nhau. Có ý kiến cho rằng, đó phải là các quy định cấm của pháp luật, chính xác hơn là những quy định cấm được ghi nhận trong các văn bản luật. Cách khác lại hiểu pháp luật theo nghĩa rộng hơn, bao gồm toàn bộ các quy định của pháp luật, cả thông lệ, tập quán, các văn bản hướng dẫn, kể cả các văn bản của các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế. Trong trường hợp này bất cứ vi phạm quy định cấm nào của các văn bản trên cũng sẽ đưa đến vi phạm điều cấm của pháp luật43. Như vậy, thiết nghĩ khái niệm “vi phạm điều cấm của pháp luật” nên được quy định rõ ràng, cụ thể hơn. Tránh tình trạng một bên lạm dụng quy định này để yêu cầu hủy quyết định trọng tài.
2.2. Một số kiến nghị để hoàn thiện chế định pháp luật về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài lực của thỏa thuận trọng tài
Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 qua sáu năm thực hiện đã bộc lộ không ít những bất cập. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay đang hội nhập nền kinh tế thế giới, việc ban hành Luật Trọng tài tạo hành lang pháp lý rộng rãi cho các tổ chức, cá nhân trong nước cũng như ngoài nước trong việc giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình kinh doanh là điều cần thiết. Sau một khoảng thời gian dài thảo luận, đóng góp ý kiến, tại Kỳ họp thứ bảy Quốc hội khóa XII ngày 17/6/2010 Quốc hội đã thông qua Luật Trọng tài thương mại. Sự ra đời của Luật Trọng tài thương mại nước ta góp phần tạo niềm tin cho các cá nhân, tổ chức đối với trọng tài, là cơ sở pháp lý vững chắc giúp cho cá nhân, tổ chức tự tin hơn khi lựa chọn trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp. Về vấn đề hiệu lực của thoả thuận trọng tài có những vướng mắc phát sinh từ thực tiễn áp dụng Pháp lệnh Trọng tài nhưng dường như Luật mới vẫn chưa đề cập đến hoặc vẫn chưa giải quyết triệt để. Tác giả xin nêu một vài điểm còn bất cập đồng thời cũng xin đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện.
Thứ nhất, về trường hợp thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, LTTTM đã bổ sung trường hợp này. Điều 6 Luật quy định khi thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được thì tòa án có thẩm quyền giải quyết. Những thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được thường gặp là: thỏa thuận về cơ quan giải quyết tranh chấp không rõ ràng (“có thể giải quyết bằng tòa án hoặc trọng tài”); hoặc thỏa thuận chỉ nêu chung chung là tranh chấp sẽ do trọng tài giải quyết mà không thỏa thuận rõ về hình thức trọng tài vụ việc hay trọng tài thường trực, không nêu rõ tên trung tâm trọng tài; hoặc thỏa thuận chọn trung tâm trọng tài này nhưng lại chọn quy tắc tố tụng của một trung tâm khác; hoặc thỏa thuận rõ trung tâm trọng tài giải quyết nhưng lại thỏa thuận thêm điều khoản bổ sung là phán quyết đó có thể bị đưa ra trung
43 Đỗ Văn Đại (2009), “Luật hợp đồng Việt Nam_Bản án và bình luận bản án”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.315. Nội, tr.315.
tâm trọng tài khác để xét xử lại một lần nữa… Có thể thấy những trường hợp thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được đa số xuất phát từ nguyên nhân các bên xác lập thỏa thuận trọng tài chưa có nhận thức đúng đắn về trọng tài- một phương thức giải quyết tranh chấp, việc mơ hồ về bản chất của hình thức giải quyết tranh chấp này đã vô tình làm cho trọng tài không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Về cơ bản những thỏa thuận này hoàn toàn có thể khắc phục được. Trong những trường hợp này thiết nghĩ pháp luật nên có cơ chế hỗ trợ để các bên sửa chữa sai sót. Có một ý kiến đưa ra là nên quy định như sau: “Nếu vụ tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài, mà một bên khởi kiện tại Tòa án thì Tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu. Trường hợp thỏa thuận trọng tài không thực hiện được hoặc không thể thực hiện được thì Tòa án nhận đơn và thông báo cho các bên biết để bàn bạc xác lập thỏa thuận trọng tài mới và nộp cho Tòa án trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo; hết thời hạn này mà không có thỏa thuận mới thì Tòa án thụ lý vụ án giải quyết”44. Với việc quy định như trên đã tạo điều kiện cho các bên thể hiện đúng ý chí của mình. Khi thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, nếu vẫn muốn trọng tài giải quyết tranh chấp thì các bên hoàn toàn có quyền xác lập một thỏa thuận khác.
Thứ hai, cần có chế tài phạt khi một bên không thực hiện đúng thỏa thuận trọng tài đã xác lập. Thỏa thuận trọng tài được xác lập dựa trên sự tự nguyện giữa các bên. Các bên hoàn toàn được tự do lựa chọn trước khi đưa ra quyết định. Do vậy, mỗi bên cần phải tôn trọng quyết định của chính mình thể hiện ở việc thực hiện nghiêm chỉnh thỏa thuận trọng tài. Không có lý do gì để một bên thoái thác thực hiện. Pháp luật nên quy định chế tài phạt dành cho bên không thực hiện theo đúng thỏa thuận trọng tài để răn đe, tránh tình trạng bội ước. Về bản chất thỏa thuận trọng tài cũng được xem như một hợp đồng. Khi vi phạm nghĩa vụ đã thỏa thuận trong thỏa thuận trọng tài, cũng giống như hợp đồng, thiết nghĩ nên có chế tài phạt. Có ý kiến cho rằng nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ thỏa thuận trọng tài thì thỏa thuận trọng tài coi như vô hiệu và tòa án có thẩm quyền thụ lý vụ kiện, kể cả trong trường hợp bên kia vẫn muốn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Ý kiến này hoàn toàn không hợp lý. Như thế việc xác lập thỏa thuận trọng tài đã không còn ý nghĩa khi hiệu lực của nó lại bị mất một cách dễ dàng như vậy.
Thứ ba, về thời điểm có hiệu lực của thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài tồn tại dưới hai dạng đó là: điều khoản trọng tài nằm trong hợp đồng và thỏa thuận trọng tài riêng biệt. Khi là điều khoản trọng tài nằm trong hợp đồng thì thời điểm có