1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại tại Việt Nam

61 1,9K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 371 KB

Nội dung

Một số vấn đề lý luận về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại và pháp luật về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Để tồn tại và phát triển, cá nhân hay tổ chức đều phảitham gia vào nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau, trong đó việccác bên thiết lập với nhau những quan hệ để chuyển giao chonhau các lợi ích vật chất nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu tiêudùng đóng vai trò quan trọng và là tất yếu đối với đời sống xãhội Song việc chuyển giao các lợi ích vật chất này không phải tựnhiên thiết lập mà chỉ được hình thành khi có hành vi có ý chí

của chủ thể, nói như C.Mác thì: “Tự chúng, hàng hóa không thể

đi đến thị trường và trao đổi với nhau được Muốn cho những vật

đó trao đổi với nhau, thì những người giữ chúng phải đối xử với nhau như những người mà ý chí nằm trong các vật đó” [6,

tr.577] Theo đó, chỉ khi có sự thể hiện và thống nhất ý chí giữacác bên thì quan hệ trao đổi lợi ích vật chất mới được hình thành

và được gọi là hợp đồng Hợp đồng theo nghĩa chung nhất đượchiểu là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặcchấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong những quan hệ cụ thể

Ở nước ta Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế đã ra đời từ những năm đầu củathời kỳ quá độ sang kinh tế thị trường đã tạo cơ sở pháp lý cho việc ký kết hợpđồng kinh tế và có tác dụng thúc đẩy các hoạt động kinh tế phát triển

Khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt

là sau khi gia nhập WTO, các quan hệ kinh tế ngày càng pháttriển mạnh mẽ Cùng với tiến trình phát triển đó, một nền kinh

tế thị trường mới đã được mở ra dựa trên sự thiết lập nền tảngpháp lý là quyền tự do kinh doanh trong quan hệ thương mại vớiphương thức hình thành chủ yếu là thông qua các quan hệ hợpđồng Các quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực thương mại cũng vì

lẽ đó mà trở nên đa dạng và phức tạp hơn Pháp luật hợp đồngvới sứ mệnh là nền tảng pháp lý của mọi sự thỏa thuận tựnguyện luôn đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập cácquan hệ hợp đồng bình đẳng, an toàn, cùng có lợi cho các tổ

Trang 2

chức, cá nhân với mục đích đạt được lợi nhuận tối đa đã trởthành động lực trực tiếp của các bên tham gia quan hệ hợpđồng thương mại Trong điều kiện như vậy, pháp luật về hợpđồng lĩnh vực thương mại có vai trò và tầm quan trọng lớn lao

về nhiều mặt và khía cạnh khác nhau

Hiện nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu được thựchiện, những tài liệu về hợp đồng được xuất bản ở nhiều hìnhthức khác nhau Tuy nhiên, vấn đề pháp lý về hợp đồng tronglĩnh vực thương mại tại Việt Nam vẫn là một đề tài lớn còn gâynhiều ý kiến tranh luận khác nhau Vì lẽ đó, em đã chọn đề tài

Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại tại Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp với

mong muốn được đóng góp những tìm tòi và nghiên cứu củamình trong lĩnh vực pháp luật về hợp đồng, đặc biệt là về hợpđồng trong lĩnh vực thương mại

Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệutham khảo, khóa luận có kết cấu gồm hai chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về hợp đồng trong lĩnh vực

thương mại và pháp luật về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại

Chương 2: Các quy định của pháp luật hiện hành về hợp

đồng trong lĩnh vực thương mại tại Việt Nam và một số kiếnnghị

Khóa luận tốt nghiệp của em chắc chắn vẫn không thểtránh khỏi những sơ xuất và thiếu sót trong quá trình thực hiện.Kính mong nhận được những đánh giá và nhận xét của các thày

cô để em tiếp tục hoàn thiện đề tài cũng như vốn hiểu biết vàkiến thức của mình

Em xin chân thành cám ơn!

Trang 3

CHƯƠNG 1:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI 1.1 Bản chất pháp lý của hợp đồng và hợp đồng trong lĩnh vực thương mại

Hiểu một cách khái quát và chung nhất theo nghĩa rộng,hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên về một vấn đềnhất định trong xã hội nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấmdứt các quyền và nghĩa vụ của các bên đó Bản chất thực sự củahợp đồng là sự tự nguyện và thống nhất ý chí thông qua thỏathuận nhằm đạt được một hay nhiều lợi ích chung nào đó Ởtrong nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế xã hội hầu hếtđều được xác lập và thực hiện thông qua các hình thức pháp lý làhợp đồng Giao kết và thực hiện hợp đồng chính là cách thức cơbản nhằm thực hiện hiệu quả các hoạt động kinh tế trong nềnkinh tế thị trường

Bộ Luật Dân Sự 2005 (BLDS 2005) đã đưa ra khái niệm về

hợp đồng dân sự như sau: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” (Điều 388 BLDS 2005) Theo đó, phạm vi áp

dụng của BLDS 2005, các quy định về hợp đồng dân sự được áp

Trang 4

dụng cho các hợp đồng nói chung bao gồm cả các hợp đồngphát sinh từ quan hệ kinh doanh, thương mại Do đó, khái niệmhợp đồng dân sự cũng là khái niện chung về hợp đồng, bao gồm

cả hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, đầu tư và kinh doanh

Vì vậy, hợp đồng trong thương mại là một dạng cụ thể củahợp đồng dân sự Tuy nhiên, bản thân nó cũng có những điểmriêng nhất định, khác biệt với những loại hợp đồng dân sự thôngthường theo cách hiểu truyền thống Khi nghiên cứu về hợpđồng trong lĩnh vực thương mại, chúng ta có thể đặt hợp đồngtrong lĩnh vực thương mại trong mối liên hệ với hợp đồng dân sựtheo nguyên lý “cái chung” và “cái riêng” Theo cách tiếp cậnnày, những vấn đề cơ bản của hợp đồng trong lĩnh vực thươngmại như giao kết hợp đồng, nguyên tắc và các biện pháp bảođảm thực hiện hợp đồng, hợp đồng vô hiệu và cách xử lý hợpđồng vô hiệu sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật và không có sựkhác biệt nào với những hợp đồng dân sự thông thường Tuynhiên, trong thực tế vẫn sẽ vẫn gặp một số những quy định cụthể dành riêng cho hợp đồng trong lĩnh vực thương mại do xuấtphát từ đặc điểm và yêu cầu của hoạt động kinh doanh

Theo quy định của pháp luật hiện hành, để nhận diện hợpđồng trong thương mại, có thể căn cứ vào các tiêu chí pháp lýchủ yếu sau:

Trong một số trường hợp, pháp luật quy định chủ thể hợpđồng đều phải là thương nhân (như hợp đồng đại diện chothương nhân, hợp đồng đại lý thương mại, hợp đồng dịch vụquảng cáo thương mại…) Tuy nhiên, cũng có những trường hợp

Trang 5

khác hợp đồng trong thương mại chỉ đòi hỏi ít nhất một bên làthương nhân (như hợp đồng dịch vụ bán đấu giá hàng hóa, hợpđồng môi giới thương mại, hợp đồng dịch vụ xây dựng )

Thứ hai, về hình thức của hợp đồng:

Hợp đồng trong lĩnh vực thương mại được thiết lập dựa trên

cơ sở cách thức hai bên thỏa thuận theo ý chí tự nguyện, nó cóthể được thể hiện dựa trên hình thức lời nói, văn bản hoặc cũng

có thể là hành vi cụ thể của các bên giao kết Trong thực tiễn,

có một số trường hợp pháp luật bắt buộc các bên phải lập hợpđồng thành văn bản, ví dụ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế,hợp đồng dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hội chợ LTM 2005đồng thời cho phép các bên hợp đồng có thể thay thế hìnhthức văn bản bằng hình thúc khác có giá trị pháp lí tươngđương bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu (Khoản

15, Điều 3, LTM 2005)

Thủ tục và hình thức của hợp đồng phải tuân theo nhữngthể thức nhất định phù hợp với những quy định của pháp luậtđối với từng loại hợp đồng

Thứ ba, về mục đích của các bên trong hợp đồng:

Mục đích phổ biến của các bên trong hợp đồng lĩnh vựcthương mại là lợi nhuận Mục đích lợi nhuận luôn là đặc trưngtrong các giao dịch kinh doanh thương mại do các bên hợp đồngđều nhằm thu được lợi nhuận từ việc thực hiện hợp đồng Tuyvậy trong thực tế có một số trường hợp một bên chủ thể củahợp đồng không phải là thương nhân và họ giao kết hợp đồngkhông nhằm mục đích lợi nhuận Theo quy định của LTM 2005,việc có áp dụng luật thương mại để điều chỉnh quan hệ hợpđồng này hay không sẽ do bên không có mục đích lợi nhuậnquyết định (Khoản 3, Điều 1, LTM 2005)

1.2 Phân loại hợp đồng trong lĩnh vực thương mại

Việc phân loại hợp đồng nhằm mục đích xác định cơ chếđiều chỉnh phù hợp với tính chất của từng loại hợp đồng, nâng

Trang 6

cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật đối với hợp đồng Theo Điều

406 BLDS 2005, hợp đồng được phân loại theo những tiêu chísau đây:

Thứ nhất, căn cứ vào mức độ tương xứng về quyền và nghĩa

vụ giữa hai bên, hợp đồng nói chung được phân chia thành hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ

Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụđối với nhau, nghĩa là mỗi bên chủ thể tham gia hợp đồng vừa làngười có quyền lại vừa có nghĩa vụ Do đó trong nội dung củahợp đồng này, quyền dân sự của chủ thể tham gia này đối lậptương ứng với nghĩa vụ của chủ thể tham gia hợp đồng kia vàngược lại Ví dụ: trong hợp đồng mua bán hàng hóa, thì bên bán

có nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua và nhận tiền, còn bênmua có nghĩa vụ nhận hàng hóa và trả tiền cho bên bán Mặc dùtrong Bộ luật dân sự không quy định việc bắt buộc hợp đồngmua bán phải được thể hiện dưới hình thức cụ thể nào songtrong trường hợp hợp đồng được giao kết theo hình thức vănbản thì phải lập thành nhiều văn bản để mỗi bên giữ một bảnkhi thực hiện Khi các bên đã thoả thuận thời hạn thực hiệnnghĩa vụ thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đếnhạn, không được hoãn thực hiện với lý do bên kia chưa thực hiệnnghĩa vụ đối với mình, trừ trường hợp tài sản của bên kia đã bịgiảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa

vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiệnđược nghĩa vụ hoặc có người bảo lãnh, hoặc nếu bên thực hiệnnghĩa vụ trước chưa thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn.Trong trường hợp các bên không thoả thuận bên nào thực hiệnnghĩa vụ trước thì các bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đốivới nhau Nếu nghĩa vụ không thể thực hiện đồng thời thì nghĩa

vụ nào khi thực hiện mất nhiều thời gian hơn thì nghĩa vụ đóphải được thực hiện trước

Trang 7

Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.Điều này có nghĩa là trong hợp đồng đơn vụ, chỉ có một hay nhiềuchủ thể có nghĩa vụ mà không có quyền gì đối với chủ thể kia, cònmột hay nhiều chủ thể kia là người có quyền nhưng không phảithực hiện nghĩa vụ nào (ví dụ hợp đồng tặng cho một tài sản vậtchất có giá trị) Do đó, nếu hợp đồng được giao kết dưới hìnhthức viết thì chỉ cần lập thành văn bản và giao cho bên có quyềngiữ hợp đồng Trong quá trình thực hiện hợp đồng, bên có nghĩa

vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng như đã thoả thuận

Trong cách phân loại hợp đồng này, cơ sở để xác định mộthợp đồng là song vụ hay hợp đồng đơn vụ chính là mối liên hệgiữa quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết tại thời điểm hợpđồng có hiệu lực

Thứ hai, căn cứ vào sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực giữa các quan hệ hợp đồng, hợp đồng được phân chia thành hợp đồng chính và hợp đồng phụ

Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộcvào hợp đồng phụ Theo đó, khi hợp đồng chính đã tuân thủ đầy

đủ các điều kiện mà pháp luật quy định, thì đương nhiên phátsinh hiệu lực, nghĩa là phát sinh hiệu lực bắt buộc đối với cácbên kể từ thời điểm giao kết

Hợp đồng phụ là hợp đồng có hiệu lực khi có hai điều kiệnsau: thứ nhất phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện luật định vềchủ thể, nội dung, đối tượng cũng như hình thức của hợp đồng

và thứ hai là hợp đồng chính có hiệu lực

Thứ ba, căn cứ vào chủ thể được hưởng lợi từ hợp đồng, hợp đồng được phân chia thành: hợp đồng vì lợi ích của các bên trong hợp đồng và hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba

Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà cácbên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ

ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó Khi thựchiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba thì người thứ ba có

Trang 8

quyền trực tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụđối với mình Nếu các bên có tranh chấp về việc thực hiện hợpđồng thì người thứ ba không có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa

vụ cho đến khi tranh chấp được giải quyết Bên có quyền cũng

có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng vì lợi ích củangười thứ ba Trong trường hợp người thứ ba từ chối lợi ích củamình trước khi bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ thì bên cónghĩa vụ không phải thực hiện nghĩa vụ nhưng phải báo cho bên

có quyền và hợp đồng được coi là bị huỷ bỏ, các bên phải hoàntrả cho nhau những gì đã nhận Nếu người thứ ba từ chối lợi íchcủa mình sau khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện nghĩa vụ thìnghĩa vụ được xem là đã hoàn thành và bên có quyền vẫn phảithực hiện cam kết đối với bên có nghĩa vụ Khi người thứ ba đãđồng ý hưởng lợi ích thì dù hợp đồng chưa được thực hiện, cácbên giao kết hợp đồng cũng không được sửa đổi hoặc huỷ bỏhợp đồng, trừ trường hợp được người thứ ba đồng ý

Còn ở hợp đồng vì lợi ích của các bên trong hợp đồng, việcthực hiện nghĩa vụ của một bên nhằm mang lại lợi ích (đảm bảoquyền) của bên kia trong quan hệ hợp đồng

Thứ tư, căn cứ vào nội dung của mối quan hệ kinh tế, hợp đồng được chia thành nhiều loại cụ thể như:

Hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng vận chuyển hànghóa, hợp đồng trong xây dựng cơ bản, hợp đồng trong trung gianthương mại (đại diện cho thương nhân, môi giới kinh doanh, đại

lý, ủy thác mua bán hàng hóa), hợp đồng dịch vụ trong xúc tiếnthương mại (hợp đồng dịch vụ quảng cáo, hợp đồng dịch vụ trưngbày giới thiệu sản phẩm hàng hóa), hợp đồng tín dụng, hợp đồngbảo hiểm, hợp đồng trong lĩnh vực đầu tư (hợp đồng hợp tác kinhdoanh, hợp đồng liên doanh…)

1.3 Lược sử hình thành và phát triển của chế định pháp

lý về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại tại Việt Nam

Trang 9

Bất cứ một quốc gia nào trên thế giới cũng luôn dành nhiềuquan tâm đặc biệt cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật vềhợp đồng Bởi lẽ, trong mọi thể chế kinh tế, hợp đồng luôn đượccoi là công cụ pháp lí quan trọng để các thương nhân tiến hànhhoạt động kinh doanh thương mại tìm kiếm lợi nhuận Việt Namcũng không nằm ngoài quy luật chung tất yếu này

Ở nước ta, ngay sau khi hai miền Nam - Bắc thống nhất,hòa bình lập lại sau 30 năm bền bỉ cả dân tộc đấu tranh chốngngoại xâm, ngay ngày 10/3/1975 Nhà nước đã ra Nghị định số54/CP ban hành Điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế Và sau đókhông lâu, ngay từ những năm đầu của công cuộc “đổi mới” nềnkinh tế, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (được Hội đồng nhà nướcban hành ngày 25/9/1989 và đã hết hiệu lực từ ngày01/01/2006) tiếp tục ra đời thay thế cho Nghị định 54/CP, đánhdấu mốc quan trọng cho quá trình chuyển đổi cơ chế quản lýkinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường Vàcho tới ngày hôm nay, pháp luật về hợp đồng trong hoạt độngthương mại đã có nhiều thay đổi căn bản, từ tư tưởng đến nộidung và hình thức

1.3.1 Giai đoạn từ 1945 đến năm 1989

Đây là giai đoạn trước đổi mới nền kinh tế, là những cơ sở đầu tiên làmnền cho việc ra đời một chế định pháp lý về hợp đồng trong lĩnh vực thương mạihoàn chỉnh về sau

Bắt đầu từ cách mạng tháng tám thành công năm 1945, đất nước ta giànhlại được độc lập từ tay người Pháp, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

đã ưu tiên dành nhiều chính sách, pháp luật để khuyến khích phát triển, khôiphục kinh tế đang kiệt quệ của đất nước sau 9 năm kháng chiến chống Pháptrường kì và gian khổ Các quy định đầu tiên về hợp đồng đã ra đời Do yếu tốhoàn cảnh lịch sử, các quy định pháp luật về hợp đồng kinh tế (hợp đồng trongthương mại) ra đời sớm hơn so với các quy định về hợp đồng dân sự Ngay từnhững năm 1956, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Điều lệ tạm thời về hợpđồng kinh doanh kèm theo Nghị định số 735/TTG ngày 10/4/1956 Theo bản

Trang 10

Điều lệ đó, hợp đồng giữa các đơn vị kinh tế với nhau đã được gọi chung là hợpđồng kinh doanh, được kí kết trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng về quyền vànghĩa vụ Tuy vậy, trong lĩnh vực dân sự, chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh số77/SL ngày 22/5/1950 cho phép áp dụng các quy định của pháp luật dân sự thuộcchế độ cũ trong các quan hệ dân sự Điều này đồng nghĩa với việc các bộ luậtdân sự riêng biệt của ba miền là “Bộ luật Bắc Kì” ở miền Bắc, “Hoàng Việt Hộluật” ở miền Trung và “Bộ dân luật giản yếu Nam Kì” của người An Nam ởmiền Nam vẫn tiếp tục được duy trì áp dụng cho tới năm 1959, khi Chỉ thị số772/CT-TANDTC của Tòa án nhân dân tối cao được ban hành, chính thức chấmdứt việc áp dụng các văn bản của chế độ phong kiến, thực dân cũ Nhìn vào đó,

có thể thấy suốt từ năm 1959 cho tới khi Pháp lệnh hợp đồng dân sự năm 1991, ởmiền Bắc Việt Nam không hề có văn bản pháp luật riêng nào điều chỉnh quan hệhợp đồng trong lĩnh vực dân sự

Vậy là, do yếu tố thời đại và yếu tố lịch sử dân tộc đòi hỏi mà những chếđịnh pháp lí về hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh đã nảy mầm từ rất sớm Đó

là kết quả tất yếu của một đất nước vốn bị ách đô hộ phong kiến tồn tại hàngtrăm năm và chế độ thực dân, tay sai tồn tại hàng chục năm ròng

Kể từ năm 1960, khi miền Bắc nước ta bước vào giai đoạn tiến lên xâydựng Chủ nghĩa xã hội trên cơ sở nền kinh tế kế hoạch tập trung, cả miền Bắc đãchuyển mình qua một bước ngoặt mới như một dấu mốc quan trọng Nhà nước ta

đã thực hiện cơ chế kế hoạch tập trung, tức là Nhà nước vừa là trung tâm quyềnlực chính trị, vừa là trung tâm quyền lực kinh tế - chủ sở hữu duy nhất của đa sốcác tư liệu sản xuất chủ yếu lúc bấy giờ Nền kinh tế đất nước được tập trung hóacao độ bằng cả quản lí vĩ mô và quản lí vi mô, tức là Nhà nước xuất hiện với vaitrò duy nhất, vừa thành lập các tổ chức kinh tế để tiến hành hoạt động sản xuấtkinh doanh, vừa đồng thời lãnh đạo, tổ chức quản lí các tổ chức sản xuất kinhdoanh Việc sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai đều do Nhànước quyết định Các tổ chức, đơn vị kinh tế Xã hội chủ nghĩa thực hiện cácquan hệ hợp đồng với nhau và với các bên có liên quan cũng đều chỉ nhằm thựchiện các kế hoạch và nhiệm vụ được Nhà nước giao Vì vậy, ở giai đoạn này,hợp đồng không được hiểu theo nghĩa đích thực của nó là tự do thỏa thuận mà nóthực chất được hiểu là một dạng “hợp đồng kế hoạch” Kí kết và thực hiện hợp

Trang 11

đồng luôn song hành và gắn liền với kế hoạch nhà nước bởi đây là một kỉ luậtbắt buộc mà Nhà nước đề ra.

Thực hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội với các “kế hoạch” theongười anh cả Liên Xô, phải thừa nhận rằng pháp luật kinh tế Việt Nam giai đoạnnày chịu ảnh hưởng sâu sắc của pháp luật kinh tế Liên Xô, bao gồm cả việc sửdụng thuật ngữ “hợp đồng kinh tế” Thời kì này, kế hoạch hóa nền kinh tế quốcdân chính là hình thức quản lí kinh tế của Liên Xô, những kế hoạch Nhà nướckhông những mang tính định hướng, dự báo, kiểm tra mà nó còn là kỉ luật bắt

buộc Nói như tinh thần mà V.I Lê nin đã chỉ ra thì: “Chủ nghĩa xã hội không

có ý nghĩa nếu không có tập trung hóa kế hoạch nhà nước” [7] Mô hình kế

hoạch tập trung được áp dụng triệt để ở Liên Xô theo một thể thống nhất từ trungương tới địa phương Để thực hiện điều này, Liên Xô áp dụng theo mô hình vòngtròn, nghĩa là nhà nước xây dựng các chỉ tiêu, kế hoạch và giao cho các xínghiệp quốc doanh của mình thực hiện Sau đó, các xí nghiệp quốc doanh lại kíhợp đồng với nhau để thực hiện kế hoạch hoặc nhiệm vụ do chính nhà nước đãgiao cho Hợp đồng kinh tế ở Liên Xô thực chất là dạng hợp đồng được kí kếtgiữa các tổ chức xã hội chủ nghĩa nhằm đem lại những mục đích kinh tế nhấtđịnh gắn với kế hoạch chung của Nhà nước, là trách nhiệm mà Nhà nước giaophó Trong thời kì kế hoạch hóa tập trung đó, ở Liên Xô, Luật kinh tế được coi làlĩnh vực pháp luật độc lập với pháp luật dân sự Chịu ảnh hưởng sâu sắc của tưduy nước Nga Xô Viết, các nhà làm luật của Việt nam khi đó cũng đi theo hướngxây dựng pháp luật về hợp đồng kinh tế (hợp đồng trong lĩnh vực thương mại)cũng đi theo hướng độc lập với pháp luật về hợp đồng dân sự

Ngày 04/01/1960, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 04/TTgban hành Điều lệ tạm thời về hợp đồng kinh tế để thay thế cho Điều lệ tạm thời

về hợp đồng kinh doanh (năm 1956) Điều lệ này được áp dụng trong một thờigian khá dài ở miền Bắc Việt Nam và chỉ chấm dứt sứ mệnh lịch sử của nó vàonăm 1975, khi Nghị định số 54/CP ngày 10/3/1975 quy định Điều lệ về chế độhợp đồng kinh tế được ban hành

Bản Điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế được xem là bản Điều lệ chínhthức đầu tiên về hợp đồng kinh tế, hợp đồng kinh tế là công cụ pháp lí của Nhànước trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Điều lệ chỉ

Trang 12

rõ: “phải khớp với lợi ích chung của nền kinh tế quốc dân, gắn liền công tác quản lí của Nhà nước với sự tự chịu trách nhiệm của các tổ chức kinh tế cơ sở” (Điều 1) Bởi điều lệ ra đời với mục đích giúp nhà nước thực hiện việc kế hoạch

hóa nền kinh tế quốc dân, củng cố chế độ hoạch toán kinh tế, tăng cường quản líkinh tế nên thực chất bản chất của việc thực hiện hợp đồng không phải là sự tựnguyện của các bên mà do kỉ luật của Nhà nước

Lúc này, chủ thể tham gia kí kết hợp đồng kinh tế có phạm vi rất hẹp, chỉbao gồm các tổ chức quốc doanh, các tổ chức công tư hợp doanh, các cơ quanquản lí nhà nước, các đơn vị bộ đội, các tổ chức xã hội, hợp tác xã, các tổ chứcsản xuất tiểu thủ công nghiệp và thủ công nghiệp được phép kinh doanh và có tàikhoản tại ngân hàng Nhà nước thể hiện rõ sụ can thiệp của mình vào quan hệhợp đồng giữa các bên tham gia kí kết Ví dụ như: Hợp đồng kinh tế được điềuchỉnh hoặc hủy bỏ khi chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước do cấp có thẩm quyền giaođược điều chỉnh hoặc hủy bỏ (Điều 15) Các bên phải chấp hành chế độ giá cảcủa Nhà nước, nếu chưa có giá quy định thì các bên kí kết được phép tính giáthỏa thuận đồng thời báo cáo cơ quan có thẩm quyền xin duyệt giá (Điều 13)

Như vậy trước thời kì đổi mới đất nước, vấn đề hợp đồng trong lĩnh vựckinh tế, thương mại ở Việt Nam không thể hiện đúng được bản chất của hợp đồng

là dựa trên cơ sở sự thỏa thuận tự nguyện, phản ảnh mối quan hệ hàng hóa - tiền tệ

mà thực chất nó chỉ là một dạng công cụ để các tổ chức kinh tế xã hội chủ nghĩathực hiện các kế hoạch Nhà nước giao Mặc dù được hình thành từ khá sớm, ngay

từ khi pháp luật còn chưa có quy định chung dành cho pháp luật hợp đồng dân sự,thế nhưng nó lại chỉ mang tính mệnh lệnh hành chính cứng nhắc, theo ý chí củanhà nước Nội dung quy định cũng vẫn còn sơ sài, hình thức văn bản có giá trịpháp lí thấp Văn bản pháp lí có giá trị cao nhất cũng chỉ là Nghị định

1.3.2 Giai đoạn từ năm 1989 đến hết năm 2005.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986 thành công rực

rỡ như thổi một làn gió mới vào tư duy kinh tế của chúng ta bằng việc đề ra côngcuộc đổi mới nền kinh tế Đảng chủ trương xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế quanliêu bao cấp cũ, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo

cơ chế thị trường với sự quản lí của Nhà nước, định hướng Xã hội chủ nghĩa.Đây thực sự được coi là một cuộc cách mạng tư tưởng đúng đắn của Đảng và

Trang 13

Nhà nước, nhằm xóa bỏ sự kìm hãm phát triển kinh tế của cơ chế cũ, thúc đẩyquan hệ thương mại phát triển

Về bản chất, một nền kinh tế thị trường sẽ luôn đòi hỏi phải đa dạng hóacác hình thức sở hữu, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế ra đời và pháttriển Nhà nước phải hạn chế tối đa sự can thiệp trực tiếp vào các hoạt động kinhdoanh hợp pháp của các tổ chức, cá nhân Thông qua những chính sách, phápluật, Nhà nước tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, thuận lợi, đảm bảocho mọi thành phần kinh tế đều được bình đẳng với nhau trước pháp luật Vìvậy, tư duy về hợp đồng kinh tế và quan hệ pháp luật về hợp đồng kinh tế trướcđây không còn phù hợp với hoàn cảnh Nó cần một sự đổi mới phù hợp

Ngày 25/9/1989, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (PLHĐKT) đã được banhành với những thay đổi cơ bản về tư tưởng và nội dung so với các điều lệ vềhợp đồng kinh tế trước đây Tuy nhiên thực tế, trong những năm đầu của côngcuộc đổi mới vẫn còn nhiều hợp đồng kinh tế được kí kết theo chỉ tiêu, pháplệnh Về nguyên tắc chung, các hợp đồng này không thể áp dụng PLHĐKT tế, vìthế ngày 16/01/1990 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết định số 18/HĐBT

về việc kí kết và thực hiện hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh Và ngày29/4/1991, Hội đồng Nhà nước còn ban hành Pháp lệnh hợp đồng dân sự để điềuchỉnh các quan hệ mang yếu tố tài sản được thiết lập giữa các tổ chức, cá nhânnhằm mục đích sinh hoạt, tiêu dùng Để hoàn thiện việc xây dựng thể chế kinh tếthị trường, hàng loạt những văn bản pháp luật kinh tế chứa đựng các quy định vềhợp đồng kinh tế đã lần lượt được ra đời Phải kể đến là: BLDS năm 1995 (Đãđược thay thế bằng Bộ luật dân sự 2005), Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 1990(Bộ luật này đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2005), Luật hàng không dândụng Việt Nam năm 1991 (Luật này đã được thay thế bằng Luật hàng không dândụng việt Nam năm 2006), Luật thương mại năm 1997 (Luật này đã được thaythế bằng Luật thương mại 2005), Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, Luật giaothông đường thủy nội địa năm 2004, Luật xây dựng năm 2003, Luật đường sắtnăm 2005…

PLHĐKT đã tạo một bước tiến lớn nhất khi ấy, đó là làm thay đổi nhậnthức về bản chất của hợp đồng kinh tế Hợp đồng kinh tế lúc này không còn làcông cụ để thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch của Nhà nước như trước mà nó chính

Trang 14

là sự thỏa thuận của các bên kí kết trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện, vì lợi íchkinh tế của mình Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ghi nhận nguyên tắc tự nguyện,cùng có lợi, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong quan hệ hợp đồng (Điều 3); kíkết hợp đồng kinh tế là quyền của các đơn vị kinh tế (Điều 4) Như vậy nguyêntắc tự do hợp đồng chính là nguyên tắc xuyên suốt PLHĐKT, nó thể hiện sâuđậm và rõ nét bản chất đích thực của hợp đồng kinh tế, là cơ sở nền tảng chonhững quan hệ kinh tế phát triển trong giai đoạn đầu của nền kinh tế thị trườnghàng hóa nhiều thành phần

Về vấn đề chủ thể, bên cạnh những chủ thể “truyền thống” như xí nghiệpquốc doanh, hợp tác xã tồn tại từ trước, lúc này đối tượng chủ thể cũng được mởrộng thêm như cá nhân có đăng kí kinh doanh (Điều 2 PLHĐKT), những ngườilàm công tác khoa học, kĩ thuật, nghệ nhân, hộ kinh tế gia đình, hộ nông dân,ngư dân cá thể (Điều 42 PLHĐKT), các tổ chức và cá nhân người nước ngoài tạiViệt Nam (Điều 43 PLHĐKT) Chế độ trách nhiệm tài sản do vi phạm hợp đồngcũng được PLHĐKT chú trọng hơn với việc dành tới 10 điều (từ Điều 29 đến Điều38) trong tổng số 45 điều quy định trực tiếp, chi tiết về trách nhiệm do vi phạm hợpđồng, trong đó đề cao tính tự chịu trách nhiệm của các bên trong hợp đồng

Phải ghi nhận PLHĐKT đã có sự đáp ứng yêu cầu đặt ra là bảo đảm cácquan hệ kinh tế được thiết lập trên cơ sở tôn trọng quyền tự chủ trong hoạt độngsản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế nhằm đẩy mạnh sản xuất và lưu thônghàng hóa Điều này cũng là dấu mốc quan trọng trong sự thay đổi về bản chấtcủa hợp đồng kinh tế cũng như bước phát triển cơ bản của pháp luật về hợp đồngkinh tế trong thời kì đổi mới

Tuy vậy, PLHĐKT vẫn tồn tại một số bất cập, hạn chế và chưa thực sựđáp ứng nhu cầu của thực tiễn kinh doanh ở một số điểm như sau:

Một là, việc nhận diện hợp đồng kinh tế và phân biệt tách rời chúng vớihợp đồng dân sự gây nhiều khó khăn và hay nhầm lẫn và mâu thuẫn chồng chéolên nhau Theo Điều 2 PLHĐKT quy định, bắt buộc ít nhất một bên trong quan

hệ pháp luật hợp đồng kinh tế phải là pháp nhân dẫn đến tình trạng hợp đồngkinh tế giữa các chủ thể kinh doanh không có tư cách pháp nhân (ví dụ: hợpđồng kí giữa các doanh nghiệp tư nhân, cá nhân có đăng kí kinh doanh với nhau)phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của mình lại không được coi là hợp đồng

Trang 15

kinh tế Song, chiếu theo Pháp lệnh hợp đồng dân sự thì loại hợp đồng này cũngkhông được coi là hợp đồng dân sự do nó không có bên nào có mục đích sinhhoạt, tiêu dùng Điều này đặt ra câu hỏi lớn cho lỗ hổng của pháp luật, đó là nhưthế nào thì được định nghĩa là có mục đích kinh doanh và làm sao để phân biệtmục đích là kinh doanh hay tiêu dùng khi một thương nhân tham gia quan hệhợp đồng Quy định hợp đồng kinh tế được kí kết phải có mục đích kinh doanhđược hiểu là tất cả các bên chủ thể đều phải có mục đích kinh doanh hay chỉ cầnmột bên là đủ.

Hai là, PLHĐKT còn quy định sơ sài về thủ tục giao kết hợp đồng kinh tế,nhất là giao kết qua phương thức giao dịch gián tiếp (kí hợp đồng bằng công văn,tài liệu giao dịch) Pháp lệnh chỉ có duy nhất Điều 11 quy định về vấn đề này,nên nhiều nội dung liên quan đến thủ tục giao kết hợp đồng hoàn toàn không rõràng Pháp lệnh hợp đồng kinh tế chưa trả lời được vấn đề như khi nào hợp đồngkinh tế kí gián tiếp được coi là hình thành và có giá trị pháp lí, thời hạn có hiệulực của đề nghị giao kết hợp đồng, thế nào là đề nghị giao kết hợp đồng và chấpnhận đề nghị giao kết hợp đồng…

Ba là, quy định về xử lí hậu quả của hợp đồng kinh tế vô hiệu và các quyđịnh về hợp đồng kinh tế thể hiện sự cứng nhắc, chưa có được sự bao quát hếtcác trường hợp vô hiệu trong thực tiễn, quy định về xử lí hậu quả hợp đồng kinh

tế vô hiệu không có khả năng bảo vệ quyền lợi của người ngay tình Pháp lệnhcũng không cho phép người được ủy quyền kí hợp đồng kinh tế có thể ủy quyềnlại cho người khác kí hợp đồng, không quy định các điều kiện có hiệu lực củahợp đồng kinh tế trong khi lại chỉ liệt kê một số trường hợp hợp đồng kinh tế vôhiệu toàn bộ, do vậy bỏ sót nhiều căn cứ có thể dẫn đến hợp đồng kinh tế vô hiệunhư: hợp đồng kinh tế được kí kết có dấu hiệu giả tạo, đe dọa, nhầm lẫn, cưỡngbức… Thực tiễn áp dụng quy định về xử lí tài sản khi hợp đồng kinh tế vô hiệucũng còn nhiều vướng mắc Vấn đề khi các bên không hoàn trả được hiện vật màtrả bằng tiền thì phải tính theo giá ghi trong hợp đồng hay giá thị trường tại thời

điểm thanh toán bị bỏ lửng Ngay cả việc định nghĩa thế nào là “thu nhập bất hợp

pháp” cũng chưa được làm rõ Quy định thiệt hại phát sinh các bên phải chịuđồng nghĩa với việc thiệt hại xảy ra cho bên nào, bên đó tự gánh chịu mà khôngphụ thuộc vào lỗi là không phù hợp và không công bằng Thực tế, nhiều trường

Trang 16

hợp hợp đồng kinh tế bị vô hiệu chỉ do lỗi của một bên gây ra Phần trách nhiệmtài sản của người kí hợp đồng sai thẩm quyền đối với các bên trong các hợp đồngkinh tế bị vô hiệu toàn bộ Cơ chế bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tìnhkhi hợp đồng kinh tế bị vô hiệu chưa hề được đề cập tới trong PLHĐKT

Bốn là, các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng kinh tế chưa được quyđịnh đầy đủ PLHĐKT không có quy định cụ thể về chế tài hủy, đình chỉ hoặcbuộc thực hiện đúng hợp đồng Quan hệ giữa phạt hợp đồng và bồi thường thiệthại không rõ, mức phạt bị khống chế trong khung phạt từ 2-12% giá trị phần hợpđồng bị vi phạm là quá cứng nhắc, nhiều trường hợp khó áp dụng, ảnh hưởngđến quyền tự do thỏa thuận của các bên, không thể hiện tính răn đe của chế tàinày Căn cứ miễn, giảm trách nhiệm do bên thứ ba vi phạm hợp đồng kinh tế vớibên vi phạm nhưng bên thứ ba không phải chịu trách nhiệm tài sản là không hợp lí,không đúng với tính chất chịu trách nhiệm trực tiếp của các bên tham gia hợp đồng

Năm là, những nhà làm luật chưa làm rõ được mối quan hệ giữa hợp đồngkinh tế với hợp đồng dân sự Vấn đề có thể áp dụng pháp luật dân sự để giảiquyết những quan hệ hợp đồng kinh tế trong thương mại hay không chưa đượcgiải quyết đã dẫn đến sự tùy tiện trong áp dụng pháp luật khi giải quyết tranhchấp hợp đồng Việc ban hành Bộ Luật dân sự năm 1995 được ghi nhận là mốcquan trọng trong quá trình xây dựng xã hội dân sự Khi xây dựng dự thảo BLDSnăm 1995 đã có nhiều ý kiến đề xuất nên bỏ Pháp lệnh hợp đồng kinh tế nhưngkhi bộ luật này được thông qua thì vẫn không thay thế được cho PLHĐKT Rõràng, hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự giống nhau ở khá nhiều điểm Ví dụnhư chúng đều là sự thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện của các chủ thể, sự thỏathuận hướng tới việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ củachủ thể Việc tham gia quan hệ hợp đồng cũng chỉ để phục vụ cho mục đích nào

đó của các bên Bên cạnh nhũng điểm giống nhau đó, giữa hợp đồng dân sự vàhợp đồng kinh tế có một số điểm khác biệt nhưng không phải là những khác biệt

về bản chất, cụ thể là: Chủ thể của hợp đồng dân sự có thể là cá nhân, pháp nhân,

tổ hợp tác, hộ gia đình đáp ứng các quy định của pháp luật trong khi chủ thể củahợp đồng kinh tế là các pháp nhân, cá nhân có đăng kí kinh doanh và một số chủthể đặc biệt khác và bắt buộc trong một quan hệ hợp đồng ít nhất một bên phải làpháp nhân Hình thức của hợp đồng dân sự có thể bằng văn bản, lời nói, cử chỉ

Trang 17

trong khi hình thức của hợp đồng kinh tế chỉ có thể bằng văn bản Nếu xét vềmặt lí luận thì hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự có cùng bản chất, bởi chúngđều là các giao dịch song phương, đều là hợp đồng, đều hình thành từ sự thỏathuận của các chủ thể ở vị trí hoàn toàn bình đẳng với nhau Tuy vậy, phạm vihợp đồng dân sự rộng rãi hơn, bao trùm lên phạm vi hợp đồng kinh tế Hay nóimột cách cụ thể, hợp đồng kinh tế thực chất là để phục vụ cho các hoạt độngthương mại kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận Vì vậy, đối với quan hệ hợp đồngkinh tế thì các quy định của PLHĐKT được ưu tiên áp dụng trước, những vấn đềnào chưa được quy định trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế thì áp dụng các quy địnhcủa Bộ luật dân sự theo đúng nguyên tắc “Lex specialis derogate lex generali” (luậtchuyên ngành thay thế cho luật chung) trong luật La Mã

Bởi trong hệ thống pháp luật có sự phân biệt giữa hợp đồng dân sự và hợpđồng kinh tế nên cũng hình thành hai hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấpphát sinh từ hợp đồng Các tranh chấp hợp đồng kinh tế có thể được giải quyếtbằng trọng tài (phi chính phủ) hoặc tòa án bằng một thủ tục riêng theo quy địnhcủa Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế còn các tranh chấp hợp đồngdân sự thì được giải quyết bằng tòa án theo quy định của Pháp lệnh thủ tục giảiquyết các vụ án dân sự (Từ ngày 1/1/2005 các tranh chấp kinh doanh, thươngmại và tranh chấp dân sự đều được giải quyết tại tòa án theo quy định của Bộluật tố tụng dân sự 2004) Việc phân biệt tranh chấp kinh tế với các tranh chấpdân sự tuy ít nhiều tạo ra tính chuyên nghiệp hơn cho các hoạt động xét xử củatòa án nhưng lại làm phát sinh hàng loạt các khó khăn, vướng mắc do khó phânđịnh thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh tế với tranh chấp dân sự Thời hiệukhởi kiện các tranh chấp kinh tế với tranh chấp dân sự; thời hiệu khởi kiện các tranhchấp kinh tế quá ngắn (6 tháng kể từ ngày phát sinh tranh chấp) dẫn đến nhiều vụviệc phải xét xử nhiều lần hoặc đình chỉ do hết thời hiệu khởi kiện… [4]

1.3.3 Giai đoạn từ năm 2006 đến nay.

Giai đoạn ba là giai đoạn hiện tại, bắt đầu từ dấu mốc Quốc hội nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Bộ luật dân sự sửa đổi - Luậtdân sự năm 2005 và luật này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 thay thế choLuật dân sự năm 1995 và PLHĐKT năm 1989 Bên cạnh đó, Quốc hội còn thôngqua Luật thương mại năm 2005, trong đó chứa đựng rất nhiều quy định về hợp

Trang 18

đồng trong hoạt động kinh doanh của các thương nhân Luật thương mại năm

2005 cũng có hiệu lực từ ngày 01/01/2006, thay thế cho Luật thương mại năm

1997 So với Bộ luật dân sự năm 1995, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1998 vàLuật thương mại năm 1997, Bộ luật dân sự năm 2005 và Luật thương mại năm

2005 có nhiều quy định mới, tiến bộ về điều chỉnh pháp luật đối với hợp đồngnói chung và hợp đồng trong hoạt động kinh doanh nói riêng Có thể kể đến một

số điểm nổi bật về Pháp luật Việt Nam trong tiến trình hội nhập thông qua cácđiểm nổi bật: [4, tr.520 – tr.528]

Bộ luật dân sự năm 2005 đã thay đổi quan niệm về hợp đồng trong lĩnhvực thương mại Kể từ ngày 01/01/2006 khái niệm hợp đồng kinh tế không tồntại, mọi loại hợp đồng dù được kí kết giữa các thương nhân với nhau để phục vụmục đích kinh doanh thu lợi nhuận hay được kí giữa các cá nhân với nhau đểphục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng đều gọi chung là hợp đồng dân sự Trongtừng lĩnh vực cụ thể, các hợp đồng dân sự được kí kết để phục vụ cho hoạt độngkinh doanh tìm kiếm lợi nhuận có thể được phân biệt thành các loại hợp đồngriêng như hợp đồng mua bán, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng xây dựng, hợpđồng bảo hiểm, hợp đồng tín dụng…

Bộ luật dân sự năm 2005 đã thống nhất điều chỉnh pháp luật đối với hợpđồng trong lĩnh vực thương mại Pháp luật về hợp đồng trong lĩnh vực thươngmại là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc được Nhànước thừa nhận điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh từ việc kí kết và thựchiện hợp đồng phục vụ hoạt động thương mại, tìm kiếm lợi nhuận Trước ngày01/01/2006, Pháp luật về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại được phân chiathành hai lĩnh vực riêng biệt: PLHĐKT điều chỉnh các quan hệ hợp đồng đượccoi là hợp đồng kinh tế Bộ luật dân sự năm 1995 điều chỉnh các quan hệ hợpđồng được coi là hợp đồng dân sự Từ ngày 01/01/2006, Bộ luật dân sự năm

2005 đã thống nhất điều chỉnh pháp luật đối với mọi quan hệ hợp đồng, trong đó

có hợp đồng trong lĩnh vực thương mại

1.4 Nguồn luật điều chỉnh đối với hợp đồng trong lĩnh vực thương mại.

Nguồn luật điều chỉnh đối với hợp đồng trong lĩnh vực thương mại chính

là khung pháp lý điều chỉnh các quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực thương mại.Theo đó bao gồm:

Trang 19

1.4.1 Văn bản pháp luật

Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ hợp đồng trong lĩnhvực thương mại bao gồm “luật chung” và “luật riêng” (hay còn gọi là luậtchuyên ngành)

 Luật chung:

Luật chung bao gồm các quy định mang tính nguyên tắc chung về mọi loạihợp đồng, không phụ thuộc vào đó là hợp đồng gì Giai đoạn trước ngày01/01/2006, Luật chung bao gồm có Bộ luật dân sự năm 1995 và PLHĐKT

1989 Giai đoạn kể từ ngày 01/01/2006 tới nay, luật chung là Bộ luật dân sựnăm 2005 Luật chung thường quy định những vấn đề như bản chất của hợpđồng và các nguyên tắc giao kết hợp đồng; điều kiện, thủ tục giao kết hợp đồng

và các trường hợp hợp đồng vô hiệu; đại diện và ủy quyền kí kết hợp đồng; sửađổi, bổ sung, chuyển giao quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng, chấm dứt thanh lýhợp đồng; các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; thực hiện hợpđồng; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

 Luật riêng (hay còn gọi là luật chuyên ngành)

Luật chuyên ngành chứa đựng những quy định riêng về từng loại hợpđồng trong từng lĩnh vực cụ thể, đặc thù Các văn bản pháp luật chuyên ngànhnhư: Luật thương mại, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật các tổ chức tín dụng,Luật xây dựng, Luật hàng không dân dụng Việt Nam, Luật giao thông đườngthủy nội địa, Luật đường sắt Việt Nam….Trong đó, Luật thương mại năm 2005

là nguồn quan trọng điều chỉnh các giao dịch thương mại giữa các thương nhânvới nhau và với các bên có liên quan nhằm triển khai hoạt động kinh doanh

Luật chuyên ngành thường quy định những vấn đề như điều kiện về chủthể của hợp đồng; hình thức của hợp đồng; quyền và nghĩa vụ của các bên; chếtài hợp đồng…

Về nguyên tắc áp dụng pháp luật thì luật chuyên ngành luôn được ưu tiên

áp dụng trước luật chung Nếu các quy định trong luật chuyên ngành không đềcập hoặc có quy định nhưng không đầy đủ thì khi đó mới áp dụng các quy địnhcủa luật chung để giải quyết Trong trường hợp luật chung và luật chuyên ngànhcùng quy định về một vấn đề thì ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành

1.4.2 Điều ước quốc tế

Trang 20

Nguồn luật điều ước quốc tế bao gồm: Điều ước quốc tếsong phương, đa phương và khu vực

 Nguồn điều ước quốc tế song phương

Nguồn điều ước quốc tế song phương là các điều ước quốc tếtạo nền tảng pháp lý cho các quan hệ dân sự, kinh tế - thương mạigiữa nước ta với nước ngoài Hiện nay, Việt Nam đã ký trên 80hiệp định thương mại, gần 50 hiệp định khuyến khích và bảo hộđầu tư Các hiệp định này đều ghi nhận nguyên tắc tối huệ quốc

và nguyên tắc đối xử quốc gia để tạo điều kiện cho các bên, côngdân của các bên phát triển quan hệ kinh tế thương mại Việt Namhiện có quan hệ buôn bán với 170 nước và vùng lãnh thổ Năm

2000, Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký Hiệp định Thương mại (BTA) vớinội dung bao quát các lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mạidịch vụ, sở hữu trí tuệ và các vấn đề đầu tư liên quan đến thươngmại, là những lĩnh vực mà WTO điều chỉnh Năm 2004, Việt Nam

ký Hiệp định tự do hóa, khuyến khích và bảo hộ đầu tư với NhậtBản (BIT) BTA và BIT đã mở ra những cơ hội to lớn trong pháttriển xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài

Ngoài ra phải kể đến các hiệp định tương trợ tư pháp được

ký kết giữa Việt Nam và chính phủ các nước nhằm điều chỉnhthống nhất các xung đột pháp luật về pháp luật áp dụng và vềthẩm quyền giải quyết các quan hệ pháp luật về quyền sở hữu,

về hợp đồng dân sự, kinh tế - thương mại giữa công dân và phápnhân Việt Nam với công dân và pháp nhân các nước ký kết Bêncạnh đó phải kể đến các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần màViệt Nam đã ký kết với các nước (gần 50 hiệp định) Các hiệpđịnh này góp phần khuyến khích đầu tư nước ngoài vào ViệtNam thông qua việc loại bỏ việc đánh thuế trùng lặp giữa ViệtNam và các nước, tạo lập môi trường pháp lý ổn định cho cácnhà đầu tư của hai bên, góp phần bảo vệ quyền lợi của tổ chức

và cá nhân thương nhân

 Nguồn điều ước quốc tế đa phương

Trang 21

Nguồn điều ước quốc tế đa phương bao gồm các điều ướcquốc tế là nguồn của pháp luật thương mại nói chung và thươngmại quốc tế nói riêng Có hai loại điều ước quốc tế đa phương:

Một là, các điều ước quốc tế quy định những nguyên tắcpháp lý chung, mang tính chủ đạo đối với các hoạt động thươngmại diễn ra giữa các quốc gia Trước tiên phải kể đến các hiệpđịnh của WTO như: GATT, GATS, TRIMs (Hiệp định về các biệnpháp đầu tư liên quan đến thương mại), TRIPS (Hiệp định về cáckhía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tụê),Công ước New-York 1958 về Công nhận và cho thi hành quyếtđịnh của trọng tài nước ngoài, Công ước về thiết lập Tổ chức bảođảm đầu tư đa biên (MIGA năm 1985)

Hai là, các điều ước quốc tế quy định trực tiếp một hoạtđộng thương mại cụ thể trong đó quy định rõ quyền và nghĩa vụ

cụ thể của các chủ thể tham gia vào quan hệ thương mại quốc

tế Ví dụ điển hình công ước của Liên hợp quốc như: Công ướcViên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Công ướcWashington năm 1965 về giải quyết tranh chấp giữa các quốcgia và các kiều dân nước ngoài về đầu tư, Công ước Liên hợpQuốc về việc sử dụng chứng từ điện tử trong hợp đồng quốc tế

do Ủy ban Luật thương mại quốc tế của Liên Hợp quốc soạn thảo

và được Đại hội đồng LHQ thông qua ngày 9/11/2005, (ký kếtngày 6/7/2006 bởi 60 quốc gia thành viên của UNCITRAL và 10nước quan sát viên trong đó có VN) một khung quy định chung chonhững vấn đề cơ bản nhất của giao kết và thực hiện hợp đồng thông qua phươngtiện điện tử, Luật mẫu của UNCITRAL về thương mại điện tử…

 Các điều ước quốc tế khu vực

Bên cạnh đó còn có các điều ước quốc tế khu vực như: Hiệpđịnh về Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định mậudịch tư do ASEAN - Trung quốc, ASEAN - Ấn độ, ASEAN - HànQuốc, ASEAN - Úc và New Zealand…

Trang 22

Ngoài ra còn có các Luật mẫu được ban hành do các cơquan của Liên hợp quốc: UNCITRAL (Luật mẫu UNCITRAL vềTrọng tài thương mại quốc tế ngày 21/6/1985, Luật mẫuUNCITRAL về thương mại điện tử ngày 16/12/1996, Luật mẫuUNCITRAL về việc sử dụng giao dịch điện tử trong hợp đồngquốc tế), Các nguyên tắc cơ bản của hợp đồng do tổ chức phichính phủ như Viện tư pháp thống nhất Rome ban hànhUNIDROIT

Các điều ước quốc tế đã được các chính phủ tham gia kýkết hoặc dẫn chiếu tới, sẽ được áp dụng trong các hoạt độngthương mại của thương nhân các nước đó Các điều ước quốc tếchưa được quốc gia ký kết hoặc công nhận thì không có giá trịbắt buộc đối với các chủ thẻ hoạt động thương mại quốc tế của

họ trừ khi được các bên lựa chọn áp dụng trong các hợp đồng

thương mại quốc tế Theo quy định của pháp luật hiện hành Việt

Nam, có 2 phương thức áp dụng điều ước quốc tế về thươngmại :

Một là, đối với các điều ước quốc tế về thương mại mà Nhànước ta đã tham gia ký kết và phê chuẩn thì sẽ áp dụng cácđiều ước quốc tế

Hai là, đối với các điều ước quốc tế mà Nhà nước ta chưatham gia hoặc công nhận, thì chỉ áp dụng các điều, khoản,không trái với pháp luật Việt Nam và khi có sự thỏa thuận giữacác bên

1.4.3 Thói quen và tập quán thương mại

Khoản 3 Điều 3 Luật thương mại năm 2005 quy định: “Thói quen trong hoạt động thương mại là quy tắc xử sự có nội dung

rõ ràng được hình thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại” Theo Điều 12 Luật thương mại năm 2005, trừ trường hợp

có thỏa thuận khác, các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói

Trang 23

quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên

đó mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không được trái vớiquy định của pháp luật Với các trường hợp các bên kí kết hợpđồng mà không thỏa thuận cụ thể thì có thể áp dụng theo thóiquen trong hoạt động thương mại đã hình thành giữa các bên

Tập quán thương mại là nguồn luật có vai trò quan trọngtrong việc điều chỉnh các quan hệ hợp đồng, đặc biệt là đối vớihợp đồng có yếu tố nước ngoài Theo luật thương mại 2005, tậpquán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi tronghoạt động thương mại, có nội dung rõ ràng và được các bênthừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên tronghoạt động thương mại Tập quán thương mại thường được ápdụng để điều chỉnh các quan hệ hợp đồng khi các mối quan hệnày không được điều chỉnh bởi hợp đồng giữa các bên hoặc điềuước quốc tế và pháp luật của các quốc gia

Bên cạnh đó còn có các tập quán quốc tế, là những quy tắc

xử sự phổ biến được thừa nhân và áp dụng rộng rãi ở một khuvực nhất định (tập quan khu vực) hoặc trên phạm vi toàn cầu

(tập quán toàn cầu) Những tập quán quốc tế là nguồn của pháp

luật thương mại nói chung và pháp luật thương mại quốc tế nóiriêng, chủ yếu gồm các tập quán về thương mại và hàng hảiquốc tế Đây là tập hợp các tập quán thương mại quốc tế thôngdụng được áp dụng trong thực tiễn ký kết các hợp đồng muabán hàng hóa quốc tế nhằm quy định quyền và nghĩa vụ của cácbên về việc vận chuyển hàng hóa, trách nhiệm làm thủ tục hảiquan đối với hàng hóa, về phân chia rủi ro giữa các bên tronghợp đồng

Trong mối quan hệ với hợp đồng, tập quán quốc tế được ápdụng theo nguyên tắc: nếu pháp luật không có quy định, cácbên không có thỏa thuận và không có thói quen đã được thiếtlập giữa các bên thì tập quán được áp dụng nhưng không đượctrái với những nguyên tắc của pháp luật

Trang 24

Bên cạnh các điều kiện thương mại quốc tế (INCOTERMS)được Phòng Thương mại quốc tế Paris (Paris ICC) tập hợp và banhành từ năm 1936, và được sửa đổi cuối cùng vào năm 2000còn có các tập quán thương mại quốc tế phổ biến như: Các tậpquán và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP-Unform Customs and Practice for Documentary of Credits) củaPhòng thương mại quốc tế Paris Đây là tập hợp các tập quán vàthực tiễn ngân hàng trong phương thức tín dụng chứng từ đượcquốc tế thừa nhận, bao gồm những điều khoản mang tính chấthướng dẫn cho người sử dụng UCP được công bố lần đầu tiênnăm 1933, được sửa đổi nhiều lần qua các năm và mới đây nhất

là bản UCP 600 được ICC thông qua ngày 25/10/2006 và bắt đầu

có hiệu lực vào ngày 1/7/2007 Ngoài ra còn có: ‘‘Tập quán ngânhàng tiêu chuẩn quốc tế’’ (ISBP) Văn bản này bổ sung cho UCP.ISBP không sửa đổi UCP mà giải thích chi tiết và rõ ràng hơncách áp dụng các quy tắc UCP trong thanh toán bằng tín dụngchứng từ Thông qua việc sử dụng ISBP, những người kiểm trachứng từ có thể thực hiện các công việc của minh phù hợp vớitập quán mà đồng nghiệp của họ đang sử dụng trên toàn thếgiới, nhờ đó sẽ làm giảm đi đáng kể một số lượng chứng từ bị từchối thanh toán do có sự khác biệt khi xuất trình lần đầu tiên

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, ngoài tập quánthương mại, tập quán quốc tế cũng được coi là nguồn của luậttrong trường hợp các quan hệ dân sự, kinh tế - thương mại cóyếu tố nước ngoài Tuy nhiên, việc áp dụng các tập quán nàykhông được trái với nguyên tắc cơ bản cua pháp luật Việt Nam(Điều 5 Luật thương mại năm 2005; Điều 759 khoản 4 Bộ luậtdân sự năm 20005)

Trang 25

CHƯƠNG 2 CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ HỢP ĐỒNG TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN

NGHỊ 2.1 Nội dung các quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại tại Việt Nam

2.1.1 Về nội dung của hợp đồng trong lĩnh vực thương mại

Nội dung của hợp đồng trong lĩnh vực thương mại là cácđiều khoản do các bên thỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụcủa các bên trong quan hệ hợp đồng Trên cơ sở vai trò của cácđiều khoản trong hợp đồng, có thể phân chia nội dung của hợpđồng trong lĩnh vực thương mại thành các loại như sau:

Thứ nhất, điều khoản chủ yếu hay còn gọi là điều khoản cơ

bản Nó là tập hợp những điều khoản quan trọng nhất của hợpđồng Khi giao kết hợp đồng, các bên phải thỏa thuận được cácđiều khoản chủ yếu thì hợp đồng mới được giao kết

Thứ hai, điều khoản thông thường, là những điều khoản đã

được pháp luật quy định, nếu các bên không thỏa thuận thì coi

Trang 26

như đã mặc nhiên công nhận và phải thực hiện theo quy địnhcủa pháp luật.

Thứ ba, những điều khoản tùy nghi là những điều khoản do

các bên tự lựa chọn và thỏa thuận với nhau khi pháp luật không

có quy định

Bộ luật dân sự năm 2005 và Luật thương mại năm 2005không có quy định bắt buộc trong một hợp đồng nói chung vàhợp đồng trong lĩnh vực thương mại nói riêng, các bên bắt buộcphải thỏa thuận theo những nội dung cụ thể nào Tuy vậy, đốivới từng loại hợp đồng cụ thể, pháp luật (các luật chuyên ngành)

có thể có quy định về những nội dung bắt buộc phải có (nộidung chủ yếu) của hợp đồng, chẳng hạn như: Nội dung chủ yếucủa hợp đồng tín dụng được quy định tại Điều 51 Luật các tổchức tín dụng năm 1997 (Đã được sửa đổi bổ sung năm 2004); Nộidung chủ yếu của hợp đồng kinh doanh bảo hiểm được quy địnhtại Điều 13 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000; Nội dung chủyếu của hợp đồng trong hoạt động xây dựng được quy định tạiĐiều 108 của Luật xây dựng năm 2003…

Đối với những hợp đồng mà pháp luật không có quy định

về nội dung chủ yếu thì các bên có thể tự thỏa thuận về nộidung của hợp đồng trên cơ sở những quy định mang tính

“khuyến nghị”, “định hướng” của pháp luật Từ các quy định của

Bộ luật dân sự năm 2005 và Luật thương mại năm 2005, xuấtphát từ tính chất và quan hệ hợp đồng trong kinh doanh, có thểthấy những điều khoản quan trọng của hợp đồng trong kinhdoanh bao gồm: Đối tượng, chất lượng, giá cả, phương thứcthanh toán, thời hạn và địa điểm thực hiện hợp đồng Trong thựctiễn, các bên thỏa thuận nội dung hợp đồng các chi tiết thì càngthuận lợi cho việc thực hiện hợp đồng Việc áp dụng luật quyđịnh nội dung của hợp đồng kinh doanh có ý nghĩa hướng cácbên tập trung vào thỏa thuận những nội dung quan trọng củahợp đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện, đồng thời

Trang 27

phòng ngừa những tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiệnhợp đồng giao dịch thương mại.

2.1.2 Về giao kết hợp đồng trong lĩnh vực thương mại

Trong thương mại, hợp đồng được giao kết theo cácnguyên tắc quy định cho hợp đồng dân sự nói chung Nguyêntắc giao kết hợp đồng được quy định xuất phát nhằm bảo đảmquyền tự do hợp đồng Quyền tự do này của tổ chức, cá nhânđược pháp luật bảo vệ, và quyền đó phải được thực hiện trongkhuôn khổ pháp luật để không xâm hại đến lợi ích chính đángcủa các chủ thể có liên quan Bộ luật dân sự năm 2005 có quyđịnh việc giao kết hợp đồng phải tuân thủ theo những nguyêntắc cơ bản, đó là: Tự do giao kết nhưng không trái với pháp luật

và đạo đức xã hội Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác,trung thực và ngay thẳng (Điều 389 Bộ luật dân sự 2005) Việctuân thủ các nguyên tắc giao kết hợp đồng có ý nghĩa quantrọng nhằm đảm bảo sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồngphù hợp với ý chí thực của họ, hợp đồng có thể mang lại lợi íchcho các bên đồng thời không xâm hại đến những lợi ích mà phápluật cần bảo vệ

Khi giao kết hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, các bêngiao kết phải tuân thủ theo các thủ tục giao kết dưới đây:

Thứ nhất, đề nghị giao kết hợp đồng.

Đề nghị giao kết hợp đồng có bản chất là hành vi pháp líđơn phương của một chủ thể, có nội dung bày tỏ ý định giao kếthợp đồng với chủ thể khác theo những điều kiện xác định Từquy định của Điều 390 Bộ luật dân sự năm 2005, có thể địnhnghĩa đề nghị giao kết hợp đồng trong thương mại là việc thểhiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đềnghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể

Về nguyên tắc, hình thức của đề nghị hợp đồng phải phù hợp vớihình thức của hợp đồng Bộ luật dân sự năm 2005 không quyđịnh về hình thức của đề nghị hợp đồng, song có thể dựa vào

Trang 28

quy định về hình thức của hợp đồng để xác định hình thức của đềnghị hợp đồng, theo đó đề nghị hợp đồng có thể được thể hiệnbằng văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể hoặc kết hợp giữa cáchình thức này Trường hợp pháp luật quy định hình thức của hợpđồng phải bằng văn bản thì hình thức của đề nghị hợp đồngcũng phải bằng văn bản

Đề nghị hợp đồng được gửi đến một hoặc nhiều chủ thể đãxác định Hiệu lực của nó thông thường do các bên tự ấn định.Trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khibên được đề nghị nhận được đề nghị đó Căn cứ xác định bênđược đề nghị đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng là khi: Đềnghị được chuyển đến nơi cư trú hoặc trụ sở của bên được đềnghị Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức củabên được đề nghị Bên được đề nghị biết được đề nghị giao kếthợp đồng thông qua các phương thức khác

Bên đề nghị phải chịu trách nhiệm về lời đề nghị của mình.Trong thời hạn đề nghị hợp đồng có hiệu lực, nếu bên được đềnghị thông báo chấp nhận vô điều kiện đề nghị hợp đồng thì hợpđồng hình thành và ràng buộc các bên Nếu các bên không thựchiện các nghĩa vụ theo hợp đồng thì phải chịu các hình thức chếtài do vi phạm hợp đồng theo thỏa thuận phù hợp với quy địnhcủa pháp luật

Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi hoặc rút lại

đề nghị giao kết hợp đồng trong các trường hợp như: Bên được

đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút ngắn lại

đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị Điềukiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên

đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khiđiều kiện đó phát sinh Trong những trường hợp bên đề nghị giaokết hợp đồng thực hiện quyền hủy bỏ đề nghị do đã nêu rõ quyềnnày trong đề nghị thì phải thông báo cho bên được đề nghị vàthông báo này chỉ có hiệu lực khi bên được đề nghị nhận được

Trang 29

thông báo trước khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghịgiao kết hợp đồng.

Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt hiệu lực trong cáctrường hợp: bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận Hếtthời hạn trả lời chấp nhận, thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại

đề nghị có hiệu lực, theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên nhậnđược đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời

Thứ hai, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bênđược đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nộidung của đề nghị Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồngđược xác định khác nhau trong các trường hợp cụ thể như sau:

Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lờichấp nhận chỉ có hiệu lực khi thực hiện trong thời hạn đó Nếubên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thờihạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bênchậm trả lời Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợpđồng đến chậm vì lí do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phảibiết về kí do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kếthợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngaykhông đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị

Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trường hợpqua điện thoại hoặc qua các phương tiện khác thì bên được đềnghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừtrường hợp có thỏa thuận về thời hạn trả lời Bên được đề nghịgiao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kếthợp đồng Nếu thông báo này đến trước hoặc cùng với thời điểmbên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng

Thứ ba, thời điểm giao kết hợp đồng

Về nguyên tắc chung, hợp đồng được giao kết vào thờiđiểm các bên đạt được sự thỏa thuận Thời điểm giao kết hợp

Trang 30

đồng được quy định khác nhau phụ thuộc vào cách thức giao kết

và hình thức của hợp đồng Theo quy định của bộ luật dân sựnăm 2005 (Điều 404), có thể xác định thời điểm giao kết hợpđồng trong kinh doanh theo các trường hợp như sau:

- Trường hợp hợp đồng được giao kết trực tiếp bằng vănbản: thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên sau cùng kívào văn bản

- Trường hợp hợp đồng được giao kết gián tiếp bằng vănbản (thông qua các tài liệu giao dich): thời điểm đạt được sựthỏa thuận được xác định theo lí thuyết “tiếp nhận”, theo đó hợpđồng được giao kết khi bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhậngiao kết hợp đồng

- Trường hợp hợp đồng được giao két hợp đồng bằng lờinói: thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm các bên đã thỏathuận về nội dung của hợp đồng Các bên có thể sử dụng nhữngbiện pháp, chứng cứ hợp pháp để chứng minh việc “các bên đãthỏa thuận” về nội dung của hợp đồng bằng lời nói

Sự im lặng của bên được đề nghị cho đến khi hết thời hạntrả lời cũng có thể là căn cứ xác định hợp đồng đã được giao kết,nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợpđồng (Khoản 2, Điều 404 Bộ luật dân sự 2005)

Hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp cácbên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác (Điều 405

Thứ nhất, những điều kiện về nội dung đã được quy định tại

điều 122 Bộ luật dân sự năm 2005, bao gồm: Người tham giagiao dịch có năng lực hành vi dân sự; Mục đích và nội dung của

Ngày đăng: 07/04/2013, 14:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Bộ luật dân sự 2005 [2] Luật thương mại 2005 Khác
[3] Giáo trình luật thương mại – Đại học luật Hà Nội 2009 Khác
[4] Đ.H Luật Hà Nội, Pháp luật Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế và phát triển bền vững, Nxb Công An Nhân Dân 2009 (tr 509 – 524) Khác
[5] Ts. Nguyễn Thị Dung (chủ biên), Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư, Nxb Chính trị quốc gia 2009 Khác
[6] V.I.Lênin toàn tập, tập 36, Nxb. Sự thật, 1989 Khác
[7] B.и. Ленин. Поли. Собр. Соч., т. 43, стр. 210 (bản tiếng Nga) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w