hội đồng trọng tài phải xem xét về hiệu lực của thỏa thuậntrọng tài; thỏa thuận trọng tài có thuộc trường hợp không thể thực hiện được haykhông và xem xét thẩm quyền của mình mà không đợi đến khi có đơn khiếu nại của
một bên mới xem xét Khoản 1 Điều 43 LTTTM đã quy định như sau: “Trước khi
xem xét nội dung vụ tranh chấp, Hội đồng Trọng tài phải xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài; thỏa thuận trọng tài thực hiện được hay không và xem xét thẩm quyền của mình Trong trường hợp vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Hội đồng Trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này Trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc xác định rõ thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được thì Hội đồng Trọng tài quyết định đình chỉ việc giải quyết và thông báo ngay cho các bên biết”.
Như vậy đảm bảo tranh chấp được giải quyết hiệu quả, tiết kiệm được thời gian củacác bên tranh chấp Tránh trường hợp các bên phải mất thời gian tham gia tố tụngtrọng tài rồi sau đó quyết định trọng tài lại bị hủy do thỏa thuận trọng tài vô hiệu.Pháp lệnh Trọng tài ở nước ta đã khẳng định rõ sự độc lập của thỏa thuận
trọng tài trong Điều 11: “Điều khoản trọng tài tồn tại độc lập với hợp đồng Việc
thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, sự vô hiệu của hợp đồng không làm ảnh hưởng tới hiệu lực của điều khoản trọng tài” Tuy nhiên vẫn có một số vướng mắc khi
phân tích Điều 11 Điều 11 Pháp lệnh chỉ đề cập đến điều khoản trọng tài chỉ là mộtdạng của thỏa thuận trọng tài mà không nhắc tới thỏa thuận trọng tài riêng biệt Nhưvậy trong trường hợp này nên hiểu khi thỏa thuận trọng tài là một thỏa thuận riêngbiệt thì nó sẽ không có đặc điểm này hay vì là một thỏa thuận riêng biệt nằm ngoàihợp đồng nên nó sẽ đương nhiên độc lập với hợp đồng? Mặt khác, trong Điều 11Pháp lệnh Trọng tài chỉ đề cập đến các trường hợp hợp đồng bị thay đổi, gia hạn,hủy bỏ, vô hiệu Vậy trường hợp hợp đồng không thể thực hiện được, không rơi vàonhững trường hợp trên thì giá trị pháp lý của thỏa thuận trọng tài sẽ như thế nào?Trong điều kiện nước ta hiện nay vốn còn nhiều bất cập trong việc giải thích và ápdụng luật Thiết nghĩ, để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra trong quá trình áp dụngluật nên quy định vấn đề này một cách cụ thể hơn Và LTTTM mới đã khắc phục
Trang 15được nhược điểm này Điều 19 LTTTM đã quy định như sau: “Thoả thuận trọng
tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thoả thuận trọng tài” Như vậy Luật mới đã giải quyết thỏa đáng lần lượt những câu hỏi
đặt ra ở trên
Quy định về tính độc lập giữa thỏa thuận trọng tài và hợp đồng có trong pháp
luật trọng tài của hầu hết các nước Điều 7 Luật Trọng tài Anh quy định: “Tính chất
độc lập của thỏa thuận trọng tài: Trừ khi các bên có thỏa thuận khác, một thỏa thuận trọng tài tạo thành hoặc được dự định tạo thành của một phần thỏa thuận khác (thành văn hoặc không thành văn) sẽ không bị coi là không có giá trị pháp lý, không tồn tại hoặc không có hiệu lực khi thỏa thuận kia bị mất giá trị pháp lý, không tồn tại hay không có hiệu lực và vì mục đích này nó sẽ được coi như một thỏa thuận riêng biệt”11 Điều 19 Luật Trọng tài Trung Quốc cũng quy định: “Thỏa
thuận trọng tài tồn tại độc lập Mọi sự thay đổi, hủy bỏ, chấm dứt hoặc không có hiệu lực của hợp đồng không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của thỏa thuận trọng tài”12 Ở Nhật, tính độc lập của thỏa thuận trọng tài không được ghi nhận trong vănbản pháp luật nhưng trong thực tiễn xét xử Toà án coi điều khoản trọng tài độc lập
với những vấn đề khác của hợp đồng thương mại Trong vụ việc điển hình Kokusan
Kinzoku kcgyc.K.K v Guard-Life Corporation, Toà án đã tuyên rằng: “Khi thoả thuận trọng tài độc lập được ký kết kèm theo hợp đồng chính, vấn đề hiệu lực của thoả thuận trọng tài cần được xác định một cách độc lập với hợp đồng chính Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, hiệu lực của thoả thuận trọng tài không trực tiếp bị ảnh hưởng thậm chí cả khi hiệu lực của hợp đồng chính bị ảnh hưởng” 13 Và Điều 16 Luật Mẫu UNICITRAL cũng đã khẳng định: “Hội đồng Trọng tài có thể quyết định về thẩm quyền xét xử của chính mình, kể cả những ý kiến phản đối về sự tồn tại hoặc giá trị pháp lý của thoả thuận trọng tài Vì mục đích này, điều khoản trọng tài trở thành bộ phận của hợp đồng sẽ được coi là thoả thuận độc lập với các điều khoản khác của hợp đồng Quyết định của Hội đồng Trọng tài về hợp đồng bị vô hiệu không làm cho điều khoản trọng tài bị vô hiệu theo” Ở Pháp, nguyên tắc này được thiết lập từ một quyết định của Tòa Phá án
11 Nguyễn Đình Thơ (2006), “Một số vấn đề về thỏa thuận trọng tài”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (Số
Trang 16(Tòa án Tư pháp tối cao) năm 196314 Tại quyết định này, Tòa Phá án tuyên bốnguyên tắc theo đó điều khoản trọng tài quốc tế có tính độc lập so với hợp đồngchính Từ nguyên tắc đó, vào năm 1999, Tòa Phá án đã suy ra nguyên tắc về tínhhiệu lực của điều khoản trọng tài, theo đó điều khoản trọng tài có một chế độ pháp
lý riêng, đặc thù và được suy đoán trước là có hiệu lực Như vậy có thể thấy, đặcđiểm này được ghi nhận ở hầu hết pháp luật các nước, càng khẳng định được ýnghĩa quan trọng của nó trong việc giải quyết tranh chấp, đó là ý nghĩa đảm bảo chomọi tranh chấp đều được giải quyết Pháp luật Việt Nam quy định về vấn đề nàykhá tương đồng với các nước trên thế giới
1.3 Ý nghĩa của thỏa thuận trọng tài
Thỏa thuận trọng tài được xem là vấn đề then chốt và có vai trò quyết định đốivới việc áp dụng trọng tài như một phương thức giải quyết tranh chấp trong kinhdoanh Nhận thức đúng vai trò, ý nghĩa của thỏa thuận trọng tài sẽ giúp cho việcgiải quyết tranh chấp hiệu quả, nhanh chóng Thỏa thuận trọng tài có những ý nghĩaquan trọng sau đây:
Một là, thỏa thuận trọng tài là cơ sở đầu tiên để xác định thẩm quyền của trọngtài Sẽ không có việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nếu không có thỏa thuậntrọng tài giữa các bên tranh chấp Khác với tòa án có thẩm quyền đương nhiên giảiquyết các vụ tranh chấp phát sinh, trọng tài chỉ có thẩm quyền nếu các bên có thỏathuận Đây là nguyên tắc quan trọng của phương thức giải quyết tranh chấp bằngtrọng tài, đảm bảo tối đa quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp Khoản 1 Điều 5
LTTTM cũng đã khẳng định: “Tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài nếu các
bên có thỏa thuận trọng tài Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp” Pháp lệnh Trọng tài cũng đã ghi nhận nguyên tắc này tại
Khoản 1 Điều 5 Tuy nhiên, không phải cứ có thỏa thuận trọng tài thì trọng tài sẽđương nhiên có thẩm quyền giải quyết Thỏa thuận trọng tài chỉ thực sự có ý nghĩakhi nó có hiệu lực Tức là, thỏa thuận trọng tài đó phải thể hiện đúng ý chí của cácbên, đồng thời tuân theo các quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực củathỏa thuận trọng tài Khi thỏa thuận trọng tài đã vô hiệu mà trọng tài vẫn giải quyếtthì quyết định đó sẽ bị hủy bởi tòa án Điều này được quy định tại Điều 54 Pháplệnh và tiếp tục được ghi nhận tại Điều 68 LTTTM
14 Khuynh hướng hiện nay của pháp luật trọng tài của Cộng hòa Pháp và quốc tế,
http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2010/03/27/4609/
Trang 17Hai là, một khi thỏa thuận trọng tài có hiệu lực nó mang lại thẩm quyền chotrọng tài và đồng thời cũng loại trừ thẩm quyền của tòa án Thỏa thuận trọng tài làbằng chứng cho thấy các bên đã lựa chọn trọng tài chứ không phải là tòa án giảiquyết tranh chấp Tòa án phải từ chối thụ lý khi giữa hai bên đã có một thỏa thuận
trọng tài có hiệu lực Điều 6 LTTTM quy định: “Trong trường hợp tranh chấp đã
có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ
lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được” Trọng tài và tòa án là hai thiết chế tài phán hoàn toàn khác nhau,
tòa án không phải là cấp trên của trọng tài Do đó, một khi các bên đã có thỏa thuậntrọng tài có hiệu lực thì tòa án không còn thẩm quyền nữa Trước đây, Điều 5 Pháp
lệnh Trọng tài cũng đã quy định: “Trong trường hợp vụ tranh chấp đã có thỏa
thuận trọng tài, nếu một bên khởi kiện tại Tòa án thì Tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu” Tuy nhiên, có sự mâu thuẫn giữa Pháp
lệnh Trọng tài và Nghị quyết 05/2003/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa ánnhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh Trọng tàithương mại Pháp lệnh quy định tòa án phải từ chối thụ lý nếu thỏa thuận trọng tàigiữa các bên có hiệu lực Thế nhưng, Nghị quyết nói trên lại hướng dẫn trongtrường hợp đã có thỏa thuận trọng tài nếu một bên gửi đơn kiện đến tòa án trongvòng bảy ngày mà bên kia không phản đối thì tòa có quyền thụ lý vụ kiện Điểm b,
tiểu mục 1.2, mục 1 Nghị quyết đã quy định: “Khi được nguyên đơn cho biết bằng
văn bản sẽ khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết hoặc khi được Toà án thông báo về việc nguyên đơn đã nộp đơn kiện yêu cầu Toà án giải quyết vụ tranh chấp mà trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của nguyên đơn hoặc thông báo của Toà án bị đơn không phản đối (được coi là các bên có thoả thuận mới lựa chọn Toà án giải quyết vụ tranh chấp thay cho thoả thuận trọng tài) hoặc
bị đơn có phản đối nhưng không xuất trình được tài liệu, chứng cứ để chứng minh
là trước đó các bên đã có thoả thuận trọng tài (trường hợp này được coi là không
có thoả thuận trọng tài)” Quy định như trên là không hợp lý Bởi như vậy sẽ
khuyến khích các bên thoái thác việc thực hiện thỏa thuận trọng tài đã xác lập Thỏathuận trọng tài không còn giá trị ràng buộc các bên tranh chấp
Mâu thuẫn về thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa tòa án và trọng tài cũng
đã xảy ra trên thực tế, tranh chấp dưới đây là một ví dụ điển hình Đó là vụ tranhchấp hợp đồng liên doanh giữa nguyên đơn là Công ty TNHH Trường Sanh và bịđơn là ông Kuo Chi Sheng Trong hợp đồng các bên có thỏa thuận “Trung tâmTrọng tài quốc tế thuộc Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam giải quyếttranh chấp” Nhưng khi tranh chấp xảy ra Công ty TNHH Trường Sanh đã gởi văn
Trang 18bản cho ông Kuo Chi Sheng thông báo sẽ khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết; ôngKuo Chi Sheng đã nhận được thông báo khởi kiện của nguyên đơn, nhưng quá 7ngày làm việc kể từ ngày nhận được mà không phản đối Căn cứ vào hướng dẫn tạiNghị quyết 05/2003/NQ-HĐTP Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương xem trongtrường hợp này là các bên có thỏa thuận mới chọn tòa án giải quyết vụ tranh chấpthay cho thỏa thuận trọng tài đã xác lập trước đó Do đó, Tòa án nhân dân tỉnh BìnhDương đã thụ lý, giải quyết vụ án theo thẩm quyền Trong khi đó, Trung tâm trọngtài quốc tế Việt Nam cho rằng giữa các bên đã tồn tại một thỏa thuận trọng tài cóhiệu lực, căn cứ vào Điều 5 Pháp lệnh trọng tài thì Tòa án nhân dân tỉnh BìnhDương đã thụ lý không đúng thẩm quyền Các trọng tài viên của VIAC cho rằngNghị quyết 05/2003/NQ-HĐTP là văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Trọng tàithương mại Về tính pháp lý, văn bản này có giá trị thấp hơn so với Pháp lệnh vàkhông được trái với quy định trong Pháp lệnh Như vậy, việc thẩm phán viện dẫnNghị quyết mà không áp dụng Điều 5 Pháp lệnh Trọng tài thương mại là không thểchấp nhận được Do đó, căn cứ vào Điều 30 Pháp lệnh, ngày 24-10-2008 VIAC đã
ra Quyết định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp vụ kiện số 10/08 giữa ông KuoChi Sheng (nguyên đơn) và Công ty TNHH Trường Sanh (bị đơn) Sau đó, Công tyTNHH Trường Sanh đã nộp đơn yêu cầu Tòa án nhân dân Hồ Chí Minh xem xét lạiQuyết định của Hội đồng Trọng tài về thẩm quyền giải quyết vụ kiện Tòa án nhândân Hồ Chí Minh sau khi xem xét, xét thấy Quyết định của Hội đồng Trọng tài làđúng quy định pháp luật Do đó, tòa án đã ra Quyết định số 1475/2009/KDTM-QĐngày 18-6-200915 không chấp nhận yêu cầu của Công ty TNHH Trường Sanh giữnguyên Quyết định của Hội đồng Trọng tài Cách giải quyết của tòa án như trên làthuyết phục Thiết nghĩ, thỏa thuận trọng tài được xác lập dựa trên sự tự nguyệngiữa các bên, tự nguyện lựa chọn trọng tài chứ không phải là tòa án giải quyết tranhchấp Các bên cần phải chịu trách nhiệm trước sự lựa chọn của mình Và tòa ánbằng cách từ chối thụ lý vụ tranh chấp khi có thỏa thuận trọng tài cũng đã góp phầngiúp cho các bên thực hiện đúng thỏa thuận của mình
Vấn đề này cũng được quy định rõ ràng trong Luật Trọng tài các nước: Điều 9Luật Trọng tài của Anh năm 1996, Điều 1032 Luật Trọng tài của Đức, Điều 1458Luật Trọng tài của Pháp…16 Tất nhiên Luật Mẫu UNICITRAL cũng không thể
không quy định về vấn đề này, Khoản 1 Điều 8 quy định: “Trước khi việc kiện về
vấn đề đối tượng của thỏa thuận được đưa ra, nếu một bên yêu cầu không muộn hơn thời gian khi nộp bản tường trình đầu tiên của mình về nội dung tranh chấp,
15 Đỗ Văn Đại và Trần Hoàng Hải (2010), sđd, tr.62.
16 Hội Luật gia Việt Nam, “Giới thiệu tóm tắt Luật Trọng tài của một số nước trên thế giới”, tr.5.
Trang 19toà án sẽ chuyển các bên cho trọng tài trừ khi toà án thấy rằng thoả thuận đó là vô hiệu và không có hiệu lực, không tiến hành được và không có khả năng thực hiện”.
Qua những phân tích trên có thể thấy được tầm quan trọng của thỏa thuậntrọng tài trong việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài Tuy nhiên thoả thuận trọngtài chỉ có những ý nghĩa nêu trên khi nó có hiệu lực Khi thỏa thuận trọng tài vôhiệu thì tòa án hoàn toàn có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp Nếu trọng tài đãgiải quyết thì quyết định trọng tài đó sẽ bị tòa án hủy theo quy định của pháp luật
1.4 Hậu quả pháp lý của thỏa thuận trọng tài vô hiệu
Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên cam kết giải quyết bằng trọngtài các tranh chấp phát sinh Tuy nhiên, thỏa thuận đó có thể vô hiệu do nhiều lý dokhác nhau Tùy thuộc vào thời điểm phát hiện thỏa thuận trọng tài vô hiệu sẽ manglại những hậu quả pháp lý khác nhau cho các bên tranh chấp
Khi phát sinh tranh chấp và tranh chấp chưa được giải quyết tại bất kỳ cơ quannào, nhận thấy thỏa thuận trọng tài vô hiệu, một bên có thể khởi kiện ra Tòa án Lúcnày Tòa án hoàn toàn có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp vì thỏa thuận trọng tài
đã vô hiệu Đây chính là trường hợp ngoại lệ quy định tại Điều 6 LTTTM: “Trong
trường hợp tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được”.
Khi tranh chấp đã được trọng tài thụ lý nhưng chưa được giải quyết, theo quyđịnh tại Điều 43 LTTTM trước khi xem xét nội dung vụ tranh chấp Hội đồng Trọngtài phải xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài và xem xét thẩm quyền của chínhmình Trong trường hợp không đồng ý với quyết định của Hội đồng Trọng tài quyđịnh tại Điều 43, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyếtđịnh của Hội đồng Trọng tài, các bên có quyền gửi đơn yêu cầu Toà án có thẩmquyền xem xét lại quyết định của Hội đồng Trọng tài Bên khiếu nại phải đồng thờithông báo việc khiếu nại cho Hội đồng Trọng tài Như vậy sẽ đảm bảo được việcgiải quyết tranh chấp của trọng tài là đúng thẩm quyền, tránh được những rắc rối cóthể phát sinh sau này Về vấn đề này, Điều 30 Pháp lệnh lại quy định khác TheoĐiều 30 Pháp lệnh, Hội đồng Trọng tài chỉ xem xét thẩm quyền của chính mình khi
có đơn khiếu nại của một bên về việc Hội đồng Trọng tài không có thẩm quyền giảiquyết vụ tranh chấp Rõ ràng, quy định trong LTTTM mới giúp tiết kiệm thời gian
Trang 20cũng như công sức của các bên hơn, tránh việc Tòa án hủy phán quyết trọng tài khithỏa thuận trọng tài vô hiệu
Khi tranh chấp đã được giải quyết bởi trọng tài, theo quy định tại Điều 68LTTTM thì thỏa thuận trọng tài vô hiệu là một trong các căn cứ để Tòa án hủyquyết định trọng tài Do đó, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyếtđịnh trọng tài nếu nhận thấy thỏa thuận trọng tài vô hiệu một bên có quyền làm đơngởi tòa án cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng tài ra quyết định trọng tài, để yêu cầu hủyquyết định trọng tài Sau khi thụ lý đơn yêu cầu tòa án sẽ tiến hành xem xét thỏathuận trọng tài có vô hiệu hay không để ra quyết định hủy hoặc không hủy quyếtđịnh trọng tài Trong trường hợp Hội đồng xét xử hủy quyết định trọng tài nếukhông có thỏa thuận khác các bên có quyền đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tạitòa án
Như vậy, có thể thấy hiệu lực của thỏa thuận trọng tài đóng một vai trò quantrọng trong việc giải quyết tranh chấp Thỏa thuận trọng tài vô hiệu ở những thờiđiểm khác nhau gây nên những hậu quả khác nhau Nhưng nhìn chung, thỏa thuậntrọng tài vô hiệu tại bất kỳ thời điểm nào cũng đều làm cho trọng tài không cònthẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp nữa và tòa án hoàn toàn có thẩm quyền nếu cácbên không có thỏa thuận khác
Trang 21CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHẾ ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HIỆU LỰC
CỦA THỎA THUẬN TRỌNG TÀI
2.1 Quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận trọng tài
Như đã phân tích ở trên, thỏa thuận trọng tài đóng một vai trò quan trọng trongviệc giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài Thẩm quyền giải quyết tranhchấp của trọng tài phát sinh trên cơ sở thỏa thuận trọng tài Tuy nhiên thỏa thuậntrọng tài chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó có hiệu lực pháp luật Hiệu lực của thỏathuận trọng tài có vai trò quyết định trong việc thực hiện thỏa thuận trọng tài Thỏathuận trọng tài được xác lập dựa trên sự tự do thỏa thuận giữa các bên tranh chấp.Thế nhưng, tự do ở đây phải được hiểu là tự do trong khuôn khổ pháp luật Nhànước tôn trọng sự tự do thỏa thuận giữa các bên, nhưng nếu sự tự do thỏa thuận đóxâm phạm quyền, lợi ích của xã hội, ảnh hưởng đến trật tự công cộng thì Nhà nướckhông thể không can thiệp Do đó, pháp luật trọng tài Việt Nam cũng như các nướcđều quy định rõ về điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận trọng tài Điều 18 LTTTMquy định thỏa thuận trọng tài vô hiệu khi:
“1 Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của
Trọng tài theo quy định tại Điều 2 của Luật này.
2 Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3 Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
4 Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều
16 của Luật này.
5 Một trong các bên bị lừa dối, bị đe doạ, bị cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu
6 Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật”
Điều 10 Pháp lệnh Trọng tài cũng đã quy định:
“Thoả thuận trọng tài vô hiệu trong những trường hợp sau đây:
1 Tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại được quy định tại khoản 3 Điều 2 của Pháp lệnh này;
Trang 222 Người ký thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật;
3 Một bên ký kết thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
4 Thoả thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ đối tượng tranh chấp, tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp mà sau
đó các bên không có thoả thuận bổ sung;
5 Thoả thuận trọng tài không được lập theo quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh này;
6 Bên ký kết thoả thuận trọng tài bị lừa dối, bị đe doạ và có yêu càu tuyên bố thoả thuận trọng tài vô hiệu; thời hiệu yêu cầu tuyến bố thoả thuận trọng tài
vô hiệu là sáu tháng, kể từ ngày ký kết thoả thuận trọng tài, nhưng phải trước ngày Hội đồng Trọng tài mở phiên họp đầu tiên giải quyết vụ tranh chấp quy định tại Điều 30 của Pháp lệnh này.”
Như vậy, đã có sự khác nhau giữa hai văn bản Sau đây, tác giả sẽ phân tíchtừng điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận trọng tài để làm rõ những điểm mới đượcquy định trong LTTTM
2.1.1. Đối tượng của thỏa thuận trọng tài
Trọng tài là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh giữacác bên Khác với tòa án, trọng tài là một thiết chế tài phán tư, trọng tài không thểgiải quyết tất cả các loại tranh chấp mà chỉ giải quyết những vụ tranh chấp pháp luậtquy định Trọng tài là một tổ chức phi Chính phủ, không phải là cơ quan xét xử củaNhà nước, không mang quyền lực Nhà nước Vì vậy, thẩm quyền của trọng tài làthẩm quyền hạn chế so với tòa án Trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết nhữngtranh chấp khi có thỏa thuận giữa các bên và tranh chấp đó thuộc thẩm quyền giảiquyết của trọng tài mà pháp luật quy định Như vậy, thỏa thuận của các bên sẽkhông có ý nghĩa khi tranh chấp thỏa thuận đưa ra trọng tài giải quyết không thuộcthẩm quyền của trọng tài theo quy định của pháp luật Hiệu lực của thỏa thuận trọngtài sẽ phụ thuộc rất lớn vào đối tượng của thỏa thuận trọng tài Vì thế, việc thỏathuận giải quyết bằng trọng tài những tranh chấp nằm ngoài thẩm quyền của trọngtài là một trong những trường hợp vô hiệu của thỏa thuận trọng tài Điều 2 LTTTM
đã quy định rõ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài là:
Trang 23“1 Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại
2 Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại
3 Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài”.
Đối tượng của thỏa thuận trọng tài có thể nói là vấn đề gây khá nhiều tranhcãi Quy định tại Điều 2 LTTTM là kết quả sau một quá trình dài tranh luận Khoản
2 Điều 2 Pháp lệnh Trọng tài định nghĩa về thỏa thuận trọng tài như sau: “Thỏa
thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên cam kết giải quyết bằng trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại” Rõ
ràng, đối tượng của thỏa thuận trọng tài là những tranh chấp trong hoạt động thươngmại Chính vì vậy Khoản 1 Điều 10 Pháp lệnh đã quy định khi tranh chấp phát sinhkhông thuộc hoạt động thương mại thỏa thuận trọng tài sẽ vô hiệu Và Khoản 3
Điều 2 Pháp lệnh đã quy định thế nào là hoạt động thương mại: “Hoạt động thương
mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li-xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành
vi thương mại khác theo quy định của pháp luật” Bằng phương pháp liệt kê, Pháp
lệnh đã đưa ra danh sách những hành vi nào là hành vi thương mại Có thể thấy, đây
là một danh sách mở Bởi, ngoài những hành vi được liệt kê còn có “các hành vi
thương mại khác theo quy định của pháp luật” Ngoài ra, trong pháp luật hiện hành
hoạt động thương mại còn được quy định trong Luật Thương mại 2005 Khoản 1
Điều 3 Luật Thương mại đã quy định như sau: “Hoạt động thương mại là hoạt
động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu
tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác” Như vậy,
đã có sự khác nhau trong cách quy định về hoạt động thương mại giữa hai văn bản
Về vấn đề này, hiện có hai quan điểm:
Theo quan điểm thứ nhất thì Luật Thương mại quy định hoạt động thương mạirộng hơn so với Pháp lệnh Trọng tài17 Các tác giả theo quan điểm này cho rằngLuật Thương mại thừa nhận cả những chủ thể không có đăng ký kinh doanh nhưng
17 Lê Hồng Hạnh (2007), “Hoàn thiện pháp luật trọng tài trước yêu cầu phát triển kinh tế thị trường và hội
nhập quốc tế”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (Số 6/2007), tr.5.
Nguyễn Thị Hoài Phương (2006), “Về các giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ tố tụng trọng
tài thương mại”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (Số 3/2006), tr.32.
Trang 24tham gia hoạt động có mục đích lợi nhuận thì tranh chấp giữa họ cũng được xem làtranh chấp thương mại Điều 2 Luật Thương mại đã quy định đối tượng áp dụng baogồm: Thương nhân hoạt động thương mại theo quy định tại Điều 1; tổ chức, cá nhânkhác hoạt động có liên quan đến thương mại; căn cứ vào các nguyên tắc của luậtnày, Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng luật này đối với cá nhân hoạt độngthương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh Trongkhi Pháp lệnh Trọng tài chỉ thừa nhận giải quyết tranh chấp giữa các bên tranh chấp
là cá nhân kinh doanh hoặc tổ chức kinh doanh Điều 2 Nghị định 25/2004 quy định
rõ: “Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh trong
hoạt động thương mại quy định tại Khoản 3 Điều 2 của Pháp lệnh mà các bên tranh chấp là cá nhân kinh doanh hoặc tổ chức kinh doanh” Ngoài ra, Luật
Thương mại quy định bao quát hơn vì bao gồm cả các tranh chấp giữa các thànhviên của công ty với nhau; giữa các thành viên của công ty với công ty phát sinhtrong quá trình thành lập, hoạt động, giải thể công ty; các tranh chấp liên quan đếnviệc mua bán cổ phiếu, trái phiếu Trong khi những loại tranh chấp này lại khôngnằm trong danh sách liệt kê tại Khoản 3 Điều 2 của Pháp lệnh
Tuy nhiên, quan điểm thứ hai lại cho rằng khái niệm hoạt động thương mạiquy định trong Pháp lệnh Trọng tài có nội hàm rộng hơn trong Luật Thương mại18
Với cách quy định mở như vậy, thì tất cả những gì quy định trong Luật Thương mại
mà không có trong danh sách được liệt kê trong Pháp lệnh Trọng tài đều thuộc
phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh vì đó là “các hành vi thương mại khác theo quy
định của pháp luật”
Tác giả đồng ý với quan điểm thứ hai Bởi danh sách liệt kê tại Khoản 3 Điều
2 Pháp lệnh rõ ràng là một danh sách mở Tính mở của Pháp lệnh nên được hiểu làngoài các tranh chấp được liệt kê trong Pháp lệnh các bên cũng có thể đưa ra trọngtài giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hành vi thương mại được quy định trongcác văn bản quy phạm pháp luật khác như Luật Thương mại, Luật Đầu tư, … mặc
dù các hành vi thương mại này không được liệt kê cụ thể trong Pháp lệnh Do vậy,bất kỳ quy định nào của pháp luật xác định lĩnh vực hoạt động là thương mại thìtrọng tài đều có thẩm quyền giải quyết Mặt khác việc quy định về khái niệm hoạtđộng thương mại trong Pháp lệnh là kết quả của việc tiếp thu Luật Mẫu
UNCITRAL Theo Luật Mẫu UNCITRAL: “Thuật ngữ “thương mại” cần được
giải thích theo nghĩa rộng liên quan đến tất cả các vấn đề phát sinh từ các quan hệ
có bản chất thương mại, dù là quan hệ hợp đồng hoặc không phải là quan hệ hợp
18 Đỗ Văn Đại (2007), “Giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học
pháp lý, (Số 6/2007).
Trang 25đồng Những quan hệ có bản chất thương mại bao gồm, nhưng không giới hạn bởi các giao dịch sau: giao dịch thương mại để cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ; thoả thuận phân phối, đại diện hoặc đại lý thương mại; hoa hồng; thuê mua; xây dựng công trình; tư vấn; kỹ thuật; li-xăng; đầu tư; tài chính; ngân hàng; bảo hiểm; thoả thuận thăm dò hoặc khai thác; liên doanh và các hình thức hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh khác; vận tải hàng hoá hoặc hành khách bằng đường hàng không; đường biển, đường sắt hoặc đường bộ” Như vậy có thể thấy, Pháp
lệnh đưa ra cách quy định tương đối rộng về hoạt động thương mại
Tuy nhiên qua thực tiễn áp dụng đã phát sinh không ít rắc rối cho các chủ thểtham gia hoạt động thương mại cũng như các chủ thể áp dụng pháp luật Bởi có sựquy định khác nhau về hoạt động thương mại trong các văn bản pháp luật khácnhau Pháp lệnh Trọng tài được ban hành vào thời điểm Luật Thương mại 1997 vẫncòn đang có hiệu lực Pháp lệnh đã đưa ra khái niệm tương đối đầy đủ về hoạt độngthương mại Rõ ràng, đây là khái niệm có nội hàm rộng hơn so với 14 hành vithương mại quy định tại Điều 45 Luật Thương mại 1997:
“Hành vi thương mại theo quy định của luật này bao gồm:
1 Mua bán hàng hóa;
2 Đại diện cho thương nhân;
3 Môi giới thương mại;
4 Ủy thác mua bán hàng hóa;
5 Đại lý mua bán hàng hóa;
6 Gia công trong thương mại;
7 Đấu giá hàng hóa;
8 Đấu thầu hàng hóa;
9 Dịch vụ giao nhận hàng hóa;
10 Dịch vụ giám định hàng hóa;
11 Khuyến mại;
12 Quảng cáo thương mại;
13 Trưng bày giới thiệu hàng hóa;
14 Hội chợ triển lãm thương mại”.
Trang 26Từ thực tiễn áp dụng Luật Thương mại 1997 đã bộc lộ hạn chế khi quy địnhphạm vi các hành vi thương mại quá hẹp Điển hình là vụ tranh chấp hợp đồng giữahai công ty xây dựng Công ty Tyco Services Singapore PTE, LTD và Công tyLeighton Contractors VN, LTD về hợp đồng xây dựng được ký kết năm 1995 vềviệc xây dựng khu nghỉ mát tại miền Trung Việt Nam (Bản án số 02/PTDS ngày21-1-2003 của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ ChíMinh)19 Tranh chấp được đưa ra Trọng tài tại Queensland, Australia giải quyết vàphán quyết trọng tài sau đó đã được chuyển sang Việt Nam để đề nghị công nhận vàcho thi hành Ngày 23/5/2002, Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân thành phố Hồ ChíMinh công nhận phán quyết trọng tài Nhưng Công ty Leighton đã có đơn khángcáo Quyết định sơ thẩm của tòa án với lý do là quan hệ hợp đồng trong vụ tranhchấp là quan hệ xây dựng, quan hệ này không phải là quan hệ thương mại theo LuậtThương mại 1997 Do đó, phán quyết trọng tài không thể công nhận và cho thi hànhtại Việt Nam Tháng 1/2003, Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố
Hồ Chí Minh đã xét xử lại vụ việc và bác Quyết định của Tòa sơ thẩm bởi lẽ cácgiao dịch trong hợp đồng giữa hai bên liên quan đến hoạt động xây dựng nhưnghoạt động xây dựng này lại không có bản chất thương mại theo pháp luật Việt Nam,
do vậy phán quyết trọng tài không đủ điều kiện để được công nhận và thi hành tạiViệt Nam Như vậy, vấn đề đặt ra là khái niệm thương mại cần được mở rộng đểphù hợp với các quy định và tập quán thương mại quốc tế Sự ra đời của LuậtDoanh nghiệp và Luật Thương mại vào năm 2005 lại đưa ra định nghĩa khác vềkinh doanh thương mại Khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 đưa ra khái niệm
kinh doanh như sau: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả
các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” Và Khoản 1 Điều 3 Luật
Thương mại 2005 cũng đã quy định hoạt động thương mại với nội hàm rộng hơn
Luật Thương mại 1997 rất nhiều: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục
đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác” Tuy nhiên, như đã
phân tích ở trên, khái niệm này vẫn còn hẹp so với Pháp lệnh Chính vì thế, đã gâykhông ít khó khăn trong quá trình áp dụng
Có một câu hỏi đặt ra là: Với các quy định của pháp luật như vậy thì nhữngtranh chấp nội bộ phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp, tranh chấp liên quan đếnviệc mua bán cổ phiếu, trái phiếu có được giải quyết bằng trọng tài không? Có ýkiến cho rằng trọng tài không có thẩm quyền giải quyết các loại tranh chấp này vì
19 Đỗ Văn Đại và Trần Hoàng Hải (2010), sđd, tr.244.
Trang 27nó không được liệt kê tại Pháp lệnh Mặt khác những tranh chấp này thuộc thẩmquyền của tòa án được quy định tại Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004:
1 Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm: Mua bán hàng hoá; Cung ứng dịch vụ; Phân phối; Đại diện, đại lý; Ký gửi; Thuê, cho thuê, thuê mua; Xây dựng; Tư vấn, kỹ thuật; Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa; Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy
tờ có giá khác; Đầu tư, tài chính, ngân hàng; Bảo hiểm; Thăm dò, khai thác.
2 Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân,
tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
3 Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty
4 Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.
Có ý kiến khác lại cho rằng đây là những tranh chấp đương nhiên thuộc thẩmquyền của trọng tài vì đây chính là trường hợp “các hành vi thương mại khác theoquy định của pháp luật” Ngoài ra, Nghị định 116/CP ngày 05/9/1994 về tổ chức vàhoạt động của trọng tài kinh tế trước đây vốn được coi là nhiều bất cập nhưng cũngxác lập phạm vi thẩm quyền của trọng tài gồm:
1 Các tranh chấp về hợp đồng kinh tế;
2 Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau, liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty;
3 Các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu.
Vì vậy, không có lý do gì, Pháp lệnh được coi là tiến bộ hơn, lại hạn chế thẩmquyền của trọng tài trong việc giải quyết các tranh chấp trên20 Mặc dù các tranhchấp phát sinh giữa các thành viên của công ty với nhau và giữa các thành viên củacông ty với công ty phát sinh trong quá trình thành lập, hoạt động, giải thể công tykhông phải là các tranh chấp giữa các chủ thể kinh doanh nhưng chúng tất yếukhông thể tránh khỏi và được xem như những hệ quả phái sinh từ hoạt động sản
20 Vũ Ánh Dương (2008), “Thực tiễn áp dụng Pháp lệnh Trọng tài thương mại tại Trung tâm Trọng tài quốc
tế Việt Nam”, Tạp chí Khoa hoc pháp lý, (Số 3/2008), tr.6.
Trang 28xuất, kinh doanh Còn các tranh chấp liên quan đến mua bán cổ phiếu, trái phiếu làtranh chấp thương mại thuần túy (cổ phiếu, trái phiếu là hàng hóa trên thị trườngchứng khoán) Do đó, những tranh chấp này đương nhiên thuộc thẩm quyền giảiquyết của trọng tài thương mại21.
Về các loại tranh chấp này trên thực tế cũng đã diễn ra không ít Điển hình là
vụ tranh chấp giữa Tổng Công ty Vật tư Nông nghiệp Việt Nam (gọi tắt làVIGECAM) và Công ty Cổ phần Vật tư Nông sản (Quyết định số 02/2008/QĐST-KDTM ngày 20-5-2008 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội)22 Tranh chấp giữahai bên là tranh chấp về chuyển nhượng cổ phần, đã được giải quyết tại Trung tâmTrọng tài thương mại Quốc tế Á Châu (gọi tắt là ACIAC) Theo VIGECAM, tranhchấp về chuyển nhượng cổ phần không phải là tranh chấp về hành vi thương mạitheo quy định tại Luật thương mại 2005, vì vậy tranh chấp này không thuộc thẩmquyền giải quyết của trọng tài Do đó, VIGECAM đã yêu cầu tòa án hủy Quyết địnhtrọng tài Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã không đồng ý với lý do hủy Quyếtđịnh trọng tài mà VIGECAM đưa ra Tòa án đã lập luận như sau: Theo quy định tạiKhoản 3 Điều 3 Luật Đầu tư 2005 quy định hình thức đầu tư thông qua việc mua cổphần, cổ phiếu, trái phiếu… là hình thức đầu tư gián tiếp vào doanh nghiệp Do đó,khi VIGECAM đồng ý chuyển nhượng cổ phần của mình cho Công ty Cổ phần Vật
tư Nông sản tức là đồng ý chuyển nhượng phần vốn đã đầu tư cho Công ty Cổ phầnVật tư Nông sản để Công ty tiếp tục đầu tư vào hoạt động kinh doanh của Công ty
Cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ Vì vậy, Hội đồng Trọng tài xác địnhtranh chấp về việc chuyển nhượng cổ phần của VIGECAM với Công ty Cổ phầnVật tư Nông sản là tranh chấp về đầu tư là có căn cứ, phù hợp với quy định tạiKhoản 3 Điều 2 Pháp lệnh Trọng tài Như vậy, tòa án đã áp dụng Pháp lệnh theohướng mở Khác với cách lý giải của các tác giả nêu ở trên, tòa án đã căn cứ vàoquy định tại Luật Đầu tư 2005 để lý giải cho việc mở rộng thẩm quyền của trọng tàigiải quyết các tranh chấp về mua bán, chuyển nhượng cổ phần, cổ phiếu, tráiphiếu… Thiết nghĩ, cách lý giải của tòa án như vậy hoàn toàn thuyết phục
Như vậy, phạm vi điều chỉnh rộng hẹp của khái niệm thương mại trong hệthống pháp luật nêu trên đã tạo ra sự mâu thuẫn, chồng chéo trong việc áp dụng cácquy định pháp luật về luật nội dung cũng như luật tố tụng Đặc biệt, điều này cònảnh hưởng đến quá trình Việt Nam thích ứng với các quy định và tập quán thương
21 Nguyễn Đình Thơ (2008), “Một số vấn đề về hoàn thiện pháp luật trọng tài thương mại đáp ứng yêu cầu
hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (Số 6/2008), tr.52.
22 Đỗ Văn Đại và Trần Hoàng Hải (2010), sđd, tr.145.
Trang 29mại quốc tế Có thể nói đây là một trong những trở ngại lớn của Việt Nam trong quátrình hội nhập kinh tế quốc tế.
Thực tiễn áp dụng Pháp lệnh lại nảy sinh vướng mắc khác, đó là việc xác địnhcác tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại Hiện nay trọng tài Việt Namchỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp thương mại Nếu trọng tài giải quyếttranh chấp không thuộc thẩm quyền quy định trong Pháp lệnh thì quyết định trọngtài sẽ bị hủy bởi tòa án Do đó, việc xác định đâu là tranh chấp phát sinh thuộc hoạtđộng thương mại và đâu là tranh chấp không thuộc hoạt động thương mại có vai tròhết sức quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu lực của thỏa thuận trọng tài và làmột trong những nguyên nhân khiến cho thỏa thuận trọng tài vô hiệu Tuy nhiên
trên thực tế việc phân biệt này không hề đơn giản.
Còn một vấn đề gây tranh cãi nữa là trọng tài Việt Nam có thẩm quyền giảiquyết các tranh chấp ngoài hợp đồng hay không? Pháp lệnh Trọng tài Việt Namkhông cho chúng ta câu trả lời về vấn đề này Khoản 2 Điều 2 Pháp lệnh chỉ định
nghĩa về thỏa thuận trọng tài là “thỏa thuận giữa các bên cam kết giải quyết bằng
trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại” Khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh cũng liệt kê các hoạt động nào là hoạt
động thương mại mà không hề đề cập đến phạm vi giải quyết của trọng tài có baogồm cả những tranh chấp ngoài hợp đồng hay không? Có ý kiến cho rằng trọng tàihoàn toàn có quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh ngoài hợp đồng23 Vì nếuhiểu theo nguyên tắc được làm những gì pháp luật không cấm thì theo quy định tạiĐiều 2 Pháp lệnh các bên có thể đưa tranh chấp ngoài hợp đồng ra giải quyết tạitrọng tài Ngoài ra tranh chấp thương mại rất đa dạng và phức tạp có thể phát sinh
từ hợp đồng cụ thể nhưng có những tranh chấp không phát sinh từ hợp đồng Do đó,không có lý do gì những tranh chấp thương mại phát sinh ngoài hợp đồng lại khôngđược giải quyết bằng trọng tài
Xoay quanh vấn đề thẩm quyền của trọng tài có rất nhiều ý kiến trong quátrình soạn thảo Dự thảo Luật Trọng tài Dự thảo đưa ra ngày 25/11/2008 đã quy
định thẩm quyền của trọng tài rất rộng, trọng tài có thẩm quyền giải quyết “mọi
tranh chấp liên quan tới quyền và lợi ích hợp pháp của các bên dân sự phát sinh từ nghĩa vụ hoặc nghĩa vụ ngoài hợp đồng” Đến Dự thảo đưa ra ngày 30/4/2009 Điều
2 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài cũng bao gồm nhữngtranh chấp như trọng Dự thảo 25/11/2008 nhưng được thêm vô khoản 2 quy định
những tranh chấp không được giải quyết bằng trọng tài bao gồm: Tranh chấp liên
23 Vũ Ánh Dương (2008), tlđd, tr.7.