1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa

29 1,3K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 194,5 KB

Nội dung

Khi bước vào nên kinh tế thị trường,trong bối cảnh toàn cấu hóa dần mở rộng nhiều quan hệ mua bán hàng hóa,việc mua bán hàng hóa không chỉ diễn ra trong lãnh thổ một nước với nhau mà còn thực hiện các quan hệ trao đổi mua bán hàng hóa quốc tế

Trang 1

A-MỞ BÀI

Khi bước vào nên kinh tế thị trường,trong bối cảnh toàn cấu hóa dần

mở rộng nhiều quan hệ mua bán hàng hóa,việc mua bán hàng hóa không chỉdiễn ra trong lãnh thổ một nước với nhau mà còn thực hiện các quan hệ traođổi mua bán hàng hóa quốc tế Nhất là trong quan hệ mua bán hàng hóahiện nay, thì việc mua bán cung ứng dịch vụ vơi nhau thường được thể hiệndưới nhiều cách thức và nội dung khác nhau nên các hành vi mua bán trongthương mậinỳ được thể hiện bằng một hình thức nhất định đó là đó là hợpđồng mua bán hàng hóa Khi xuất hiện một hình thức giao kết bằng hìnhthức hợp đồng dã giúp cho việc trao đổi hàng hóa qiữa các thương nhânhay các chủ thể với nhau được tiến hành dễ dàng và có cơ sở pháp lí hơntheo luật thương mại năm 2005 đã đưa ra những quy định nhất định để điềuchỉnh các quan hệ mua bán hàng hóa.Những quy định của pháp luật đượcthể hiện trong hợp đồng đã xác định rõ ràng các quyền, nghĩa vụ và các điềukhoản cơ bản để các bên có thể giao kết với nhau.Sau đây,em xin trình bàymột số vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa

B- NỘI DUNG

I ) Khái quát chung về pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa:

1)Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa

Quan hệ mua bán hàng hóa đươc xác lập và thực hiện trên cơ sở thuậnmua,vừa bán, tức là trên cơ sở thống nhất ý chí của các bên.Sự thống nhất ýchí ( hay còn gọi là sự thỏa thuận ) đó được gọi là hợp đồng mua bán hànghóa.Hợp đồng mua bán hành hóa có bản chất của hợp đồng mua bán nóichung Đó là sự thỏa thuận của các bên nhằm xác lập,thay đổi hoặc chấmdứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán Dù là mua bán tài sảntrong dân sự hay mua bán hàng hóa trong thương mại thì bản chất của nócũng không có gì đổi khác mà vẫn có nội dung là: người bán phải giao đốitượng được bán và quyền sở hữu đối tượng đó cho người mua và nhậntiền,còn người mua thì nhận đối tượng được mua và trả tiền.Luật thươngmại năm 2005 không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mua bán hànghóa,nhưng chúng ta có thể xác định hợp đồng mua bán hàng hóa trongthương mại dựa vào quy định của Bộ luật dân sự về hợp đồng mua bán tàisản.Từ đó cho thấy hợp đồng mua bán tài sản trong thương mại là một dạng

cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản.Một hợp đồng mua bán có thể là thỏathuận về việc mua bán hàng hóa ở hiện tại hoặc mua bán hàng hóa sẽ có ởmột thời điểm nào đó trong tương lai.Bất cứ khi nào một người mua hànghóa bằng tiền hoặc phương thức thanh toán khác và nhận quyền sở hữuhàng hóa thì khi đó hình thành nên quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa

Trang 2

2) Các văn bản pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa:

Hợp đồng mua bán hàng hóa là một loại hợp đồng trong thương mại nêntrươc hết hợp đồng mua bán hàng hóa chịu sự điều chỉnh của Luật thươngmại năm 2005.Song luật thương mại không đưa ra định nghĩa về hợp đồngmua bán hàng hóa, vậy việc xác định bản chất pháp lý của hợp đồng muabán hàng hóa trong thương mại dựa trên cơ sở quy định của Bộ luật dân sự

về hờp đồng mua bán tài sản nên hợp đồng mua bán hàng hóa còn chịu sựđiều chỉnh của Bộ luật dân sự năm 2005.Đặc biệt trong hợp đồng mua bánhàng hóa gồm có hoạt động mua bán hàng hóa trong nước và có hợp đồngmua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài ( hợp đồng mua bná hàng hóa quốc

tế ),trong đó hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được sự điều chỉnh củacông ước Viên năm 1980

II)Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa

1 Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa

Về chủ thể,hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các chủ thểchủ yếu là thương nhân hoặc một trong hai bên phải là thương nhân.Theoquy định của luật thương mại năm 2005,thương nhân bao gồm tổ chức kinh

tế được thành lập hợp pháp,cá nhân hoạt động thương mại một cách độclập,thường xuyên và có đăng kí kinh doanh.Tổ chức kinh tế được thành lậphợp pháp nhằm mục đích hoạt động thương mại một cách độc lập,thườngxuyên và có đăng kí kinh doanh sẽ được coi là thương nhân.Thương nhân

là chủ thể hợp đồng mua bán hàng hóa có thể là thương nhân Việt Namhoặc thương nhân nước ngoài .Ngoài chủ thể là thương nhân ,các tổchức,cá nhân không phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể củahợp đồng mua bán hàng hóa.Khác với bên là thương nhân,bên không phải

là thương nhân có thể là mọi chủ thể có đủ năng lực hành vi để tham giagiao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định của phápluật.Hoạt động của bên chủ thể không phải là thương nhân và không nhằmmục đích sinh lợi trong quan hệ mua bán hàng hóa phải tuân theo lụâtthương mại khi chủ thể này lựa chọn áp dụng luật thương mại

2 Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa

Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là hàng hóa.Hàng hóa là nhữngsản phẩm lao động của con người,được tạo ra nhằm mục diách trao đổi đểthỏa mãn nhu cầu của con người.Hàng hóa có thể là vật,là sức lao động củacon người,là các quyền tài sản.Dưới góc độ kinh tế,hnàg hóa được phân

Trang 3

thành tài sản hữu hình và tài sản vô hình;dưới góc độ pháp luật,hàng hóađược phân thành động sản và bất động sản.

Theo pháp luật thương mại của đa số các nước và trong nhiều điều ướcquốc tế(như hiệp định thành lập khối thị trường chung Châu Âu,công ướcviên năm 1980 về mua bán hàng hóa…),hàng hóa là đối tượng có thể muabán trong thương mại bao gồm những loại tài sản có hai thuộc tính cơ bảnlà:có thể đưa vào lưu thông và có tính trao đổi,mua bán.Công ước viên năm

1980 về mua bán hàng hóa quốc tế chỉ loại trừ đối với việc mua bán chứngkhoán,giấy bảo đảm chứng từ và tiền lưu thông,điện năng,phương tiện vậntải đường thủy,đường hàng không…

Khoản 2 điều 3 luật thương mại năm 2005 đã mở rộng quy định hàng hóađơn.Theo đó,hàng hóa bao gồm tất cả các động sản,kể cả động sản hìnhthành trong tương lai; và các vật gắn liền với đất đai.Tuy nhiên,khái niệm

về hàng hóa vẫn còn có sự hạn chế,chúng ta dễ dàng nhận thấy hàng hóachỉ bao gồm các loại tài sản hữu hình.Như vậy,các loại tài sản vô hình khácnhư quyền sử dụng đất,quyền sở hữu trí tuệ…chưa được thừa nhận là hànghóa.Trong khi các văn bản khác như bộ luật dân sự,luật đất đai năm 2003quy định người có quyền sử dụng đất đươc quyền chuyển nhượng,chothuê,thế chấp…thậm chí thừa nhận trên thực tế sàn giao dịch về quyền sửdụng đất.Như vậy,chúng ta có thể hiểu hàng hóa trong hợp đồng mua bánhàng hóa bao gồm tất cả các động sản,kể cả động sản hình thành trongtương lai;và các vật gắn liền với đất.Tuy nhiên,khi các chủ thể tham giaquan hệ mua bán hàng hóa cần phải xem hàng hóa mà mình định mua hoặcbán là cái gì,nó có thuộc danh mục hàng cấm kinh doanh,hạn chế kinhdoanh hoặc hàng kinh doanh có điều kiện hay không

3 Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa

Về hình thức,hợp đồng mua bán hàng hóa có thể đươc thiết lập theo cáchthức nào mà hai bên thể hiện được sự thỏa thuận mua bán hàng hóa giữacác bên.Hợp đồng mua bán có thể được thể hiện dưới hình thức lời nói,bằngvăn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết.Trong những trườnghợp nhất định,pháp luật bắt buộc các bên phả thiết lập hợp đồng mua bánhàng hóa bằng hình thức văn bản.Điều 24 luật thương mại năm 2005 cũngquy định:

1 Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bảnhoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể

2 Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phảiđược lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.”

Trang 4

Các hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa đó đã tạo điều kiện thuận lợigiúp cho các bên tham gia quan hệ mua bán hàng hóa có thể lựa chọn hìnhthức phù hợp nhất đảm bảo quyền lợi của mình.

4 Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa

Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận của các bên về việc xác lậpquyền và ngiã vụ của họ trong việc mua bán.Do đó,nội dung của hợp đồngmua bán hàng hóa trước hết là những điều khoản do các bên thỏa thuận.Cácbên có quyền quyết định nôi dung của hợp đồng.Bởi vì quyền và nghĩa vụcủa các bên trong quan hệ hợp đồng phát sinh chủ yếu từ những điều khoản

mà các bên thỏa thuận đó.Vì vậy mà các bên thỏa thuận các điều khoảntrong hợp đồng càng rõ ràng bao nhiêu thì càng thuận lợi trong việc thựchiện hợp đồng bấy nhiêu

Xuất phát từ nguyên tắc tự do hợp đồng, pháp luật không giới hạn cácđiều khoản mà các bên thỏa thuận với nhau Pháp luật chỉ quy định nộidung chủ yếu của hợp đồng hoặc các điều khoản mang tính khuyến nghị đểđịnh hướng cho các bên trong việc thỏa thuận

Nội dung của hợp đồng trước hết là những điều khoản mà các bên phải thỏathuận được với nhau Điều 402 Bộ luật dân sự cũng chỉ quy định các bên

“có thể thỏa thuận”mà không đòi hỏi phải thỏa thuận những nội dung chủyếu nào.Mặc dù nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hóa có thểxác định được dựa trên những quy định mang tinh” khuyến nghị”, ”địnhhướng” của pháp luật, thói quen và tập quán thương mại, nhưng trong điềukiện nhận thức của nhà kinh doanh còn nhiều hạn chế, thì điều này tiềm ẩnnhững nguy cơ pháp lý, những tranh chấp trong hoạt động mua bán hànghóa Đặc biệt là trong điều kiện nước ta hiện nay

Trên cơ sở các quy định của bộ luật dân sự và luật thương mại, xuất phát từtính chất của quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại, có thểthấy những điều khoản quan trọng của hợp đồng mua bán hàng hóa baogồm : đối tượng,chất lương,giá cả,phương thức thanh toán,thời hạn và địađiểm giao nhận hàng

Mặc dù nội dung của hợp đồng do các bên thỏa thuận,nhưng trong mọiquan hệ hợp đồng nói chung và trong quan hệ mua bán hàng hóa nói riêng,các bên không chỉ chịu sự ràng buộc bởi các điều khoản mà các bên thỏathuận mà còn chịu sự ràng buộc bởi những quy định của pháp luật.Ví dụ,các bên không thỏa thuận trong hợp đồng về điều khoản bồi thường thiệthại cho nhau khi một bên vi phạm hợp đồng,nhưng bên vi phạm hợp đồngvẫn phải có nghĩa vụ bồi thường nếu việc vi phạm đó gây thiệt hại cho bênđối tác Như vậy,nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa không chỉ là các

Trang 5

điều khoản do các bên thỏa thuận mà còn có thể bao gồm cả những điềukhỏan do các bên không thỏa thuận nhưng theo quy định của pháp luật cácbên có nghĩa vụ phải thực hiện

5.Giao kết hợp đồng của mua bán hàng hóa

Hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên nhằm xác lậo thay đổi hoặc chấmdứt quyền và nghĩa vụ nhất định Như vậy,muốn có hợp đồng các bên phảithỏa thuận với nhau về 1 số vấn đề đủ để làm phát sinh quyền và nghĩa vụcho các bên Sự tồn tại của một thỏa thuận là yếu tố cơ bản để xác định sựtồn tại hay không tồn tại của một hợp đồng.Vậy làm thế nào để đạt được sựthỏa thuận? để đạt được sự thỏa thuận, các bên phải bày rõ ý chí bằng cáctrao đổi ý kiến với nhau để đi đến sự thống nhất ý chí Trong quá trình xáclập hợp đồng mua bán hàng hóa, các vấn đề pháp lý cơ bản cần được làm rõ

là : (i)đề nghị giao kết hợp đồng; (ii)chấp nhận đề nghị hợp đồng; (iii) thờiđiểm giao kết và hiệu lực của hợp đồng Trong luật thương mại 2005 điềunày không được quy định cụ thể, vì vậy các quy định của bộ luật dân sự sẽđược áp dụng đối với việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Đề nghị giao kết hợp đồng là hành vi pháp lý đơn phương của người đềnghị Đó là một tuyên bố chỉ ra rằng : Người đưa ra đề nghị đó sẵn sànggiao kết hợp đồng với chủ thể xác định trên cơ sở điều khoản đã đưa ra,nếu

đề nghị này được chấo nhận Điểm mấu chốt của một đề nghị hợp đồng làngười đưa ra đề nghị hợp đồng phải dự định bị ràng buộc bởi các điềukhoản mà họ đã đưa ra mà không có sự đàm phán nào khác

Đề nghị hợp đồng mua bán có thể do bến bán hoặc bên mua dưa ra.Bộ luậtdân sự cũng như luật thương mại năm 2005 không quy định về hình thứccủa đề nghị hợp đồng mua bán hàng hóa,song có thể dựa vào quy định vềhình thức của hợp đòng mua bán theo điều 24 bộ luật thương mại để xácđịnh hình thức của đề nghị hợp đồng theo đó đề nghị hợp đòng có thể dượcthể hiện bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể hoặc kết hợp giữa cáchình thức này

Đề nghị hợp đồng được gửi đến cho một hay nhiều chủ thể đã xác định Đềnghị đó phải được gửi đích danh và nội dung của đề nghị đó phải rõ ràng,có

Trang 6

ý định đặt quan hệ mua bán hàng hóa thực sự Đề nghị được coi là rõ ràngnếu trong đó xác định mặt hàng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, số lượnghàng,giá cả,thủ tục…Vì trong mua bán hàng hóa đề nghị giao kết hợp đồnggắn liền với trách nhiệm của người đề nghị, nên yếu tố đề nghị giao kết hợpđồng phải đuợc chuyển cho một hoặc nhiều người xác định là rất quantrọng.Nó là cơ sở để phân biệt giưua đề nghị giao kết hợp đồng với cáchành vi khác gần giống với nó như quảng cáo mua bán hàng hóa Hiệu lựccủa đề nghị giao kết hợp đồng mua bán thông thường được bên đề nghị ấnđịnh Trường hợp bên đề nghị không ấn định thời điểm có hiệu lực của đềnghị hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được

đề nghị nhận được đề nghị đó Khoản 2 điều 391 bộ luật dân sư quy định (i)

đề nghị được chuyển đến nơi cu trú (bên được đề nghị là cá nhân)hoạc trụ

sở của bên được đề nghị (nếu là pháp nhân) (ii) đề nghị được đưa vào hệthống thông tin chính thức của bên được đề nghị; (iii)bên được đề nghị biếtđược đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác Trongthời hạn đề nghị hợp đồng có hiệu lực,nếu bên được đề nghị thông báo chấpnhận vô điều kiện đề nghị hợp đồng thì hợp đồng mua bán hàng hóa đượchình thành và có giá trị ràng buộc các bên Nếu các bên không thực hiện cácnghĩa vụ theo hợp đồng thì phải chịu các hình thức chế tài do vi phạm hợpđồng

Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi hoặc rút lại đề nghị giao kếthợp đồng trong các trường hợp (i) bên được đề nghị nhận đựoc thoong báo

về việc thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng thờiđiểm nhận được đề nghị; (ii) điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phátsinh trong trường hợp bên dề nghị có nêu rõ về viẹc được thay đôi hoạc rútlại đè nghị khi điều kiện đó phát sinh Nếu bên đề nghị thay đổi nội dungcủa đề nghị thì đề nghị đó được coi là đề nghị mới (điều 392 BLDS)

Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau (i)bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận; (ii) hết thời hạn trả lời chápnhận; (iii)thông báo về việc rút lại đề nghị có hiệu lực; (iv)thông báo vềviệc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực; (v)theo thỏa thuận của bên đề nghị và bênnhận được đề nghị trơngthi hạn chờ bên được đề nghị trả lời

5.2 Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mua bán

Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghịchuyênr cho bên đề nghị chuyển cho bên đề nghị việc chấp thuận toàn bộnội dung đã nêu trong đè nghị giao kết hợp đồng Về vấn đề này điều 18Công ước viên 1980 cũng quy định rõ:”tuyên bố,hành động nào đó cảungười được chào hàng được thể hiện sự đồng ý với đơn chào hàng được gọi

là việc chấp nhận Thái độ im lặng hoặc không hành động không phải làviệc chấp nhận nhận dơn đặt hàng” Như vậy chấp nhận đề nghị giao kếthợp đồng chỉ có giá trị khi đó là hành vi hành động mang tính tích cực của

Trang 7

đối tác trong giao dịch mua bán hàng hóa Không thể coi là bên được đềnghị giao kết hợp đồng đã đồng ý với lời đề nghị trong khi họ không cóbiểu hiện nào ra bên ngoài để cho người đề nghị biết là mình đồng ý toàn bộ

- Khi các bên trực tiếp tiếp với nhau,kể cả trong trường hợp qua điện thoạihoặc qua các phương tiện khác thì bên đề nghị phải trả lời ngay có chấpnhận hoặc không chấp nhận,trừ trường hợp có thỏa thuận về thời hạn trả lời.Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kếthợp đồng, nếu thông báo này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đềnghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng

5.3 Thời điểm giao kết hợp đồng.

Việc xác định thời điển giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa có ý nghĩ quantrọng trong việc khẳng định sự tồn tại của hợp đồng,là cơ sở để xác địnhphát sinh quyền và nghĩ vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Về nguyên tắc chung, hợp đồng mua bán được giao kết vào thời điểm cácbên đạt được sự thỏa thuận Theo điều 404 Bộ luật dân sự tì việc xác địnhthời điểm giao kết hợp đồng mua bán theo các trường hợp sau:

- Hợp đồng được giao kết gián tiếp bằng văn bản thì hợp đồng mua bánhàng hóa có hiêu lực khi đủ 2 điều kiện sau đây: Bên đề nghi nhậnđược thông báo chấp nhận toàn bộ các điều kiện ghi trong đề nghi giaokết hợp đồng và chấp nhận đề nghị đó phải được nhận trong thời hạntrả lời do người đề nghị đưa ra

- Hợp đồng được giao kết bằng lời nói: thời điểm giao kết hợp đồng làthời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng Các bên cóthể sử dụng những biện pháp chứng cứ hợp pháp để chứng minh việccác bên thỏa thuận nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa bằng lờinói.bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấpnhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

Trang 8

- Hợp đồng cũng được xem như giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bênđược đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấpnhận giao kết hợp đồng thì thời điểm giao kết hợp đồng là ngày hết thờihạn trả lời.

- Hợp đồng được giao kết trực tiếp bằng văn bản : thời điểm giao kết hợpđồng là thời điểm bên sau cùng kí vào văn bản

Hợp đồng mua bán hàng hóa đựoc giao kết hợp pháp được hình thành từthời điểm giao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc phápluật có quy định khác(điều 405 BLDS)

6 Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng

Luật thương mại không quy định cụ thể các điều kiện có hiệu lực của hợpđồng mua bán hàng hóa Vì vậy phải dựa vào các điều kiện có hiệu lực củagiao dịch dân sự trong quy định của bộ luật dân sự Căn cứ vào các quyđịnh của bộ luật dân sự (từ điều 122 đến điều 135), hợp đồng mua bánhàng hóa có hiệu lực khi đủ các điều kiện sau:

Thứ nhất, các chủ thể tham gia hợp đồng mua bná phải có năng lực chủ

thể để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng Trong thực tiễn,các chủ thể thamgia hợp đồng mua bán chủ yếu là thương nhân Khi tham gia hợp đồngmua bán với mục đích lợi nhuận, các thương nhân phải đáp ứng điều kiện

có đăng kí kinh doanh hợp pháp đối với hàng hóa được mua bán Còntrong trường hợp mua bán hàng hóa co điều kiên thì các thương nhân phảiđáp ứng theo quy định của pháp luật

Thứ hai, người giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa phải là người đại

diện hợp pháp của các bên

Đại diện hợp pháp của chủ thể hợp đồng có thể là đại diện theo phápluật hoặc đại diện theo ủy quyền Khi xác định thẩm quyền giao kết hợpđồng mua bán,tại điều 145 BLDS,theo đó ngươi không có quyền đại diệngiao kết, thực hiện mua bán sẽ không làm phát sinh quyền,nghĩa vụ đối vớibên hợp đồng được đại diện, trừ trường hợp được người đại diện hợp phápcủa bên được đại diện chấp thuận Bên đã giao kết với người không cóquyền đại diện phải thông báo cho bên kia để trả lời trong thời gian ấnđịnh,nếu hết thời hạn đó mà không trả lời thì không làm phát sinh quyền

và nghĩa vụ đối với bên được đại diện,nhưng người không có quyền đạidiện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên giao kết hợp đồng vớimình,trừ trường hợp bên giao kết biết hoặc phải biết về việc không cóquyền đại diện.Ví dụ, một công nhân của công ty A nhân danh giám đốccông ty A ký hợp đồng mua bán hàng hóa với công ty B mà không đượcgiám đốc ủy quyền, hợp đồng này không làm phát sinh quyền và nghĩa vụcho công ty A vì công nhân đó không có quyền đại diện cho công ty A

Trang 9

Thứ ba, mục đích và nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa không

vi phạm điều cấm của pháp luật,không trái với đạo đức xã hội Hàng hóa làđối tượng của hợp đồng mua bán phải là hàng hóa được kinh doanh hợppháp theo quy định của pháp luật.Tùy tưng giai đoạn phát triển của nềnkinh tế và xuất phát từ yêu cầu quản lí đối với hoạt động kinh doanh mànhữn hàng hóa cấm kinh doanh được quy định một cách cụ thể

Thứ tư, hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết không trái với các

nguyên tắc ký kết hợp đồng theo quy định của pháp luật Theo quy đinhcủa bộ luật dân sự,việc giao kết hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bánphải tuân theo các nguyên tắc:tự do giao kết nhưng không trái pháp luật vàđạo đức xã hội:tự nguyện,bình đẳng,thiện chí,hợp tác,trung thực và ngaythẳng(điều 389 Bộ luật dân sự) Từ điều 127 đến 133 bộ luật dân sự cũng

đã quy định những hành vi cưỡng ép, đe dọa, lừa dối để giao kết hợpđồng…sẽ làm cho hợp đồng mua bán không có hiệu lực hay nói cách khác

là hợp đồng bị vô hiệu

Thứ năm,hình thức hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật.Để

hợp đồng mua bán có hiệu lực,nội dung hợp đồng phải được xác lập theonhững hình thức được pháp luật thừa nhận Theo điều 24 luật thương mại

2005, hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói,bằng văn bảnhoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.Đối với các lọa hợp đồng mua bnáhàng hóa mà pháp luật quy định phải được llập thành văn bản thì các bênphải tuân theo quy định đó Ví dụ : hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế,hợpđồng mua bán nhà phải thể hiện bằng hình thức văn bản) Nếu các bênkhông tuân thủ hình thức văn bản của hợp đồng khi pháp luật bắt buộc phảituân theo hình thức văn bản thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, tòa ánhay cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc các bên thực hiện quy định vềhình thức trong một thời hạn,quá thời hạn đó mà không thực hiện thì hợpđồng sẽ vô hiệu vì hình thức(điều 134 BLDS)

Như vậy, có thể nói một trong những vần đề pháp lý của hợp đồng muabán hàng hóa là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hànghóa.Những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa là nhữngquy định của pháp luật để khi các giao dịch hợp đồng mua bán mà đáp ứngcác điều kiện như trên và không vi phạm bất cứ điều kiện nào về chủ thể,

về nguyên tắc hay hình thức thì việc giao kết hợp đồng đó không có hiệulực và trở nên vô hiệu

7 Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa

7.1)Nguyên tắc thực hiện:

Để đảm bảo việc thực hiện đúng hợp đồng, mang lại lợi ích cho cácbên,đồng thời không xâm hại đến những lợi ích mà pháp luật cần bảovệ,pháp luật quy định những nguyên tắc thực hiện hợp đồng mà các bênphải tuân theo trong quá trình thực hiện hợp đồng.Theo quy địnhc ủa Bộ

Trang 10

luật dân sự,việc thưc hiện hợp đồng nói chung và hợp đồng hàng hóa nóiriêng phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:

- Thực hiện đúng hợp đồng,đúng đối tượng, chất lượng,số lượng,chủngloại, thời hạn, phương thức giao nhận hàng, thanh toán và các thỏathuận khác;

- Thực hiện hợp đồng một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và cólợi cho các bên,bảo đảm tin cậy lẫn nhau;

- Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng,quyền, lợi ich hợp pháp của người khác

7.2) Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán:

Có thể nói quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hànghóa phát sinh từnhững điều khoản mà các bên đã thỏa thuận trong hợpđồng và từ quy định của pháp luật.Trong thực tiễn,không thể xác định cácquyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên trong quan hệ hợp đồng mua bán,bởi vì sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng mua bán là rất phong phú

và đa dạng Ngay cả khi hai chủ thể kí 2 hợp đồng mua bán thì hai hợpđồng đó vẫn có thể có những điều khoản khác nhau Ở đây, chi đi vàophân tích nhũng nghia vụ cơ bản của các bên trong hợp đồng mua bán, khicác bên không thỏa thuận cụ thể,rõ ràng trong hợp đồng hoặc trái phápluật

7.2.1) Quyền và nghĩa vụ cơ bản của bên bán

Quyền của bên bán thì hâu như không có vân đề gi khó khăn lắm,thôngthương nhắc đến quyền của bên bán thì thường nhắc đến quyền được thanhtoán tiền khi mình đã cung ứng đủ dịch vụ hay hàng hóa cho bên mua hayquyền của bên bán khi người mua dã giao hang hóa châm hay chậm thanhtoán.thường thì quyền của cá bên là dễ dàng nhận thay và xác định được.Sau đây chúng ta chỉ đi sâu vào nghĩa vụ của các bên bởi nó tiềm ẩn nhữngcái khò giai quyêt khi mà trong hợp đồng không quy định

7.2.1.1)Bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua theo thỏa thuận:

Dù trong hợp đồng mua bán, các bên có thỏa thuận như thế nào thì giaohàng vẫn là nghĩa vụ cơ bản nhất của bên bán trong hợp đồng mua bánhàng hóa Thỏa thuận về điều kiện giao nhận hàng hóa nhằm mục đích xácđịnh trách nhiệm và chi phí giao hàng của các bên như đối với vận tải, bảohiểm hàng hóa, thủ tục hải quan,thuế xuất nhập khẩu,gánh chịu rủi ro.Theoquy định của luật thương mại năm 2005, bên bán phải giao hàng,chứng từtheo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đónggói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng Trường hợp không có

Trang 11

thỏa thuận cụ thể, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quantheo quy định sau đây của pháp luật.

*Hàng hóa phải được giao đúng đối tượng và chất lượng

Đối tượng và chất lượng hàng hóa là những nôi dung cơ bản của hợp đồngmua bán hàng hóa.Bên bán phải thực hiện giao hàng đúng đối tượng vàchất lượng theo đúng thỏa thuận và quy định của pháp luật Trong việcgiao nhận hàng hóa có phù hợp với hợp đồng về đối tượng và chất lượnghay không có ý nghĩa quan trọng Theo quy đinh tại điều 39 của luậtthương mại năm 2005, trương hợp hợp đồng không có quy định cụ thể thìhàng hóa được coi là không phù hợp với hợp đồng khi hàng hóa đó thuộcmột trong các trường hợp sau :

a) Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoácùng chủng loại;

b) Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bênbán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;

c) Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bênbán đã giao cho bên mua;

d) Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loạihàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoátrong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường

Khi hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, bên mua cí quyền từ chối nhậnhàng.,người bán phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về thiệt hại phát sinh, dùngười bán có biết hoặc không thể biết về thiệt hại đó

Trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng (trừ trườnghợp các bên có thỏa thuận khác) được xác định như sau :

+ Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hànghoá nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết vềnhững khiếm khuyết đó;

+Trong thời hạn khiếu nại theo quy định (trừ trường hợp bên mua đã biếthoặc phải biết về những khiếm khuyếtcủa hàng hóa), bên bán phải chịutrách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá đã có trước thời điểmchuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được pháthiện sau thời điểm chuyển rủi ro;

+ Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinhsau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợpđồng

Trang 12

Theo điều 41 của bộ luật thương mại 2005 đã đưa ra biện pháp khắcphục trong trường hợp giao thiếu hàng, giao hàng không phù hợp với hợpđồng :

1 Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu hợp đồng chỉ quy định thời hạngiao hàng và không xác định thời điểm giao hàng cụ thể mà bên bán giaohàng trước khi hết thời hạn giao hàng và giao thiếu hàng hoặc giao hàngkhông phù hợp với hợp đồng thì bên bán vẫn có thể giao phần hàng cònthiếu hoặc thay thế hàng hoá cho phù hợp với hợp đồng hoặc khắc phục sựkhông phù hợp của hàng hoá trong thời hạn còn lại

2 Khi bên bán thực hiện việc khắc phục quy định tại khoản 1 Điều này màgây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua

có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó

*

Hàng hóa phải giao đúng số lượng

Bên bán phải giao hàng hóa đúng số lượng như đã thỏa thuận Nếu giaohàng thiếu,bên bán đã vi phạm hợp đồng, bên bán phải giao đủ số lượng vàphải chịu trách nhiệm về việc giao thiếu đó.Nếu trường hợp bên bán giaothừa hàng thì bên mua có quyền từ chối hoặc chấp nhận số hàng thừađó.Nếu người mua từ chối nhận phần hàng hóa giao thừa,người bán phảinhận lại số hàng thừa và chịu mọi chi phí liên quan Trường hợp bên muachấp nhận số hàng thừa thì phải thanh toán ssố hàng này theo giá do các bênthỏa thuận

*Hàng hóa phải được giao cùng với chứng từ liên quan đến hàng hóa.Trong nhiều trường hợp, việc giao hàng hóa còn bao gồm cả việc giao cácchứng từ liên quan đến hàng hóa (chứng nhận chất lượng,chứng nhậnnguồn gốc xuất xứ,vận đơn…) Nếu chỉ giao hàng mà không giao cácchứng từ liên quan,làm cho người mua chưa sử dụng hoặc định đoạt đượchàng hóa đó thì có thể coi như bên bán chưa giao hàng Theo điều 42 luậtthương mại năm 2005 quy định:

1 Trường hợp có thỏa thuận về việc giao chứng từ thì bên bán có nghĩa vụgiao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua trong thời hạn, tại địađiểm và bằng phương thức đã thỏa thuận

2 Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn, địa điểm giao chứng từ liênquan đến hàng hoá cho bên mua thì bên bán phải giao chứng từ liên quanđến hàng hoá cho bên mua trong thời hạn và tại địa điểm hợp lý để bên mua

có thể nhận hàng

3 Trường hợp bên bán đã giao chứng từ liên quan đến hàng hoá trước thờihạn thỏa thuận thì bên bán vẫn có thể khắc phục những thiếu sót của cácchứng từ này trong thời hạn còn lại

Trang 13

4 Khi bên bán thực hiện việc khắc phục những thiếu sót quy định tại khoản

3 Điều này mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bênmua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chiphí đó

* Hàng hóa phải giao đúng thời hạn

Theo điều 37 luật thương mại 2005 hiện hành quy định :

1 Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thoả thuậntrong hợp đồng

2 Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác địnhthời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thờiđiểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua

Khi bên bán thông báo thời điểm giao hàng cho bên mua thì thời điểm đótrở thành thời điểm giao hàng cố định và bên bán phải thưc hiện việc giaohàng tại thời điểm đó như đã thông báo Nếu bên bán giao hàng không đúngthời điểm đã thông báo cho bên mua, bên bán sẽ phải chịu trách nhiệm nhưkhông thực hiện đúng thời hạn hợp đồng Dù bên bán có giao hàng trongthời hạn còn lại của thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng thì bên bán cũng bịcoi là vi phạm thời điểm giao hàng Quy định của điều 41 khoản 1 luậtthương mại 2005 có thể gây hiểu lầm là nếu bên bán giao hàng thiếu, hoặcgiao hàng không phù hợp trước khi hết thời hạn giao hàng đã thỏa thuậntrong hợp đồng thì bên bán có quyền giao nốt hàng còn thiếu hoặc thay thếhàng phù hợp trong thời hạn còn lại là không vi phạm thời điểm giao hàng.Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phảigiao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng

Yêu cầu đặt ra là hàng hóa phải giao đúng thời điểm như đã thỏa thuận hoặcbên bán đã thông báo Nếu bên bán giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuậnthì cũng là vi phạm hợp đồng và bên mua có quyền nhận hay không nhậnđiều 38 luật thương mại) Nếu bên bán giao sau là giao hàng chậm và phảichịu trách nhiệm về hành vi vi phạm này

*Hàng hóa phải giao đúng địa điểm đã thỏa thuận

Bên bán phải giao hàng đúng như thỏa thuận trong hợp đồng (điều 35khoản1 luật thương mại)

Trường hợp không có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giaohàng được xác định như sau(theo khoản 2 điều 35)

a) Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giaohàng tại nơi có hàng hoá đó;

b) Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bênbán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên; quy định này hơi

Trang 14

khó hiểu vì người vận chuyển đầu tiên lại là địa điềm giao hàng;một vấn đềđặt ra nữa là người vận chuyển đầu tiên này là người của bên bán hay bênmua Nếu người vận chuyển đầu tiên này là người của bên mua thì coi nhưbên bán đã giao hàng đúng địa điểm cho bên mua Nhưng nếu người vậnchuyển đầu tiên này là người của bên bán thì không thể coi là bên bán dãgiao hàng đúng địa điểm cho bên mua, nếu các bên không thỏa thuận cụ thểnhư vậy.

c) Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá,nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứahàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bánphải giao hàng tại địa điểm đó;

d) Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinhdoanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tạinơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng muabán

7.2.1.2) Bên bán có nghĩa vụ đảm bảo điều kiện để bên mua kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng.

Kiểm tra hàng hoa strước khi giao là rất cần thiết đối với việc mua bán hànghóa trong thương mại.Qua việc kiểm tra,bên mua có thể phát hiện đượckhiếm khuyết về chất lượng, số lượng của hàng hóa để có thể quyết địnhnhận hay không nhận hàng,đồng thời bên bán cũng có thể nhanh chóngkhắc phục những khiếm khuyết đó của hàng hóa.Theo điều 44 Luật thươngmại,trường hợp có thỏa thuận về quyền kiểm tra hàng hóa của bên mua,thìbên bán phai bảo đảm cho bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra.Bên mua hoặc đại diện của bên mua phải kiểm tra hàng hóa trong một thờigian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép.Nếu bên mua không thựchiện việc kiểm tra hàng hóa theo thỏa thuận, thì bên bán có quyền giao hàngtheo hợp đồng Sau khi kiểm tra hàng, nếu phát hiện hàng hóa không phùhợp với hợp đồng, bên mua phải thông báo cho bên bán một thời hạn hợp

lý Nếu bên mua không thực hiện việc thông báo này,bên bán sẽ không phảichịu trách nhiệm về nhũng khiếm khuyết của hàng hóa, trừ trường hợp cáckhiếm khuyết của hàng hóa không thể phát hiện được trong quá trình kiểmtra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về cáckhiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua

7.2.1.3) Bên bán có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa cho bên mua.

Để có thể chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa cho bên mua, tạo điềukiện cho bên mua có thể tự do định đoạt đối với hàng hóa được mua theo

Ngày đăng: 07/04/2013, 14:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w