Tăng cường các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong đầu tư kinh doanh.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về tổ chức lại doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp (Trang 45 - 49)

II. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng luật Doanh nghiệp

4. Tăng cường các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong đầu tư kinh doanh.

4. Tăng cường các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong đầu tư kinh doanh. kinh doanh.

Để hoạt động đẩu tư sản xuất, kinh doanh đạt được hiệu quả, nhà đầu tư cần nắm bắt được những thông tin cần thiết. Nhà nước cần sớm xác định và công bố chiến lược phát triển quy hoạch kinh tế để các doanh nghiệp được biết nhằm tăng cơ hội tiếp cận thị trường của doanh nghiệp. Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi hơn để doanh nghiệp được hưởng những chính sách ưu đãi và những dịch vụ công của Nhà nước.

Kết luận

Quyền tự do kinh doanh của công dân là một trong những quyền hiến định cơ bản. Do vậy, Nhà nước không chỉ có nghĩa vụ tôn trọng mà còn phải tạo cơ chế đảm bảo để mọi công dân được thực hiện quyền này một cách đầy đủ. Sự ra đời của Luật doanh nghiệp như một đòi hỏi tất yếu của cuộc sống nói chung và nền kinh tế nói riêng đã đáp ứng mong mỏi của người dân nói chung và cộng đồng các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài nói riêng. Sự ra đời của Luật doanh nghiệp cũng gây ra sự quan tâm chưa từng có của giới thương nhân và của cả cán bộ, công chức Nhà nước. Điều đó là dễ hiểu vì một mặt, Luật này coi trọng quyền lợi của các nhà đầu tư, mặt khác lại có thể hạn chế quyền và lợi ích của một số cơ quan, cán bộ, công chức Nhà nước, điều đó giải thích tại sao việc thi hành Luật doanh nghiệp trên thực tế đã và đang là một quá trình không ít khó khăn, trở ngại. Những vật cản trong đó có có những vật cản có tính chất pháp lý có thể sẽ được tiếp tục tung ra trên con đường mà Luật doanh nghiệp đang đi. Cho nên, để đưa các quy định của Luật doanh nghiệp vào thực tiễn cuộc sống không hề đơn giản, nó đòi hỏi không chỉ phải có hệ thống các quy định rõ ràng, minh bạch mà còn cần xây dựng một cơ chế thi hành đồng bộ, thống nhất. Chính vì vậy, việc nghiên cứu những điểm mới của Luật doanh nghiệp nói chung và nghiên cứu thực tiễn thi hành những quy định đó trong thực tế nói riêng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra những giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện Luật doanh nghiệp cũng như một cơ chế đảm bảo thi hành, điều này không chỉ mang ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn rất to lớn.

Mặc dù mới có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2000, thời gian đó đến nay chưa đủ để có thể có những kết luận chính thức, đầy đủ về tác dụng của Luật doanh nghiệp trong cuộc sống. Hy vọng rằng pháp luật về doanh nghiệp sẽ ngày càng được hoàn thiện và phát huy vai trò tích cực của nó trong việc tạo điều kiện và đẩy mạnh hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiệp nói chung và của các công ty nói riêng và thực sự là một công cụ để Nhà nước

giúp đỡ doanh nghiệp, mang đến cho doanh nghiệp không chỉ là “cái cần câu” mà cả “ao cá” và “mồi câu” nữa. Đó sẽ là một con đường không hề bằng phẳng mà sẽ đòi hỏi sự nỗ lực từ nhiều phía, cả doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước và ngay cả mỗi người dân chúng ta. Chúng ta hoàn toàn có thể tin rằng Luật doanh nghiệp sẽ là một trong những cột mốc đánh dấu sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam nói chung và pháp luật kinh tế Việt Nam nói riêng.

Tài liệu tham khảo

Văn bản pháp luật

Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 1992; Luật Doanh nghiệp tư nhân ngày 21/12/1990;

Luật Công ty ngày 21/12/1990;

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật công ty ngày 22/6/1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Doanh nghiệp tư nhân

ngày 22/6/1994;

Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12/1/1996;

Luật khuyến khích đầu tư trong nước ngày 20/5/1998 (sửa đổi); Luật doanh nghiệp ngày 12/6/1999;

Các Nghị định, thông tư liên quan;

Tài liệu khác

Giáo trình luật kinh tế – Trường đại học luật Hà Nội;

Một số vấn đề về công ty và pháp luật về công ty ở Việt Nam hiện nay – Nguyễn Thị Thu Vân;

Báo cáo tổng kết diễn đàn “Luật doanh nghiệp sau hai năm thực hiện – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;

Báo cáo tình hình một năm thi hành Luật doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Báo cáo đánh giá hai năm thi hành Luật doanh nghiệp – Tổ công tác thi hành Luật doanh nghiệp;

Tình hình thực hiện Luật doanh nghiệp: Kết quả và vấn đề – Viện trưởng viện nghiên cứu QLKTTƯ Lê Đăng Doanh;

Báo cáo ba năm thi hành luật doanh nghiệp – Tổ công tác thi hành Luật doanh nghiệp;

Một số báo và tạp chí có liên quan;

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về tổ chức lại doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w