dựng, quan hệ này không phải là quan hệ thương mại theo Luật Thương mại 1997. Do đó, phán quyết trọng tài không thể công nhận và cho thi hành tại Việt Nam. Tháng 1/2003, Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã xét xử lại vụ việc và bác Quyết định của Tòa sơ thẩm bởi lẽ các giao dịch trong hợp đồng giữa hai bên liên quan đến hoạt động xây dựng nhưng hoạt động xây dựng này lại không có bản chất thương mại theo pháp luật Việt Nam, do vậy phán quyết trọng tài không đủ điều kiện để được công nhận và thi hành tại Việt Nam. Như vậy, vấn đề đặt ra là khái niệm thương mại cần được mở rộng để phù hợp với các quy định và tập quán thương mại quốc tế. Sự ra đời của Luật Doanh nghiệp và Luật Thương mại vào năm 2005 lại đưa ra định nghĩa khác về kinh doanh thương mại. Khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 đưa ra khái niệm kinh doanh như sau: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”. Và Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 cũng đã quy định hoạt động thương mại với nội hàm rộng hơn Luật Thương mại 1997 rất nhiều: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, khái niệm này vẫn còn hẹp so với Pháp lệnh. Chính vì thế, đã gây không ít khó khăn trong quá trình áp dụng.
Có một câu hỏi đặt ra là: Với các quy định của pháp luật như vậy thì những tranh chấp nội bộ phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp, tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu có được giải quyết bằng trọng tài không? Có ý kiến cho rằng trọng tài không có thẩm quyền giải quyết các loại tranh chấp này vì nó không được liệt kê tại Pháp lệnh. Mặt khác những tranh chấp này thuộc thẩm quyền của tòa án được quy định tại Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004:
1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm: Mua bán hàng hoá; Cung ứng dịch vụ; Phân phối; Đại diện, đại lý; Ký gửi; Thuê, cho thuê, thuê mua; Xây dựng; Tư vấn, kỹ thuật; Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa; Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác;
Đầu tư, tài chính, ngân hàng; Bảo hiểm; Thăm dò, khai thác.
2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
3. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
4. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.
Có ý kiến khác lại cho rằng đây là những tranh chấp đương nhiên thuộc thẩm quyền của trọng tài vì đây chính là trường hợp “các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật”. Ngoài ra, Nghị định 116/CP ngày 05/9/1994 về tổ chức và hoạt động của trọng tài kinh tế trước đây vốn được coi là nhiều bất cập nhưng cũng xác lập phạm vi thẩm quyền của trọng tài gồm:
1. Các tranh chấp về hợp đồng kinh tế;
2. Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau, liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty;
3. Các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu.
Vì vậy, không có lý do gì, Pháp lệnh được coi là tiến bộ hơn, lại hạn chế thẩm quyền của trọng tài trong việc giải quyết các tranh chấp trên20. Mặc dù các tranh chấp phát sinh giữa các thành viên của công ty với nhau và giữa các thành viên của công ty với công ty phát sinh trong quá trình thành lập, hoạt động, giải thể công ty không phải là các tranh chấp giữa các chủ thể kinh doanh nhưng chúng tất yếu không thể tránh khỏi và được xem như những hệ quả phái sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Còn các tranh chấp liên quan đến mua bán cổ phiếu, trái phiếu là tranh chấp thương mại thuần túy (cổ phiếu, trái phiếu là hàng hóa trên thị trường chứng khoán). Do đó, những tranh chấp này đương nhiên thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại21.
Về các loại tranh chấp này trên thực tế cũng đã diễn ra không ít. Điển hình là vụ tranh chấp giữa Tổng Công ty Vật tư Nông nghiệp Việt Nam (gọi tắt là VIGECAM) và Công ty Cổ phần Vật tư Nông sản (Quyết định số 02/2008/QĐST-KDTM ngày 20-5-2008 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội)22. Tranh chấp giữa hai bên là tranh chấp về chuyển nhượng cổ phần, đã được giải quyết tại Trung tâm Trọng tài thương mại Quốc tế Á Châu (gọi tắt là ACIAC). Theo VIGECAM, tranh chấp về
20 Vũ Ánh Dương (2008), “Thực tiễn áp dụng Pháp lệnh Trọng tài thương mại tại Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam”, Tạp chí Khoa hoc pháp lý, (Số 3/2008), tr.6. tế Việt Nam”, Tạp chí Khoa hoc pháp lý, (Số 3/2008), tr.6.
21 Nguyễn Đình Thơ (2008), “Một số vấn đề về hoàn thiện pháp luật trọng tài thương mại đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (Số 6/2008), tr.52. hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (Số 6/2008), tr.52.