Nguyễn Đình Thơ (2008), tlđd, tr.53.

Một phần của tài liệu Các vấn đề pháp lý về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài (Trang 54 - 57)

hiệu lực của thỏa thuận trọng tài cũng đồng thời là thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Nhưng khi là một thỏa thuận trọng tài riêng biệt thì thời điểm có hiệu lực của thỏa thuận trọng tài được xác định như thế nào? Cả Pháp lệnh và Luật đều không đề cập đến vấn đề này. Thời điểm có hiệu lực của thỏa thuận trọng tài có vai trò quan trọng bởi đó là thời điểm các bên chịu sự ràng buộc và phải thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ thỏa thuận trọng tài. BLDS 2005 có quy định rất rõ ràng về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự. Điều 405 BLDS 2005 quy định: “Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Theo đó, Điều 404 BLDS 2005 quy định về thời điểm giao kết hợp đồng dân sự như sau:

“Hợp đồng dân sự được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết.

Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết.

Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.

Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản”

Về thời điểm có hiệu lực của thỏa thuận trọng tài riêng biệt có được áp dụng các quy định nêu trên của BLDS 2005 không? Thiết nghĩ, vấn đề này nên được làm rõ trong Nghị định hướng dẫn thi hành LTTTM.

Thứ tư, về luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài. Như đã phân tích ở phần trên, thỏa thuận trọng tài hoàn toàn độc lập so với hợp đồng nên luật áp dụng đối với thỏa thuận trọng tài và luật áp dụng đối với hợp đồng là độc lập với nhau. Khi thỏa thuận trọng tài là một điều khoản trong hợp đồng thì thông thường luật áp dụng cho hợp đồng cũng chính là luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài. Nhưng khi thỏa thuận trọng tài ở dạng một thỏa thuận riêng biệt thì vấn đề trở nên phức tạp hơn nhiều nhất là đối với các hợp đồng thương mại quốc tế. Các bên khi xác lập thỏa thuận trọng tài nên thỏa thuận rõ về vấn đề này để tránh những rắc rối có thể phát sinh sau này. Pháp luật không quy định rõ về vấn đề này tuy nhiên sự thỏa thuận này hoàn toàn hợp lý. Do đó, pháp luật cần quy định rõ về vấn đề này, theo đó tạo cơ sở pháp lý cho phép các bên tự do lựa chọn luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài.

KẾT LUẬN

Là một thiết chế tài phán tư, trọng tài có những điểm khác biệt so với các phương thức giải quyết tranh chấp khác. Và thỏa thuận trọng tài chính là điểm khác biệt đầu tiên của phương thức giải quyết tranh chấp này. Bởi trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các bên nếu trước đó các bên có thỏa thuận trọng tài. Nhưng như vậy không có nghĩa là cứ có thỏa thuận trọng tài sẽ có việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp hoàn toàn dựa trên sự tự nguyện của các bên nên thỏa thuận trọng tài phải là sự thể hiện trung thực, chính xác sự tự nguyện đó. Do vậy, chỉ những thỏa thuận trọng tài có hiệu lực pháp luật mới làm phát sinh thẩm quyền giải quyết của trọng tài. Như vậy, hiệu lực của thỏa thuận trọng tài có vai trò quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài. Pháp luật cũng đã quy định hết sức chi tiết về điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận trọng tài. Theo đó, thỏa thuận trọng tài có hiệu lực khi tuân thủ các điều kiện về các loại tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài, thẩm quyền ký kết thỏa thuận trọng tài, năng lực ký kết thỏa thuận trọng tài, hình thức của thỏa thuận trọng tài, ý chí của các bên khi ký kết thỏa thuận trọng tài.

Trong phạm vi bài Khóa luận, tác giả đã phân tích các văn bản pháp luật về điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận trọng tài có sự so sánh, đối chiếu giữa các văn bản pháp luật cũ và các quy định mới trong LTTTM cùng với việc phân tích các bản án để làm rõ thực tiễn áp dụng pháp luật về điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận trọng tài. Có thể thấy thực tiễn áp dụng vấn đề về điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận trọng tài đã nảy sinh khá nhiều vướng mắc gây không ít khó khăn cho các cá nhân, tổ chức kinh doanh và cả chủ thể áp dụng pháp luật. LTTTM đã khắc phục được phần lớn những bất cập của Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003. Sự ra đời của Luật mới sẽ tạo thêm hành lang pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, mang lại vị thế mới cho tố tụng trọng tài.

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU...1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI ...5 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHẾ ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HIỆU LỰC CỦA THỎA THUẬN TRỌNG TÀI...20 KẾT LUẬN...56 MỤC LỤC...57

Một phần của tài liệu Các vấn đề pháp lý về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w