Ủy ban Tư pháp, “Báo cáo xin ý kiến UBTVQH một số vấn đề lớn về Dự thảo Luật Trọng tài”.

Một phần của tài liệu Các vấn đề pháp lý về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài (Trang 30 - 33)

Như vậy, loại ý kiến tán thành với phương án 1 chiếm đa số. Và Thường trực Ủy ban Tư pháp và Cơ quan chủ trì soạn thảo cũng tán thành với loại ý kiến thứ nhất này. Ở nước ta, phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài chưa phổ biến và chưa được nhiều người biết đến. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay chưa nên mở rộng phạm vi thẩm quyền của Trọng tài giải quyết cả các tranh chấp về dân sự (theo loại ý kiến thứ hai) mà chỉ giới hạn thẩm quyền của Trọng tài thương mại giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại theo quy định của Luật Thương mại năm 2005 và các trường hợp liên quan đến một bên có hoạt động thương mại, cũng như một số trường hợp được các luật khác quy định là phù hợp. Mặt khác nếu chỉ giới hạn phạm vi thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài theo quy định của Luật Thương mại năm 2005 (theo loại ý kiến thứ ba) thì sẽ không bảo đảm được tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật. Bởi vì, nhiều văn bản pháp luật hiện hành đã quy định những trường hợp tranh chấp tuy không phát sinh từ hoạt động thương mại nhưng các bên được quyền lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp đó bằng trọng tài, như Điều 208 của Bộ luật hàng hải Việt Nam, quy định về nguyên tắc xác định lỗi và bồi thường tổn thất trong tai nạn đâm va, Điều 12 của Luật Đầu tư năm 2005 quy định về giải quyết tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư, Điều 131 của Luật Chứng khoán quy định về giải quyết tranh chấp, ... Do đó cần thiết phải quy định các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật không phải là hoạt động thương mại nhưng được pháp luật khác quy định thì cũng được giải quyết bằng trọng tài nếu các bên có thoả thuận. Đó là các lý do Thường trực Ủy ban Tư pháp và Cơ quan chủ trì soạn thảo đưa ra để lý giải cho ý kiến của mình.

Và đến ngày 17/6/2010 khi Luật Trọng tài thương mại được thông qua, quy định trên đã được ghi nhận trong Luật mới. Đối tượng của thỏa thuận trọng tài bao gồm:

1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.

2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.

3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài.

Rõ ràng với cách quy định như trên đã mở rộng thẩm quyền của trọng tài ở mức độ nhất định, không quá rộng cũng không quá hẹp. Đồng thời cũng đã giải quyết được sự mâu thuẫn, chồng chéo ở các văn bản pháp luật khác nhau quy định về thẩm quyền của trọng tài bằng cách quy định cho phép trọng tài giải quyết các tranh chấp

không phát sinh từ hoạt động thương mại nhưng được pháp luật khác quy định được giải quyết bằng trọng tài.

Về thẩm quyền của trọng tài, pháp luật về trọng tài của các nước trên thế giới đều quy định cho trọng tài một thẩm quyền rất rộng. Ở nhiều nước, để mở rộng thẩm quyền của trọng tài pháp luật quy định thẩm quyền của trọng tài theo cách loại trừ. Tức là pháp luật chỉ liệt kê những loại việc không thuộc thẩm quyền của trọng tài. Điều 5 Luật Trọng tài Newzerland quy định phạm vi xét xử bằng trọng tài là “Mọi quyền tùy thuộc vào các bên có thể được giải quyết bằng trọng tài, trừ trường hợp phụ thuộc vào quyền xét xử bắt buộc dành riêng cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật”. Luật Trọng tài Trung Quốc quy định mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng hoặc quyền sở hữu giữa các công dân, pháp nhân hoặc các tổ chức khác trên cơ sở bình đẳng có thể được giải quyết bằng trọng tài (Điều 2) đồng thời loại trừ các tranh chấp không được giải quyết bằng trọng tài bao gồm các tranh chấp liên quan đến hôn nhân, nhận con nuôi, giám hộ và thừa kế, tranh chấp hành chính (Điều 3)25. Bộ luật tố tụng dân sự của Indonesia cho phép các bên có thể thỏa thuận đưa ra trọng tài giải quyết mọi vấn đề mà họ quan tâm trừ vấn đề hôn nhân gia đình, về hộ tịch và một vài vấn đề khác theo luật định26.Trong khi đó một số nước lại quy định thẩm quyền của trọng tài theo phương pháp liệt kê. Tuy nhiên, các nước đều rất cân nhắc, áp dụng khái niệm thương mại quy định trong Luật Mẫu UNICITRAL. Vì vậy, mặc dù sử dụng phương pháp liệt kê nhưng thẩm quyền của trọng tài vẫn rất rộng. Theo Điều 2 của Luật Trọng tài Nhật Bản thì các bên có thể đưa ra trọng tài giải quyết tất cả các tranh chấp dân sự đã phát sinh hay có thể phát sinh không kể có hợp đồng hay không có hợp đồng. Điều 1 Luật Trọng tài Braxin quy định “Những người có khả năng ký kết hợp đồng có thể đưa ra trọng tài để giải quyết các tranh chấp liên quan đến các quyền về tài sản mà họ có quyền quyết định”27. Nhìn chung pháp luật trọng tài của hầu hết các nước đều quy định cho trọng tài một thẩm quyền rất rộng.

2.1.2. Thẩm quyền ký kết thỏa thuận trọng tài

Một trong những vấn đề ảnh hưởng đến hiệu lực của thỏa thuận trọng tài đó là thẩm quyền ký kết thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài chỉ có hiệu lực pháp lý ràng buộc các bên khi người ký kết thỏa thuận trọng tài có thẩm quyền ký kết. Người ký thỏa thuận trọng tài phải là người có quyền quyết định phương thức giải quyết

25 Trần Hữu Huỳnh (2000), “Một số vấn đề cơ bản về thỏa thuận trọng tài trong thương mại quốc tế”, Tạp chí Luật học, (Số 01/2000), tr.21. Luật học, (Số 01/2000), tr.21.

26 Nguyễn Đình Thơ (2006), tlđd, tr.19.27 Trần Hữu Huỳnh (2000), tlđd, tr.22. 27 Trần Hữu Huỳnh (2000), tlđd, tr.22.

tranh chấp hoặc là người được ủy quyền. Khi thỏa thuận trọng tài được ký bởi người không có thẩm quyền thì thỏa thuận đó không thể hiện được ý chí đích thực của các bên. Do đó, thỏa thuận trọng tài sẽ không còn ý nghĩa. Khoản 2 Điều 18 LTTTM quy định thỏa thuận trọng tài vô hiệu khi “người xác lập thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật”.

Tranh chấp phát sinh giữa các cá nhân với nhau thì các cá nhân đó chính là người có thẩm quyền ký kết thỏa thuận trọng tài. Các cá nhân này có thể ủy quyền cho người khác ký kết thỏa thuận trọng tài. Việc ủy quyền này sẽ tuân theo quy định của BLDS 2005 về đại diện theo ủy quyền. Theo đó, người đại diện theo ủy quyền sẽ có thẩm quyền ký kết thỏa thuận trọng tài theo văn bản ủy quyền với người được đại diện. Vấn đề sẽ trở nên phức tạp hơn khi tranh chấp phát sinh giữa pháp nhân với pháp nhân. Trong trường hợp này người có thẩm quyền ký kết thỏa thuận trọng tài là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền của pháp nhân. Bởi Khoản 3 Điều 86 BLDS 2005 đã quy định “người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân nhân danh pháp nhân trong quan hệ dân sự”. Khoản 4 Điều 141 BLDS quy định người đại diện theo pháp luật của pháp nhân là “người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Khoản 1 Điều 143 BLDS quy định “cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”. Đại diện theo pháp luật của pháp nhân được quy định rõ trong Luật Doanh nghiệp 2005, tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, không phải lúc nào hợp đồng hay thỏa thuận trọng tài cũng do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký kết mà được ủy quyền cho người khác ký kết. Chính vì thế, nảy sinh vấn đề là có những trường hợp người ký kết không được ủy quyền hoặc việc ủy quyền không tuân thủ đúng quy định của pháp luật hoặc người ủy quyền không thực hiện đúng theo phạm vi ủy quyền…

Trong thực tế đã có nhiều quyết định trọng tài bị tòa án hủy do người ký thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền vì không được ủy quyền. Trong Quyết định số 2611/2009/QĐST-KDTM ngày 10-9-2009 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh28, tòa án đã tuyên hủy Quyết định trọng tài của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam xét xử vụ tranh chấp giữa nguyên đơn là Công ty xuất nhập khẩu Shanghai Zhong Jing và bị đơn là Công ty cho thuê tài chính II- Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (chi nhánh Nam Sài Gòn). Ngày 05-10-2005 ông Nguyễn Văn Thu- Phó Giám đốc đại diện cho Công ty cho thuê tài chính II- Nam Sài

Một phần của tài liệu Các vấn đề pháp lý về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w