Trong điều kiện nền kinh tế - xã hội phát triển như hiện nay, Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại được các thương nhân sử dụng một cách phổ biến
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Trong điều kiện nền kinh tế - xã hội phát triển như hiện nay, Trọng tàithương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại được các thươngnhân sử dụng một cách phổ biến Đã xuất hiện trên thế giới từ lâu, nhưng tạiViệt Nam, các chủ thể kinh doanh chỉ biết đến phương thức giải quyết tranhchấp bằng trọng tài thương mại từ những năm 19601 Trong suốt hơn 40 năm tồntại, các tổ chức trọng tài thương mại Việt Nam cũng như phương thức giải quyếttranh chấp thương mại bằng trọng tài dần trưởng thành theo sự chuyển đổi, pháttriển của đất nước
Từ những năm 1990, Việt Nam phát triển kinh tế thị trường, mở rộng giaolưu thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam cónhiều cơ hội giao dịch thương mại với các đối tác nước ngoài nên đã làm quen
và sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nhiều hơn trước.Nhưng các doanh nghiệp vẫn còn e ngại khi chọn trọng tài thương mại để giảiquyết tranh chấp thuộc lĩnh vực thương mại, một mặt do hiểu biết hạn chế, mặtkhác do hệ thống pháp luật về trọng tài thương mại của Việt Nam còn nhiều bấtcập Mặc dù vậy, với tốc độ phát triển như hiện nay của kinh tế thị trường, giớiluật gia quốc tế và trong nước đều cho rằng giải quyết tranh chấp thương mạiqua Trọng tài thương mại là một phương thức có nhiều ưu điểm, ngày càng ưachuộng và phát triển Cũng vì vậy mà hoàn thiện hành lang pháp lý về trọng tàithương mại đang được coi là một trong những mục tiêu hàng đầu trong nỗ lựctạo điều kiện để phát triển trọng tài thương mại nói riêng và hỗ trợ có hiệu quảhoạt động kinh doanh thương mại nói chung ở nước ta
Thỏa thuận trọng tài là yếu tố cơ bản cần thiết, là sợi chỉ đỏ xuyên suốttoàn bộ hoạt động trọng tài kể từ lúc khởi đầu trọng tài cho đến khi công nhận
và thi hành phán quyết trọng tài Hiệu quả của hoạt động tố tụng trọng tài phụthuộc một phần không nhỏ vào thỏa thuận trọng tài Sự cần thiết hoàn thiện cácchế định pháp lý về thỏa thuận trọng tài do đó cũng là một yêu cầu tất yếu và là
1 Trọng tài đã từng được thừa nhận trong pháp luật An Nam
Trang 2hạt nhân quan trọng trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý về Trọng tài thươngmại.
Thực tiễn pháp luật và áp dụng pháp luật về Trọng tài thương mại ở ViệtNam cho thấy, nhiều doanh nghiệp còn chưa đánh giá đúng vai trò của thỏathuận trọng tài nên trong quá trình soạn thảo, ký kết thỏa thuận trọng tài cònnhiều thiếu sót dẫn đến những tranh chấp không đáng có về thỏa thuận trọng tài.Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành về thỏa thuận trọng tài còn có nhiều hạn chế,bất cập nên đã gây nhiều cản trở cho hoạt động đưa tranh chấp ra giải quyết tạitrọng tài thương mại và làm giảm tính hấp dẫn của phương thức giải quyết tranhchấp bằng trọng tài thương mại
Đây cũng chính là lý tôi lựa chọn đề tài “ Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn về thỏa thuận trọng tài đối với giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Thương mại tại Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Về phương pháp nghiên cứu, khóa luận sử dụng kết hợp phương pháp duyvật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lê Nin, phương phápphân tích – tổng hợp, phương pháp Luật học so sánh và phương pháp thu thậpthông tin để giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra
Về bố cục, khóa luận được trình bày với kết cấu ba chương như sau:
Chương 1: Khái quát về trọng tài thương mại và thoả thuận trọng tài
Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về thỏa thuận trọng tài
Chương 3: Phương hướng hoàn thiện các quy định pháp luật về thoả thuận trọng tài
Trang 3CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
VÀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI
1.1 Khái quát chung về trọng tài thương mại
1.1.1 Khái niệm trọng tài thương mại
Trọng tài thương mại là một khái niệm đã xuất hiện từ lâu và ngày càngphổ biến trong đời sống kinh tế ở khắp nơi trên thế giới Khái niệm này đượcnghiên cứu dưới rất nhiều bình diện khác nhau trong khoa học pháp lý và hiệnnay cũng có rất nhiều cách tiếp cận về khái niệm này Trọng tài với tư cách làmột phương thức giải quyết tranh chấp là cách tiếp cận chủ yếu của hệ thống cácquy định pháp luật về trọng tài, ví dụ như theo Luật mẫu của UNCITRAL - một
văn bản nhiều nước tiếp nhận khi xây dựng luật trọng tài thì: “ Trọng tài nghĩa
là mọi hình thức trọng tài có hoặc không có sự giám sát của tổ chức”.
Hay theo Hiệp hội trọng tài Hoa kỳ (AAA) thì: “ Trọng tài là cách thức giải quyết tranh chấp bằng cách đệ trình vụ tranh chấp cho một số người khách quan xem xét giải quyết và họ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng, có giá trị bắt buộc các bên tranh chấp phải thi hành”
Pháp luật trọng tài Việt Nam cũng có quy định tương tự về khái niệm này:
“Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thỏa thuận và được tiến hành theo trình tự thủ tục do pháp lệnh này quy định” (Khoản 1, Điều 2 Pháp lệnh trọng tài
thương mại năm 20032)
Bên cạnh đó, trọng tài với tư cách là một cơ quan giải quyết tranh chấpcũng là cách tiếp cận khá phổ biến, ví dụ như theo từ điển tiếng Việt thì trọng tài
là “ Người được cử ra để phân xử, giải quyết những vụ tranh chấp”
Ngoài ra, khái niệm này còn được tiếp cận với tư cách là một chế địnhpháp luật, theo cuốn Danh từ pháp luật lược giải3 thì trọng tài là “một chế định
2 Được viết tắt: PLTTTM 2003
3 Danh từ pháp luật lược giải, tác giả: Trần Thúc Linh, thẩm phán Tòa Thượng thẩm Sài Gòn cũ, nhà sách Khai Trí ấn hành năm 1965.
Trang 4cử tư nhân 4 giải quyết sự bất hòa cho hai bên nguyên bị trong một vụ tranh chấp”.
Như vậy, có rất nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về trọng tài, tuynhiên khi nghiên cứu khái niệm này ta thường xem xét dưới hai góc độ chủ yếu:
là cơ quan giải quyết tranh chấp (tổ chức trọng tài) và là một hình thức giảiquyết tranh chấp (hình thức trọng tài) :
a Trọng tài với tư cách là một cơ quan giải quyết tranh chấp
Trọng tài được hiểu là một cơ quan tài phán, có thẩm quyền giải quyết cáctranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại Trọng tài được luật pháp cácnước có nền kinh tế thị trường thừa nhận là một cơ quan tài phán độc lập, tồn tạisong song với Tòa án Pháp luật tôn trọng quyền tự do lựa chọn của các bên, khi
có tranh chấp trong thương mại phát sinh, các chủ thể có thể lựa chọn hoặc Tòa
án hoặc Trọng tài giải quyết tranh chấp cho mình Nếu các bên đã có thỏa thuậntrọng tài có hiệu lực, đưa tranh chấp ra Trọng tài giải quyết mà sau đó các bênlại đưa đơn yêu cầu Tòa án giải quyết thì Tòa án không được thụ lý và sẽ trả lạiđơn kiện và vụ tranh chấp đó sẽ do trọng tài giải quyết
Trong tương quan so sánh với Tòa án, cơ quan giải quyết tranh chấpthương mại thuộc hệ thống cơ quan Nhà nước, Trọng tài thương mại có nhữngđặc trưng riêng khác hẳn với Tòa án, cụ thể là :
Một là, với hình thức là một Trung tâm Trọng tài thì trọng tài là một tổ
chức xã hội - nghề nghiệp do các trọng tài viên tự thành lập nên để giải quyếttranh chấp phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh thương mại; còn với hình thức làtrọng tài vụ việc (ad- hoc) thì trọng tài là một tổ chức lâm thời do các bên tranhchấp thoả thuận thành lập để giải quyết một vụ việc tranh chấp cụ thể Trọng tàikhông phải là cơ quan xét xử của Nhà nước, không do Nhà nước thành lập nên
và cũng không hoạt động bằng ngân sách Nhà nước Các trọng tài viên khôngphải là viên chức Nhà nước và cũng không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.Khi xét xử, trọng tài không nhân danh Nhà nước để ra các phán quyết
Hai là, thẩm quyền giải quyết của trọng tài đối với tranh chấp thương mại
cụ thể không tự nhiên mà có, không do pháp luật ấn định mà còn phụ thuộc vào
4 “ tư nhân” ở đây dùng để là bên thứ ba ngoài Tòa án
Trang 5sự thỏa thuận của các chủ thể tranh chấp Pháp luật quy định, trọng tài chỉ cóthẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp khi các bên tranh chấp có thỏa thuận lựachọn trọng tài giải quyết Nếu không có thỏa thuận trước hoặc sau khi xảy ratranh chấp về việc lựa chọn trọng tài hoặc có nhưng thỏa thuận trọng tài vô hiệuthì trọng tài không có thẩm quyền giải quyết Có thể nói, chính các chủ thể tranhchấp với việc lựa chọn trọng tài giải quyết tranh chấp của mình đã trao quyềnđược xét xử vụ việc cho trọng tài
Ba là, phán quyết trọng tài vừa là sự kết hợp giữa ý chí, sự thỏa thuận của
các bên, vừa mang tính tài phán của cơ quan có thẩm quyền xét xử Tuy nhiên,
do trọng tài không phải là cơ quan xét xử của Nhà nước như Tòa án nên phánquyết của trọng tài không mang tính quyền lực nhà nước Phán quyết của trọngtài có giá trị ràng buộc đối với các bên tranh chấp mà không có giá trị ràng buộcvới bên thứ ba.5 Ngay cả khi một hoặc các bên tranh chấp không tôn trọng phánquyết trọng tài, không tự nguyện thi hành phán quyết thì trọng tài cũng không có
cơ quan cưỡng chế của riêng mình để cưỡng chế thi hành Phán quyết trọng tài
do các bên đương sự tự nguyện thi hành hoặc nhờ đến sự hỗ trợ của cơ quanNhà nước để cưỡng chế thi hành
Như vậy, với tư cách là một cơ quan tài phán, trọng tài không nằm trong
hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước, tồn tại độc lập, song song với Tòa án và cóthẩm quyền giải quyết các tranh chấp khi được các bên lựa chọn
Với tư cách là tổ chức giải quyết tranh chấp trọng tài thường được biết
đến với hai hình thức phổ biến là trọng tài vụ việc (trọng tài ad-hoc) và trọng tài
thường trực (trọng tài quy chế)
Trọng tài vụ việc ( trọng tài ad-hoc)
Trọng tài vụ việc là hình thức trọng tài do các bên có tranh chấpthỏa thuận thành lập để giải quyết một vụ việc tranh chấp cụ thể giữa các bên và
sẽ tự giải thể khi vụ việc đã giải quyết xong Đặc điểm của loại trọng tài này làkhông có trụ sở, không phụ thuộc vào bất kỳ quy tắc xét xử nào Do đó các bênphải tự chịu trách nhiệm thành lập Hội đồng trọng tài, quy tắc tố tụng dành riêng
5 Bên thứ ba: là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
Trang 6cho mình; phải thỏa thuận trực tiếp vấn đề thù lao và chi phí với các trọng tàiviên.
Ưu điểm của hình thức Trọng tài vụ việc so với trọng tài quy chế là làquyền tự định đoạt của các bên lớn hơn, chi phí cho tố tụng trọng tài thấp và thờigian giải quyết nhanh Tuy nhiên, trọng tài vụ việc cũng có những hạn chế nhấtđịnh, hạn chế lớn nhất là phải phụ thuộc hoàn toàn vào thiện chí của các bên.Nếu một bên không có thiện chí quá trình tố tụng sẽ luôn có nguy cơ bị trì hoãn,
và nhiều khi không thể thành lập được Hội đồng Trọng tài bởi vì không có quytắc tố tụng nào được áp dụng Mặt khác trong quá trình tố tụng cũng không có tổchức nào giám sát nên kết quả phần lớn phụ thuộc vào việc tiến hành tố tụng vàkhả năng kiểm soát quá trình tố tụng của các trọng tài viên Trọng tài viên và cácbên sẽ không có cơ hội nhận được sự ủng hộ và trợ giúp đặc biệt từ một tổ chứcTrọng tài thường trực trong trường hợp phát sinh sự kiện không dự kiến trước vàtrong trường hợp các trọng tài viên không thể giải quyết được vụ việc Sự hỗ trợduy nhất mà các bên có thể nhận được là sự hỗ trợ của Tòa án
Trọng tài thường trực ( Trọng tài quy chế)
Trọng tài thường trực là hình thức trọng tài có tổ chức, hoạt động thườngxuyên, có điều lệ, quy tắc tố tụng riêng và có danh sách trọng tài viên Trọng tàithường trực được tổ chức dưới những hình thức đa dạng như: các trung tâmtrọng tài, các hiệp hội trọng tài hay các viện trọng tài, nhưng chủ yếu và phổbiến vẫn là các Trung tâm Trọng tài Có thể kể tên các Trung tâm Trọng tài nổitiếng như: Toà án trọng tài quốc tế ( IAC) thuộc Phòng Thương mại quốc tế(ICC) có trụ sở tại Paris (Pháp); Hiệp hội trọng tài Mỹ (AAA); Trọng Tài quốc
tế Singapore; Trọng Tài quốc tế Hồng Kong; ở Việt Nam có Trung tâm Trọngtài quốc tế Việt Nam – VIAC và một số trung tâm khác
Có thể nói ưu điểm lớn nhất trọng tài quy chế so với trọng tài vụ việc là
có quy tắc tố tụng chi tiết từ khi bắt đầu đến khi kết thúc quá trình giải quyếttranh chấp Điều này đảm bảo trong mọi trường hợp tranh chấp sẽ được giảiquyết, không phụ thuộc vào việc một bên có tham gia vào quá trình tố tụngtrọng tài hay không Ưu điểm thứ hai là hầu hết các tổ chức trọng tài đều cónhững chuyên gia hỗ trợ cho quá trình trọng tài Họ đảm bảo cho Hội đồng
Trang 7Trọng tài sẽ được thành lập, các khoản phí trọng tài sẽ được nộp đủ, đôn đốcđúng thời hạn Bên cạnh đó, trọng tài quy chế cũng có những hạn chế nhất định,
mà hạn chế lớn nhất đó là tốn kém nhiều chi phí vì ngoài việc phải trả chi phíthù lao cho các trọng tài viên, các bên còn phải trả thêm các chi phí hành chính
để nhận được sự hỗ trợ của các Trung tâm trọng tài Nhược điểm thứ hai củaTrọng tài quy chế là với những vụ việc cần giải quyết nhanh chóng hoặc vụ việcđơn giản thì quá trình tố tụng thường bị kéo dài mà các bên tranh chấp và Hộiđồng trọng tài vẫn bắt buộc phải tuân theo do phải tuân thủ các thời hạn theoquy định của Quy tắc tố tụng
b Trọng tài thương mại với tư cách là một hình thức giải quyết tranh chấp thương mại
Với tính chất là một phương thức giải quyết tranh chấp, trọng tài thươngmại được hiểu là phương thức, trong đó các bên tranh chấp tự nguyện thỏa thuậnvới nhau để ủy thác việc giải quyết tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ chotrọng tài; và trọng tài, trên cơ sở các tình tiết khách quan của tranh chấp, đượcquyền đưa ra quyết định cuối cùng để giải quyết tranh chấp và quyết định này cógiá trị bắt buộc thi hành đối với các bên
Trọng tài, với tư cách là phương thức giải quyết tranh chấp đã xuất hiệntrên thế giới từ năm 1800 trước công nguyên, từ cuối thế kỉ 18- 19 luật tố tụngcác nước Châu Âu đã công nhận hoạt động trọng tài như một biện pháp giảiquyết tranh chấp; còn tại Việt Nam, trọng tài theo đúng nghĩa là một phươngthức giải quyết tranh chấp chỉ ra đời từ năm 1993 trên cơ sở Quyết định số 204-TTg của thủ tướng Chính phủ ngày 28/4/1993 về việc thành lập Trung tâmTrọng tài Quốc tế Việt Nam ( VIAC )
Với tư cách là một hình thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạtđộng kinh doanh thương mại, trọng tài có những đặc trưng cơ bản sau:
Một là, trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của
bên thứ ba - một Hội đồng trọng tài hoặc một trọng tài viên duy nhất Trọng tài
do chính các bên tranh chấp thỏa thuận lựa chọn trước hoặc sau khi xảy ra tranhchấp Trọng tài là người hoàn toàn độc lập với các bên, đứng giữa để giải quyết
Trang 8tranh chấp, đưa ra các phán quyết bắt buộc để bảo vệ quyền và lợi ích của cácbên.
Hai là, trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua một thủ tục
tố tụng chặt chẽ Đối với trọng tài thường trực trong quá trình giải quyết tranhchấp, trọng tài viên và các bên tranh chấp phải tuân thủ đúng trình tự tố tụng màpháp luật trọng tài, điều lệ và quy tắc tố tụng của tổ chức trọng tài đó quy định.Còn đối với trọng tài vụ việc, các bên có thể thỏa thuận thủ tục tố tụng riêng,ngoài ra, các trọng tài viên và các bên cũng phải tuân thủ đúng thủ tục tố tụngtrọng tài mà mình đặt ra
Ba là, kết quả của việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài là phán quyết do
trọng tài tuyên đối với các bên đương sự của vụ tranh chấp Phán quyết có giá trịbắt buộc thi hành đối với các bên
1.1.2 Ưu điểm và hạn chế của việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại
Hiện nay trên thế giới trọng tài đã trở thành một phương thức phổ biến đểgiải quyết các tranh chấp trong kinh doanh Thực tế này xuất phát từ những lợithế to lớn mà trọng tài mang lại cho các doanh nghiệp khi họ lựa chọn trọng tàilàm phương thức giải quyết tranh chấp Ưu thế của trọng tài trong quan hệ sosánh với các phương thức khác như tòa án, hòa giải, thương lượng chủ yếu xuấtphát từ các nguyên tắc hoạt động của nó Trước hết, so với Tòa án thì trọng tài
có những ưu điểm sau:
Thứ nhất, giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài đảm bảo tối
đa quyền tự do thỏa thuận của các bên Mọi tranh chấp được đưa ra giải quyếtbằng trọng tài đều dựa trên yếu tố thỏa thuận Các bên có thể tự do thỏa thuận vềviệc lựa chọn trung tâm trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài, trọng tài viên, luật ápdụng, ngôn ngữ hay về thời gian cũng như địa điểm giải quyết tranh chấp và nhờvậy có thể chủ động và tiết kiệm thời gian trong việc kinh doanh Đây là điều
mà các bên khó có thể thực hiện khi giải quyết tranh chấp bằng Tòa án, vì họphải tuân thủ những quy định tố tụng do luật định
Thứ hai, phương thức trọng tài với nguyên tắc xét xử một lần và quyết
định của trọng tài có giá trị chung thẩm đã giảm nhẹ gánh nặng về mặt thủ tục
Trang 9pháp lý cho các bên tranh chấp, giúp họ tiết kiệm thời gian và chi phí qua đónâng cao được hiệu quả kinh doanh Mặc dù vậy, các phán quyết cuả trọng tàivẫn đảm bảo được tính thi hành vì pháp luật cho phép các bên tự do thỏa thuận
về các yếu tố trong quá trình giải quyết bằng trọng tài, vì vậy họ buộc phải tuânthủ các phán quyết mà trọng tài đưa ra; nếu không thực hiện thì Tòa án sẽ là cơquan cưỡng chế thi hành đối với các bên liên quan Còn nếu giải quyết bằng conđường Toà án, các bên tranh chấp có thể mất rất nhiều thời gian do phải quahàng loạt cấp xét xử như sơ thẩm, phúc thẩm, thậm chí giám đốc thẩm, tái thẩm
Thứ ba, phương thức trọng tài đảm bảo được tính bí mật trong quá trình
giải quyết tranh chấp Cơ chế này đảm bảo bí mật kinh doanh và uy tín nghềnghiệp cho các thương nhân có liên quan tới vụ tranh chấp, nhất là trong cáctranh chấp liên quan đến sở hữu trí tuệ, bí mật kinh doanh Ưu điểm này xuấtphát từ nguyên tắc xét xử của trọng tài là xét xử bí mật, tức là không ai có quyềntham dự phiên họp xét xử nếu không được sự đồng ý của các bên Trong khi đó,nguyên tắc xét xử của Toà án là xét xử công khai
Thứ tư, các bên tranh chấp được quyền chủ động tìm và lựa chọn các
trọng tài viên để giải quyết tranh chấp cho mình nên đối với các tranh chấp đòihỏi chuyên môn cao, họ có thể lựa chọn được các chuyên gia hàng đầu trong cáclĩnh vực như hàng hải, sở hữu trí tuệ, ngoại thương, công nghệ thông tin… Điềunày giúp cho việc giải quyết tranh chấp hiệu quả và nhanh chóng
Thứ năm, các phán quyết của trọng tài có thể được công nhận và cho thi
hành ở nước ngoài Công ước New York 1958 về công nhận và cho thi hành cácquyết định của trọng tài nước ngoài đã quy định rằng các nước thành viên củacông ước này có nghĩa vụ công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tàicủa nước bên kia cũng là thành viên
Ngoài ra, so với thương lượng, hòa giải phương thức trọng tài cũng cónhững ưu điểm vượt trội mà các phương thức này không thể có được Điển hình
là khung pháp điều chỉnh các hình thức này Trong khi PLTTTM 2003 là khungpháp luật cơ bản điều chỉnh hoạt động của trọng tài thì thương lượng, hòa giảivẫn chỉ là những hoạt động mang tính tự phát, chưa có văn bản pháp luật điềuchỉnh cụ thể Chính vì thế mà giá trị pháp lý của kết quả thương lượng, hòa giải
Trang 10không được đảm bảo thi hành, chủ yếu dựa trên sự tự giác của các bên Trongkhi đó, trọng tài luôn được đảm bảo về mặt pháp lý bởi Tòa án Việc không tựnguyện thực hiện quyết định trọng tài sẽ bị cưỡng chế thi hành.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm và lợi ích vượt trội so với Tòa án vàmột số phương thức giải quyết tranh chấp khác thì trọng tài cũng có những hạnchế nhất định như :
Thứ nhất, phán quyết của trọng tài mang tính chung thẩm là một ưu thế
lớn nhưng mặt nào đó cũng chính là nhược điểm của phương thức này vì việckhông cho các bên kháng cáo, kháng nghị có thể dẫn tới khó khăn trong việcphát hiện và sửa chữa sai phạm trong quá trình giải quyết tranh chấp
Thứ hai, chi phí cho việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài thường được
ấn định trước và thường cao hơn rất nhiều so với các phương thức giải quyếttranh chấp khác Đây là một trở ngại không nhỏ cho các bên tranh chấp muốntìm đến các Trung tâm Trọng tài
Thứ ba, phạm vi các tranh chấp có thể giải quyết bằng trọng tài còn hạn
chế, chỉ giới hạn trong các tranh chấp thương mại
Ngoài ra còn một số nhược điểm khác có thể đề cập đến như: thẩm quyềnhạn chế của Hội đồng trọng tài trong việc sử dụng các biện pháp cưỡng chế; sựcứng nhắc của việc giải quyết khiếu kiện trong mối quan hệ với các khiếu kiệnkhác hoặc với bên thứ ba 6
1.2 Khái quát chung về thoả thuận trọng tài thương mại
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của thỏa thuận trọng tài
Thỏa thuận trọng tài thương mại là một thỏa thuận bằng văn bản theo đócác bên kí kết nhất trí đưa tất cả hoặc một số tranh chấp đã hoặc sẽ có thể phátsinh từ giao dịch thương mại có khả năng được áp dụng trọng tài ra giải quyếtbằng con đường trọng tài Bản chất của trọng tài là phương thức giải quyết tranhchấp dựa trên sự thỏa thuận của các bên tranh chấp Điều này khác với việc cácbên tranh chấp yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Tòa án, cơ quan đương nhiên cóthẩm quyền xét xử bất kỳ tranh chấp trong nước nào (chỉ trừ khi các bên có thỏathuận khác) Trọng tài chỉ có thẩm quyền xét xử khi các bên tranh chấp có thỏa
6 http://www.viac.org.vn/vi-VN/Home/baivietlienquan/2009/02/267.aspx
Trang 11thuận chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp, điều này đồng nghĩa với việc thỏathuận trọng tài là điều kiện tiên quyết để tiến hành tố tụng trọng tài
Theo quy định của pháp luật hầu hết các quốc gia trên thế giới, thỏa thuậntrọng tài có những đặc điểm sau:
Đặc điểm về hình thức của thỏa thuận trọng tài
Trong hầu hết các trường hợp thỏa thuận trọng tài phải được thể hiện dướihình thức văn bản Điều này đảm bảo cho thỏa thuận trọng tài có giá trị như mộtchứng cứ xác định ý chí của các bên muốn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.Pháp luật của hầu hết các nước đều quy định thỏa thuận trọng tài phải bằng vănbản, tuy nhiên điều khoản trọng tài cũng có thể bằng miệng, nhưng trường hợpnày là rất hiếm hoi
Thông thường có hai cách để thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấpbằng trọng tài:
Một là, các bên dự đoán trước và thỏa thuận ngay từ khi bắt đầu quan hệ
thương mại việc sẽ đưa ra trọng tài giải quyết các tranh chấp phát sinh trongtương lai Sự thỏa thuận này thường được thể hiện thành một điều khoản trọngtài trong hợp đồng xác lập quan hệ thương mại giữa hai bên Điều khoản nàythường nằm cuối hợp đồng sau khi các bên đã thỏa thuận xong các điều khoảnchính Điều khoản trọng tài chỉ mang tính dự liệu, các bên đều không mongmuốn tranh chấp sẽ xảy ra nên thường ngắn gọn
Hai là, sau khi tranh chấp phát sinh, các bên mới thỏa thuận đưa tranh
chấp ra giải quyết bằng trọng tài Thỏa thuận này thường dưới hình thức mộtvăn bản thỏa thuận riêng và được coi như gắn liền với hợp đồng chính hay còngọi là thỏa thuận đưa các tranh chấp hiện thời ra giải quyết theo phương thứctrọng tài, do đó, thỏa thuận trọng tài này thường biên soạn đầy đủ, có tính khảthi cao Tuy nhiên, trên thực tế hình thức thỏa thuận trọng tài này thường ít được
sử dụng vì sau khi đã xảy ra tranh chấp thì việc các bên ngồi lại với nhau để thỏathuận cách thức giải quyết tranh chấp là không dễ dàng, trong trường hợp đó, vụviệc thường được giải quyết theo con đường Tòa án
Trang 12 Đặc điểm về nội dung của thỏa thuận trọng tài
Nội dung của thỏa thuận trọng tài chính là việc xác định cách thức, trình
tự, thủ tục, thẩm quyền và trách nhiệm của các bên liên quan khi cần giải quyếtnhững tranh chấp, bất đồng phát sinh hay liên quan đến hợp đồng chính Việcxác lập nội dung các điều khoản trong thỏa thuận trọng tài đều phụ thuộc vào sự
tự nguyện thỏa thuận của các bên mà không chịu sự can thiệp của của pháp luật.Tuy nhiên, để tránh những rắc rối mà các bên có thể gặp phải và nhằm bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp,pháp luật có quy định một số điều khoản mang tính cơ bản trong một thỏa thuậntrọng tài như: phương thức trọng tài, tổ chức trọng tài, ngôn ngữ trọng tài, luật
áp dụng, địa điểm trọng tài, chi phí trọng tài, cam kết thi hành quyết định trọngtài Ngoài ra, các bên có thể lựa chọn thỏa thuận thêm các điều khoản khácnhằm tạo điều kiện cho việc giải quyết tranh chấp hiệu quả nhất
Một thỏa thuận trọng tài chỉ có giá trị pháp lý khi đáp ứng được nhữngyêu cầu của pháp luật về nội dung Hầu hết pháp luật của các quốc gia trên thếgiới đều yêu cầu nội dung của thỏa thuận trọng tài phải rõ ràng, chính xác, cóthể dễ dàng xác định thẩm quyền của một Hội đồng trọng tài cụ thể và quy tắc tốtụng nhất định
Đặc điểm về mối quan hệ giữa thỏa thuận trọng tài và hợp đồng chính
Dù thỏa thuận trọng tài được thể hiện dưới hình thức một điều khoản nằmtrong hợp đồng chính hay dưới hình thức văn bản riêng đi kèm hợp đồng chínhthì thỏa thuận trọng tài thực chất chính là một hợp đồng nhỏ có nội dung khácbiệt và giá trị độc lập với hợp đồng chính Như vậy, ngay cả khi hợp đồng bịthay đổi, hủy bỏ, bị hết hiệu lực thì thỏa thuận trọng tài vẫn có giá trị
Sở dĩ, ngay cả khi thỏa thuận trọng tài là một điều khoản nằm trong hợpđồng chính thì nó vẫn mang tính độc lập với hợp đồng chính vì thỏa thuận trọngtài có đối tượng pháp lý là xác định thủ tục tố tụng sẽ được áp dụng trong trườnghợp có tranh chấp phát sinh giữa các bên, hoàn toàn khác so với đối tượng củahợp đồng chính là xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong một quan hệpháp luật nhất định Do đó, việc pháp luật trọng tài xác định hiệu lực độc lập của
Trang 13thỏa thuận trọng tài là hoàn toàn hợp lý, nó biểu hiện nguyên tắc tôn trọng ý chícủa các bên, mà ở đây là tôn trọng sự thỏa thuận về việc lựa chọn cơ quan giảiquyết tranh chấp của các bên Tuy nhiên, đối với trường hợp hợp đồng chính bị
vô hiệu thì tính độc lập về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài chỉ là tương đối.Việc xác định thỏa thuận trọng tài có vô hiệu hay không còn phụ thuộc vàonguyên nhân hợp đồng chính bị vô hiệu Nếu nguyên nhân dẫn đến hợp đồngchính và thỏa thuận trọng tài vô hiệu là trùng nhau thì khi đó, đương nhiên cảhai cùng vô hiệu, ví dụ như trường hợp thỏa thuận trọng tài tồn tại dưới dạngđiều khoản trọng tài trong hợp đồng chính do một bên không có hoặc không có
đủ thẩm quyền ký kết hoặc vi phạm các nguyên tắc tự nguyện khi kí kết hợpđồng thì cả hợp đồng chính và thỏa thuận trọng tài đều vô hiệu
Đặc điểm về điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận trọng tài
Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài có liên quan chặt chẽ đến các điều kiệnluật định về năng lực chủ thể tham gia thỏa thuận trọng tài, thẩm quyền củatrọng tài, ý chí tự nguyện của các chủ thể và hình thức của thỏa thuận trọng tài,chỉ khi một thỏa thuận trọng tài đáp ứng đủ các điều kiện trên theo luật định thì
nó mới có hiệu lực
Thứ nhất, điều kiện về năng lực chủ thể
Có thể nói năng lực chủ thể là vấn đề đầu tiên mà các bên cần quan tâmkhi tiến hành đàm phán thỏa thuận trọng tài vì nếu một bên không có năng lựcchủ thể sẽ khiến điều khoản này vô hiệu Đối với mỗi loại chủ thể thì nội dungpháp lý điều chỉnh lại có những quy định khác nhau phù hợp với đặc điểm, tínhchất của từng loại chủ thể Chủ thể ở đây gồm ba dạng : cá nhân, pháp nhân vàquốc gia (hoặc các cơ quan nhà nước), đối với mỗi loại chủ thể pháp luật cácnước đều có những quy định về cách xác định luật áp dụng riêng Ví dụ như,theo quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005, năng lực của cá nhân đượcxác định theo luật quốc tịch, hoặc nếu là người không quốc tịch hoặc người cónhiều quốc tịch thì áp dụng luật nơi cư trú Đối với pháp nhân, năng lực củapháp nhân được xác định theo luật nơi pháp nhân thành lập (trừ trường hợp phápnhân nước ngoài xác lập và thực hiện giao dịch tại Việt Nam thì áp dụng phápluật Việt Nam), tức là áp dụng hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi
Trang 14Thứ hai , điều kiện về thẩm quyền của trọng tài
Mặc dù phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có nhiều ưuđiểm và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế phát triển Tuy vậy,không phải mọi tranh chấp đều có thể giải quyết được bằng trọng tài, ngay cảkhi giữa các bên tranh chấp thỏa mãn điều kiện về sự tự nguyện thỏa thuận Đó
là khi pháp luật nơi diễn ra trọng tài không cho phép giải quyết loại tranh chấp
đó thông qua hình thức trọng tài Trong thương mại quốc tế, Việt Nam đã tuyên
bố bảo lưu đối với Công ước New York 1958 tại quyết định số 453 QĐ/CTNcủa Chủ tịch nước ngày 17/7/1995, không cho phép thỏa thuận trọng tài đối vớitất cả các vấn đề liên quan đến trật tự công công cộng7 Nhìn chung ở một sốnước, các vấn đề không được áp dụng trọng tài là : các vấn đề về tình trạng cánhân ( như hộ tịch, năng lực chủ thể, ly hôn hay ly thân ); các hợp đồng ký kết
do lừa đảo hoặc vô đạo đức; tranh chấp về phát minh, nhãn hiệu hàng hóa vàbản quyền, luật cạnh tranh, tranh chấp về bảo hiểm, tham nhũng, phá sản, tranhchấp về cấm vận, một số tranh chấp về quan hệ lao động v.v
Thứ ba, về điều kiện về ý chí tự nguyện của chủ thể
Thỏa thuận trọng tài là một loại hợp đồng trong đó ý chí tự nguyện củachủ thể đóng vai trò là một nguyên tắc quan trọng trong quá trình xác lập Thỏathuận trọng tài sẽ không có giá trị pháp lý nếu nó không phải là kết quả của sựthống nhất ý chí giữa các chủ thể hay là sự áp đặt ý chí của bất kì cơ quan, tổchức, cá nhân nào Dựa trên cơ sở thống nhất ý chí, các bên thỏa thuận về cácyếu tố liên quan đến quá trình giải quyết tranh chấp: tổ chức trọng tài, hình thứctrọng tài, ngôn ngữ, địa điểm và các nội dung khác phù hợp với lợi ích của cácbên
Trong một số trường hợp, thỏa thuận trọng tài được các bên chứng minhrằng họ bị ép buộc, lừa dối hay nhầm lẫn khi ký thỏa thuận trọng tài và yêu cầutòa án trọng tài hoặc tòa án quốc gia tuyên bố hủy thỏa thỏa thuận trọng tài
Thứ tư, điều kiện về hình thức của thỏa thuận trọng tài
Trong các điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận trọng tài, điều kiện vềhình thức được coi là một điều kiện hết sức cơ bản Hình thức của thỏa thuận
7 Trật tự công công cộng được hiểu là các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam
Trang 15trọng tài là sự thể hiện ra bên ngoài sự thống nhất ý chí của các bên tham giaquan hệ thương mại Nhìn chung, pháp luật trọng tài của hầu hết các nước trênthế giới đều quy định thỏa thuận trọng tài phải được thể hiện dưới dạng văn bản.Quy định này đã trở thành một tập quán quốc tế chung bởi chỉ có thể xác lậpbằng văn bản mới tạo ra sự tin tưởng cho các bên, đồng thời là cơ sở ràng buộctrách nhiệm của các bên khi pháp sinh tranh chấp Hậu quả pháp lý của việc viphạm quy định về hình thức thỏa thuận trọng tài là một trong những nguyênnhân làm vô hiệu thỏa thuận trọng tài hoặc làm cho phán quyết trọng tài khôngđược công nhận thi hành.
1.2.1 Ý nghĩa của thỏa thuận trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại
Với những đặc điểm đã trình bày ở trên, có thể khẳng định thỏa thuậntrọng tài là yếu tố không thể thiếu trong tố tụng trọng tài thương mại, vai tròquan trọng này của thỏa thuận trọng tài được thể hiện ở các phương diện sau:
Thứ nhất, thỏa thuận trọng tài có tác dụng ràng buộc các bên, bởi nó
được xác lập trên cơ sở ý chí tự nguyện và bình đẳng của chính các bên Một khi
đã xác lập thỏa thuận trọng tài thì không bên nào được thoái thác việc giải quyếttranh chấp tại trọng tài Qua đó, cũng giúp các bên nâng cao ý thức trong việcthực hiện những nghĩa vụ đã cam kết, là một biện pháp tích cực để phòng ngừacác tranh chấp
Thứ hai, thỏa thuận trọng tài loại trừ thẩm quyền xét xử của Tòa án đối
với tranh chấp Tuy nhiên điều này không loại trừ sự hỗ trợ của Tòa án đối vớihoạt động giải quyết tranh chấp của trọng tài khi: có khiếu kiện nại liên quanđến thỏa thuận trọng tài vô hiệu, yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạmthời, chỉ định trọng tài viên (trong trường hợp trọng tài vụ việc) và khi có căn cứpháp luật để đề nghị Tòa án hủy quyết định trọng tài
Thứ ba, thỏa thuận trọng tài là yếu tố quan trọng nhất, luôn được đặt lên
hàng đầu từ khi đưa tranh chấp thương mại ra trọng tài cho tới khi phán quyếtcuối cùng được đưa ra Việc xác định thẩm quyền, phạm vi thẩm quyền của Hộiđồng trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp phụ thuộc vào các giới hạn đặt ratrong thỏa thuận trọng tài trọng tài Đặc biệt với những tranh chấp có yếu tố
Trang 16nước ngoài thỏa thuận trọng tài còn cho phép lựa chọn nơi tiến hành tố tụngtrọng tài, luật áp dụng và ngôn ngữ trọng tài trong điều kiện phù hợp nhất Thỏathuận trọng tài với nội dung chính là quyền lựa chọn của các bên về các yếu tốcủa luật tố tụng trọng tài sao cho phù hợp nhất với mình nên sẽ giúp hình thànhnhững điều kiện tốt nhất để tiến hành trọng tài và thi hành quyết định trọng tài
Từ phân tích trên đây, có thể khẳng định rằng, thỏa thuận trọng tài đượcxem là vấn đề then chốt và có vai trò quyết định đối với việc áp dụng Trọng tàinhư một phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh Có thể nói, không
có thỏa thuận trọng tài thì không có việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài.Nhưng trên thực tế hiện nay thỏa thuận trọng tài vẫn chưa phát huy được hết vaitrò to lớn của mình, vẫn còn nhiều những vướng mắc liên quan tới thỏa thuậntrọng tài làm cản trở quá trình tố tụng trọng tài Vậy, phải làm thế nào để thỏathuận trọng tài thực sự phát huy được hết vai trò của mình, thực sự trở thànhbước khởi đầu hoàn hảo cho tố tụng trọng tài Câu hỏi trên chỉ có thể được trảlời khi ta nghiên cứu thỏa thuận trọng tài từ hai góc độ là pháp luật thực định vàthực tiễn áp dụng các quy định pháp luật đó tại Việt Nam
Trang 17CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG THỎA THUẬN TRỌNG TÀI
TRÊN THỰC TẾ Ở VIỆT NAM
2.1 Thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về thỏa thuận trọng tài
Mỗi quốc gia khác nhau, do ảnh hưởng của các yếu tố về kinh tế, chínhtrị, phong tục tập quán cũng như trình độ lập pháp khác nhau mà hệ thống phápluật của mỗi nước đều mang những nét riêng biệt, ngay cả với những nhưng quyđịnh về thỏa thuận trọng tài cũng vậy Sự ghi nhận của pháp luật Việt Nam vềthỏa thỏa thuận trọng tài được thể hiện qua những khía cạnh sau:
2.1.1 Hệ thống quy định của pháp luật Việt Nam về thỏa thuận trọng tài
Tại Việt Nam hiện nay, cơ sở pháp lý chủ yếu cho hoạt động của trọng tàithương mại được tạo thành bởi quy định trong các văn bản sau đây:
1 Công ước New York 1958 về Công nhận và Thi hành các Quyết địnhcủa Trọng tài nước ngoài mà Việt Nam là thành viên, nội dung cơ bản của côngước đã được luật hóa tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2004
2 Bộ luật tố tụng Dân sự được Quốc hội khóa XI thông qua ngày15/06/2004 có hiệu lực từ ngày 01/01/2005 (Phần thứ năm: Chương XXV thủtục giải quyết các việc dân sự liên quan đến hoạt động trọng tài thương mại ViệtNam; Phần thứ sau: Chương XXI thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và cho thihành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài)
3 Luật thương mại 2005 được Quốc hội khóa XI ngày 14/05/2005 có hiệulực thi hành từ ngày 01/01/2006, quy định việc giải quyết tranh chấp với hìnhthức trọng tài tại Điều 317
4 Pháp lệnh Thi hành án dân sự số 13/2004/PL-UBTVQH11 được Ủyban thường vụ quốc hội thông qua ngày 14/01/2004 có hiệu lực từ ngày01/07/2004, trong đó, có quy định về tổ chức thủ tục thi hành quyết định củaTrọng tài nước ngoài được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại ViệtNam và quyết định của Trọng tài Thương mại Việt Nam
Trang 185 Pháp lệnh Trọng tài thương mại số 08/2003/PL-UBTVQH11 đượcUBTVQH khóa XI thông qua ngày 25/02/2005 có hiệu lực thi hành kể từ ngày01/07/2003 Đây là văn bản điều chỉnh chủ yếu các hoạt động của trọng tàithương mại Hiện nay, văn bản này đang được sửa đổi, bổ sung và chuẩn bịđược thay thế bởi Luật Trọng tài Thương mại (dự kiến được Quốc hội thông qua
và ban hành năm 2010)
6 Nghị quyết số 05/2003/ HĐTP/TANDTC của Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao ngày 31/07/2003 hướng dẫn thi hành một số quy định Pháplệnh Trọng tài Thương mại 2003
7 Nghị định số 25/2004/NĐ-CP ngày 5/01/2004 của Chính Phủ quy địnhchi tiết thi hành một số điều Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003
2.1.2 Những quy định cụ thể liên quan đến thỏa thuận trọng tài thương mại
a Quy định về khái niệm thỏa thuận trọng tài
Khái niệm thỏa thuận trọng tài được quy định tại Điều 2, Khoản 2
PLTTTM 2003 : “ Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên cam kết giải quyết bằng trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại”.
Trong lịch sử tồn tại và phát triển của pháp luật về trọng tài ở Việt Nam
đã có rất nhiều các văn bản pháp luật được ban hành, như Nghị định 116/CP củaChính phủ về tổ chức và hoạt động của trọng tài kinh tế hay Quyết định204/TTg về tổ chức của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam Tuy nhiên, vấn
đề thỏa thuận trọng tài, một vấn đề cốt lõi đóng vai trò quan trọng trong hoạtđộng của trọng tài, lại chưa được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luậtnày Thỏa thuận trọng tài mới chỉ được tiếp cận ở khía cạnh quyền của các bêntranh chấp hoặc dưới khía cạnh là cơ sở cho thẩm quyền của trọng tài ( Điều 3,Nghị định 116/CP) Đây là một điểm thiếu sót trong hệ thống pháp luật về trọngtài, việc hiểu rõ về thỏa thuận trọng tài là bước cần thiết đầu tiên để các bêntrong quan hệ thương mại có thể định hướng nhằm xây dựng được điều khoảntrọng tài hợp lý và có hiệu quả Với khái niệm thỏa thuận trọng tài tại Điều 2,Khoản 2 thì PLTTTM 2003 đã khắc phục được nhược điểm của pháp luật vềtrọng tài thương mại trước đây của Việt Nam
Trang 19Tuy nhiên, quy định trên cũng đã bộc lộ những hạn chế, theo định nghĩatại Khoản 2, Điều 2 PLTTTM 2003, có thể hiểu rằng, những tranh chấp phátsinh từ quan hệ thương mại được giải quyết bằng trọng tài có thể là quan hệ phátsinh từ hợp đồng nhưng cũng có thể là quan hệ ngoài hợp đồng, ví dụ tranh chấpphát sinh do việc đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như tàu đâm va cầucảng, tàu đâm va nhau v.v…
Tuy nhiên, trong điều kiện của Việt Nam sự hiểu biết pháp luật của các tổchức, cá nhân kinh doanh còn hạn chế, với định nghĩa không rõ ràng như trên thìtranh chấp được giải quyết bằng trọng tài thường chỉ được hiểu theo nghĩa làquan hệ phát sinh từ hợp đồng Điều này khiến cho thẩm quyền giải quyết tranhchấp của trọng tài trên thực tế bị thu hẹp, ngoài ra còn gây khó khăn cho việccông nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài
b Quy định về hình thức thỏa thuận trọng tài
Hình thức của thỏa thuận trọng tài là sự thể hiện ra bên ngoài sự thốngnhất ý chí của các bên tham gia quan hệ thương mại Pháp luật Việt Nam cũnggiống như pháp luật của hầu hết các quốc gia khác đều quy định thỏa thuậntrọng tài phải được thể hiện dưới dạng văn bản quy định tại Điều 9, Khoản 1
PLTTTM 2003 Bên cạnh đó, nội hàm khái niệm “văn bản” cũng được Pháp
luật Việt Nam mở rộng gồm cả các dạng như thư, điện báo, telex, fax, thư điện
tử hoặc hình thức văn bản khác thể hiện rõ ý chí của các bên giải quyết vụ tranhchấp bằng trọng tài thì đều được coi là thỏa thuận trọng tài bằng văn bản Quyđịnh trên đã trở thành một tập quán quốc tế chung bởi chỉ có thể xác lập bằngvăn bản mới tạo sự tin tưởng cho các bên, đồng thời là cơ sở ràng buộc tráchnhiệm của các bên khi phát sinh tranh chấp
Có hai hình thức tồn tại của thỏa thuận trọng tài được ghi nhận tại Khoản
2, Điều 9 PLTTTM 2003 như sau:
Một là, các bên dự đoán trước và thỏa thuận ngay từ khi bắt đầu quan hệ
thương mại việc sẽ đưa ra trọng tài giải quyết các tranh chấp phát sinh trongtương lai Sự thỏa thuận này thường được thể hiện thành một điều khoản trọngtài trong hợp đồng xác lập quan hệ thương mại giữa hai bên Điều khoản nàythường nằm cuối hợp đồng sau khi các bên đã thỏa thuận xong các điều khoản
Trang 20chính Điều khoản trọng tài chỉ mang tính dự liệu, chưa chắc chắn hoặc khôngbao giờ xảy ra nên thường ngắn gọn.
Hai là, sau khi tranh chấp phát sinh, các bên mới thỏa thuận đưa tranh
chấp ra giải quyết bằng trọng tài Thỏa thuận này thường dưới hình thức mộtvăn bản thỏa thuận riêng và được coi như gắn liền với hợp đồng chính hay còngọi là thỏa thuận đưa các tranh chấp hiện thời ra giải quyết theo phương thứctrọng tài
Mặc dù quy định trên của PLTTTM 2003 đã xác định được tiêu chí hìnhthức bắt buộc đó là thỏa thuận trọng tài phải được lập bằng văn bản nhưng nội
hàm của khái niệm “văn bản” vẫn còn hẹp so với thực tiễn đa dạng của các hình
thức ký kết hợp đồng hiện đại Trên thực tế, bên cạnh những hình thức văn bản
đã được ghi nhận trong PLTTTM 2003 còn có các dạng khác cũng được coi làthỏa thuận trọng tài được xác lập dưới dạng văn bản như : thỏa thuận được xáclập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên như trao đổi về đơnkiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thỏa thuận do một bênđưa ra và bên kia không phản đối; hay trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đếnmột văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như các hợp đồng mẫu, các chứng
từ, điều lệ công ty và những tài liệu khác tương tự Ví dụ tranh chấp về góp vốn,mua cổ phần gữa công ty và người đăng kí kinh doanh, trong Điều lệ công ty cóđiều khoản quy định giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là một trong số cácphương thức giải quyết tranh chấp, khi đó điều khoản này có thể được coi là mộtthỏa thuận trọng tài
c Quy định về quan hệ giữa hiệu lực của điều khoản trọng tài với hiệu lực của hợp đồng liên quan
Sự độc lập trong quan hệ giữa điều khoản trọng tài và hợp đồng được quy
định tại Điều 11 PLTTTM 2003: “ Điều khoản trọng tài tồn tại độc lập với hợp đồng Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, sự vô hiệu của hợp đồng không ảnh hưởng đến hiệu lực của điều khoản trọng tài”
Đây là một quy định đặc thù về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, dùthỏa thuận trọng tài được thể hiện dưới hình thức một điều khoản nằm trong hợpđồng chính hay dưới hình thức văn bản riêng đi kèm hợp đồng chính thì thỏa
Trang 21thuận trọng tài thực chất chính là một hợp đồng nhỏ có nội dung khác biệt và giátrị độc lập với hợp đồng chính Điều đó có nghĩa, ngay cả khi hợp đồng chính có
sự thay đổi nhưng việc giải quyết tranh chấp đã được các bên thỏa thuận bằngphương thức trọng tài thì sự thay đổi đó cũng không ảnh hưởng đến thỏa thuậntrọng tài, và Trọng tài hoàn toàn có thể giải quyết tranh chấp của các bên khihợp đồng vô hiệu hoặc các điều khoản khác vô hiệu
Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng pháp luật lại pháp sinh một số vấn đềliên quan tới tính độc lập về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài so với hiệu lực củahợp đồng, như sau:
Một là, với trường hợp thỏa thuận trọng tài là một điều khoản nằm trong
hợp đồng chính, pháp luật quy định thỏa thuận trọng tài có tính chất độc lập vớihợp đồng thì một vấn đề đặt ra là thẩm quyền của người ký kết hợp đồng vàthẩm quyền của người ký kết thỏa thuận trọng tài là có hay không đồng nhất Ví
dụ như, trên thực tế khi các bên chấp nhận thực hiện một hợp đồng có khiếmkhuyết về thẩm quyền của người ký kết, nhưng lại không chấp nhận hiệu lực củathoản thuận trọng tài trong trường hợp này thì có được hay không? Điều nàyhiện nay chưa có quy định nào điều chỉnh một cách rõ ràng, cụ thể Hơn nữa,một khi đã mở rộng phạm vi thẩm quyền8 của trọng tài ra tới những vụ tranhchấp ngoài hợp đồng thì việc ghi nhận một cách rõ ràng về thẩm quyền củangười ký kết thỏa thuận trọng tài lại càng có ý nghĩa
Hai là, trong trường hợp thỏa thuận trọng tài là một điều khoản của hợp
đồng, khi có tranh chấp, các bên đưa ra giải quyết tại trọng tài và trọng tài cóthẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp theo thỏa thuận của các bên Tuy nhiên,trong quá trình giải quyết tranh chấp, trọng tài phát hiện ra hợp đồng mà các bêngiao kết và cả điều khoản trọng tài chứa đựng trong đó đều vô hiệu thì một vấn
đề đặt ra là: khi đó trọng tài sẽ không có quyền tuyên hợp đồng vô hiệu nhưngtrọng tài có được quyền tuyên thỏa thuận trọng tài vô hiệu để làm căn cứ từ chốithụ lý vụ tranh chấp hay không? Đây là trường hợp phát sinh trong thực tiễn màhiện nay chưa có một quy định pháp luật nào điều chỉnh một cách cụ thể
8 Dự thảo luật trọng tài thương mại
Trang 22Ba là, trường hợp thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận cách thức giải quyết
tranh chấp đối với một hợp đồng cụ thể, hợp đồng đó về bản chất là vô hiệu,nhưng thỏa thuận trọng tài lại không vô hiệu, vấn đề đặt ra là các bên tranh chấp
có hay không quyền được yêu cầu trọng tài giải quyết các vấn đề liên quan đếnhợp đồng vô hiệu Nếu trọng tài không có thẩm quyền xem xét vấn đề này khicác bên yêu cầu thì việc khẳng định sự tồn tại độc lập của thỏa thuận trọng tàivới hiệu lực của hợp đồng đi kèm với nó không có nhiều ý nghĩa Tuy nhiên,nếu các bên không được quyền yêu cầu trọng tài giải quyết mà vẫn giữ nguyêntính hiệu lực của thỏa thuận trọng tài thì thỏa thuận trọng tài có thể sẽ là nguyênnhân cản trở các bên yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc Như vậy, pháp luậttrọng tài cần có một giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề đặt ra trong trườnghợp trên
d Quy định về thỏa thuận trọng tài vô hiệu
Vấn đề thỏa thuận trọng tài đóng một vai trò quan trọng mang tính quyếtđịnh đối với sự tồn tại của phương thức trọng tài Các mâu thuẫn phát sinh tronghoạt động thương mại không thể được giải quyết bằng trọng tài nếu như thỏathuận trọng tài vô hiệu Dấu hiệu và cách thức giải quyết thỏa thuận trọng tài vôhiệu được quy định trong pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới, ở ViệtNam, tại Điều 10 PLTTTM 2003 có quy định cụ thể các trường hợp vô hiệu củathỏa thuận trọng tài như sau:
Tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại
Pháp luật luôn tôn trọng sự tự do thỏa hiệp giữa các bên về việc đưa tranhchấp trong quan hệ thương mại ra giải quyết bằng trọng tài Tuy nhiên, dù giữacác bên có tồn tại thỏa thuận trọng tài xuất phát từ sự tự do thỏa thuận nhưngtranh chấp giữa họ không thuộc phạm vi hoạt động thương mại thì thỏa thuậntrọng tài cũng vô hiệu và dẫn đến hậu quả là trọng tài không có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp Vấn đề thỏa thuận trọng tài vô hiệu do “ tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại” được quy định tại Khoản 1, Điều 10
PLTTTM 2003 Để có cách hiểu thống nhất về khái niệm hoạt động thương mại,tại Khoản 3, Điều 2 PLTTTM 2003 đã quy định các hoạt động thương mại như
sau: “Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại
Trang 23của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, phân phối, đại diện đại lý thương mại, ký gửi, thuê, cho thuê, thăm dò, khai thác, vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật” Khái niệm hoạt động thương mại đã bao quát được gần như toàn bộ các
tranh chấp phát sinh trong quan hệ kinh tế hiện nay
Thỏa thuận trọng tài vi phạm các quy định về hình thức
Pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quy định thỏa thuậntrọng tài phải được thể hiện bằng văn bản Nghĩa là thỏa thuận trọng tài có giátrị chứng cứ xác định ý chí của các bên khi muốn giải quyết tranh chấp bằngtrọng tài Các hình thức khác của thỏa thuận trọng tài như lời nói hay hành viđều dẫn tới hậu quả pháp lý là thỏa thuận trọng tài vô hiệu Trường hợp thỏathuận trọng tài vô hiệu do vi phạm quy định về hình thức được thể hiện tạiKhoản 5, Điều 10 PLTTTM 2003
Người ký kết thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật.
Theo Khoản 2, Điều 10 PLTTTM 2003 thì người không có thẩm quyền
ký kết thỏa thuận trọng tài được hiểu là người không có quyền theo luật định để
ký kết thỏa thuận trọng tài, ví dụ như người không được ủy quyền hợp pháp,người được ủy quyền vượt quá phạm vi ủy quyền
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào thỏa thuận trọng tài cũng vô hiệu
do được ký kết bởi người không có thẩm quyền Theo Nghị quyết của Hội đồngThẩm phán TANDTC số 05/2003/NQ-HĐTP ngày 31/7/2003 hướng dẫn thihành một số quy định của PLTTTM 2003 quy định: Đối với trường hợp quyđịnh tại Khoản 2, Điều 10 PLTTTM 2003 về nguyên tắc chung nếu người kýthỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật thìthỏa thuận trọng tài đó vô hiệu Tuy nhiên, khi phát sinh tranh chấp mà một bên
có yêu cầu tòa án giải quyết thì tòa án yêu cầu người có thẩm quyền ký kết thoảthuận trọng tài cho biết ý kiến bằng văn bản có chấp nhận thỏa thuận trọng tài
do người không có thẩm quyền ký kết trước đó hay không Nếu họ chấp nhận thìtrong trường hợp này thỏa thuận trọng tài không vô hiệu và vụ tranh chấp thuộc
Trang 24thẩm quyền của Hội đồng trọng tài theo thủ tục chung Quy định này của phápluật thể hiện sự linh hoạt mềm đối với hoạt động tố tụng trọng tài Việc chủ thểhợp pháp cho biết ý kiến bằng văn bản chấp nhận thỏa thuận trọng tài như một
sự ủy quyền hợp pháp cho chủ thể không có thẩm quyền ký kết, qua đó đảm bảo
ý muốn giải quyết tranh chấp của chủ thể hợp pháp
Một bên ký kết thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành
Đối với chủ thể ký kết thỏa thuận trọng tài là các cá nhân, theo quy địnhcủa Bộ luật Dân sự 2005 người không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làngười chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạnchế năng lực hành vi dân sự Do đó, để chứng minh người ký thỏa thuận trọngtài không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì phải có giấy tờ tài liệu chứngminh ngày tháng năm sinh hoặc kết luận của cơ quan có thẩm quyền hoặc quyếtđịnh của Tòa án tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chếnăng lực hành vi dân sự
Đối với chủ thể ký kết thỏa thuận trọng tài là pháp nhân, tổ hợp tác, hộ giađình do đặc trưng việc tham gia vào quan hệ pháp luật của các chủ thể này phảithông qua người đại diện hợp pháp nên khi xem xét năng lực hành vi dân sự củacác chủ thể này phải căn cứ vào năng lực hành vi dân sự của người đại diện hợppháp Nếu người đại diện không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì thỏathuận trọng tài sẽ bị vô hiệu
Trang 25 Thỏa thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ đối tượng tranh chấp, tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp mà sau đó các bên không có thỏa thuận bổ sung.
Thực tiễn hiện nay, còn nhiều doanh nghiệp Việt Nam trong quá trìnhđàm phán, ký kết hợp đồng thương mại chưa đánh giá đúng vai trò của thỏathuận trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng nên trong quá trìnhsoạn thảo thỏa thuận trọng tài còn nhiều khiếm khuyết dẫn đến những tranh chấpkhông đáng có về chính thỏa thuận trọng tài Cụ thể ở đây là sự thiếu chặt chẽ,
rõ ràng như không quy định rõ đối tượng tranh chấp, hình thức trọng tài hay tổchức trọng tài có thẩm quyền giải quyết Những khiếm khuyết này có thể bị lợidụng làm căn cứ để biến thỏa thuận trọng tài thành vô hiệu, làm sai lệch ý chíban đầu của các bên trong quan hệ hợp đồng Tuy nhiên, PLTTTM 2003 đã cómột quy định rất mềm dẻo để khắc phục tình trạng trên thông qua việc quy địnhcác bên có quyền bổ sung thỏa thuận trọng tài nếu phát hiện thấy khiếm khuyết.Nếu sau đó các bên không có sự bổ sung kịp thời thì thỏa thuận trọng tài sẽ trởnên vô hiệu (Khoản 4, Điều 10 PLTTTM) Quy định này nhằm bảo vệ ý nguyệncủa các bên đưa tranh chấp ra giải quyết bằng trọng tài mặc dù thỏa thuận trọngtài có những khiếm khuyết nhất định, thể hiện sự chặt chẽ nhưng linh hoạt cầnthiết của Pháp lệnh trọng tài thương mại
Bên ký kết thỏa thuận trọng tài bị lừa dối, bị đe dọa và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu.
Thỏa thuận trọng tài là hòn đá tảng của tố tụng trọng tài Thỏa thuận trọngtài là kết quả của sự thống nhất ý chí giữa các bên dựa trên nguyên tắc tự do,bình đẳng Sự thống nhất ý chí ấy không thể bị ràng buộc, tác động hay áp đặtbởi pháp luật hay bất kỳ cá nhân, tổ chức, cơ quan nào Chính vì thế sự lừa dối,
đe dọa giữa các bên tham gia ký kết thỏa thuận trọng tài là những hành động đingược lại với nguyên tắc tự do thỏa thuận và hệ quả tất yếu sẽ dẫn tới thỏa thuậntrọng tài vô hiệu
PLTTTM 2003 có quy định vấn đề vô hiệu do bên ký kết bị lừa gạt, đedọa tại Khoản 6, Điều 10 và kèm theo một số quy định về thời hạn yêu cầu thỏa
thuận trọng tài vô hiệu như sau: “ Thời hiệu yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng
Trang 26tài vô hiệu là sáu tháng, kể từ ngày ký kết thỏa thuận trọng tài, nhưng phải trước ngày Hội đồng trọng tài mở phiên họp đầu tiên giải quyết vụ tranh chấp quy định tại Điều 30 của pháp lệnh này ” Như vậy, nhằm đảm bảo quyền và lợi
ích hợp pháp của bên ký kết bị lừa gạt, đe dọa, pháp luật đã trao cho họ quyềnyêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu Tuy nhiên, nếu trong khoảng thờigian 6 tháng, kể từ ngày ký kết thỏa thuận trọng tài, bên ký kết bị lừa gạt, đe dọakhông có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu thì thỏa thuận ấy sẽ mặcnhiên sẽ không vô hiệu Trường hợp bên ký kết bị lừa gạt, đe dọa đưa ra yêu cầusau khi Hội đồng trọng tài mở phiên họp đầu tiên giải quyết vụ tranh chấp cũngkhông được công nhận Điều này nhằm tránh phức tạp, rắc rối có thể xảy ra gâykhó khăn, chậm trễ cho quá trình trọng tài
Liên quan đến vấn đề thỏa thuận trọng tài vô hiệu, hiện nay khi Nhà nướctiến hành sửa đổi PLTTTM 2003 đối với trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu
quy định tại Khoản 4 Điều 10 PLTTTM 2003 do: “không xác định rõ tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp”, có một số ý kiến cho rằng
không cần thiết phải buộc các bên chỉ rõ tên trung tâm trọng tài (đối với trọng tàiquy chế) trong thỏa thuận của mình Như vậy, quy định theo hướng này sẽ chophép các bên tranh chấp có thể đưa ra một thỏa thuận trọng tài chung chung,
thậm chí một thỏa thuận trọng tài kiểu như: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này sẽ được giải quyết tại trọng tài ” cũng được coi là một thỏa thuận
trọng tài có hiệu lực và làm phát sinh thẩm quyền giải quyết tranh chấp của mộtTrung tâm trọng tài cụ thể hoặc một Hội đồng trọng tài vụ việc do các bên lựachọn
Theo tôi, quy định theo hướng như trên là không hợp lý Trọng tài là một
cơ quan tài phán tư, một tổ chức phi Chính phủ được các bên tranh chấp cùngnhau lựa chọn, vì vậy, việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọngtài không phụ thuộc vào cấp xét xử, lãnh thổ hay sự lựa chọn của nguyên đơn.Thẩm quyền của trọng tài chỉ phụ thuộc vào tính chất của tranh chấp và quantrọng là thỏa thuận trọng tài của các bên Chính vì thế, nội dung của thỏa thuậntrọng tài phải đưa ra được: một là, hình thức trọng tài (quy chế hay vụ việc) mà
Trang 27các bên lựa chọn; hai là, nếu lựa chọn hình thức trọng tài quy chế thì Trung tâmTrọng tài nào sẽ là Trung tâm Trọng tài được các bên lựa chọn.
Ở đây, Trung tâm Trọng tài phải được chỉ đích danh, nếu không, mộttrong các bên sẽ phủ nhận sự lựa chọn của bên kia một khi đã xảy ra tranh chấp.Hơn nữa, trong trường hợp đã có thỏa thuận trọng tài có hiệu lực mà các bênkhông lựa chọn được Trung tâm Trọng tài cụ thể để giải quyết thì các bên cũngmất quyền khởi kiện tại Tòa án
Theo quan điểm của tôi, việc pháp luật về trọng tài yêu cầu các bên phảithỏa thuận rõ tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mạihay phải thoả thuận bổ sung để xác định tên tổ chức trọng tài cụ thể là điều cầnthiết, vì hiện tại ở Việt Nam có 7 trung tâm trọng tài thương mại gồm: Trungtâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC); Trung tâm trọng tài Hà Nội; Trung tâmtrọng tài Viễn Đông; Trung tâm trọng tài Thương mại Quốc tế Á Châu; Trungtâm trọng tài Thái Bình Dương; Trung tâm trọng tài Thành phố Hồ Chí Minh;Trung tâm trọng tài Thương mại Cần Thơ Nếu không thoả thuận rõ tên tổ chứctrọng tài nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các bên thì khi tranhchấp xảy ra, dựa vào thoả thuận trọng tài sẽ không xác định được Trung tâmtrọng tài nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
Hơn nữa, khi Trung tâm trọng tài được dẫn chiếu đích danh trong thỏathuận từ chối thụ lý vụ việc thì thỏa thuận trọng tài giữa các bên coi như hết hiệulực pháp luật nếu như các bên không có thỏa thuận thay thế, và như vậy, các bênđược phát sinh quyền khởi kiện tại Tòa án Hiện nay pháp luật không cấm cácTrung tâm trọng tài được các bên lựa chọn từ chối thụ lý giải quyết vụ việc Mặc
dù các Trung tâm trọng tài được xác định là không hoạt động vì mục đích lợinhuận, nhưng vẫn nằm ngoài hệ thống các cơ quan xét xử mang quyền lực Nhànước, vì vậy các Trung tâm này có quyền từ chối thụ lý vụ án tranh chấp Bởithế, sự từ chối này của một Trung tâm được chỉ đích danh trong thỏa thuận trọngtài là cơ sở chấm dứt hiệu lực của thỏa thuận trọng tài đó Nếu không bắt buộccác bên ghi rõ Trung tâm trọng tài được lựa chọn là Trung tâm nào thì trên thực
tế sẽ xảy ra trường hợp vụ việc không được thụ lý bởi trọng tài mà hiệu lực của
Trang 28thỏa thuận trọng tài vẫn còn, khiến các bên không thể đưa vụ việc ra giải quyếttại Tòa án.
e Quy định về nguyên tắc “thẩm quyền của thẩm quyền”
Nguyên tắc “thẩm quyền của thẩm quyền”- “competence of competence”
là một nguyên tắc quan trọng trong tố tụng trong tài, ý nghĩa của nguyên tắc này
là Hội đồng Trọng tài có quyền xem xét, xác định thẩm quyền của chính mình,
về sự tồn tại hoặc hiệu lực của thỏa thuận trọng tài Tại PLTTTM 2003 nguyêntắc này được ghi nhận tại Điều 11 và Điều 30 như sau:
Thứ nhất, tại Điều 11 quy định: “Điều khoản trọng tài tồn tại độc lập với
hợp đồng Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, sự vô hiệu của hợp đồng không ảnh hưởng đến hiệu lực của điều khoản trọng tài” Như vậy, PLTTTM
2003 đã đưa ra một nguyên tắc rất quan trọng, đảm bảo mọi tranh chấp phát sinhđều được giải quyết kể cả khi hợp đồng vô hiệu Khác với tòa án, cơ quan cóthẩm quyền đương nhiên để giải quyết tranh chấp nếu các bên tranh chấp không
có thỏa thuận khác, Trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp nếuđược các bên thỏa thuận Tuy nhiên, với việc lựa chọn trọng tài, các bên đã loạitrừ sự can thiệp của tòa án Do đó, việc xác định điều khoản trọng tài độc lập vớihợp đồng có ý nghĩa quan trọng, bởi vì đây là cơ sở duy nhất để Hội đồng Trọngtài được thành lập xem xét và quyết định hợp đồng có hiệu lực hay không
Thứ hai, tại Điều 30 quy định : “Trước khi xem xét nội dung vụ tranh
chấp, nếu có đơn khiếu nại của một bên về việc Hội đồng Trọng tài không có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp; vụ tranh chấp không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu, Hội đồng Trọng tài phải xem xét, quyết định với sự có mặt của các bên, trừ trường hợp các bên có yêu cầu khác ”.
Mục đích của nguyên tắc này chính là đảm bảo các tranh chấp đều được xem xét
và giải quyết Nếu công nhận hợp đồng vô hiệu mặc nhiên kéo theo điều khoảntrọng tài vô hiệu và dẫn đến Hội đồng Trọng tài không thẩm quyền giải quyết vụtranh chấp thì vụ tranh chấp sẽ không được giải quyết
Tuy nhiên, quy định trong PLTTTM 2003 vẫn chưa thể hiện được mộtcách tuyệt đối nguyên tắc “thẩm quyền của thẩm quyền”, quy định hiện hànhmới dừng lại ở chỗ Hội đồng trọng tài chỉ có quyền xem xét, xác định về thẩm