Văn Đại và Trần Hoàng Hải (2010), sđd, tr.176.

Một phần của tài liệu Các vấn đề pháp lý về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài (Trang 51 - 52)

chấp sẽ do tòa án xét xử. Do đó, thỏa thuận trọng tài vô hiệu vì bị lừa dối. Tuy nhiên, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh nhận định rằng Công ty TNHH công nghiệp chính xác Jackson không có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu trong 6 tháng kể từ ngày ký kết thỏa thuận trọng tài và trước ngày Hội đồng Trọng tài mở phiên họp đầu tiên giải quyết vụ tranh chấp theo quy định tại Khoản 6 Điều 10 Pháp lệnh Trọng tài. Thế nên, không có cơ sở để Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu hủy quyết định trọng tài. Ở đây, thỏa thuận trọng tài được lập vào năm 2007 nhưng đến năm 2009 Công ty TNHH công nghiệp chính xác Jackson mới phát hiện sự khác nhau giữa hai Công văn. Lúc này, nếu Công ty muốn yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu thì phải làm như thế nào? Luật đòi hỏi là phải yêu cầu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày ký kết thỏa thuận nhưng trong thời gian này Công ty không phát hiện ra thỏa thuận trọng tài vô hiệu, mãi đến 2 năm sau mới phát hiện. Trong khi mong muốn này xuất phát từ ý chí của Công ty và hoàn toàn đúng pháp luật, nhưng lại không có cơ sở pháp lý để thực hiện.

LTTTM đã giải quyết được vướng mắc này. Luật đã bỏ đi thời hiệu yêu cầu xem xét thỏa thuận trọng tài vô hiệu. Tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp. Mặt khác, Điều 43 Luật Trọng tài thương mại đã quy định trước khi xem xét vụ tranh chấp Hội đồng trọng tài phải xem xét về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài để đảm bảo về thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp của mình là đúng đắn. Do đó, việc xem xét thỏa thuận trọng tài có vô hiệu hay không bây giờ đã trở thành trách nhiệm của Hội đồng Trọng tài, không nhất thiết phải có yêu cầu của các bên nữa.Với cách quy định mới như vậy đã giúp tiết kiệm được thời gian của các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp.

2.1.7. Vi phạm điều cấm của pháp luật

Khoản 6 Điều 18 LTTTM đưa ra quy định mới về điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận trọng tài. Theo đó, thỏa thuận trọng tài vô hiệu khi vi phạm điều cấm của pháp luật. Pháp lệnh Trọng tài đã không hề đề cập đến vấn đề này. Theo tác giả, việc bổ sung này là cần thiết. Bởi về bản chất, thỏa thuận trọng tài được xem như một hợp đồng42. BLDS 2005 đã qui định vi phạm điều cấm của pháp luật là một trong những trường hợp làm cho hợp đồng vô hiệu. Tuy nhiên, khái niệm “vi phạm điều cấm của pháp luật” lại quá chung chung. Điều 128 BLDS 2005 đã đưa ra định nghĩa “điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định”. Cách quy định này dẫn đến nhiều cách hiểu khác

Một phần của tài liệu Các vấn đề pháp lý về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài (Trang 51 - 52)