Văn Đại và Trần Hoàng Hải (2010), sđd, tr.64.

Một phần của tài liệu Các vấn đề pháp lý về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài (Trang 43 - 44)

bên không đạt được thỏa thuận dàn xếp tranh chấp sẽ do Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ở số 33 Phố Bà Triệu, Hà Nội giải quyết. Quyết định của Trung tâm sẽ là cuối cùng và hai bên có nghĩa vụ tuân theo”. Hội đồng xét xử nhận định đây là một thỏa thuận trọng tài rõ ràng. Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam trước đây có trụ sở tại 33 phố Bà Triệu, Hà Nội nhưng sau đó được chuyển về địa chỉ số 9 Đào Duy Anh. Ở Việt Nam chỉ có một Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam còn địa chỉ đặt trụ sở có thay đổi không ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Qua hai vụ tranh chấp trên có thể thấy việc phân định giữa rõ ràng và không rõ ràng không hề đơn giản. Trong vụ việc thứ nhất rõ ràng các bên muốn chọn Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam. Ở Việt Nam lại chỉ có một Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam. Việc các bên có thỏa thuận thêm là “tại thành phố Hồ Chí Minh” có thể được hiểu là các bên thỏa thuận địa điểm xét xử tại Hồ Chí Minh. Thỏa thuận rõ ràng hay không hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm của người áp dụng. Nếu ủng hộ trọng tài, chúng ta có thể cho rằng đây chỉ là sơ suất, ý chí của các bên vẫn muốn đưa tranh chấp ra Trung tâm Quốc tế Việt Nam giải quyết. Còn nếu không ủng hộ trọng tài thì cho rằng thỏa thuận này không rõ ràng vì như phân tích của tòa án, tại thành phố Hồ Chí Minh chỉ có chi nhánh của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, mà chi nhánh thì không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

Mặt khác, khi thỏa thuận trọng tài giữa hai bên chưa được rõ ràng pháp luật cho phép hai bên có thỏa thuận bổ sung. Khi đã xảy ra tranh chấp giữa hai bên thì việc các bên cùng nhau ngồi lại để thống nhất về thỏa thuận bổ sung rất khó xảy ra. Trong khi Pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn lại không có quy định cụ thể về hình thức thỏa thuận bổ sung. Do đó, lại có vướng mắc nữa là cần phải xác định giữa hai bên có thỏa thuận bổ sung hay không, những trường hợp nào được xem là có thỏa thuận bổ sung? Việc xác định này lại hoàn toàn phụ thuộc vào tòa án. Tại Quyết định số 1745/2007/QĐ- VDS ngày 20-9-200735 Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã xem văn bản tự bảo vệ của một bên gởi trung tâm trọng tài đồng ý chọn trung tâm trọng tài giải quyết tranh chấp là một hình thức thỏa thuận bổ sung. Vụ việc cụ thể như sau: Giữa Công ty Cổ phần nước và môi trường và Công ty TNHH xây dựng và thương mại Xuân Thành có xác lập một hợp đồng thầu phụ. Tại điều 9 của hợp đồng hai bên có thỏa thuận trong trường hợp phát sinh tranh chấp hai bên sẽ giải quyết trên tinh thần hợp tác, nếu không giải quyết được tranh chấp sẽ do Trọng tài kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh phán quyết theo luật hiện hành. Sau đó, Trung tâm Trọng tài thương mại thành phố Hồ Chí Minh đã thụ lý và giải quyết vụ việc. Công ty Cổ phần

Một phần của tài liệu Các vấn đề pháp lý về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài (Trang 43 - 44)