1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số vấn đề pháp lý về tổ chức lại doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp

40 455 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 47,44 KB

Nội dung

Với tính thời sự và tầm quan trọng của công cuộc đổi mới kinh tế mà Đảng và Nhà nớc ta đề ra và quan tâm thực hiện, những quy định trong Luật công ty và Luật Doanh nghiệp t nhân ban hành

Trang 1

Lời nói đầu

Luật doanh nghiệp đợc Quốc hội thông qua ngày 12 tháng 6 năm 1999

và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2000, là cơ sở pháp lý quan trọng nhấtcho việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của các loại hình doanhnghiệp nh Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh

và Doanh nghiệp t nhân Sau khi Luật doanh nghiệp ra đời, Chính phủ, các Bộ,ngành có liên quan đã ban hành nhiều văn bản hớng dẫn thi hành… Cùng vớiLuật doanh nghiệp Nhà nớc, Luật hợp tác xã, Luật Đầu t nớc ngoài tại ViệtNam, Luật Khuyến khích đầu t trong nớc , Luật Doanh nghiệp đợc ban hành

đã đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình hoàn thiện pháp luật về địa vịpháp lý của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tại Việt Nam, phục vụ cho nềncông nghiệp hoá, hiện đại hóa nớc nhà

Tuy nhiên sau hơn bốn năm thi hành, Luật doanh nghiệp cũng đã bộc lộnhững hạn chế nhất định; nhiều quy định tỏ ra bất hợp lý, cần phải có nhữngsửa đổi, bổ sung kịp thời; nhiều vấn đề phát sinh cần đợc nghiên cứu, lý giải

để để góp phần xây dựng cơ chế thi hành Luật doanh nghiệp có hiệu quả trong

đời sống xã hội Nói cách khác là sau một thời gian phát huy hiệu lực, bêncạnh những thành tựu rất đáng ghi nhận, thì cũng dần xuất hiện không ítnhững vấn đề khó khăn cần phải đợc giải quyết, cả về lý luận cũng nh cơ chếthi hành Việc nghiên cứu vấn đề pháp lý về tổ chức lại doanh nghiệp theo luậtdoanh nghiệp trở nên hết sức cấp thiết, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay,khi chúng ta đang cố gắng để hội nhập với nền kinh tế thế giới Vì lý do đó,

tôi đã chọn đề tài “Một số vấn đề pháp lý về tổ chức lại doanh nghiệp theo

Luật doanh nghiệp ”.

Do trình độ và thời gian còn nhiều hạn chế, cũng nh phạm vi rộng vàtính phức tạp của đề tài, tiểu luận không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mongnhận đợc sự giúp đỡ và ý kiến đóng góp từ các thầy cô giáo để bài viết đợchoàn thiện hơn

Chơng I Khái quát chung về Luật doanh nghiệp

I Sự ra đời luật doanh nghiệp

Luật công ty và Luật doanh nghiệp t nhân ra đời vào giai đoạn đầu của thời

kỳ đổi mới (đợc Quốc hội thông qua ngày 21/12/1990) đã thể hiện bớc đột

Trang 2

phá, đánh dấu sự thay đổi trong t duy kinh tế của Đảng và Nhà nớc, tạo cơ sởchính trị, pháp lý cho sự phát triển khu vực kinh tế t nhân ở nớc ta

Với tính thời sự và tầm quan trọng của công cuộc đổi mới kinh tế mà Đảng

và Nhà nớc ta đề ra và quan tâm thực hiện, những quy định trong Luật công ty

và Luật Doanh nghiệp t nhân ban hành trớc đây tỏ ra không còn thích hợp vớinội dung tơng ứng của một số Luật khác có liên quan, đặc biệt là Luật khuyếnkhích đầu t trong nớc, Bộ luật dân sự, Luật thơng mại…

Ngoài ra, cũng phải kể đến trình độ phát triển về kinh tế xã hội ở nớc tahiện nay đã đạt đợc mức cao hơn đáng kể so với 10 năm trớc đây Chính sựphát triển đó đã tạo ra lý do chủ yếu thúc đẩy việc ban hành Luật doanhnghiệp trên cơ sở hợp nhất Luật công ty và Luật doanh nghiệp t nhân LuậtDoanh nghiệp có phạm vi điều chỉnh mở rộng hơn, nội dung đầy đủ bao quáthơn, phù hợp hơn với yêu cầu quản lý Nhà nớc và yêu cầu đa dạng hoá hìnhthức kinh doanh, thúc đẩy, huy động nội lực phát triển kinh tế trong giai đoạnmới

Luật doanh nghiệp đã đợc xây dựng trên cơ sở bám sát các t tởng chỉ đạosau đây:

Một là, Quán triệt đầy đủ t tởng, nội dung, tinh thần của Nghị quyết hội

nghị BCH TW Đảng lần thứ 4 khóa VIII về tiếp tục hoàn thiện môi trờng kinhdoanh theo pháp luật

Hai là, Hiến pháp năm 1992, các Bộ Luật, Luật đã ban hành liên quan đến

hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp

Ba là, Nội dung luật doanh nghiệp trớc hết phải xuất phát từ thực tiễn, từ

yêu cầu cuộc sống đang đòi hỏi, giải quyết những vớng mắc của đời sống kinh

tế đồng thời tạo ra động lực mới thúc đẩy mạnh mẽ sức mạnh nội lực

Bốn là, Kế thừa những kinh nghiệm quý báu đúc kết đợc trong quá trình

thực hiện Luật công ty và Luật doanh nghiệp t nhân, cũng nh học tập thamkhảo kinh nghiệm của các nớc để xây dựng Luật doanh nghiệp hiện đại gópphần thích nghi và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế nớc ta vào kinh tế khuvực và thế giới

Trên tinh thần đó, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá X ngày 12/6/1999, Luậtdoanh nghiệp đã đợc thông qua, đánh dấu một bớc tiến mới, quan trọng trongquá trình hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo môi trờng kinh doanh thuận lợi,thông thoáng hơn để thúc đẩy, khuyến khích các nhà đầu t phát triển các hoạt

động sản xuất kinh doanh trong nớc, nhằm “góp phần phát huy nội lực phục

vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nớc, đẩy mạnh công cuộc đổi

Trang 3

mới kinh tế, bảo đảm quyền tự do, bình đẳng trớc pháp luật trong kinh doanhcủa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo hộ quyền và lợi íchhợp pháp của nhà đầu t; tăng cờng hiệu lực quản lý Nhà nớc đối với các hoạt

động kinh doanh”

II Những nội dung cơ bản của Luật doanh nghiệp

1 Phạm vi điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp

Thay thế Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp t nhân, Luật Doanhnghiệp quy định việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của các loại hìnhcông ty và doanh nghiệp t nhân Các doanh nghiệp Nhà nớc sau khi đợc cổphần hoá, kể cả trờng hợp Nhà nớc có cổ phần chi phối tại doanh nghiệp;doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội sau khi chuyển

đổi thành công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn cũng thuộc phạm

vi điều chỉnh của Luật doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000của Chính phủ hớng dẫn thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp thìnhững loại hình doanh nghiệp sau đây thuộc phạm vi điều chỉnh của Luậtdoanh nghiệp và các văn bản hớng dẫn thi hành:

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh vàdoanh nghiệp t nhân đợc thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp;

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp t nhân

đã thành lập theo quy định của Luật công ty và Luật doanh nghiệp t nhân ngày

21 tháng 12 năm 1990 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật doanhnghiệp t nhân, Luật sửa đổi một số điều của Luật công ty ngày 22 tháng 6 năm1994;

+ Công ty cổ phần đợc thành lập từ việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhànớc;

+ Công ty cổ phần đợc cổ phần hoá doanh nghiệp của Đảng, doanhnghiệp của tổ chức chính trị – xã hội;

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn đợc thành lập từ việc chuyển đổi doanhnghiệp Nhà nớc;

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn đợc thành lập từ việc chuyển đổi doanhnghiệp của Đảng, doanh nghiệp của tổ chức chính trị – xã hội

Luật doanh nghiệp, cụ thể là các quy định về công ty trách nhiệm hữuhạn một chủ sở hữu là cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp thuộc các tổ chứcchính trị – xã hội đăng ký và hoạt động Nh vậy, Luật doanh nghiệp điềuchỉnh phần lớn các loại hình doanh nghiệp thành lập và hoạt động tại Việt

Trang 4

Nam (trừ Hợp tác xã, Doanh nghiệp Nhà nớc, và Doanh nghiệp có vốn đầu tnớc ngoài hoạt động theo Luật Đầu t nớc ngoài tại Việt nam)

2 Đối tợng đợc quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp và góp vốn vào doanh nghiệp

Theo quy định của Luật doanh nghiệp, đối tợng đợc quyền thành lập,góp vốn và quản lý doanh nghiệp đợc mở rộng hơn so với Luật công ty vàLuật doanh nghiệp t nhân Trong Luật doanh nghiệp vấn đề ngời đợc quyềngóp vốn, thành lập và quản lý doanh nghiệp đợc quy định theo phơng pháploại trừ, theo đó mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập, quản lý và gópvốn vào doanh nghiệp, trừ trờng hợp bị cấm đợc liệt kê trong Luật (điều 9,

điều 10) Cách tiếp cận này của Luật doanh nghiệp tạo lập đợc các công cụpháp lý để tập trung huy động vốn kinh doanh Để huy động mọi nguồn lựccho phát triển kinh tế, Luật doanh nghiệp mở rộng tối đa phạm vi các chủ thể

có nguồn lực đợc đóng góp vào hoạt động kinh doanh

3 Thủ tục thành lập doanh nghiệp

So với Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp t nhân, Luật Doanh nghiệp

đã có bớc tiến quan trọng trong các quy định về thủ tục thành lập doanhnghiệp Luật doanh nghiệp xoá bỏ thủ tục “xin – cho” trong thành lập doanhnghiệp

Nhằm khắc phục những hạn chế của Luật công ty và Luật doanh nghiệp

t nhân và thực hiện chủ trơng cải cách thủ tục hành chính trong việc thành lậpdoanh nghiệp, Luật doanh nghiệp đã hoàn thiện những quy định về thành lập

và đăng ký kinh doanh theo hớng đơn giản hóa thủ tục hành chính và hồ sơ, đềcao trách nhiệm của ngời đăng ký kinh doanh trong việc bảo đảm tính chínhxác, trung thực So với Luật công ty và Luật doanh nghiệp t nhân, các quy

định về thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh của Luật doanh nghiệp đã cónhững đổi mới cơ bản nh: xoá bỏ chế độ xin phép thành lập, chỉ thực hiện việc

đăng ký kinh doanh; coi việc thành lập doanh nghiệp là quyền tự do kinhdoanh, đợc pháp luật bảo đảm, góp phần xoá bỏ cơ chế “xin-cho” đang tồn tạikhá phổ biến trong đời sống kinh tế-xã hội nớc ta Đây chính là một bớc tiếnmới trong việc thực hiện nguyên tắc tự do kinh doanh của Luật doanh nghiệp

Luật doanh nghiệp quán triệt t tởng “thành lập doanh nghiệp và đăng kýkinh doanh theo quy định của pháp luật là quyền của công dân và tổ chức đợcNhà nớc bảo hộ” đã quy định giản đơn về hồ sơ đăng ký kinh doanh Ngoạitrừ việc thành lập doanh nghiệp kinh doanh một số ngành nghề kinh doanhphải có vốn pháp định và chứng chỉ hành nghề, hồ sơ đăng ký kinh doanh chỉ

Trang 5

bao gồm: (i) Đơn đăng ký kinh doanh; (ii) Điều lệ đối với công ty; (iii) Danhsách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, danh sách thành viênhợp danh đối với công ty hợp danh, danh sách cổ đông cổ đông sáng lập đốivới công ty cổ phần.

Bên cạnh việc đơn giản hoá thủ tục thành lập doanh nghiệp, Luật doanhnghiệp còn bãi bỏ quy định về vốn pháp định đối với doanh nghiệp ở hầu hếtcác ngành nghề Với mục đích phát huy nội lực, huy động tối đa nguồn lựctrong dân chúng, Luật doanh nghiệp không quy định vốn pháp định là một

điều kiện để thành lập doanh nghiệp, trừ các doanh nghiệp kinh doanh ở một

số ngành nghề đợc quy định trong các luật chuyên ngành Nh vậy, theo LuậtDoanh nghiệp thì chỉ có một số ngành nghề nhất định mới đòi hỏi có xác nhậnvốn pháp định (nh kinh doanh vàng, bảo hiểm, tín dụng…)

Ngoài ra Luật doanh nghiệp cũng không yêu cầu nhà đầu t phải xuấttrình phơng án kinh doanh và những xác nhận khác về nhân thân của chủ đầu

t nh giấy chứng nhận sức khoẻ, hộ khẩu thờng trú khi đăng ký kinh doanhthành lập doanh nghiệp mà chỉ kê khai các thông tin này theo mẫu quy định

Tóm lại, Luật doanh nghiệp đã thực hiện một cuộc cải cách thủ tụchành chính trong việc thành lập doanh nghiệp theo hớng gộp việc xin phépthành lập và đăng ký kinh doanh thành một, đồng thời chỉ giữ lại những thủtục, hồ sơ thực sự cần thiết trên cơ sở yêu cầu nâng cao hiệu lực quản lý Nhànớc Những cải cách đó sẽ giảm bớt đợc chi phí về thời gian, công sức và tiềnbạc cho việc thành lập doanh nghiệp, đồng thời cũng giúp cho doanh nghiệp

có đợc sự chủ động trong hoạt động Những cải cách đó cũng sẽ tháo bỏ đợcmột cản trở đã tồn tại nhiều năm qua đối với việc thành lập doanh nghiệp, làmcho việc thành lập doanh nghiệp để kinh doanh trở nên hấp dẫn hơn đối vớidân chúng và doanh nghiệp, qua đó giúp cho xã hội huy động đợc nguồn vốn

đa vào phát triển kinh doanh, làm tăng sức cạnh tranh của thị trờng để làm cho

nền kinh tế phát triển hiệu quả hơn

4 Các biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp

Đây là một nội dung hoàn toàn mới của Luật Doanh nghiệp so với Luậtcông ty và Luật doanh nghiệp t nhân Mục đích và ý nghĩa của Luật doanhnghiệp khi quy định về các biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp là nhằm tạo

điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu t trong tổ chức vận hành hoạt động kinhdoanh Bởi vì có thể cũng là một loại hình kinh doanh, nhng tại giai đoạn nàythì phù hợp , nhng sang giai đoạn khác lại không phù hợp nữa Việc quy địnhcác biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp đã tạo ra cơ hội cho các nhà đầu t có

Trang 6

thể thay đổi hình thức kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển kinh tế Hơnnữa, việc đa ra một khung pháp lý để tổ chức lại doanh nghiệp nhằm giúpdoanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, bảo vệ đợc lợi ích của các bên liên quan

4.1.Chia doanh nghiệp

Chia doanh nghiệp là biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp đợc áp dụngcho công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, theo đó công ty tráchnhiệm hữu hạn, công ty cổ phần đợc chia thành một số công ty mới cùng loại.Viêc chia công ty do Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội

đồng cổ đông của công ty quyết định Quyết định chia công ty phải có các nộidung chủ yếu: tên, trụ sở công ty hiện có, số lợng công ty sẽ thành lập;nguyên tắc và thủ tục chia tài sản công ty; phơng án sử dụng lao động, thờihạn và thủ tục chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bịchia sang công ty mới thành lập; nguyên tắc giải quyết các nghĩa vụ của công

ty bị chia, thời hạn chia công ty

Sau khi xác lập t cách pháp lý cho các công ty mới (đăng ký kinhdoanh), công ty bị chia chấm dứt sự tồn tại Các công ty mới thành lập phảicùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ cha thanh toán và các nghĩa

vụ tài sản khác của công ty bị chia, trừ trờng hợp chủ nợ và các công ty mớithành lập có thoả thuận khác

4.2.Tách doanh nghiệp

Tách doanh nghiệp là biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp đợc áp dụngcho công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, theo đó một phần tàisản, quyền và nghĩa vụ của công ty hiện có (công ty bị tách) đợc tách ra đểthành lập một hoặc một số công ty mới cùng loại (công ty đợc tách) mà khôngchấm dứt sự tồn tại của công ty bị tách Việc tách công ty do Hội đồng thànhviên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty quyết định.Quyết định tách công ty phải có các nội dung chủ yếu : tên, trụ sở công ty bịtách, số lợng công ty đợc tách; phơng án sử dụng lao động; giá trị tài sản, các

Trang 7

quyền và nghĩa vụ đợc chuyển từ công ty bị tách sang công ty đợc tách, thờihạn thực hiện tách công ty

Sau khi xác lập t cách pháp lý cho công ty đợc tách, công ty bị tách vàcông ty đợc tách phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa

vụ tài sản khác của công ty bị tách phát sinh trớc khi tách công ty, trừ trờnghợp chủ nợ, ngời có quyền và lợi ích liên quan và công ty bị tách và công ty đ-

ợc tách có thoả thuận khác

4.3 Hợp nhất doanh nghiệp

Hợp nhất là biện pháp tổ chức lại đợc áp dụng cho tất cả các loại hìnhcông ty, theo đó hai hoặc một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị hợp nhất)hợp nhất thành một công ty mới (gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyểntoàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất,

đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị hợp nhất

Để thực hiện việc hợp nhất, các công ty bị hợp nhất phải thiết lập mộthợp đồng gọi là hợp đồng hợp nhất Hợp đồng hợp nhất phải có các nội dungchủ yếu: tên, địa chỉ trụ sở công ty bị hợp nhất và công ty hợp nhất; thủ tục và

điều kiện hợp nhất; phơng án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiệnchuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty

bị hợp nhất thành vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty hợp nhất; thời hạnthực hiện hợp đồng hợp nhất Các thành viên, cổ đông của công ty bị hợp nhấtthông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất, thiết lập bộ máy tổchức quản lý công ty và đăng ký kinh doanh cho công ty hợp nhất Sau khi

đăng ký kinh doanh cho công ty hợp nhất, các công ty bị hợp nhất chấm dứt

sự tồn tại, công ty hợp nhất đợc hởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịutrách nhiệm về các khoản nợ cha thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa

vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất

4.4 Sáp nhập doanh nghiệp

Sáp nhập là biện pháp tổ chức lại đợc áp dụng cho tất cả các loại hìnhcông ty, theo đó một hoặc một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị sápnhập) sáp nhập vào một công ty mới (gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cáchchuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợpnhất, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập

Để thực hiện việc sáp nhập, các công ty có liên quan (công ty bị sápnhập và công ty nhận sáp nhập) phải thiết lập một hợp đồng gọi là hợp đồngsáp nhập Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu: tên, địa chỉ trụ sởcông ty bị sáp nhập và công ty nhận sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập;

Trang 8

phơng án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản;chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thànhvốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiệnhợp đồng sáp nhập Các thành viên, cổ đông của các công ty có liên quanthông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và đăng ký kinhdoanh cho công ty nhận sáp nhập Sau khi đăng ký kinh doanh cho công tynhận sáp nhập, các công ty bị sáp nhập chấm dứt sự tồn tại, công ty nhận sápnhập đợc hởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản

nợ cha thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của cáccông ty bị sáp nhập

4.5 Chuyển đổi doanh nghiệp

Chuyển đổi doanh nghiệp đợc hiểu là biện pháp tổ chức lại doanhnghiệp theo đó một doanh nghiệp loại hình này (doanh nghiệp đợc chuyển

đổi) chuyển thành một doanh nghiệp thuộc loại hình khác Theo Luật doanhnghiệp thì chuyển đổi doanh nghiệp chỉ đợc áp dụng cho công ty trách nhiệmhữu hạn và công ty cổ phần, theo đó công ty trách nhiệm hữu hạn chuyển đổithành công ty cổ phần hoặc ngợc lại

Để thực hiên việc chuyển đổi công ty, Hội đồng thành viên hoặc Đạihội đồng cổ đông của công ty đợc chuyển đổi thông qua quyết định chuyển

đổi và Điều lệ công ty chuyển đổi Quyết định chuyển đổi phải có các nộidung: tên, trụ sở công ty đợc chuyển đổi và công ty chuyển đổi; thời hạn và

điều kiện chuyển tài sản, phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty đợcchuyển đổi thành tài sản, phần vố góp, cổ phần, trái phiếu của công ty chuyển

đổi; phơng án sử dụng lao động; thời hạn thực hiện chuyển đổi Công tychuyển đổi phải đợc đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cóthẩm quyền Sau khi đăng ký kinh doanh cho công ty chuyển đổi, công ty đợcchuyển đổi chấm dứt tồn tại Công ty chuyển đổi đợc hởng các quyền và lợiích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ cha thanh toán, hợp đồng lao

động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty đợc chuyển đổi

5 Giải thể doanh nghiệp

Theo Luật doanh nghiệp, vấn đề giải thể doanh nghiêp t nhân và công

ty đợc quy định chung Luật doanh nghiệp có quy định các trờng hợp giải thể

tự nguyện và các trờng hợp giải thể bắt buộc, nhng chỉ quy định một thủ tục

để tiến hành giải thể cho dù là giải thể tự nguyện hay giải thể bắt buộc Thủtục giải thể doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp bao gồm các bớc cơ bản là:(1)Thông qua quyết định giải thể, (2)Gửi quyết định giải thể đến cơ quan đăng

Trang 9

ký kinh doanh, các chủ nợ, ngời có quyền và lợi ích liên quan và đăng báoquyết định giải thể, (3)Tiến hành thanh lý tài sản, thanh toán các khoản nợ vàthanh lý các hợp đồng, (4)Cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệptrong sổ đăng ký kinh doanh

6 Quản lý Nhà nớc đối với doanh nghiệp

Mục tiêu của Luật doanh nghiệp trong việc đa ra những quy định vềquản lý Nhà nớc đối với doanh nghiệp là tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà

đầu t trong việc thành lập doanh nghiệp; nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nớcbằng pháp luật đối với doanh nghiệp; góp phần ngăn ngừa khả năng một sốcán bộ, công chức lợi dụng quyền hạn đợc giao để sách nhiễu, gây phiền hàcho các nhà đầu t và doanh nghiệp

II Những thành tựu đạt đợc

Trong hơn 3 năm thi hành Luật doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nớc từTrung ơng đến địa phơng, cộng đồng doanh nghiệp đã làm đợc nhiều việc vàthu đợc những kết quả nổi bật trong đổi mới phát triển kinh tế đất nớc Nhữngkết quả quan trọng phải kể đến là:

1 Về phía các cơ quan Nhà nớc,

Trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình, các cơ quan Nhà nớc cóthẩm quyền đã ban hành tơng đối kịp thời và đầy đủ các văn bản hớng dẫn thihành Để thi hành Luật doanh nghiệp, ngày 3 tháng 2 năm 2000, Thủ tớngChính phủ đã ký 3 văn bản quan trọng hớng dẫn thi hành Luật doanh nghiệp,

đó là: Nghị định số 02/2000/NĐ - CP về đăng ký kinh doanh; Nghị định số03/2000/ NĐ - CP hớng dẫn thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp;Quyết định 19/2000/QĐ -TTg về bãi bỏ 84 loại giấy phép trái với quy địnhcủa Luật doanh nghiệp Ngày 2/3/2000, Bộ Kế hoạch và Đầu t đã ban hànhThông t 03/2000/TT-BKH hớng dẫn về trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh

đối với các doanh nghiệp quy đinh tại Luật doanh nghiệp và hộ kinh doanh cáthể, ban hành 25 biểu mẫu về kinh doanh và đăng ký thay đổi nội dung đăng

ký kinh doanh áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nớc Nh vậy, chỉ sau mộttháng, kể từ khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực, Chính phủ đã ban hành đợccác văn bản quan trọng nhất hớng dẫn thi hành Luật doanh nghiệp, đảm bảothực thi những t tởng đổi mới chủ yếu của Luật về quyền tự do kinh doanhtheo pháp luật, đảm bảo việc đăng ký kinh doanh đợc tiến hành thuận lợi Cóthể nói, tuy có chậm hơn so với yêu cầu cuộc sống, song việc hớng dẫn thihành Luật doanh nghiệp đã đợc tiến hành khẩn trơng, nghiêm túc và có nhiềutiến bộ hơn so với một số Luật khác Thủ tớng Chính phủ đã quan tâm theo

Trang 10

dõi và trực tiếp chỉ đạo việc triển khai thi hành Luật doanh nghiệp Ngày22/5/2000 tại công văn số 34/CP-ĐMDN về việc thi hành Luật doanh nghiệp,Thủ tớng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, cơ quan có liên quan thuộc Chính phủ

và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ơng giải quyết một sốvấn đề vớng mắc trong việc thực hiện Luật doanh nghiệp Trong quá trình thựchiện Luật doanh nghiệp, Chính phủ tiếp tục xem xét, rà soát, bãi bỏ các loạigiấy phép con trái với quy đinh của Luật doanh nghiệp NĐ 30/CP (có hiệulực từ ngày 26/8/2000 ra đời, bãi bỏ 61 giấy phép con, và chuyển một số giáyphép này thành điều kiện kinh doanh

2 Về tổ chức hoạt động của các loại hình doanh nghiệp

Luật doanh nghiệp ra đời là khâu đột phá trong đổi mới t duy kinh tế,nhất là t duy về quyền và nghĩa vụ của công dân, của cơ quan Nhà nớc, thúc

đẩy xây dựng và thực thi luật pháp theo nguyên tắc “công dân đợc quyền kinhdoanh tất cả các ngành, nghề mà pháp luật không cấm”

Luật doanh nghiệp tạo ra một bớc phát triển mới, thực sự cải cách khâugia nhập thị trờng; tức là tự do thành lập doanh nghiệp với các hình thức khácnhau (với thủ tục thành lập đơn giản ít tốn kém); tự do lựa chọn, thay đổi và

bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh mới; tự do lựa chọn địa bàn kinh doanh,

và mở rộng kinh doanh sang địa bàn, vùng lãnh thổ mới, v.v… Những cản trở

đối với các công việc nói trên về cơ bản đã đợc xoá bỏ Thời gian trung bìnhcần thiết để thành lập đợc doanh nghiệp trớc năm 2000 là 90 ngày, thì nay rútxuống còn 7 ngày; nhiều nơi đã rút xuống còn 2 đến 4 ngày, so với thời hạn

15 ngày theo luật định Tại thành phố Hồ Chí Minh đã thử nghiệm đăng kýkinh doanh qua mạng, rút ngắn thời hạn đăng ký kinh doanh xuống chỉ còn 1giờ Chi phí trung bình bằng tiền để thành lập một doanh nghiệp trớc đây làhơn 10 triệu đồng (có trờng hợp cá biệt là 380 triệu đồng) thì nay giảm xuốngcòn 500 ngàn đồng

Thành tựu đạt đợc từ việc thực hiện Luật Doanh nghiệp còn thể hiện ởchỗ quyền tự do kinh doanh theo pháp luật của ngời dân đợc thể chế hoá và

đảm bảo tốt hơn; nhờ đó, mọi tổ chức, cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp

đều thành lập đợc doanh nghiệp một cách kịp thời và nhanh chóng Khảo sátthực tế cho thấy không ít ngời đã có ý định thành lập doanh nghiệp từ 2 - 3năm trớc đây nhng đã không làm đợc điều đó; bởi vì, họ không xin đợc giấyphép thành lập, hoặc khi đã xin đợc giấy phép thành lập rồi thì lại không xin

đợc các loại giấy phép kinh doanh khác Luật doanh nghiệp đã trở thành công

cụ pháp lý bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp; là yếu tố góp phần

Trang 11

củng cố niềm tin của ngời dân vào công cuộc đổi mới Có thể nói, việc thựchiện Luật doanh nghiệp đã thổi một luồng sinh khí mới vào môi trờng kinhdoanh, khơi dậy và thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần kinh doanh, tinh thần tự dosáng tạo và tự chủ trong kinh doanh, làm cho cộng đồng doanh nghiệp tự tinhơn trong hoạt động đầu t và kinh doanh; tăng thêm sự tin tởng của nhân dânvào đờng lối và chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nớc

Nhân dân nói chung và cộng đồng doanh nghiệp nói riêng đã ủng hộ, ởng ứng và đón nhận “luồng sinh khí mới” một cách tích cực trên phạm vitoàn quốc Đa số các doanh nghiệp đã nhận thức đợc sự thay đổi và quyềnkinh doanh và nhanh chóng phát huy sáng kiến, tận dụng các cơ hội kinhdoanh, trên nguyên tắc đợc kinh doanh tất cả những gì mà pháp luật khôngcấm Rõ ràng, Luật doanh nghiệp là một trong các điển hình về “ý Đảng hợplòng dân”, nhanh chóng phát huy tác dụng trong thực tế cuộc sống Thực tếcho thấy: Số doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể mới thành lập tăng gấpnhiều lần so với những năm trớc đây Ngay sau khi Luật doanh nghiệp có hiệulực, trong năm 2000, đã có hơn 14.417 doanh nghiệp mới đăng ký kinh doanh,gấp khoảng 2,5 lần so với năm 1999 Số doanh nghiệp mới đăng ký kinhdoanh ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ơng đều tăng nhiều so vớitrớc; có những tỉnh nh Bắc Giang, Hà Giang, Hà tĩnh, Quảng Bình, HngYên… riêng số doanh nghiệp đăng ký mới trong năm 2000 bằng hoặc gầnbằng số doanh nghiệp đăng ký trong suốt 9 năm (1991-1999) Trong số doanhnghiệp mới đăng ký, có khoảng 88% số doanh nghiệp thành lập mới, 9% sốdoanh nghiệp thành lập bằng chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể và số còn lạichuyển đổi từ hợp tác xã và các loại hình doanh nghiệp khác Tiếp đó, trongnăm 2001 có 21.040 doanh nghiệp đăng ký thành lập, tăng gần 50% so vớinăm 2000 Tính tổng số trong 2 năm 2000-2001 đã có 37.457 doanh nghiệpmới đăng ký (gần bằng tổng số doanh nghiệp đăng ký trong suốt 9 năm 1991-1999) Ngoài ra, trong hai năm 2000-2001 còn có thêm gần 300.000 hộ kinhdoanh cá thể mới đăng ký kinh doanh Ba tháng đầu năm 2002, theo thống kêcha đầy đủ đã có khoảng 4.200 doanh nghiệp mới đăng ký kinh doanh

h-Trong 2 năm 2000-2001, các doanh nghiệp đã đăng ký mới và bổ sungtổng cộng gần 55.500 tỷ đồng vốn (khoảng gần 4 tỷ đô la Mỹ), không thấphơn số vốn đăng ký đầu t của các doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài trongcùng thời kỳ Năm 2000 gần 20.000 tỷ đồng (trong đó, có 14.000 tỷ đồng làvốn mới đăng ký và 6.000 tỷ đồng vốn mới đăng ký bổ sung), cao gấp 3 lần sovới năm 1999 Năm 2001 là 35.500 tỷ đồng, trong đó vốn mới đăng ký là

Trang 12

26.500 tỷ đồng, và số vốn đăng ký mới bổ sung là 9.000 tỷ đồng; tăng hơn1,78 lần so với năm 2000.

Cơ cấu loại hình doanh nghiệp cũng có thay đổi quan trọng Trong sốdoanh nghiệp thành lập năm 2000 có: 6412 doanh nghiệp t nhân (chiếm 44%),

7304 công ty trách nhiệm hữu hạn (chiếm 51%), 726 công ty cổ phần và 2công ty hợp danh (trong những năm 1991-1999 Doanh nghiệp t nhân chiếmkhoảng 75% tổng số doanh nghiệp) Số công ty cổ phần mới thành lập trongnăm 2000 nhiều hơn số Công ty cổ phần đợc thành lập trong 9 năm trớc đó(không kể doanh nghiệp Nhà nớc cổ phần hóa)

Doanh nghiệp mở rộng thêm quy mô và địa bàn kinh doanh với nhiềuhình thức nh mở thêm chi nhánh, văn phòng đại diện, đầu t thêm vốn, sử dụngthêm lao động, v.v… cũng là hiện tợng mới rõ nét hơn nhiều so với thời kỳ tr-

ớc đó Nhờ môi trờng kinh doanh đợc cải thiện, nhất là không bị ràng buộc,khống chế bất hợp lý của các loại giấy phép, một số doanh nghiệp đã tận dụnghết năng lực sản xuất đợc xây dựng từ trớc, hoặc đầu t mở rộng thêm quy mô,

địa bàn kinh doanh Riêng trong năm 2000, trong cả nớc có hơn 5000 chinhánh, văn phòng đại diện đợc thành lập; có hơn 4000 doanh nghiệp đăng ký

bổ sung thêm vốn kinh doanh, khoảng hơn 8000 doanh nghiệp đăng ký bổsung thêm ngành nghề kinh doanh tập trung chủ yếu ở các ngành nghề đã bịbãi bỏ giấy phép Ví dụ, ở Hà Nội, số doanh nghiệp đăng ký bổ sung ngànhnghề kinh doanh trong các ngành, nghề bãi bỏ giấy phép tăng từ 6,7% năm

1999 lên 65% năm 2000 Số lợng lớn doanh nghiệp hiện có mở thêm chinhánh, văn phòng đại diện, bổ sung thêm vốn, ngành, nghề kinh doanh trongnăm 2000 cũng là hiện tợng cha từng có trớc đây ở nớc ta

Xét về khía cạnh pháp lý, với những quy định mới trong Luật Doanhnghiệp, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trở nên ổn định và chắc chắnhơn; không còn bị giới hạn cả về nội dung và thời gian hạn hẹp và cứng nhắccủa giấy phép (ví dụ, trớc đây có giấy phép quy định doanh nghiệp chỉ đợc

đóng tàu có trọng tải không quá 200 tấn; nếu doanh nghiệp đóng tàu có trọngtải lơn hơn 200 tấn thì bị coi là kinh doanh trái phép; có giấy phép quy địnhthời hạn 3 tháng nh giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy, chữa cháy; haykinh doanh photocopy cứ 2 tháng lại phải gia hạn một lần) Do không còn bịgiới hạn phụ thuộc vào nội dung giấy phép, không phải đối mặt với nguy cơkhông gia hạn đợc giấy phép hoặc gia hạn không kịp thời, doanh nghiệp đã đ-

ợc an toàn và yên tâm hơn trong đầu t mở rộng kinh doanh Nhờ đó, việc thihành Luật doanh nghiệp và các văn bản hớng dẫn thi hành đã khích lệ tinh

Trang 13

thần kinh doanh, tạo điều kiện và thúc đẩy sự sáng tạo và linh hoạt trong hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp Theo điều tra của Phòng thơng mại vàCông nghiệp Việt nam thì việc bãi bỏ 84 loại giấy phép con theo Quyết định

số 19/2000/QĐ-TTg của Thủ tớng Chính phủ đã tiết kiệm trung bình cho mỗidoanh nghiệp hàng năm khoảng 4,5 triệu đồng và 21 ngày làm việc đối vớingời điều hành doanh nghiệp (cá biệt có doanh nghiệp tiết kiệm đợc 50 triệu

đồng và 900 ngày công để đi xin phép) Nh vậy, đối với khoảng 62 nghìndoanh nghiệp (bao gồm khoảng 45.000 Doanh nghiệp t nhân, Công ty TNHH,Công ty cổ phần, 6000 doanh nghiệp Nhà nớc, doanh nghiệp của Đảng, của tổchức chính trị - xã hội, hơn 2000 doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài, và gần

9000 hợp tác xã) đang hoạt động (không kể hộ kinh doanh cá thể), riêng vềchi phí bằng tiền phải bỏ ra để xin phép (cha kể chi phí đi lại, ăn ở, chi phí vềthời gian) thì việc bãi bỏ 84 loại giấy phép đã giảm đợc khoảng gần 280 tỷ

đồng chi phí kinh doanh

3 Việc triển khai thực hiện Luật Doanh nghiệp đã góp phần

b-ớc đầu thúc đẩy chuyền biến tích cực về cơ cấu kinh tế

Số liệu điều tra 300 doanh nghiệp thành lập trong 6 tháng đầu năm

2000 ở 6 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ơng cho thấy khoảng 32% doanhnghiệp kinh doanh các ngành sản xuất, chế biến; 26% kinh doanh dịch vụ th-

ơng mại, 15% kinh doanh xây dựng và dịch vụ thơng mại; 21% kinh doanhdịch vụ khác, số còn lại đăng ký kinh doanh tổng hợp Thực tế nói trên có hai

điểm đáng chú ý Một là, số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong lĩnh vựcsản xuất có xu hớng tăng lên Đó là dấu hiệu tích cực chứng tỏ ngời đầu t đãtin tởng, yên tâm hơn về tính ổn định của môi trờng kinh doanh ở nớc ta Hai

là, số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh các dịch vụ khác ngoài dịch vụ thơngmại đã tăng thêm gấp nhiều lần so với trớc Điều đó chứng tỏ đã có nhiều loạidịch vụ mới xuất hiện trong nền kinh tế, loại hình dịch vụ kinh doanh đã đadạng hơn nhiều so với trớc đây Ngành nghề kinh doanh đăng ký và đợc thựchiện trên thực tế đa dạng và phong phú hơn nhiều Hàng loạt ngành, nghề mới,các sản phẩm và dịch vụ mới xuất hiện (sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuấtkhẩu đợc làm từ rơm, rạ; đất vi sinh đợc chế biến từ xơ dừa, dịch vụ điều tradân sự, dịch vụ t vấn đòi nợ, v.v…) Bộ Kế hoạch và Đầu t cùng Tổng cụcThống kê đã tổng kết thực tế đa dạng và ban hành Danh mục hơn 939 loạingành, nghề kinh doanh trong nền kinh tế

4 Việc thực hiện Luật Doanh nghiệp đã góp phần tích cực tạo thêm việc làm cho ngời lao động

Trang 14

Theo báo cáo cha đầy đủ của của các Sở Kế hoạch và Đầu t, riêng cácdoanh nghiệp, các chi nhánh và văn phòng đại diện mới thành lập trong 2 nămqua đã tạo ra đợc khoảng từ 650.000 đến 750.000 chỗ làm việc mới cho ngờilao động Ngoài ra, một số lợng không nhỏ doanh nghiệp đã tăng thêm vốn

đầu t, mở rộng thêm quy mô kinh doanh, và do đó cũng đã thu hút thêm lao

động mới Đó là cha kể số việc làm mới đợc tạo ra bởi các hộ kinh doanh cáthể trong cả nớc Số công ăn việc làm mới đợc tạo ra nhờ tác động trực tiếpcủa Luật doanh nghiệp đã giải quyết công ăn việc làm cho khoảng gần 1/3 sốlao động mới tăng thêm hàng năm trong nên kinh tế Thực tế cho thấy cácdoanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể đã và đang lànguồn chủ yếu tạo ra chỗ làm việc mới cho ngời lao động; góp phần khôngnhỏ vào việc cải thiện mức sống, đồng thời giải quyết các vấn đề bức xúc vềxã hội

II Những vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện luật doanh nghiệp

1 Về các loại hình doanh nghiệp

Luật doanh nghiệp đã góp phần vào việc mở rộng mô hình tổ chức kinhdoanh bằng việc quy định thêm mô hình công ty hợp danh và công ty tráchnhiệm hữu hạn một thành viên do một tổ chức làm chủ Đây là một tiến bộmới trong việc đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp, góp phần mở rộngquyền tự do kinh doanh của các nhà đầu t

2 Về vấn đề thành lập doanh nghiệp

Thứ nhất, việc đăng ký kinh doanh đối với những ngành nghề kinh

doanh đòi hỏi phải có vốn pháp định

Trong hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tại khoản 4 điều13Luật doanh nghiệp có qui định: “đối với những doanh nghiệp kinh doanh cácngành nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định thì phải có thêm xác nhận về vốncủa cơ quan tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật”

Thứ hai, việc đăng ký kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh

có điều kiện

Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp quy định: “Doanh nghiệp cóquyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày đợc cấp giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh Đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì doanhnghiệp đợc quyền kinh doanh các ngành nghề đó kể từ ngày đợc cơ quan Nhànớc có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh hoặc có đủ điều kiện kinh doanhtheo quy định”

Trang 15

Thứ ba, việc đăng ký kinh doanh với các ngành nghề mới.

Với sự sáng tạo không ngừng của con ngời, nhất là dới áp lực của cạnhtranh trong nền kinh tế thị trờng, việc phát sinh các ngành nghề kinh doanhmới là một lẽ tất nhiên

Thứ t, những rắc rối mang tính “hậu đăng ký kinh doanh”

Để khai sinh đợc một doanh nghiệp, công việc không chỉ do cơ quan

đăng ký kinh doanh thực hiện là xong Theo pháp luật hiện hành, sau khidoanh nghiệp đợc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệpphải tiến hành việc đăng ký thuế với cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đóng trụ

sở chính và phải đợi cơ quan Công an cấp con dấu thì doanh nghiệp mới cóthể tiến hành giao dịch đợc

3 Về vấn đề tổ chức lại doanh nghiệp.

Thứ nhất, Luật doanh nghiệp quy định về sáp nhập, hợp nhất, chia, tách

công ty với phạm vi rất hạn hẹp Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữuhạn chỉ có thể đợc chia, tách thành các công ty cùng loại; cũng nh vậy việchợp nhất hay sáp nhập công ty cũng chỉ có thể đợc thực hiện giữa các công tycùng loại với nhau

Thứ hai, Luật doanh nghiệp quy định cha hợp lý về vấn đề chuyển đổi

hình thức pháp lý của công ty Chuyển đổi công ty là một trong những hìnhthức tổ chức lại công ty Đây là một vấn đề mới lần đầu tiên đợc đề cập tớitrong Luật doanh nghiệp Những quy định tổ chức lại doanh nghiệp trong đó

có chuyển đổi công ty đã đáp ứng đợc nhu cầu của các công ty, tạo điều kiệncho các công ty cải tổ, đổi mới lại cơ cấu tổ chức, loại bỏ các doanh nghiệpyếu kém, trì trệ, thua lỗ kéo dài nhằm cơ cấu lại nền kinh tế Tuy nhiên, đây làvấn đề mới và phức tạp nên Luật doanh nghiệp mới chỉ quy định về việcchuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần và ngợc lại(Điều 109 Luật doanh nghiệp), chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn mộtthành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên

Việc quy định nh trên đã phần nào hạn chế quyền tự do kinh doanh củachủ doanh nghiệp, giảm tính năng động của thị trờng Với quy định này, nhucầu tổ chức lại doanh nghiệp trong nhiều trờng hợp sẽ không đợc đáp ứng cho

dù doanh nghiệp hoàn toàn có thể giải quyết tốt quyền lợi của các chủ nợ,cũng nh của tập thể ngời lao động khi tiến hành tổ chức lại

4 Về vấn đề giải thể doanh nghiệp

Gỉải thể doanh nghiệp là một thủ tục mang tính chất hành chính, hậuquả của nó là chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp trên thực tế Giải thể trớc

Trang 16

hết là quyền của doanh nghiệp Bên cạnh đó, Khoản 4 Điều 111 Luật doanhnghiệp còn quy định trờng hợp giải thể bắt buộc, trờng hợp này thì giải thể làmột nghĩa vụ Đó là khi doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh (khoản 4 điều 111 Luật doanh nghiệp) Đây là một điểm mới củaLuật doanh nghiệp so với luật Công ty năm 1990 Luật Công ty chỉ quy định

về các trờng hợp giải thể tự nguyện Quy đinh về trờng hợp giải thể bắt buộc

là cần thiết, thể hiện tính chất cỡng chế của Nhà nớc đối với những doanhnghiệp có sự vi phạm luật dẫn đến bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh (theo các trờng hợp quy định tại khoản 3 điều 121 Luật doanh nghiệp)

Có thể thấy rằng, có sự khác biệt rất rõ giữa giải thể tự nguyện và giải thể bắtbuộc; một trờng hợp do doanh nghiệp quyết định còn một trờng hợp do cơquan Nhà nớc có thẩm quyền quyết định bắt buộc doanh nghiệp phải giải thểvì kinh doanh vi phạm các quy định của pháp luật Tuy nhiên, điều 112 Luậtdoanh nghiệp lại quy định một thủ tục giải thể chung cho tất cả các trờng hợpgiải thể doanh nghiệp cho dù bản chất của hai trờng hợp giải thể nói trên có sựkhác nhau

5 Về cơ chế thi hành Luật doanh nghiệp

Một là, sự chậm chễ trong việc ban hành văn bản hớng dẫn thi hành

Luật doanh nghiệp

Hai là, không ít văn bản pháp luật đợc ban hành trong thời gian gần đây

có nội dung không phù hợp, thậm chí trái với Luật doanh nghiệp

Ba là, việc nhận thức và tổ chức chỉ đạo thực hiện Luật trong không ít cơ quan

thuộc hệ thống cơ quan Nhà nớc còn thụ động, cha đầy đủ và kém nhiệt tình,thậm chí có nơi còn trì hoãn hoặc làm trái

Năm là, cơ chế hậu kiểm còn nhiều bất cập

Có thể khẳng định rằng một trong những nội dung đổi mới nhất củaLuật doanh nghiệp chính là việc thiết lập phơng thức quản lý mới đối với cácloại hình doanh nghiệp phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế thị trờng định h-ớng xã hội chủ nghĩa thay thế cho phơng thức quản lý Nhà nớc vẫn còn mangnặng dáng dấp của cơ chế tiền đổi mới Luật doanh nghiệp chấp nhận một tduy quản lý mới trong đó xác định rõ vai trò của Nhà nớc là ngời thúc đẩy, hỗtrợ, hậu thuẫn doanh nghiệp phát triển chứ không phải là để cai trị, áp đặt ýchí cho doanh nghiệp Luật doanh nghiệp thể hiện tinh thần: trong quản lýNhà nớc, sự thuận tiện cho ngời dân và cho doanh nghiệp đợc coi là trọng tâm

u tiên chứ không phải là sự thuận tiện của cơ quan, cán bộ công chức Nhà nớc.Với tinh thần ấy, Luật doanh nghiệp là nền tảng pháp lý quan trọng để cải

Trang 17

thiện mối quan hệ giữa Nhà nớc với doanh nghiệp vốn đã tồn tại nhiều địnhkiến bất lợi cho doanh nghiệp Phơng thức quản lý mới mà Luật doanh nghiệpthiết lập thể hiện ở hai nội dung quan trọng là công dân, doanh nghiệp đợclàm tất cả những gì pháp luật không cấm và áp dụng cơ chế hậu kiểm đối vớidoanh nghiệp Tuy nhiên, để phơng thức quản lý Nhà nớc kiểu mới đi vàotrong cuộc sống là chuyện không giản đơn Bởi lẽ, sự thay đổi ấy đi kèm vớiviệc nảy sinh những vấn đề không dễ giải quyết nh sau:

+ Về vấn đề thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp

Để đảm bảo đợc sự quản lý Nhà nớc đối với các doanh nghiệp, đảm bảo chodoanh nghiệp vận hành theo đúng mục tiêu của Nhà nớc, hoạt động thanh tra,kiểm tra đối với doanh nghiệp tất yếu phải đợc chú trọng Điều đó lại càng

đúng khi mà Nhà nớc ta chuyển việc quản lý doanh nghiệp từ mô hình tiềnkiểm sang hậu kiểm Tuy nhiên, việc kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệpthực sự có tính hai mặt Mặt tích cực của nó có thể dễ dàng nhận thấy Nhngmặt hạn chế của nó không thể không tính đến đó là việc thanh tra, kiểm tradoanh nghiệp luôn luôn gắn liền với các chi phí về thời gian và tiền bạc cho cảngân sách Nhà nớc (chi phí cho hoạt động của đoàn thanh tra, kiểm tra; chiphí cơ hội của doanh nghiệp phải mất đi khi dành thời gian hoặc tạm thờingừng một số giao dịch phục vụ việc thanh tra, kiểm tra của các đoàn thanhtra) đồng thời nó là một cơ hội tốt cho một số cán bộ thoái hoá, biến chất làmcông tác thanh tra, kiểm tra sẽ làm đội giá thành sản phẩm hàng hoá, dịch vụcủa doanh nghiệp dẫn tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trờng trongnớc và thế giới bị giảm sút đáng kể Vậy là, ngay trên sân nhà, doanh nghiệpViệt Nam đã không đợc tôn trọng và đợc đối xử bằng một luật chơi côngbằng

Thay đổi phơng thức quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm chắc chắn phảichú trọng công tác thanh tra, kiểm tra Nhng chú trọng nh thế nào để khôngbuông lỏng quản lý Nhà nớc mà vẫn không gây phiền nhiễu, lãng phí chodoanh nghiệp

Có một thực tế là, mặc dù đã có Nghị định 61/1998/NĐ-CP ngày 15tháng 8 năm 1998 về thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp nhng hiện naycông tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp vẫn gặp nhiều vớng mắc gây nhiềubất lợi cho doanh nghiệp Cụ thể là, tình trạng thanh tra, kiểm tra một cáchchồng chéo hoạt động của doanh nghiệp vẫn cha chấm dứt Tình trạng hạchsách, gây phiền nhiễu đối với doanh nghiệp nhằm trục lợi riêng vẫn còn bịcông luận và giới doanh nghiệp liên tục lên tiếng Cho đến nay, về mặt chính

Trang 18

sách, pháp luật thanh tra, nhiều điểm vẫn cha rõ ràng khiến cho doanh nghiệpluôn bị rơi vào thế bất lợi Chẳng hạn, thanh tra, kiểm tra có khác nhau haykhông? Có bao nhiêu cơ quan có thẩm quyền vào thanh tra, kiểm tra doanhnghiệp? Sự thật là, ngay cả các chuyên gia pháp luật cũng không dễ dàng gìkhi trả lời câu hỏi này của doanh nghiệp Trong thực tế, do phân cấp quản lýNhà nớc theo ngành và theo lãnh thổ của nớc ta cha rõ ràng nên có tới hàngchục cơ quan có quyền thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp Chẳng han, Uỷ bannhân dân cấp xã cũng có quyền thanh, kiểm tra doanh nghiệp Uỷ ban nhândân cấp huyện cũng có quyền ấy, rồi Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quanquản lý Nhà nớc chuyên ngành nh lao động, tài chính, thuế, môi trờng… củatỉnh và của Trung ơng cững có quyền ấy đó là cha kể đến thẩm quyền kiểmtra, giám sát của Viện kiểm sát và của cảnh sát kinh tế đối với doanh nghiệp.

Sự chậm trễ trong việc giải bài toán phân cấp thẩm quyền quản lý không chỉlàm giảm hiệu lực của bộ máy hành chính mà đang là một vật cản to lớn đốivới tiển trình cải cách và phát triển kinh tế

Trong Diễn đàn Doanh nghiệp lần thứ 17: “Hậu kiểm doanh nghiệp:quan điểm và giải pháp” do Phòng Thơng mại và Công nhgiệp Việt Nam tổchức ngày 21 tháng 12 năm 2000, một thành viên của Tổ công tác thi hànhLuật doanh nghiệp cho biết, hiện tại có hơn 140 văn bản quy phạm ở nhiềutầm, cấp hiệu lực pháp lý khác nhau quy định về việc thanh tra, kiểm tradoanh nghiệp và có tới hơn 30 loại cơ quan có thẩm quyền thanh tra doanhnghiệp Nếu tính về số đầu mối cơ quan có thẩm quyền thành tra, kiểm tradoanh nghiệp thì có thể khẳng định một nền kinh tế nhỏ nh của Việt Nam mà

có tới khoảng một trăm cơ quan các cấp có quyền thanh tra, kiểm tra để canthiệp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Tại diễn đàn về cơ chế hậu kiểm do Phòng thơng mại và công nghiệpViệt Nam phối hợp Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ơng tổ chức ngày

21 tháng 12 năm 2000 bàn về cách hiểu và và hớng hoàn thiện mô hình hậukiểm đối với doanh nghiệp, đã cho thấy cho đến nay cách hiểu về cơ chế hậukiểm, mô hình hậu kiểm vẫn còn nhiều điểm cha thống nhất Chẳng hạn, trongcơ chế hậu kiểm vai trò của các thành tố nh công chúng, chủ nợ, ngời tiêudùng, Nhà nớc … cần phải đợc xác lập nh thế nào? Làm thế nào để chủ nợ,ngời tiêu dùng, các cổ đông (của công ty cổ phần) có thể thực thi đợc quyềnkiểm tra, giám sát của mình, họ có thể đợc kiểm tra, giám sát bằng các phơngtiện nào, mức độ đến đâu? Làm sao để các doanh nghiệp, những ngời điềuhành doanh nghiệp không lẩn tránh đợc sự kiểm tra, giám sát? Loại doanh

Trang 19

nghiệp nào nên đợc kỉểm toán rồi việc các cơ quan Nhà nớc nên thanh tra,kiểm tra doanh nghiệp ra sao? Đây quả thực là những vấn đề cha dễ trả lời.Trong thực tế, do không chú trọng việc kiểm tra các thông tin do doanhnghiệp tự kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đã đợccấp giấy chứng nhận dăng ký kinh doanh dựa trên vốn ảo để phô trơng thanhthế của mình trong hoạt đông kinh doanh Không ít doanh nghiệp “ma” cũng

đã đợc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Trờng hợp công ty Cổ phầnHai Lam đợc Sở Kế hoạch và Đầu t thành phố Hồ Chí Minh Cấp giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh số 410300012 là một ví dụ điển hình Theo hồ sơ

đăng ký kinh doanh, trụ sở của công ty này là số 22 đờng 2 phờng 4 quận 4thành phố Hồ Chí Minh, ngành nghề kinh doanh là xây dựng, thơng mại vàdịch vụ thơng mại, may công nghiệp với số vốn điều lệ là 2 tỷ đồng Nhngtrên thực tế, công ty trên là một công ty “ma”

+ Khó khăn trong xử lý một số vi phạm của doanh nghiệp

Thực tế cho thấy đã phát hiện ra một số vi phạm ở mức độ nhỏ, nhngkhá phổ biến Các vi phạm đó bao gồm: không treo biển hiệu, viết tên và biểnhiệu không đúng quy định; không đăng báo nh quy định; không hiệu đính lạinội dung đăng ký kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh;không gửi báo cáo tài chính hàng năm theo quy định đến cơ quan đăng kýkinh doanh và cơ quan thuế… Ngoài ra còn có một số vi phạm tơng đốinghiêm trọng nh hiện tợng khai khống vốn điều lệ khi đăng ký kinh doanh,ngời bị cấm thành lập doanh nghiệp đứng ra thành lập doanh nghiệp, thuê

đứng tên thành lập, giả mạo hồ sơ kinh doanh, một số ít ngời đăng ký kinhdoanh nhằm mua bán hoá đơn tài chính trục lợi, góp phần gây thêm thất thucho ngân sách Nhà nớc qua việc lạm dụng cơ chế hoàn thuế

Bên cạnh đó cũng cha có đợc những biện pháp để xử lý đối với vi phạm của cơquan đăng ký kinh doanh nh yêu cầu ngời thành lập doanh nghiệp nộp thêmmột số giấy tờ khác ngoài luật định, từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh cho ngời có đủ điều kiện, cung cấp thông tin sai sự thật về nội dung

đăng ký kinh doanh…

Tuy nhiên cho đến nay, Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực đắng ký kinh doanh cha đợc ban hành, dẫn đến việccha có quy định về cơ quan có thẩm quyền, mức độ, hình thức và trình tự xử lýcác vi phạm kể trên Việc kéo dài tình trạng không xử lý đợc các vi phạm nóitrên có thể dẫn đến thái độ coi thờng pháp luật; vi phạm nhỏ không đợc xử lýkịp thời có thể dẫn đến vi phạm lớn hơn

Trang 20

Sáu là, Sự trở lại của các giấy phép con Tại Việt Nam, nhiều giấy phép

kinh doanh là con đẻ của cơ chế xin – cho thời bao cấp, là sản phẩm của việctuỳ tiện, lạm dụng trong việc sử dụng giấy phép là một công cụ quản lý Nhiều

Bộ, ngành, địa phơng ban hành giấy phép một cách thiếu căn cứ, thậm chí tuỳtiện, chứ không phải xuất phát từ nhu cầu quản lý Nhà nớc đối với doanhnghiệp Sự thiếu căn cứ, tuỳ tiện thể hiện rõ nhất ở điểm khi Tổ công tác thihành luật doanh nghiệp làm việc với một số ngành, địa phơng về việc rà soát

và xem xét tính hợp lý của giấy phép thì nhiều Bộ, ngành, địa phơng thậm chí

đã không nhớ nổi mình đã ban hành bao nhiêu loại giấy phép Tính đến nay,cũng cha có Bộ, ngành, địa phơng nào có công trình nghiên cứu, đánh giá đầy

đủ đợc những điểm tích cực và điểm hạn chế trong việc sử dụng giấy phép làcông cụ quản lý Nhà nớc của mình Theo thống kê của Tổ công tác thi hànhLuật doanh nghiệp, tại thời điểm Luật doanh nghiệp có hiệu lực thi hành, cókhoảng 100 loại giấy phép đang đợc các Bộ, ngành địa phơng sử dụng để quản

lý các doanh nghiệp mặc dù Quyết định 19/2000/QĐ - TTg ngày 3 tháng 2năm 2000 của Thủ tớng Chính phủ đã bãi bỏ 84 loại giấy phép khác nhau, vàNghị định số 30/2000/NĐ - CP đã bãi bỏ hoặc chuyển thành điều kiện kinhdoanh

Một vấn đề nổi cộm và khá đợc d luận quan tâm là vấn đề giấy phép kinhdoanh dần dần “tái xuất giang hồ” với sự giúp sức của chính các văn bản phápluật Với nỗ lực của Tổ công tác thi hành Luật doanh nghiệp của Chính phủ và

sự phối hợp của nhiều cơ quan khác, đã có nhiều giấy phép con đợc Thủ tớngChính phủ ký quyết định bãi bỏ để tạo ra một môi trờng kinh doanh thôngthoáng, đa Luật doanh nghiệp vào thực tiễn đợc thuận lơi Tuy nhiên, trongkhi Tổ công tác đang “truy tìm” thêm giấy phép con để tiếp tục kiến nghị Thủtớng Chính phủ bãi bỏ thì nhiều loại giấy phép con kiểu mới lại bắt đầu xuấthiện Theo một thành viên Tổ Công tác thi hành Luật doanh nghiệp, nhữngkiểu giáy phép con này có chiều hớng xuất hiện trong rất nhiều văn bản phápquy đợc soản thảo từ nhiều cơ quan quản lý khác nhau Nhng đáng ngại hơn là

có xu hớng nhiều loại quy định, giáy phép mới xuất hiện và “núp bóng” trongnhững văn bản pháp luật ở cấp độ cao hơn nh Nghị định, pháp lệnh, và thậmchí cả ở Luật chuyên ngành Những quy định này không chỉ tạo ra các kiểugiấy phép mới mà có xu hớng cô lập Luật doanh nghiệp, làm mất hiệu lực củaLuật doanh nghiệp Trên thực tế cũng cho thấy đã có không ít phản hồi từ phíacác doanh nghiệp về vấn đề bãi bỏ giấy phép con Liệu việc bãi bỏ một giấyphép con có cho ra đời một loại giấy phép mới mà lệ phí còn tốn kém hơn so

Ngày đăng: 27/05/2014, 10:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w