Một số đánh giá và bài học kinh nghiệm từ thực tiễn áp dụng các quy định của thỏa thuận trọng tà

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thỏa thuận trọng tài đối với giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Thương mại tại Việt Nam (Trang 35 - 41)

4. Quyết định số 10/03 công bố ngày 3/6/2004 của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam(VIAC)

2.2.2.Một số đánh giá và bài học kinh nghiệm từ thực tiễn áp dụng các quy định của thỏa thuận trọng tà

định của thỏa thuận trọng tài

Qua những vụ việc điển hình đã đưa ra ở phần 2.2.1 và quá trình tìm hiểu thực tiễn ta có thể thấy thực tiến ký kết và thực hiện các thỏa thuận trọng tài tại Việt Nam còn nhiều hạn chế. Mà nguyên nhân chủ yếu là do các bên chưa thực sự hiểu rõ về phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cũng như chưa hiểu rõ thế nào là một thỏa thuận thỏa thuận trọng tài khi ký kết. Các biểu hiện khá phổ biến phổ biến là:

Thứ nhất, các bên chưa có một thói quen đặt ra câu hỏi là cần lựa chọn trọng tài hay tòa án khi ký kết hợp đồng và tại sao lại như vậy? Do đó, khi có tranh tranh chấp phát sinh trong các vụ kiện có yếu tố nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam luôn ở tình thế bị động, không thể lựa chọn được cho mình một phương án giải quyết tranh chấp tối ưu nhất. Trọng tài luôn là phương án giải quyết tranh chấp tốt nhất nhưng khi đã xảy ra tranh chấp, việc hai bên ngồi lại với nhau cùng thỏa thuận lựa chọn trọng tài là điều không dễ dàng. Nếu chọn Tòa án nước ngoài (của đối tác) thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp phải rất nhiều

bất lợi vì không am hiểu thủ tục pháp luật của nước ngoài. Còn nếu chọn Tòa án Việt Nam thì việc phán quyết của Tòa án Việt Nam được Tòa án nước ngoài công nhận và cho thi hành cũng không dễ dàng, nhanh chóng.

Thứ hai, các bên trong quan hệ hợp đồng đã có ý thức lựa chọn trọng tài làm phương án giải quyết tranh chấp, nhưng họ không hiểu rõ, hiểu chính xác về bản chất của trọng tài, về tổ chức trọng tài mà mình lựa chọn. Bên cạnh đó, các bên còn khá chủ quan trong việc thỏa thuận lựa chọn trọng tài, chọn quy tắc, chọn địa điểm trọng tài và luật áp dụng vì quan niệm rằng tranh chấp sẽ không xảy ra, mà nếu xảy ra thì vẫn có thể thương lượng tiếp. Điều này khiến cho khi tranh chấp xảy ra nhiều doanh nghiệp bị bất ngờ, lúng túng vì họ không thực sự hiểu hết về những gì mình đã lựa chọn trong thỏa thuận trọng tài và hậu quả là quá trình trọng tài có thể bị kéo dài hoặc gặp nhiều rủi ro. Minh chứng cụ thể cho trường hợp này là bài học đắt giá của công ty Dâu tơ tằm Việt Nam (vụ việc thứ hai, phần 2.2.1).

Thứ ba, các bên trong quan hệ hợp đồng đã lựa chọn trọng tài làm phương thức giải quyết tranh chấp, nhưng trong điều khoản trọng tài họ chỉ quy định một cách chung chung hoặc không chính xác về tên của tổ chức trọng tài, hoặc có sự mâu thuẫn giữa tổ chức trọng tài với quy tắc tố tụng hoặc đồng thời lựa chọn cả tòa án và trọng tài...v.v. Những điều khoản trọng tài như vậy thường gây ra tranh chấp về tính hiệu lực. Việc xác định sự tồn tại của thỏa thuận trọng tài cũng như thẩm quyền của trọng tài phải thông qua sự giải thích của các trọng tài viên hoặc tòa án. Trong trường hợp tốt nhất, những thỏa thuận này dẫn đến hậu quả là vụ tranh chấp sẽ liên quan tới cả tòa án và trọng tài (tòa án giải quyết tranh chấp về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài), tạo điều kiện cho một bên cố gắng tránh việc đưa tranh chấp ra trọng tài và làm cho toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp trở nên mất thời gian và tốn kém chi phí. Còn trong trường hợp xấu nhất, điều khoản trọng tài sẽ bị vô hiệu, dẫn đến hệ quả phức tạp, quyết định trọng tài có thể bị hủy, vụ tranh chấp sẽ bị kéo dài không cần thiết. Minh chứng cụ thể cho trường hợp này là vụ việc của công ty Đài Loan và chi nhánh của một công ty kinh doanh hải sản có trụ sở tại Bà Rịa - Vũng Tàu (vụ việc thứ nhất, phần 2.2.1).

Thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc không có khả năng thi hành khiến cho mỗi năm các trung tâm trọng tài Việt Nam mà điển hình là VIAC đã phải từ chối thụ lý hàng chục đơn kiện. Đây là một trong các lý do khiến số lượng vụ việc được giải quyết tại các trung tâm trọng tài Việt Nam còn hạn chế. Có thể lấy số liệu sau để chứng minh: Vào năm 2008, trong khi bình quân mỗi thẩm phán ở Tòa kinh tế Hà Nội phải xử trên 30 vụ, mỗi thẩm phán ở Tòa kinh tế thành phố Hồ Chí Minh xử 50 vụ thì mỗi trọng tài viên của VIAC là tổ chức trọng tài lớn nhất và có số vụ kiện thụ lý nhiều nhất Việt Nam chỉ xử… 0,25 vụ. So với các Trung tâm Trọng tài quốc tế trên thế giới trung bình mỗi năm các Trung tâm Trọng tài Việt Nan chỉ giải quyết khoảng 30 vụ, trong khi đó, Trung tâm Trọng tài quốc tế Singapore (119 vụ), Hiệp hội Trọng tài Mỹ (621 vụ); Toà án Trọng tài Quốc tế bên cạnh Phòng Thương mại Quốc tế ICC (599 vụ); Hội đồng Trọng tài Thương mại và Kinh tế Trung Quốc (1.118 vụ); Trung tâm Trọng tài Quốc tế Hồng Kông (448 vụ).12

Trên thực tế, những thỏa thuận trọng tài mang những khiếm khuyết, không cho phép triển khai tố tụng như trên được biết đến dưới tên gọi “ thỏa thuận trọng tài khuyết tật” (pathological clause). Để khắc phục tình trạng các bên tiếp tục ký kết các “ thỏa thuận trọng tài khuyết tật” thì giải pháp tốt nhất là nghiên cứu chính các khiếm khuyết để từ đó rút kinh nghiệm, hạn chế và loại trừ những sai sót tương tự. Qua quá trình nghiên cứu thực tiễn ta có thể phân nhóm các “thỏa thuận trọng tài khuyết tật” như sau:

Một là, thỏa thuận trọng tài “trắng

Thỏa thuận trọng tài “trắng” là thỏa thuận trọng tài chỉ nhằm bày tỏ ý chí của các bên trong việc đưa tranh chấp ra trọng tài, mà không chỉ rõ việc chỉ định trọng tài viên hoặc không dẫn chiếu tới một quy tắc trọng tài hoặc một tổ chức trọng tài nào. Thỏa thuận trọng tài được nêu trong vụ việc thứ nhất (trong phần 2.2.1) được coi là một thỏa thuận trọng tài trắng. Để điều khoản trọng tài này được thực hiện thì hai bên phải tiếp tục đàm phán nhưng khi tranh chấp đã xảy ra, việc đàm phán sẽ không dễ dàng, một bên có thể lợi dụng việc đàm phán để

12 Số liệu trích từ : Bài phát biểu trả lời phỏng vấn báo Diễn đàn doanh nghiệp của TS Nguyễn Minh Chí - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế VN (http://dddn.com.vn/2009123003322638cat81/giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai-trong-tai-la-cong-cu-huu-hieu.htm). tế VN (http://dddn.com.vn/2009123003322638cat81/giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai-trong-tai-la-cong-cu-huu-hieu.htm).

kéo dài hay trì hoãn thỏa thuận trọng tài. Điều này có thể dẫn tới hậu quả là vụ việc bị hết thời hiệu khởi kiện như là vụ việc thứ nhất giữa công ty Đài Loan và chi nhánh của một công ty kinh doanh hải sản có trụ sở tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

Hai là, thỏa thuận trọng tài lựa chọn một tổ chức trọng tài không tồn tại hay chỉ định không chính xác tổ chức trọng tài

Trong thực tế, các bên có thể do sơ ý hoặc thiếu thông tin đã chỉ định sai tổ chức trọng tài, cụ thể là điều khoản trọng tài đưa đến một tổ chức trọng tài không hề tồn tại trên thực tế. Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam đã nhận được rất nhiều các thỏa thuận trọng tài như: “ Tranh chấp sẽ được giải quyết bởi trọng tài Việt Nam theo quy tắc tố tụng Trọng tài của VCCI, Việt Nam” hoặc

“Tranh chấp sẽ được giải quyết tại Trọng tài kinh tế bên cạnh Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh”...

Với những thỏa thuận này các Trung tâm trọng tài sẽ dựa vào quy định của Điều 409 Bộ luật Dân sự 2005, khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí chung của các bên để giải thích điều khoản đó, từ đó vẫn có thể thụ lý giải quyết tranh chấp với từng trường hợp cụ thể.

Ba là, thỏa thuận trọng tài lựa chọn đồng thời tòa án và trọng tài

Bản chất của thỏa thuận trọng tài là sự loại trừ thẩm quyền xét xử của Tòa án. Tuy nhiên, có không ít trường hợp trên thực tế các bên thỏa thuận đồng thời chọn cả Tòa án và Trọng tài giải quyết tranh chấp, ví dụ: “ tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này sẽ được giải quyết tại Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam và Tòa án có thẩm quyền”. Sự quy định thiếu rõ ràng này khiến thỏa thuận trọng tài có khả năng bị loại bỏ do sự xung đột về thẩm quyền giữa hai phương thức giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, trên thực tế, nhằm đáp ứng ý chí muốn giải quyết tranh chấp của các bên, nếu như Trung tâm Trọng tài thụ lý và xét xử tranh chấp, trong suốt thời gian đó không có bên nào phản đối thẩm quyền của Trung tâm Trọng tài thì Trung tâm Trọng tài đó vẫn có thẩm quyền giải quyết.

Bốn là, thỏa thuận trọng tài xác định một tổ chức trọng tài nhưng lại lựa chọn quy tắc tố tụng của một Trung tâm Trọng tài khác

Đây là trường hợp các bên lựa chọn tổ chức trọng tài thường trực nhưng không chọn quy tắc tố tụng của tổ chức này mà lại lựa chọn quy tắc tố tụng của tổ chức trọng tài khác. Khi quy tắc tố tụng được lựa chọn và quy tắc tố tụng của tổ chức trọng tài không tương đồng nhau hay tổ chức trọng tài được lựa chọn không chấp nhận áp dụng quy tắc tố tụng của tổ chức khác thì thỏa thuận có thể sẽ không có khả năng thi hành. Ví dụ : “Tranh chấp phát sinh giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam theo quy tắc tố tụng của Ủy ban Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL)” hoặc “ Mọi tranh chấp, tranh cãi hoặc bất đồng có thể phát sinh giữa các bên, từ hoặc liên quan tới hợp đồng này hoặc sự vi phạm hợp đồng này mà không thể thương lượng, sẽ được giải quyết tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam theo quy tắc của Phòng Thương mại Quốc tế. Phán quyết do các trọng tài viên đưa ra sẽ ràng buộc các bên có liên quan”.

Năm là, hai bên chọn tổ chức trọng tài để xét xử nhưng lại thỏa thuận phán quyết trọng tài không được coi là chung thẩm

Trong trường hợp này, các bên đã thỏa thuận lựa chọn trọng tài để xét xử nhưng lại không thừa nhận tính chung thẩm của phán quyết trọng tài. Điều này trái với quy định của PLTTM 2003 cũng như luật trọng tài quốc tế. Ví dụ như : “Mọi tranh chấp, bất đồng có thể phát sinh từ trọng tài liên quan tới hợp đồng của các bên theo đây, sẽ được giải quyết bởi Trung tâm Trọng tài Việt Nam theo Quy tắc trọng tài của VCCI, Việt Nam. Phán quyết của trọng tài sẽ là chung thẩm và ràng buộc các bên liên quan, và việc xét phán quyết đó có thể bị đưa ra bất cứ tòa án nào hoặc ủy ban có thẩm quyền xét xử việc đó”.

Sáu là, người ký thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền

Đây là trường hợp thường liên qua tới việc người ký kết thỏa thuận trọng tài được ủy quyền. Có thể là trường hợp người ký kết không đươc ủy quyền trực tiếp trong hợp đồng này nhưng được ủy quyền ký kết hợp đồng liên quan tới hợp đồng này; hoặc người ký kết chỉ được ủy quyền ký kết hợp đồng thương mại nhưng khi xảy ra tranh chấp họ lại tiếp tục ký kết thỏa thuận trọng tài mặc dù không được ủy quyền. Những thỏa thuận này có thể bị vô hiệu theo Khoản 2, Điều 10 PLTTTM 2003 hoặc vẫn có thể có hiệu lực nhưng cần có sự can thiệp của Tòa án để xem xét tính hiệu lực. Ví dụ điển hình là vụ việc gữa công ty

TNHH quảng cáo và hội chợ Thái Bình Dương và công ty Kumgang ( vụ việc thứ ba, phần 2.2.1)

Việc biết và hiểu rõ các dạng thỏa thuận trọng tài khuyết tật sẽ giúp các bên có được những kinh nghiệm thiết thực để tránh được những sai lầm không đáng có và tránh được những hậu quả bất lợi do những thỏa thuận trọng tài khuyết tật gây ra.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thỏa thuận trọng tài đối với giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Thương mại tại Việt Nam (Trang 35 - 41)