Miễn trách nhiệm hợp đồng

Một phần của tài liệu một số vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa (Trang 26 - 29)

Miễn trách nhiệm hợp đồng mua bán là việc bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng mua bán không phải chịu các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng. Khi kí kết hợp đồng mua bán, các bên thỏa thuận về giới hạn trách nhiệm các trường hợp đồng. Nếu các bên không thỏa thuận, bên vi phạm vẫn được miễn trách nhiệm hợp đồng trong các trường hợp do pháp luật quy định. Theo điều 294 khoản 1 luật thương mại, bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng mua bán được miễn trách nhiệm trong những trường hợp sau đây :

- Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thảo thuận

Khi ký kết hợp đồng, các bên đã có thể dự liệu được các trường hợp vi phạm hợp đồng và thảo thuận các trường hợp miễn trách nhiệm. Nêus trường đó xảy ra bên vi phạm hợp đồng sẽ được miễn trách nhiệm.

- Xảy ra sự kiện bất khả kháng

Sự kiện bất khả kháng để miễn trách nhiệm hợp đồng được quy định trong Bộ luật Dân sự, Theo khoản 1 Điều 161 BLDS, sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Từ quy định này cho thấy, một sự kiện được coi là bất khả kháng ( với tính chất và là căn cứ để miễn trách nhiệm hợp đồng ) phải thỏa mãn các điều kiện sau : (i) Xảy ra sau khi các bên đã giao kết hợp đồng; (ii) Có tính chất bất thường mà các bên không thể lường trước được và không thể khắc phục được; (iii) Là nguyên nhân dẫn đến sự vi phạm

hợp đồng. Với cách hiểu như vậy, các trường hợp bất khả kháng có thể bao gồm : thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, đình công sự thay đổi chính sách, pháp luật của nhà nước.

Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, dối với những hợp đồng mua bán có thời hạn cố định về giao hàng, các bên có quyền không thực hiện hợp đồng mà không bị àp dụng các hình thức chế tài. Trường hợp hợp đồng mua bán có nội dung thỏa thuận giao hàng trong một thời hạ, các bên trong hợp đồng mua bán có thể thỏa thuận kéo dài thời hạnn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Nếu các bên không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả, nhưng không được kéo dài quà các thời hạn sau đây :

+ Năm tháng đối với hàng hóa mà thời hạn giao hàng được thỏa thuận không quá 12 tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng;

+ Tám tháng đối với hàng hóa mà thời hạn giao hàng được thỏa thuận trên 12 tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng.

- Trường hợp hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia thì đương nhiên bên vi phạm cũng được miễ áp dụng chế tài. Trong trường hợp này, lẽ ra pháp luật cần quy định bên vi phạm đó không phải chịu trách nhiệm chứ không phải là được miễn.

- Hành vi vi phạm của một bên là do bên này phải thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

- Bên vi phạm hợp đồng muốn được miễn trách nhiệm hợp đồng thì phải chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm hợp đồng theo quy định của pháp luật.

Khi xảy ra trường hợp được miễn trách nhiệm hợp đồng, bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra. Nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo không kip thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại.

III. KẾT LUẬN

Qua một số vấn dề pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hóa đã được thể hiện trên đây như chủ thể của hợp đồng,đối tượng hợp đồng,hình thức của hợp đồng,nội dung cơ bản của hợp đồng hay quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng…thì pháp luật đã dự liệu những tiêu chí căn bản nhất để thể hiện cụ thể mối quan hệ mua bán giữa các bên ,đồng thời cũng đưa ra các nghĩa vụ mà các bên phải thực hiện trong trường hợp hợp đồng không quy định.Qua đó các nhà làm luật đã dự liệu được những khả năng

có thể gây tranh chấp và cần đến sự can thiệp của luật pháp trong quan hệ mua bán hàng hóa thì luật thương mại đã đưa ra hướng giải quyết khi có khó khăn xảy ra.Ngoài ra,pháp luật còn đưa ra những quy định miễn trách nhiệm hợp đồng hay phạt vi phạm hợp đồng để đưa ra hướng giải quyết cho các chủ thể khi phát sinh vi phạm mà không phải lỗi của bên vi phạm hay có lỗi của bên vi phạm nhưng thuộc các trường hợp miễn trách nhiệm.Từ đó pháp luật còn đưa ra các quy định,các các chế tài cụ thể ,rõ ràng để các bên lựa chọn một cách phù hợp nhất khi có vi phạm hợp đồng đã giao kết.Qua việc tìm hiể một số vấn đề pháp lý của hợp đồng đã giúp cho các thương nhân,và các cá nhân khác có thể thực hiện,đưa ra những điề kiện cho hợp đồng được giao kết một cách hợp lý và có lợi nhất.

*tài liệu tham khảo:

- Gáo trình luật thương mại của trường đại học luật Hà Nội - Luật thương mại năm 2005

- Sách luật thương mai và giải quyết tranh chấp thương mại - Sách hướng dẫn pháp luật hợp đồng thương mai.

MỤC LỤC

Một phần của tài liệu một số vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w