1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số vấn đề pháp lý về tổ chức lại doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp

49 1,5K 18
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 224,5 KB

Nội dung

Luật doanh nghiệp đ¬ược Quốc hội thông qua ngày 12 tháng 6 năm 1999 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2000, là cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp như Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư¬ nhân

Trang 1

Lời nói đầu

Luật doanh nghiệp được Quốc hội thông qua ngày 12 tháng 6 năm

1999 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2000, là cơ sở pháp lý quan trọngnhất cho việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của các loại hình doanhnghiệp như Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh

và Doanh nghiệp tư nhân Sau khi Luật doanh nghiệp ra đời, Chính phủ, các

Bộ, ngành có liên quan đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành…Cùng với Luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật hợp tác xã, Luật Đầu tư nướcngoài tại Việt Nam, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước , Luật Doanhnghiệp được ban hành đã đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình hoànthiện pháp luật về địa vị pháp lý của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tạiViệt Nam, phục vụ cho nền công nghiệp hoá, hiện đại hóa nước nhà

Tuy nhiên sau hơn bốn năm thi hành, Luật doanh nghiệp cũng đã bộc lộnhững hạn chế nhất định; nhiều quy định tỏ ra bất hợp lý, cần phải có nhữngsửa đổi, bổ sung kịp thời; nhiều vấn đề phát sinh cần được nghiên cứu, lý giải

để để góp phần xây dựng cơ chế thi hành Luật doanh nghiệp có hiệu quảtrong đời sống xã hội Nói cách khác là sau một thời gian phát huy hiệu lực,bên cạnh những thành tựu rất đáng ghi nhận, thì cũng dần xuất hiện không ítnhững vấn đề khó khăn cần phải được giải quyết, cả về lý luận cũng như cơchế thi hành Việc nghiên cứu vấn đề pháp lý về tổ chức lại doanh nghiệptheo luật doanh nghiệp trở nên hết sức cấp thiết, đặc biệt là trong giai đoạnhiện nay, khi chúng ta đang cố gắng để hội nhập với nền kinh tế thế giới Vì

lý do đó, tôi đã chọn đề tài “Một số vấn đề pháp lý về tổ chức lại doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp ”.

Do trình độ và thời gian còn nhiều hạn chế, cũng như phạm vi rộng vàtính phức tạp của đề tài, tiểu luận không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mongnhận được sự giúp đỡ và ý kiến đóng góp từ các thầy cô giáo để bài viết đượchoàn thiện hơn

Trang 2

Chương I Khái quát chung về Luật doanh nghiệp

I Sự ra đời luật doanh nghiệp

Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân ra đời vào giai đoạn đầu củathời kỳ đổi mới (được Quốc hội thông qua ngày 21/12/1990) đã thể hiện bướcđột phá, đánh dấu sự thay đổi trong tư duy kinh tế của Đảng và Nhà nước, tạo

cơ sở chính trị, pháp lý cho sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta Với tính thời sự và tầm quan trọng của công cuộc đổi mới kinh tế mà Đảng

và Nhà nước ta đề ra và quan tâm thực hiện, những quy định trong Luật công

ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân ban hành trước đây tỏ ra không còn thíchhợp với nội dung tương ứng của một số Luật khác có liên quan, đặc biệt làLuật khuyến khích đầu tư trong nước, Bộ luật dân sự, Luật thương mại…Ngoài ra, cũng phải kể đến trình độ phát triển về kinh tế xã hội ở nước tahiện nay đã đạt được mức cao hơn đáng kể so với 10 năm trước đây Chính sựphát triển đó đã tạo ra lý do chủ yếu thúc đẩy việc ban hành Luật doanhnghiệp trên cơ sở hợp nhất Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân LuậtDoanh nghiệp có phạm vi điều chỉnh mở rộng hơn, nội dung đầy đủ bao quáthơn, phù hợp hơn với yêu cầu quản lý Nhà nước và yêu cầu đa dạng hoá hìnhthức kinh doanh, thúc đẩy, huy động nội lực phát triển kinh tế trong giai đoạnmới

Luật doanh nghiệp đã được xây dựng trên cơ sở bám sát các tư tưởng chỉđạo sau đây:

Một là, Quán triệt đầy đủ tư tưởng, nội dung, tinh thần của Nghị quyết hội

nghị BCH TW Đảng lần thứ 4 khóa VIII về tiếp tục hoàn thiện môi trườngkinh doanh theo pháp luật

Hai là, Hiến pháp năm 1992, các Bộ Luật, Luật đã ban hành liên quan đến

hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp

Trang 3

Ba là, Nội dung luật doanh nghiệp trước hết phải xuất phát từ thực tiễn, từ

yêu cầu cuộc sống đang đòi hỏi, giải quyết những vướng mắc của đời sốngkinh tế đồng thời tạo ra động lực mới thúc đẩy mạnh mẽ sức mạnh nội lực

Bốn là, Kế thừa những kinh nghiệm quý báu đúc kết được trong quá trình

thực hiện Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân, cũng như học tập thamkhảo kinh nghiệm của các nước để xây dựng Luật doanh nghiệp hiện đại gópphần thích nghi và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế nước ta vào kinh tế khuvực và thế giới

Trên tinh thần đó, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá X ngày 12/6/1999, Luậtdoanh nghiệp đã được thông qua, đánh dấu một bước tiến mới, quan trọngtrong quá trình hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo môi trường kinh doanhthuận lợi, thông thoáng hơn để thúc đẩy, khuyến khích các nhà đầu tư pháttriển các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước, nhằm “góp phần phát huynội lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, đẩy mạnhcông cuộc đổi mới kinh tế, bảo đảm quyền tự do, bình đẳng trước pháp luậttrong kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo hộquyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; tăng cường hiệu lực quản lý Nhànước đối với các hoạt động kinh doanh”

II Những nội dung cơ bản của Luật doanh nghiệp

1 Phạm vi điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp

Thay thế Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân, Luật Doanhnghiệp quy định việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của các loạihình công ty và doanh nghiệp tư nhân Các doanh nghiệp Nhà nước sau khiđược cổ phần hoá, kể cả trường hợp Nhà nước có cổ phần chi phối tại doanhnghiệp; doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội sau khichuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn cũngthuộc phạm vi điều chỉnh của Luật doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp thì

Trang 4

những loại hình doanh nghiệp sau đây thuộc phạm vi điều chỉnh của Luậtdoanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành:

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh vàdoanh nghiệp tư nhân được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp;

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân

đã thành lập theo quy định của Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhânngày 21 tháng 12 năm 1990 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luậtdoanh nghiệp tư nhân, Luật sửa đổi một số điều của Luật công ty ngày 22tháng 6 năm 1994;

+ Công ty cổ phần được thành lập từ việc cổ phần hoá doanh nghiệpNhà nước;

+ Công ty cổ phần được cổ phần hoá doanh nghiệp của Đảng, doanhnghiệp của tổ chức chính trị – xã hội;

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập từ việc chuyển đổidoanh nghiệp Nhà nước;

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập từ việc chuyển đổidoanh nghiệp của Đảng, doanh nghiệp của tổ chức chính trị – xã hội

Luật doanh nghiệp, cụ thể là các quy định về công ty trách nhiệm hữuhạn một chủ sở hữu là cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp thuộc các tổ chứcchính trị – xã hội đăng ký và hoạt động Như vậy, Luật doanh nghiệp điềuchỉnh phần lớn các loại hình doanh nghiệp thành lập và hoạt động tại ViệtNam (trừ Hợp tác xã, Doanh nghiệp Nhà nước, và Doanh nghiệp có vốn đầu

tư nước ngoài hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt nam)

2 Đối tượng được quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp và góp vốn vào doanh nghiệp

Theo quy định của Luật doanh nghiệp, đối tượng được quyền thành lập,góp vốn và quản lý doanh nghiệp được mở rộng hơn so với Luật công ty vàLuật doanh nghiệp tư nhân Trong Luật doanh nghiệp vấn đề người đượcquyền góp vốn, thành lập và quản lý doanh nghiệp được quy định theo phư-

Trang 5

ơng pháp loại trừ, theo đó mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập, quản

lý và góp vốn vào doanh nghiệp, trừ trường hợp bị cấm được liệt kê trongLuật (điều 9, điều 10) Cách tiếp cận này của Luật doanh nghiệp tạo lập đượccác công cụ pháp lý để tập trung huy động vốn kinh doanh Để huy động mọinguồn lực cho phát triển kinh tế, Luật doanh nghiệp mở rộng tối đa phạm vicác chủ thể có nguồn lực được đóng góp vào hoạt động kinh doanh

3 Thủ tục thành lập doanh nghiệp

So với Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân, Luật Doanh nghiệp

đã có bước tiến quan trọng trong các quy định về thủ tục thành lập doanhnghiệp Luật doanh nghiệp xoá bỏ thủ tục “xin – cho” trong thành lập doanhnghiệp

Nhằm khắc phục những hạn chế của Luật công ty và Luật doanh nghiệp

tư nhân và thực hiện chủ trương cải cách thủ tục hành chính trong việc thànhlập doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp đã hoàn thiện những quy định về thànhlập và đăng ký kinh doanh theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính và hồ

sơ, đề cao trách nhiệm của người đăng ký kinh doanh trong việc bảo đảm tínhchính xác, trung thực So với Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân, cácquy định về thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh của Luật doanh nghiệp

đã có những đổi mới cơ bản như: xoá bỏ chế độ xin phép thành lập, chỉ thựchiện việc đăng ký kinh doanh; coi việc thành lập doanh nghiệp là quyền tự dokinh doanh, được pháp luật bảo đảm, góp phần xoá bỏ cơ chế “xin-cho” đangtồn tại khá phổ biến trong đời sống kinh tế-xã hội nước ta Đây chính là mộtbước tiến mới trong việc thực hiện nguyên tắc tự do kinh doanh của Luậtdoanh nghiệp

Luật doanh nghiệp quán triệt tư tưởng “thành lập doanh nghiệp và đăng

ký kinh doanh theo quy định của pháp luật là quyền của công dân và tổ chứcđược Nhà nước bảo hộ” đã quy định giản đơn về hồ sơ đăng ký kinh doanh.Ngoại trừ việc thành lập doanh nghiệp kinh doanh một số ngành nghề kinhdoanh phải có vốn pháp định và chứng chỉ hành nghề, hồ sơ đăng ký kinh

Trang 6

doanh chỉ bao gồm: (i) Đơn đăng ký kinh doanh; (ii) Điều lệ đối với công ty;(iii) Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, danh sáchthành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, danh sách cổ đông cổ đôngsáng lập đối với công ty cổ phần.

Bên cạnh việc đơn giản hoá thủ tục thành lập doanh nghiệp, Luật doanhnghiệp còn bãi bỏ quy định về vốn pháp định đối với doanh nghiệp ở hầu hếtcác ngành nghề Với mục đích phát huy nội lực, huy động tối đa nguồn lựctrong dân chúng, Luật doanh nghiệp không quy định vốn pháp định là mộtđiều kiện để thành lập doanh nghiệp, trừ các doanh nghiệp kinh doanh ở một

số ngành nghề được quy định trong các luật chuyên ngành Như vậy, theoLuật Doanh nghiệp thì chỉ có một số ngành nghề nhất định mới đòi hỏi có xácnhận vốn pháp định (như kinh doanh vàng, bảo hiểm, tín dụng…)

Ngoài ra Luật doanh nghiệp cũng không yêu cầu nhà đầu tư phải xuấttrình phương án kinh doanh và những xác nhận khác về nhân thân của chủđầu tư như giấy chứng nhận sức khoẻ, hộ khẩu thường trú khi đăng ký kinhdoanh thành lập doanh nghiệp mà chỉ kê khai các thông tin này theo mẫu quyđịnh

Tóm lại, Luật doanh nghiệp đã thực hiện một cuộc cải cách thủ tụchành chính trong việc thành lập doanh nghiệp theo hướng gộp việc xin phépthành lập và đăng ký kinh doanh thành một, đồng thời chỉ giữ lại những thủtục, hồ sơ thực sự cần thiết trên cơ sở yêu cầu nâng cao hiệu lực quản lý Nhànước Những cải cách đó sẽ giảm bớt được chi phí về thời gian, công sức vàtiền bạc cho việc thành lập doanh nghiệp, đồng thời cũng giúp cho doanhnghiệp có được sự chủ động trong hoạt động Những cải cách đó cũng sẽ tháo

bỏ được một cản trở đã tồn tại nhiều năm qua đối với việc thành lập doanhnghiệp, làm cho việc thành lập doanh nghiệp để kinh doanh trở nên hấp dẫnhơn đối với dân chúng và doanh nghiệp, qua đó giúp cho xã hội huy động đ-ược nguồn vốn đưa vào phát triển kinh doanh, làm tăng sức cạnh tranh của thị

trường để làm cho nền kinh tế phát triển hiệu quả hơn

Trang 7

4 Các biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp

Đây là một nội dung hoàn toàn mới của Luật Doanh nghiệp so với Luậtcông ty và Luật doanh nghiệp tư nhân Mục đích và ý nghĩa của Luật doanhnghiệp khi quy định về các biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp là nhằm tạođiều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong tổ chức vận hành hoạt động kinhdoanh Bởi vì có thể cũng là một loại hình kinh doanh, nhưng tại giai đoạnnày thì phù hợp , nhưng sang giai đoạn khác lại không phù hợp nữa Việc quyđịnh các biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp đã tạo ra cơ hội cho các nhà đầu

tư có thể thay đổi hình thức kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển kinh tế.Hơn nữa, việc đưa ra một khung pháp lý để tổ chức lại doanh nghiệp nhằmgiúp doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, bảo vệ được lợi ích của các bênliên quan như chủ nợ, người lao động, Nhà nước

Luật doanh nghiệp đã quy định khá đầy đủ về vấn đề tổ chức lại doanhnghiệp Các quy định về tổ chức lại doanh nghiệp trong Luật doanh nghiệp đ-ược xây dựng trên cơ sở vận dụng những nguyên tắc chung về tổ chức lạipháp nhân đợc quy định trong Bộ luật dân sự Tuy nhiên, các biện pháp tổchức lại doanh nghiệp được đề cập trong Luật doanh nghiệp có nội dung là tổchức lại công ty, cụ thể như sau:

4.1.Chia doanh nghiệp

Chia doanh nghiệp là biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp được áp dụngcho công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, theo đó công ty tráchnhiệm hữu hạn, công ty cổ phần được chia thành một số công ty mới cùngloại Viêc chia công ty do Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đạihội đồng cổ đông của công ty quyết định Quyết định chia công ty phải có cácnội dung chủ yếu: tên, trụ sở công ty hiện có, số lượng công ty sẽ thành lập;nguyên tắc và thủ tục chia tài sản công ty; phương án sử dụng lao động, thờihạn và thủ tục chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bịchia sang công ty mới thành lập; nguyên tắc giải quyết các nghĩa vụ của công

ty bị chia, thời hạn chia công ty

Trang 8

Sau khi xác lập tư cách pháp lý cho các công ty mới (đăng ký kinhdoanh), công ty bị chia chấm dứt sự tồn tại Các công ty mới thành lập phảicùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán và các nghĩa

vụ tài sản khác của công ty bị chia, trừ trường hợp chủ nợ và các công ty mớithành lập có thoả thuận khác

4.2.Tách doanh nghiệp

Tách doanh nghiệp là biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp được áp dụngcho công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, theo đó một phần tàisản, quyền và nghĩa vụ của công ty hiện có (công ty bị tách) được tách ra đểthành lập một hoặc một số công ty mới cùng loại (công ty được tách) màkhông chấm dứt sự tồn tại của công ty bị tách Việc tách công ty do Hội đồngthành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty quyếtđịnh Quyết định tách công ty phải có các nội dung chủ yếu : tên, trụ sở công

ty bị tách, số lượng công ty được tách; phương án sử dụng lao động; giá trị tàisản, các quyền và nghĩa vụ được chuyển từ công ty bị tách sang công ty đượctách, thời hạn thực hiện tách công ty

Sau khi xác lập tư cách pháp lý cho công ty được tách, công ty bị tách

và công ty được tách phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và cácnghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách phát sinh trước khi tách công ty, trừtrường hợp chủ nợ, ngời có quyền và lợi ích liên quan và công ty bị tách vàcông ty được tách có thoả thuận khác

4.3 Hợp nhất doanh nghiệp

Hợp nhất là biện pháp tổ chức lại được áp dụng cho tất cả các loại hìnhcông ty, theo đó hai hoặc một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị hợp nhất)hợp nhất thành một công ty mới (gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyểntoàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất,đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị hợp nhất

Để thực hiện việc hợp nhất, các công ty bị hợp nhất phải thiết lập mộthợp đồng gọi là hợp đồng hợp nhất Hợp đồng hợp nhất phải có các nội dung

Trang 9

chủ yếu: tên, địa chỉ trụ sở công ty bị hợp nhất và công ty hợp nhất; thủ tục vàđiều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điềukiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu củacông ty bị hợp nhất thành vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty hợp nhất;thời hạn thực hiện hợp đồng hợp nhất Các thành viên, cổ đông của công ty bịhợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất, thiết lập bộmáy tổ chức quản lý công ty và đăng ký kinh doanh cho công ty hợp nhất.Sau khi đăng ký kinh doanh cho công ty hợp nhất, các công ty bị hợp nhấtchấm dứt sự tồn tại, công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợppháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động

và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất

4.4 Sáp nhập doanh nghiệp

Sáp nhập là biện pháp tổ chức lại được áp dụng cho tất cả các loại hìnhcông ty, theo đó một hoặc một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị sápnhập) sáp nhập vào một công ty mới (gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cáchchuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợpnhất, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập

Để thực hiện việc sáp nhập, các công ty có liên quan (công ty bị sápnhập và công ty nhận sáp nhập) phải thiết lập một hợp đồng gọi là hợp đồngsáp nhập Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu: tên, địa chỉ trụ sởcông ty bị sáp nhập và công ty nhận sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập;phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tàisản; chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhậpthành vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thựchiện hợp đồng sáp nhập Các thành viên, cổ đông của các công ty có liên quanthông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và đăng ký kinhdoanh cho công ty nhận sáp nhập Sau khi đăng ký kinh doanh cho công tynhận sáp nhập, các công ty bị sáp nhập chấm dứt sự tồn tại, công ty nhận sápnhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các

Trang 10

khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản kháccủa các công ty bị sáp nhập.

4.5 Chuyển đổi doanh nghiệp

Chuyển đổi doanh nghiệp được hiểu là biện pháp tổ chức lại doanhnghiệp theo đó một doanh nghiệp loại hình này (doanh nghiệp được chuyểnđổi) chuyển thành một doanh nghiệp thuộc loại hình khác Theo Luật doanhnghiệp thì chuyển đổi doanh nghiệp chỉ được áp dụng cho công ty tráchnhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, theo đó công ty trách nhiệm hữu hạnchuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc ngược lại

Để thực hiên việc chuyển đổi công ty, Hội đồng thành viên hoặc Đạihội đồng cổ đông của công ty được chuyển đổi thông qua quyết định chuyểnđổi và Điều lệ công ty chuyển đổi Quyết định chuyển đổi phải có các nộidung: tên, trụ sở công ty được chuyển đổi và công ty chuyển đổi; thời hạn vàđiều kiện chuyển tài sản, phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty đượcchuyển đổi thành tài sản, phần vố góp, cổ phần, trái phiếu của công ty chuyểnđổi; phương án sử dụng lao động; thời hạn thực hiện chuyển đổi Công tychuyển đổi phải được đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cóthẩm quyền Sau khi đăng ký kinh doanh cho công ty chuyển đổi, công ty đ-ược chuyển đổi chấm dứt tồn tại Công ty chuyển đổi được hưởng các quyền

và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợpđồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty được chuyển đổi

5 Giải thể doanh nghiệp

Theo Luật doanh nghiệp, vấn đề giải thể doanh nghiêp tư nhân và công

ty được quy định chung Luật doanh nghiệp có quy định các trường hợp giảithể tự nguyện và các trường hợp giải thể bắt buộc, nhưng chỉ quy định mộtthủ tục để tiến hành giải thể cho dù là giải thể tự nguyện hay giải thể bắt buộc.Thủ tục giải thể doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp bao gồm các bước cơbản là: (1)Thông qua quyết định giải thể, (2)Gửi quyết định giải thể đến cơquan đăng ký kinh doanh, các chủ nợ, người có quyền và lợi ích liên quan và

Trang 11

đăng báo quyết định giải thể, (3)Tiến hành thanh lý tài sản, thanh toán cáckhoản nợ và thanh lý các hợp đồng, (4)Cơ quan đăng ký kinh doanh xoá têndoanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh

6 Quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp

Mục tiêu của Luật doanh nghiệp trong việc đưa ra những quy định vềquản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp là tạo điều kiện thuận lợi cho các nhàđầu tư trong việc thành lập doanh nghiệp; nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nư-

ớc bằng pháp luật đối với doanh nghiệp; góp phần ngăn ngừa khả năng một sốcán bộ, công chức lợi dụng quyền hạn được giao để sách nhiễu, gây phiền hàcho các nhà đầu tư và doanh nghiệp

II Những thành tựu đạt được

Trong hơn 3 năm thi hành Luật doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước từTrung ương đến địa phương, cộng đồng doanh nghiệp đã làm được nhiều việc

và thu được những kết quả nổi bật trong đổi mới phát triển kinh tế đất nước.Những kết quả quan trọng phải kể đến là:

1 Về phía các cơ quan Nhà nước,

Trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình, các cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền đã ban hành tương đối kịp thời và đầy đủ các văn bản hướng dẫnthi hành Để thi hành Luật doanh nghiệp, ngày 3 tháng 2 năm 2000, Thủtướng Chính phủ đã ký 3 văn bản quan trọng hướng dẫn thi hành Luật doanhnghiệp, đó là: Nghị định số 02/2000/NĐ - CP về đăng ký kinh doanh; Nghịđịnh số 03/2000/ NĐ - CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật doanhnghiệp; Quyết định 19/2000/QĐ -TTg về bãi bỏ 84 loại giấy phép trái với quyđịnh của Luật doanh nghiệp Ngày 2/3/2000, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã banhành Thông tư 03/2000/TT-BKH hướng dẫn về trình tự, thủ tục đăng ký kinhdoanh đối với các doanh nghiệp quy đinh tại Luật doanh nghiệp và hộ kinhdoanh cá thể, ban hành 25 biểu mẫu về kinh doanh và đăng ký thay đổi nộidung đăng ký kinh doanh áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước Như vậy,chỉ sau một tháng, kể từ khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực, Chính phủ đã ban

Trang 12

hành được các văn bản quan trọng nhất hướng dẫn thi hành Luật doanhnghiệp, đảm bảo thực thi những tư tưởng đổi mới chủ yếu của Luật về quyền

tự do kinh doanh theo pháp luật, đảm bảo việc đăng ký kinh doanh được tiếnhành thuận lợi Có thể nói, tuy có chậm hơn so với yêu cầu cuộc sống, songviệc hướng dẫn thi hành Luật doanh nghiệp đã được tiến hành khẩn trương,nghiêm túc và có nhiều tiến bộ hơn so với một số Luật khác Thủ tướng Chínhphủ đã quan tâm theo dõi và trực tiếp chỉ đạo việc triển khai thi hành Luậtdoanh nghiệp Ngày 22/5/2000 tại công văn số 34/CP-ĐMDN về việc thihành Luật doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, cơ quan cóliên quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương giải quyết một số vấn đề vướng mắc trong việc thực hiện Luậtdoanh nghiệp Trong quá trình thực hiện Luật doanh nghiệp, Chính phủ tiếptục xem xét, rà soát, bãi bỏ các loại giấy phép con trái với quy đinh của Luậtdoanh nghiệp NĐ 30/CP (có hiệu lực từ ngày 26/8/2000 ra đời, bãi bỏ 61giấy phép con, và chuyển một số giáy phép này thành điều kiện kinh doanh

2 Về tổ chức hoạt động của các loại hình doanh nghiệp

Luật doanh nghiệp ra đời là khâu đột phá trong đổi mới tư duy kinh tế,nhất là tư duy về quyền và nghĩa vụ của công dân, của cơ quan Nhà nước,thúc đẩy xây dựng và thực thi luật pháp theo nguyên tắc “công dân đượcquyền kinh doanh tất cả các ngành, nghề mà pháp luật không cấm”

Luật doanh nghiệp tạo ra một bước phát triển mới, thực sự cải cáchkhâu gia nhập thị trường; tức là tự do thành lập doanh nghiệp với các hìnhthức khác nhau (với thủ tục thành lập đơn giản ít tốn kém); tự do lựa chọn,thay đổi và bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh mới; tự do lựa chọn địa bànkinh doanh, và mở rộng kinh doanh sang địa bàn, vùng lãnh thổ mới, v.v…Những cản trở đối với các công việc nói trên về cơ bản đã được xoá bỏ Thờigian trung bình cần thiết để thành lập được doanh nghiệp trước năm 2000 là

90 ngày, thì nay rút xuống còn 7 ngày; nhiều nơi đã rút xuống còn 2 đến 4ngày, so với thời hạn 15 ngày theo luật định Tại thành phố Hồ Chí Minh đã

Trang 13

thử nghiệm đăng ký kinh doanh qua mạng, rút ngắn thời hạn đăng ký kinhdoanh xuống chỉ còn 1 giờ Chi phí trung bình bằng tiền để thành lập mộtdoanh nghiệp trước đây là hơn 10 triệu đồng (có trường hợp cá biệt là 380triệu đồng) thì nay giảm xuống còn 500 ngàn đồng

Thành tựu đạt được từ việc thực hiện Luật Doanh nghiệp còn thể hiện ởchỗ quyền tự do kinh doanh theo pháp luật của người dân được thể chế hoá vàđảm bảo tốt hơn; nhờ đó, mọi tổ chức, cá nhân muốn thành lập doanh nghiệpđều thành lập được doanh nghiệp một cách kịp thời và nhanh chóng Khảo sátthực tế cho thấy không ít người đã có ý định thành lập doanh nghiệp từ 2 - 3năm trước đây nhưng đã không làm được điều đó; bởi vì, họ không xin đượcgiấy phép thành lập, hoặc khi đã xin được giấy phép thành lập rồi thì lạikhông xin được các loại giấy phép kinh doanh khác Luật doanh nghiệp đã trởthành công cụ pháp lý bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp; là yếu tốgóp phần củng cố niềm tin của ngời dân vào công cuộc đổi mới Có thể nói,việc thực hiện Luật doanh nghiệp đã thổi một luồng sinh khí mới vào môi tr-ờng kinh doanh, khơi dậy và thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần kinh doanh, tinhthần tự do sáng tạo và tự chủ trong kinh doanh, làm cho cộng đồng doanhnghiệp tự tin hơn trong hoạt động đầu tư và kinh doanh; tăng thêm sự tin t-ưởng của nhân dân vào đường lối và chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước

Nhân dân nói chung và cộng đồng doanh nghiệp nói riêng đã ủng hộ, ưởng ứng và đón nhận “luồng sinh khí mới” một cách tích cực trên phạm vitoàn quốc Đa số các doanh nghiệp đã nhận thức được sự thay đổi và quyềnkinh doanh và nhanh chóng phát huy sáng kiến, tận dụng các cơ hội kinhdoanh, trên nguyên tắc được kinh doanh tất cả những gì mà pháp luật khôngcấm Rõ ràng, Luật doanh nghiệp là một trong các điển hình về “ý Đảng hợplòng dân”, nhanh chóng phát huy tác dụng trong thực tế cuộc sống Thực tếcho thấy: Số doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể mới thành lập tăng gấpnhiều lần so với những năm trước đây Ngay sau khi Luật doanh nghiệp cóhiệu lực, trong năm 2000, đã có hơn 14.417 doanh nghiệp mới đăng ký kinh

Trang 14

h-doanh, gấp khoảng 2,5 lần so với năm 1999 Số doanh nghiệp mới đăng kýkinh doanh ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều tăng nhiều

so với trước; có những tỉnh như Bắc Giang, Hà Giang, Hà tĩnh, Quảng Bình,Hưng Yên… riêng số doanh nghiệp đăng ký mới trong năm 2000 bằng hoặcgần bằng số doanh nghiệp đăng ký trong suốt 9 năm (1991-1999) Trong sốdoanh nghiệp mới đăng ký, có khoảng 88% số doanh nghiệp thành lập mới,9% số doanh nghiệp thành lập bằng chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể và sốcòn lại chuyển đổi từ hợp tác xã và các loại hình doanh nghiệp khác Tiếp đó,trong năm 2001 có 21.040 doanh nghiệp đăng ký thành lập, tăng gần 50% sovới năm 2000 Tính tổng số trong 2 năm 2000-2001 đã có 37.457 doanhnghiệp mới đăng ký (gần bằng tổng số doanh nghiệp đăng ký trong suốt 9năm 1991-1999) Ngoài ra, trong hai năm 2000-2001 còn có thêm gần300.000 hộ kinh doanh cá thể mới đăng ký kinh doanh Ba tháng đầu năm

2002, theo thống kê chưa đầy đủ đã có khoảng 4.200 doanh nghiệp mới đăng

ký kinh doanh

Trong 2 năm 2000-2001, các doanh nghiệp đã đăng ký mới và bổ sungtổng cộng gần 55.500 tỷ đồng vốn (khoảng gần 4 tỷ đô la Mỹ), không thấphơn số vốn đăng ký đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàitrong cùng thời kỳ Năm 2000 gần 20.000 tỷ đồng (trong đó, có 14.000 tỷđồng là vốn mới đăng ký và 6.000 tỷ đồng vốn mới đăng ký bổ sung), cao gấp

3 lần so với năm 1999 Năm 2001 là 35.500 tỷ đồng, trong đó vốn mới đăng

ký là 26.500 tỷ đồng, và số vốn đăng ký mới bổ sung là 9.000 tỷ đồng; tănghơn 1,78 lần so với năm 2000

Cơ cấu loại hình doanh nghiệp cũng có thay đổi quan trọng Trong sốdoanh nghiệp thành lập năm 2000 có: 6412 doanh nghiệp tư nhân (chiếm44%), 7304 công ty trách nhiệm hữu hạn (chiếm 51%), 726 công ty cổ phần

và 2 công ty hợp danh (trong những năm 1991-1999 Doanh nghiệp tư nhânchiếm khoảng 75% tổng số doanh nghiệp) Số công ty cổ phần mới thành lập

Trang 15

trong năm 2000 nhiều hơn số Công ty cổ phần được thành lập trong 9 nămtrước đó (không kể doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa).

Doanh nghiệp mở rộng thêm quy mô và địa bàn kinh doanh với nhiềuhình thức như mở thêm chi nhánh, văn phòng đại diện, đầu tư thêm vốn, sửdụng thêm lao động, v.v… cũng là hiện tượng mới rõ nét hơn nhiều so vớithời kỳ trước đó Nhờ môi trờng kinh doanh được cải thiện, nhất là không bịràng buộc, khống chế bất hợp lý của các loại giấy phép, một số doanh nghiệp

đã tận dụng hết năng lực sản xuất được xây dựng từ trước, hoặc đầu tư mởrộng thêm quy mô, địa bàn kinh doanh Riêng trong năm 2000, trong cả nước

có hơn 5000 chi nhánh, văn phòng đại diện được thành lập; có hơn 4000doanh nghiệp đăng ký bổ sung thêm vốn kinh doanh, khoảng hơn 8000 doanhnghiệp đăng ký bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh tập trung chủ yếu ở cácngành nghề đã bị bãi bỏ giấy phép Ví dụ, ở Hà Nội, số doanh nghiệp đăng ký

bổ sung ngành nghề kinh doanh trong các ngành, nghề bãi bỏ giấy phép tăng

từ 6,7% năm 1999 lên 65% năm 2000 Số lượng lớn doanh nghiệp hiện có mởthêm chi nhánh, văn phòng đại diện, bổ sung thêm vốn, ngành, nghề kinhdoanh trong năm 2000 cũng là hiện tượng chưa từng có trước đây ở nước ta

Xét về khía cạnh pháp lý, với những quy định mới trong Luật Doanhnghiệp, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trở nên ổn định và chắc chắnhơn; không còn bị giới hạn cả về nội dung và thời gian hạn hẹp và cứng nhắccủa giấy phép (ví dụ, trước đây có giấy phép quy định doanh nghiệp chỉ đượcđóng tàu có trọng tải không quá 200 tấn; nếu doanh nghiệp đóng tàu có trọngtải lơn hơn 200 tấn thì bị coi là kinh doanh trái phép; có giấy phép quy địnhthời hạn 3 tháng như giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy, chữa cháy;hay kinh doanh photocopy cứ 2 tháng lại phải gia hạn một lần) Do không còn

bị giới hạn phụ thuộc vào nội dung giấy phép, không phải đối mặt với nguy

cơ không gia hạn được giấy phép hoặc gia hạn không kịp thời, doanh nghiệp

đã được an toàn và yên tâm hơn trong đầu tư mở rộng kinh doanh Nhờ đó,việc thi hành Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành đã khích

Trang 16

lệ tinh thần kinh doanh, tạo điều kiện và thúc đẩy sự sáng tạo và linh hoạttrong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Theo điều tra của Phòng th-ương mại và Công nghiệp Việt nam thì việc bãi bỏ 84 loại giấy phép con theoQuyết định số 19/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã tiết kiệm trungbình cho mỗi doanh nghiệp hàng năm khoảng 4,5 triệu đồng và 21 ngày làmviệc đối với người điều hành doanh nghiệp (cá biệt có doanh nghiệp tiết kiệmđược 50 triệu đồng và 900 ngày công để đi xin phép) Như vậy, đối vớikhoảng 62 nghìn doanh nghiệp (bao gồm khoảng 45.000 Doanh nghiệp tưnhân, Công ty TNHH, Công ty cổ phần, 6000 doanh nghiệp Nhà nước, doanhnghiệp của Đảng, của tổ chức chính trị - xã hội, hơn 2000 doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài, và gần 9000 hợp tác xã) đang hoạt động (không kể hộkinh doanh cá thể), riêng về chi phí bằng tiền phải bỏ ra để xin phép (chưa kểchi phí đi lại, ăn ở, chi phí về thời gian) thì việc bãi bỏ 84 loại giấy phép đãgiảm được khoảng gần 280 tỷ đồng chi phí kinh doanh

3 Việc triển khai thực hiện Luật Doanh nghiệp đã góp phần bước đầu thúc đẩy chuyền biến tích cực về cơ cấu kinh tế

Số liệu điều tra 300 doanh nghiệp thành lập trong 6 tháng đầu năm

2000 ở 6 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho thấy khoảng 32% doanhnghiệp kinh doanh các ngành sản xuất, chế biến; 26% kinh doanh dịch vụ th-ương mại, 15% kinh doanh xây dựng và dịch vụ thương mại; 21% kinh doanhdịch vụ khác, số còn lại đăng ký kinh doanh tổng hợp Thực tế nói trên có haiđiểm đáng chú ý Một là, số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong lĩnh vựcsản xuất có xu hướng tăng lên Đó là dấu hiệu tích cực chứng tỏ người đầu tư

đã tin tưởng, yên tâm hơn về tính ổn định của môi trường kinh doanh ở nước

ta Hai là, số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh các dịch vụ khác ngoài dịch

vụ thương mại đã tăng thêm gấp nhiều lần so với trớc Điều đó chứng tỏ đã cónhiều loại dịch vụ mới xuất hiện trong nền kinh tế, loại hình dịch vụ kinhdoanh đã đa dạng hơn nhiều so với trước đây Ngành nghề kinh doanh đăng

ký và được thực hiện trên thực tế đa dạng và phong phú hơn nhiều Hàng loạt

Trang 17

ngành, nghề mới, các sản phẩm và dịch vụ mới xuất hiện (sản phẩm thủ công

mỹ nghệ xuất khẩu được làm từ rơm, rạ; đất vi sinh được chế biến từ xơ dừa,dịch vụ điều tra dân sự, dịch vụ tư vấn đòi nợ, v.v…) Bộ Kế hoạch và Đầu tưcùng Tổng cục Thống kê đã tổng kết thực tế đa dạng và ban hành Danh mụchơn 939 loại ngành, nghề kinh doanh trong nền kinh tế

4 Việc thực hiện Luật Doanh nghiệp đã góp phần tích cực tạo thêm việc làm cho người lao động

Theo báo cáo chưa đầy đủ của của các Sở Kế hoạch và Đầu tư, riêng cácdoanh nghiệp, các chi nhánh và văn phòng đại diện mới thành lập trong 2 nămqua đã tạo ra được khoảng từ 650.000 đến 750.000 chỗ làm việc mới cho ngư-

ời lao động Ngoài ra, một số lượng không nhỏ doanh nghiệp đã tăng thêmvốn đầu tư, mở rộng thêm quy mô kinh doanh, và do đó cũng đã thu hút thêmlao động mới Đó là chưa kể số việc làm mới được tạo ra bởi các hộ kinhdoanh cá thể trong cả nước Số công ăn việc làm mới được tạo ra nhờ tácđộng trực tiếp của Luật doanh nghiệp đã giải quyết công ăn việc làm chokhoảng gần 1/3 số lao động mới tăng thêm hàng năm trong nên kinh tế Thực

tế cho thấy các doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể

đã và đang là nguồn chủ yếu tạo ra chỗ làm việc mới cho người lao động; gópphần không nhỏ vào việc cải thiện mức sống, đồng thời giải quyết các vấn đềbức xúc về xã hội

II Những vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện luật doanh nghiệp

1 Về các loại hình doanh nghiệp

Luật doanh nghiệp đã góp phần vào việc mở rộng mô hình tổ chức kinhdoanh bằng việc quy định thêm mô hình công ty hợp danh và công ty tráchnhiệm hữu hạn một thành viên do một tổ chức làm chủ Đây là một tiến bộmới trong việc đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp, góp phần mở rộngquyền tự do kinh doanh của các nhà đầu tư

2 Về vấn đề thành lập doanh nghiệp

Trang 18

Thứ nhất, việc đăng ký kinh doanh đối với những ngành nghề kinh

doanh đòi hỏi phải có vốn pháp định

Trong hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tại khoản 4 điều13Luật doanh nghiệp có qui định: “đối với những doanh nghiệp kinh doanh cácngành nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định thì phải có thêm xác nhận về vốncủa cơ quan tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật”

Thứ hai, việc đăng ký kinh doanh đối với những ngành nghề kinh

doanh có điều kiện

Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp quy định: “Doanh nghiệp cóquyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh Đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì doanhnghiệp được quyền kinh doanh các ngành nghề đó kể từ ngày được cơ quanNhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh hoặc có đủ điều kiện kinhdoanh theo quy định”

Thứ ba, việc đăng ký kinh doanh với các ngành nghề mới.

Với sự sáng tạo không ngừng của con người, nhất là dưới áp lực củacạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, việc phát sinh các ngành nghề kinhdoanh mới là một lẽ tất nhiên

Thứ tư, những rắc rối mang tính “hậu đăng ký kinh doanh”

Để khai sinh được một doanh nghiệp, công việc không chỉ do cơ quanđăng ký kinh doanh thực hiện là xong Theo pháp luật hiện hành, sau khidoanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệpphải tiến hành việc đăng ký thuế với cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đóng trụ

sở chính và phải đợi cơ quan Công an cấp con dấu thì doanh nghiệp mới cóthể tiến hành giao dịch được

3 Về vấn đề tổ chức lại doanh nghiệp.

Thứ nhất, Luật doanh nghiệp quy định về sáp nhập, hợp nhất, chia, tách

công ty với phạm vi rất hạn hẹp Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữuhạn chỉ có thể được chia, tách thành các công ty cùng loại; cũng như vậy việc

Trang 19

hợp nhất hay sáp nhập công ty cũng chỉ có thể được thực hiện giữa các công

ty cùng loại với nhau

Thứ hai, Luật doanh nghiệp quy định chưa hợp lý về vấn đề chuyển đổi

hình thức pháp lý của công ty Chuyển đổi công ty là một trong những hìnhthức tổ chức lại công ty Đây là một vấn đề mới lần đầu tiên được đề cập tớitrong Luật doanh nghiệp Những quy định tổ chức lại doanh nghiệp trong đó

có chuyển đổi công ty đã đáp ứng được nhu cầu của các công ty, tạo điều kiệncho các công ty cải tổ, đổi mới lại cơ cấu tổ chức, loại bỏ các doanh nghiệpyếu kém, trì trệ, thua lỗ kéo dài nhằm cơ cấu lại nền kinh tế Tuy nhiên, đây làvấn đề mới và phức tạp nên Luật doanh nghiệp mới chỉ quy định về việcchuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần và ngược lại(Điều 109 Luật doanh nghiệp), chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn mộtthành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên

Việc quy định như trên đã phần nào hạn chế quyền tự do kinh doanhcủa chủ doanh nghiệp, giảm tính năng động của thị trường Với quy định này,nhu cầu tổ chức lại doanh nghiệp trong nhiều trường hợp sẽ không được đápứng cho dù doanh nghiệp hoàn toàn có thể giải quyết tốt quyền lợi của cácchủ nợ, cũng như của tập thể người lao động khi tiến hành tổ chức lại

4 Về vấn đề giải thể doanh nghiệp

Gỉải thể doanh nghiệp là một thủ tục mang tính chất hành chính, hậuquả của nó là chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp trên thực tế Giải thể trư-

ớc hết là quyền của doanh nghiệp Bên cạnh đó, Khoản 4 Điều 111 Luậtdoanh nghiệp còn quy định trường hợp giải thể bắt buộc, trường hợp này thìgiải thể là một nghĩa vụ Đó là khi doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh (khoản 4 điều 111 Luật doanh nghiệp) Đây là một điểmmới của Luật doanh nghiệp so với luật Công ty năm 1990 Luật Công ty chỉquy định về các trường hợp giải thể tự nguyện Quy đinh về trường hợp giảithể bắt buộc là cần thiết, thể hiện tính chất cưỡng chế của Nhà nước đối vớinhững doanh nghiệp có sự vi phạm luật dẫn đến bị thu hồi giấy chứng nhận

Trang 20

đăng ký kinh doanh (theo các trường hợp quy định tại khoản 3 điều 121 Luậtdoanh nghiệp) Có thể thấy rằng, có sự khác biệt rất rõ giữa giải thể tự nguyện

và giải thể bắt buộc; một trường hợp do doanh nghiệp quyết định còn một ờng hợp do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định bắt buộc doanhnghiệp phải giải thể vì kinh doanh vi phạm các quy định của pháp luật Tuynhiên, điều 112 Luật doanh nghiệp lại quy định một thủ tục giải thể chungcho tất cả các trường hợp giải thể doanh nghiệp cho dù bản chất của hai tr-ường hợp giải thể nói trên có sự khác nhau

trư-5 Về cơ chế thi hành Luật doanh nghiệp

Một là, sự chậm chễ trong việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành

Luật doanh nghiệp

Hai là, không ít văn bản pháp luật được ban hành trong thời gian gần

đây có nội dung không phù hợp, thậm chí trái với Luật doanh nghiệp

Ba là, việc nhận thức và tổ chức chỉ đạo thực hiện Luật trong không ít cơ

quan thuộc hệ thống cơ quan Nhà nước còn thụ động, chưa đầy đủ và kémnhiệt tình, thậm chí có nơi còn trì hoãn hoặc làm trái

Năm là, cơ chế hậu kiểm còn nhiều bất cập

Có thể khẳng định rằng một trong những nội dung đổi mới nhất củaLuật doanh nghiệp chính là việc thiết lập phơng thức quản lý mới đối với cácloại hình doanh nghiệp phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế thị trờng định hư-ớng xã hội chủ nghĩa thay thế cho phương thức quản lý Nhà nước vẫn cònmang nặng dáng dấp của cơ chế tiền đổi mới Luật doanh nghiệp chấp nhậnmột tư duy quản lý mới trong đó xác định rõ vai trò của Nhà nước là ngườithúc đẩy, hỗ trợ, hậu thuẫn doanh nghiệp phát triển chứ không phải là để caitrị, áp đặt ý chí cho doanh nghiệp Luật doanh nghiệp thể hiện tinh thần: trongquản lý Nhà nước, sự thuận tiện cho người dân và cho doanh nghiệp được coi

là trọng tâm ưu tiên chứ không phải là sự thuận tiện của cơ quan, cán bộ côngchức Nhà nước Với tinh thần ấy, Luật doanh nghiệp là nền tảng pháp lý quantrọng để cải thiện mối quan hệ giữa Nhà nước với doanh nghiệp vốn đã tồn tại

Trang 21

nhiều định kiến bất lợi cho doanh nghiệp Phương thức quản lý mới mà Luậtdoanh nghiệp thiết lập thể hiện ở hai nội dung quan trọng là công dân, doanhnghiệp được làm tất cả những gì pháp luật không cấm và áp dụng cơ chế hậukiểm đối với doanh nghiệp Tuy nhiên, để phương thức quản lý Nhà nướckiểu mới đi vào trong cuộc sống là chuyện không giản đơn Bởi lẽ, sự thayđổi ấy đi kèm với việc nảy sinh những vấn đề không dễ giải quyết như sau:+ Về vấn đề thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp.

Để đảm bảo được sự quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp, đảm bảocho doanh nghiệp vận hành theo đúng mục tiêu của Nhà nước, hoạt độngthanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp tất yếu phải được chú trọng Điều đólại càng đúng khi mà Nhà nước ta chuyển việc quản lý doanh nghiệp từ môhình tiền kiểm sang hậu kiểm Tuy nhiên, việc kiểm tra, thanh tra đối vớidoanh nghiệp thực sự có tính hai mặt Mặt tích cực của nó có thể dễ dàngnhận thấy Nhưng mặt hạn chế của nó không thể không tính đến đó là việcthanh tra, kiểm tra doanh nghiệp luôn luôn gắn liền với các chi phí về thờigian và tiền bạc cho cả ngân sách Nhà nước (chi phí cho hoạt động của đoànthanh tra, kiểm tra; chi phí cơ hội của doanh nghiệp phải mất đi khi dành thờigian hoặc tạm thời ngừng một số giao dịch phục vụ việc thanh tra, kiểm tracủa các đoàn thanh tra) đồng thời nó là một cơ hội tốt cho một số cán bộ thoáihoá, biến chất làm công tác thanh tra, kiểm tra sẽ làm đội giá thành sản phẩmhàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp dẫn tới sức cạnh tranh của doanh nghiệptrên thị trường trong nước và thế giới bị giảm sút đáng kể Vậy là, ngay trênsân nhà, doanh nghiệp Việt Nam đã không được tôn trọng và được đối xửbằng một luật chơi công bằng

Thay đổi phương thức quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm chắc chắnphải chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra Nhưng chú trọng như thế nào đểkhông buông lỏng quản lý Nhà nước mà vẫn không gây phiền nhiễu, lãng phícho doanh nghiệp

Trang 22

Có một thực tế là, mặc dù đã có Nghị định 61/1998/NĐ-CP ngày 15tháng 8 năm 1998 về thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp nhưng hiện naycông tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp vẫn gặp nhiều vướng mắc gây nhiềubất lợi cho doanh nghiệp Cụ thể là, tình trạng thanh tra, kiểm tra một cáchchồng chéo hoạt động của doanh nghiệp vẫn chưa chấm dứt Tình trạng hạchsách, gây phiền nhiễu đối với doanh nghiệp nhằm trục lợi riêng vẫn còn bịcông luận và giới doanh nghiệp liên tục lên tiếng Cho đến nay, về mặt chínhsách, pháp luật thanh tra, nhiều điểm vẫn chưa rõ ràng khiến cho doanhnghiệp luôn bị rơi vào thế bất lợi Chẳng hạn, thanh tra, kiểm tra có khác nhauhay không? Có bao nhiêu cơ quan có thẩm quyền vào thanh tra, kiểm tradoanh nghiệp? Sự thật là, ngay cả các chuyên gia pháp luật cũng không dễdàng gì khi trả lời câu hỏi này của doanh nghiệp Trong thực tế, do phân cấpquản lý Nhà nước theo ngành và theo lãnh thổ của nước ta chưa rõ ràng nên

có tới hàng chục cơ quan có quyền thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp Chẳnghan, Uỷ ban nhân dân cấp xã cũng có quyền thanh, kiểm tra doanh nghiệp Uỷban nhân dân cấp huyện cũng có quyền ấy, rồi Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, các

cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành như lao động, tài chính, thuế, môi ường… của tỉnh và của Trung ương cững có quyền ấy đó là chưa kể đếnthẩm quyền kiểm tra, giám sát của Viện kiểm sát và của cảnh sát kinh tế đốivới doanh nghiệp Sự chậm trễ trong việc giải bài toán phân cấp thẩm quyềnquản lý không chỉ làm giảm hiệu lực của bộ máy hành chính mà đang là mộtvật cản to lớn đối với tiển trình cải cách và phát triển kinh tế

tr-Trong Diễn đàn Doanh nghiệp lần thứ 17: “Hậu kiểm doanh nghiệp:quan điểm và giải pháp” do Phòng Thương mại và Công nhgiệp Việt Nam tổchức ngày 21 tháng 12 năm 2000, một thành viên của Tổ công tác thi hànhLuật doanh nghiệp cho biết, hiện tại có hơn 140 văn bản quy phạm ở nhiềutầm, cấp hiệu lực pháp lý khác nhau quy định về việc thanh tra, kiểm tradoanh nghiệp và có tới hơn 30 loại cơ quan có thẩm quyền thanh tra doanhnghiệp Nếu tính về số đầu mối cơ quan có thẩm quyền thành tra, kiểm tra

Trang 23

doanh nghiệp thì có thể khẳng định một nền kinh tế nhỏ như của Việt Nam

mà có tới khoảng một trăm cơ quan các cấp có quyền thanh tra, kiểm tra đểcan thiệp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Tại diễn đàn về cơ chế hậu kiểm do Phòng thương mại và công nghiệpViệt Nam phối hợp Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức ngày

21 tháng 12 năm 2000 bàn về cách hiểu và và hướng hoàn thiện mô hình hậukiểm đối với doanh nghiệp, đã cho thấy cho đến nay cách hiểu về cơ chế hậukiểm, mô hình hậu kiểm vẫn còn nhiều điểm chưa thống nhất Chẳng hạn,trong cơ chế hậu kiểm vai trò của các thành tố như công chúng, chủ nợ, ngườitiêu dùng, Nhà nước … cần phải được xác lập như thế nào? Làm thế nào đểchủ nợ, người tiêu dùng, các cổ đông (của công ty cổ phần) có thể thực thiđược quyền kiểm tra, giám sát của mình, họ có thể được kiểm tra, giám sátbằng các phương tiện nào, mức độ đến đâu? Làm sao để các doanh nghiệp,những người điều hành doanh nghiệp không lẩn tránh được sự kiểm tra, giámsát? Loại doanh nghiệp nào nên được kỉểm toán rồi việc các cơ quan Nhà nư-

ớc nên thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp ra sao? Đây quả thực là những vấn đềchưa dễ trả lời Trong thực tế, do không chú trọng việc kiểm tra các thông tin

do doanh nghiệp tự kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh, nhiều doanhnghiệp đã được cấp giấy chứng nhận dăng ký kinh doanh dựa trên vốn ảo đểphô trương thanh thế của mình trong hoạt đông kinh doanh Không ít doanhnghiệp “ma” cũng đã đợc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Trườnghợp công ty Cổ phần Hai Lam được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ ChíMinh Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 410300012 là một ví dụđiển hình Theo hồ sơ đăng ký kinh doanh, trụ sở của công ty này là số 22 đư-ờng 2 phường 4 quận 4thành phố Hồ Chí Minh, ngành nghề kinh doanh làxây dựng, thương mại và dịch vụ thương mại, may công nghiệp với số vốnđiều lệ là 2 tỷ đồng Nhưng trên thực tế, công ty trên là một công ty “ma”.+ Khó khăn trong xử lý một số vi phạm của doanh nghiệp

Trang 24

Thực tế cho thấy đã phát hiện ra một số vi phạm ở mức độ nhỏ, nhưngkhá phổ biến Các vi phạm đó bao gồm: không treo biển hiệu, viết tên và biểnhiệu không đúng quy định; không đăng báo như quy định; không hiệu đính lạinội dung đăng ký kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh;không gửi báo cáo tài chính hàng năm theo quy định đến cơ quan đăng kýkinh doanh và cơ quan thuế… Ngoài ra còn có một số vi phạm tương đốinghiêm trọng như hiện tượng khai khống vốn điều lệ khi đăng ký kinh doanh,người bị cấm thành lập doanh nghiệp đứng ra thành lập doanh nghiệp, thuêđứng tên thành lập, giả mạo hồ sơ kinh doanh, một số ít người đăng ký kinhdoanh nhằm mua bán hoá đơn tài chính trục lợi, góp phần gây thêm thất thucho ngân sách Nhà nước qua việc lạm dụng cơ chế hoàn thuế.

Bên cạnh đó cũng chưa có được những biện pháp để xử lý đối với vi phạmcủa cơ quan đăng ký kinh doanh như yêu cầu người thành lập doanh nghiệpnộp thêm một số giấy tờ khác ngoài luật định, từ chối cấp giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh cho người có đủ điều kiện, cung cấp thông tin sai sự thật

về nội dung đăng ký kinh doanh…

Tuy nhiên cho đến nay, Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực đắng ký kinh doanh chưa được ban hành, dẫn đếnviệc chưa có quy định về cơ quan có thẩm quyền, mức độ, hình thức và trình

tự xử lý các vi phạm kể trên Việc kéo dài tình trạng không xử lý được các viphạm nói trên có thể dẫn đến thái độ coi thường pháp luật; vi phạm nhỏkhông được xử lý kịp thời có thể dẫn đến vi phạm lớn hơn

Sáu là, Sự trở lại của các giấy phép con Tại Việt Nam, nhiều giấy phép

kinh doanh là con đẻ của cơ chế xin – cho thời bao cấp, là sản phẩm của việctuỳ tiện, lạm dụng trong việc sử dụng giấy phép là một công cụ quản lý.Nhiều Bộ, ngành, địa phương ban hành giấy phép một cách thiếu căn cứ,thậm chí tuỳ tiện, chứ không phải xuất phát từ nhu cầu quản lý Nhà nước đốivới doanh nghiệp Sự thiếu căn cứ, tuỳ tiện thể hiện rõ nhất ở điểm khi Tổcông tác thi hành luật doanh nghiệp làm việc với một số ngành, địa phương về

Ngày đăng: 07/04/2013, 13:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w