Văn Đại và Trần Hoàng Hải (2010), sđd, tr.253.

Một phần của tài liệu Các vấn đề pháp lý về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài (Trang 36 - 37)

trước đó tiến hành ký kết nên theo quy tắc “mặc nhiên ủy quyền”, một bên đã xem người này đương nhiên có thẩm quyền ký kết hợp đồng sau này. Tuy nhiên, theo tòa án người có thẩm quyền ký kết trong trường hợp này không thuộc các trường hợp quy định tại Nghị quyết 04/2003/NQ- HĐTP. Do đó, không có nguyên tắc “mặc nhiên ủy quyền”. Trong trường hợp này không thể coi hợp đồng trước đó giữa hai bên là một tiền lệ của nguyên tắc “mặc nhiên ủy quyền” được. Bởi trong hợp đồng trước người ký kết hợp đồng được ủy quyền một cách hợp pháp trong khi hợp đồng sau này người ký kết hợp đồng không hề được ủy quyền cũng không hề báo cáo cho người có thẩm quyền biết về việc này. Vì vậy, tòa án đã không công nhận và cho thi hành quyết định trọng tài do người ký kết thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền.

LTTTM vẫn giữ căn cứ làm cho thỏa thuận trọng tài vô hiệu như trong Pháp lệnh. Khoản 2 Điều 18 Luật quy định thỏa thuận trọng tài vô hiệu khi “người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật”. Như vậy, giống như Pháp lệnh, Luật không hề đề cập đến hậu quả pháp lý của việc không có thẩm quyền ký kết thỏa thuận trọng tài cũng như không hề ghi nhận nguyên tắc “mặc nhiên ủy quyền”. Vì vậy, vấn đề này sẽ áp dụng quy định tại Điều 145 và Điều 146 BLDS 2005 về hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện và hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện. Trên thực tế việc tòa án hủy quyết định trọng tài do người ký kết thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền diễn ra rất nhiều. Đặc biệt nguyên tắc “mặc nhiên ủy quyền” là một trong những nguyên tắc quan trọng trong giao lưu thương mại, được hầu hết các nước thừa nhận. Đã có nhiều trường hợp một bên vì muốn trốn tránh trách nhiệm mà cố tình viện lý do này để yêu cầu hủy quyết định trọng tài khi trọng tài giải quyết không có lợi cho mình, mặc dù trước đó đã công nhận hiệu lực của thỏa thuận trọng tài. Do đó, cần quy định cụ thể, rõ ràng hậu quả của việc ký kết thỏa thuận trọng tài không đúng thẩm quyền và nguyên tắc “mặc nhiên ủy quyền” trong pháp luật về trọng tài.

Ở Pháp, thực tiễn xét xử đã áp dụng thuyết “thẩm quyền đại diện bề ngoài”31. Theo đó, nếu một người hành động mà người ngoài có lý do tin rằng họ có thẩm quyền đại diện cho một người thì người này (người được đại diện) chịu sự ràng buộc, người này không được viện dẫn các quy định về vượt quá hay không có thẩm quyền để từ chối hệ quả pháp lý của thỏa thuận trọng tài. Có một án lệ tại Pháp về vấn đề này như sau: một trong những giám đốc (công ty có nhiều giám đốc mà họ không phải là đại diện theo pháp luật như giám đốc điều hành một lĩnh vực) của một công ty ký thỏa thuận trọng tài nhưng lại không được ủy quyền làm việc này. Khi xảy ra

Một phần của tài liệu Các vấn đề pháp lý về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w