Trong buôn bán quốc tế, ký hợp đồng vận chuyển hàng hoá là vấn đề thường xảy ra đối với mỗi doanh nghiệp trong một thương vụ làm ăn. Các bên quan hệ với nhau, làm ăn với nhau, quen biết nhau có thể thông qua người môigiới, các phương tiện thông tin…
Trang 1Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
I MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 3
1 Khái niệm trọng tài thương mại 3
2 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại 4
II CÁC NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 5
1 Nguyên tắc trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội 5
2.Nguyên tắc trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật 6
3 Nguyên tắc các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình 8
4 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác 8
5.Nguyên tắc phán quyết trọng tài là chung thẩm 10
III SO SÁNH CÁC NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VỚI CÁC NGUYÊN TẮC TỐ TỤNG TÒA ÁN 11
1 Giống nhau 11
2 Khác nhau 12
KẾT LUẬN 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
LỜI MỞ ĐẦU
Trang 2Công cuộc đổi mới và mở cửa nền kinh tế do Đảng cộng sản Việt Nam đề xướng từ đại hội VI (12/1986) đã đem lại những thành quả to lớn về kinh tế và
xã hội Nền kinh tế nước ta sau hơn hai mươi hai năm đổi mới và mở cửa đã có những chuyển biến tích cực, hợp tác và giao lưu thương mại ngày càng phát triển Song cũng trong bối cảnh đó, các quan hệ thương mại ngày càng trở nên
đa dạng và phức tạp Các quan hệ này không chỉ được thiết lập giữa các chủ thể kinh doanh trong nước mà còn mở rộng tới các tổ chức nước ngoài Chính vì vậy, tranh chấp thương mại là điều không thể tránh khỏi và cần được quan tâm giải quyết kịp thời
Pháp luật Việt Nam nói chung cũng như pháp luật thương mại Việt Nam nói riêng đã quy định nhiều hình thức giải quyết tranh chấp như: thương lượng, hòa giải, tòa án hay trọng tài Với những quy định của pháp luật hiện hành đã góp phần giải quyết các tranh chấp trong quan hệ thương mại một cách nhanh chóng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và xu thế hội nhập quốc tế, tranh chấp cũng ngày càng nhiều với tính chất và mức độ ngày càng phức tạp Trước tình hình đó, việc lựa chọn phương thức nào để giải quyết tranh chấp
có tầm quan trọng đặc biệt bởi nó có thể quyết định mức độ thiệt hại của doanh nghiệp một khi thương vụ bị đổ bể
Hiện nay, không có phương thức giải quyết tranh chấp nào chiếm vị thế tuyệt đối cả Tuy nhiên, căn cứ vào những ưu điểm vượt trội của trọng tài thì phương thức này đang được các doanh nghiệp lựa chọn, đặc biệt là đối với các tranh chấp có yếu tố nước ngoài Trong phạm vi đề tài này nhóm xin trình
bày về “các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
thương mại và so sánh với nguyên tắc tố tụng tòa án”.
Trang 3NỘI DUNG
I MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1 Khái niệm trọng tài thương mại
Trọng tài là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án Chính vì vậy, việc Trọng tài giải quyết tranh chấp kinh doanh -thương mại là do các bên thỏa thuận lựa chọn và thường được ghi nhận trong
hợp đồng theo từ điển tiếng việt thì trọng tài là “Người được cử ra để phân
xử, giải quyết những vụ tranh chấp Đóng vai trọng tài trong cuộc tranh luận Hội đồng trọng tài kinh tế.”
Khoản 1, Điều 3 Pháp lệnh trọng tài quy định về nguyên tắc giải quyết
tranh chấp bằng trọng tài, theo đó: “Tranh chấp được giải quyết bằng trọng
tài, nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thỏa thuận trọng tài” Tại bản Quy tắc tố tụng Trọng tài có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2004 của
Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) bên cạnh phòng Thương mại
và Công nghiệp Việt Nam có khuyến nghị các doanh nghiệp đưa điều khoản
trọng tài mẫu của VIAC vào các hợp đồng thương mại như sau : “Mọi tranh
chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam theo quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này” Và hiện
nay là Luật trọng tài thương mại năm 2010 có quy định :“Trọng tài thương
mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này.”
2 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là những tư tưởng chỉ đạo, chi phối được quy định để dùng làm cơ sở giải quyết cho các mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh thương mại mà trong đó trọng tài thương mại chính là phương thức giải quyết được sử dụng khi không
có thỏa thuận liên quan đến tòa án Tại Điều 4 Luật trọng tài thương mại năm
Trang 42010 đã quy định về các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng
trọng tài như sau: “1 Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên
nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
2 Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.
3 Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
4 Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
5 Phán quyết trọng tài là chung thẩm”.
II CÁC NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
1 Nguyên tắc trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng
trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh (khoản 2 Điều 3 Luật trọng tài thương mại năm 2010) Như vậy, các bên có thể thuận thỏa thuận trọng tài trước khi có tranh chấp hoặc sau khi có tranh chấp Một trong những
ưu điểm của việc giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài là các bên có tranh chấp được đảm bảo tối đa quyền tự do định đoạt trên nhiều phương diện trong quá trình giải quyết với điều kiện các thảo thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội Các bên tranh chấp có quyền thỏa thuận với nhau
về nhiều vấn đề liên quan đến thủ tục giải quyết mà trọng tài viên phải tôn trọng , nếu không sẽ dẫn đến hậu quả là quyết định của hội đồng trọng tài sẽ
bị tòa án hủy theo yêu cầu của các bên
Quyền hạn của hội đồng trọng tài là do các bên giao cho họ Các bên thỏa thuận chọn trung tâm trọng tài nào và hình thức trọng tài nào thì chỉ có trung tâm trọng tài và hình thức trọng tài đó có thẩm quyền giải quyết Các
Trang 5bên lựa chọn trọng tài viên nào thì trọng tài viên đó có thẩm quyền giải quyết Nếu các bên thỏa thuận vụ tranh chấp do một trọng tài viên duy nhất giải quyết thì chỉ có trọng tài viên duy nhất đó có quyền giải quyết Các bên có quyền thảo thuận địa điểm giải quyết vụ tranh chấp Chỉ khi không có thỏa thuận của các bên về địa điểm giải quyết thì hội đồng trọng tài mới quyết định Các bên còn có quyền thỏa thuận thời gian mở phiên họp giải quyết vụ tranh chấp Chủ tịch hội đồng trọng tài chỉ có quyền quyết định thời gian mở phiên họp giải quyết nếu các bên không có thỏa thuận khác
2 Nguyên tắc trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật
Việc giải quyết tranh chấp một cách công bằng, tính độc lập của các trọng tài viên đối với các bên là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm Một số tổ chức trọng tài yêu cầu trọng tài viên xác nhận bằng văn bản rằng họ đang và
sẽ độc lập với các bên và yêu cầu trọng tài viên trình bày bất kì sự kiện hoặc chi tiết nào có thể có khiến các bên nghi ngò về tính độc lập của họ Theo quy định tại Điều 20 Luật trọng tài thương mại năm 2010 , công dân Việt Nam có
đủ các điều kiện sau có thể làm trọng tài viên:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự;
- Có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên;
- Trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và
có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp ứng được yêu cầu nêu tại điểm
b khoản khoản 1 Điều luật cũng có thể được chọn làm Trọng tài viên
Những người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 20 nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây không được làm Trọng tài viên:
- Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức thuộc Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án;
Trang 6- Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc
đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích
Tất cả những quy định trên đều nhằm đảm bảo nguyên tắc trọng tài viên độc lập, vô tư, khách quan trọng việc giải quyết tranh chấp thương mại Khi tham giải giải quyết tranh chấp thương mại, trọng tài viên phải thật sự là người thứ ba độc lập, vô tư, không liên quan đến các bên có tranh chấp cũng như không có bất kì lợi ích nào dính dáng đến vụ tranh chấp đó
Trọng tài viên phải từ chối giải quyết tranh chấp, các bên có quyền yêu cầu thay đổi Trọng tài viên giải quyết tranh chấp trong các trường hợp sau đây:
- Trọng tài viên là người thân thích hoặc là người đại diện của một bên;
- Trọng tài viên có lợi ích liên quan trong vụ tranh chấp;
- Có căn cứ rõ ràng cho thấy Trọng tài viên không vô tư, khách quan;
- Đã là hòa giải viên, người đại diện, luật sư của bất cứ bên nào trước khi đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại trọng tài, trừ trường hợp được các bên chấp thuận bằng văn bản
Kể từ khi được chọn hoặc được chỉ định, Trọng tài viên phải thông báo bằng văn bản cho Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài và các bên về những tình tiết có thể ảnh hưởng đến tính khách quan, vô tư của mình
Nếu trọng tài viên không vô tư, không khách quan trong việc giải quyết
vụ tranh chấp , vi phạm nghĩa vụ của trọng tài viên ( trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài) thì quyết định của hội đồng trọng tài có trọng tài viên này sẽ bị hủy (Điều 68 Luật trọng tài thương mại năm 2010)
Trọng tài viên là người được các bên có tranh chấp lựa chọn giải quyết tranh chấp cho họ Để giải quyết tranh chấp một cách công bằng, hợp lí, bảo
vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên , trọng tài viên phải tuân theo các quy định của pháp luật Trong nhà nước pháp quyền mọi người sống và làm
Trang 7việc theo pháp luật, bản thân của pháp luật đã hàm chứa yếu tố công bằng và văn minh Nhà nước luôn kêu gọi, đề ra khẩu hiệu “sống và làm việc theo pháp luật” để từ đó mọi người nghiêm chỉnh chấp hành nhưng không phải lúc nào và ở đâu người dân cũng đều thực hiện đúng theo pháp luật Khi giải quyết các tranh chấp thương mại theo thủ tục trọng tài, trọng tài viên phải tuân theo các quy định của pháp luật vì nếu trọng tài viên không căn cứ vào pháp luật nhận hối lộ hoặc có hành vi vi phạm đạo đức trọng tài viên thì các bên có quyền yêu cầu thay đổi trọng tài
3 Nguyên tắc các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa
vụ Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình
Theo khoản 3 Điều 4 Luật trọng tài thương mại thì “Các bên tranh
chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình” Theo nguyên
tắc này thì giữa các bên có tranh chấp thương mại khi tham gia vào giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại thì đều có quyền và nghĩa vụ pháp lí ngang nhau Họ được đảm bảo tối đa quyền tự do định đoạt trên nhiều phương diện trong quá trình giải quyết Các bên có thể lựa chọn trung tâm trọng tài, hình thức trọng tài, trọng tài viên…Và giữa các bên có thể thỏa thuận với nhau về nhiều vấn đề liên quan đến thủ tục giải quyết tranh chấp
Khi các bên tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thì Hội đồng trọng tài phải tôn trọng và có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình Nếu không sẽ dẫn tới hậu quả là quyết định của Hội đồng trọng tài sẽ bị Tòa án hủy theo yêu cầu của các bên
4 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác
Được quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật trọng tài thương mại năm 2010
“Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ
Trang 8trường hợp các bên có thỏa thuận khác.” Là một trong những ưu điểm của
giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là xét xử kín (khác với nguyên tắc xét xử của toà là công khai), đáp ứng được yêu cầu giữ bí mật kinh doanh của các bên tham gia Việc xét xử kín không công khai sẽ giúp cho các thương nhân, doanh nghiệp không bị mất uy tín với khách hàng và ngược lại Trên thực tế
sẽ chẳng có một người tiêu dùng nào hay một doanh nghiệp nào muốn ký kết với một doanh nghiệp đã bị đưa ra tòa án xét xử về việc thực hiện hợp đồng không đúng hoặc làm gây tổn hại đến lợi ích của mình,…Điều đó giải thích cho việc tại sao trong hầu hết các hợp đồng giữa các doanh nghiệp thì các bên tham gia kí kết luôn luôn chọn phương thức là giải quyết bằng trọng tài nhiều hơn là chọn Tòa án Lấy một ví dụ như sau: Công ty TNHH A (có uy tín trên thị trường Việt Nam) chuyên kinh doanh mặt hàng dầu gội đầu có kí kết hợp đồng cung cấp giấy cho Đại lí E lượng hàng là 100 thùng dầu đóng gói, khi giao hàng đại lí E không kiểm tra số lượng, chất lượng hàng hóa nên khi bán mặt hàng này ra cho người tiêu dùng thì đã có một số tác dụng phụ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng Lúc này người tiêu dùng có kiện đại lí E, đại lí E lại kiện lại công ty A về việc không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng hàng hóa Lúc này, đại lí E cùng công ty A dùng phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài Giả sử, nếu vụ việc trên được giải quyết bằng phương thức Tòa án thì chắc chắn, việc kinh doanh của công ty A trên thị trường sẽ bị giảm sút, có thể sẽ có nguy cơ phá sản Chính
vì vậy, việc chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài sẽ mang đến nhiều lợi ích hơn Tòa án, không gây căng thẳng cũng không gây ảnh hưởng nhiều đến uy tín của công ty mình
Trọng tài xét xử bí mật bởi tiến trình giải quyết của Trọng tài có tính riêng biệt Hầu hết các quy định pháp luật về Trọng tài của các quốc gia đều thừa nhận nguyên tắc Trọng tài xử kín nếu các bên không có thỏa thuận khác Đây là một ưu điểm quan trọng bởi các doanh nghiệp không muốn các chi tiết của vụ tranh chấp bị đem ra công khai trước Tòa án, điều mà các doanh
Trang 9nghiệp luôn coi là tối kỵ trong hoạt động kinh doanh của mình Việc xét xử tranh chấp bằng Trọng tài đảm bảo tính bí mật cao và vì vậy sẽ tránh cho các bên nguy cơ làm tổn thương đến mối quan hệ hợp tác làm ăn vốn có, trong khi đó việc xét xử công khai tại Tòa án thường dễ làm cho các bên rơi vào thế đối đầu nhau với kết cục là một bên được thừa nhận như một người chiến thắng, còn bên kia thấy mình là một kẻ thua cuộc
Việc xét xử tranh chấp bằng Trọng tài trên thực tế đã làm giảm đáng kể mức độ xung đột, căng thẳng của những bất đồng bởi nó diễn ra trong một không gian kín, nhẹ nhàng, mang nặng tính trao đổi để tìm ra sự thật khách quan của vụ việc Đó chính là những yếu tố tạo điều kiện để các bên duy trì được quan hệ đối tác, quan hệ thiện chí đối với nhau Hơn nữa, sự tự nguyện thi hành quyết định của một bên sẽ làm cho bên kia có sự tin tưởng tốt hơn trong quan hệ làm ăn có thể diễn ra trong tương lai
5 Nguyên tắc phán quyết trọng tài là chung thẩm
Theo khoản 5 Điều 4 Luật trọng tài thương mại năm 2010 thì “ Phán
quyết trọng tài là chung thẩm” Đây là nguyên tắc quan trọng để giải quyết
tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại Trọng tài thương mại là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến nhất, với nhiều
ưu điểm nổi bật như thời gian xử lý nhanh, nội dung tranh chấp được giữ bí mật, phán quyết của trọng tài là chung thẩm, không có kháng cáo, kháng nghị Điều này có nghĩa là ngay sau khi hội đồng trọng tài công bố quyết định trọng tài, các bên phải thi hành quyết định trọng tài, trừ trường hợp một trong các bên làm đơn yêu cầu tòa án hủy quyết định trọng tài
Trong việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, các bên có nhiều quyền định đoạt về việc được tự do lựa chọn trọng tài, quy tắc tố tụng, luật áp dụng, địa điểm, ngôn ngữ, thời gian tiến hành tố tụng trọng tài, quốc tịch của trọng tài viên
Thẩm quyền của trọng tài thương mại bao gồm tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó
Trang 10ít nhất một bên có hoạt động thương mại và tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài thương mại với hai hình thức hoạt động là trọng tài quy chế và trọng tài vụ việc
Cũng theo quy định của Luật trọng tài thương mại , Tòa án xem xét hủy phán quyết trọng tài khi có đơn yêu cầu của một bên Một trong các căn cứ khiến phán quyết trọng tài bị hủy là chứng cứ giả mạo; trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài…
III SO SÁNH CÁC NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VỚI CÁC NGUYÊN TẮC TỐ TỤNG TÒA ÁN
1 Giống nhau
Thứ nhất, tố tụng Tòa án và Trọng tài thương mại đều là hình thức tố tụng để giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại Chính vì vậy các nguyên tắc của cả hai hình thức này trước hết được xây dựng cơ sở pháp luật
Dù hai phương thức được thực hiện theo các trình tự, thủ tục khác nhau nhưng đều phải đảm bảo đúng theo các quy định chung của pháp luật
Thứ hai, dù là phương thức nào thì các nguyên tắc đều được quy định nhằm hướng tới một mục đích chung nhằm giải quyết được tranh chấp phát sinh cũng như đảm cho tranh chấp ấy được giải quyết công bằng, chính xác Thẩm phán, trọng tài viên khi tham gia giải quyết, xét xử vụ việc đều đảm bảo
sự khách quan, vô tư, đúng với sự thực để các quyền và lợi ích chính đáng của đương sự được bảo đảm thực hiện
Thứ ba, các nguyên tắc trong tố tụng tòa án và trong trọng tài thương mại đều thể hiện ý chí, sự tự do định đoạt của các đương sự Qua đó đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp mà các đương sự được hưởng Trong tố tụng Tòa
án các đương sự được quyền khởi kiện, quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, quyền tự do lựa chọn Tòa án phù hợp để giải quyết giải quyết trong các trường hợp nhất định, nguyên đơn được quyền thay đổi nội