Về luật điều chỉnh đối với thỏa thuận trọng tà

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thỏa thuận trọng tài đối với giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Thương mại tại Việt Nam (Trang 46 - 47)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP

3.1.7 Về luật điều chỉnh đối với thỏa thuận trọng tà

Pháp luật trọng tài của Việt Nam nên bổ sung quy định về luật điều chỉnh thỏa thuận trọng tài. Đây là nội dung rất quan trọng đối với việc giải quyết các tranh chấp có liên quan đến thương mại quốc tế. Trên thực tế, Hội đồng trọng tài nhìn chung xác định luật điều chỉnh thỏa thuận trọng tài do các bên thỏa thuận. Do vậy, căn cứ xác định luật điều chỉnh thỏa thuận trọng tài nên được quy định rõ trong văn bản pháp luật là thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, nếu các bên không có sự thỏa thuận về vấn đề này thì pháp luật hiện hành không có bộ quy tắc nào về chọn luật điều chỉnh thỏa thuận trọng tài được sử dụng chung cho các trọng tài viên trong Hội đồng trọng tài. Thực tiễn cho thấy, việc xem xét luật điều chỉnh hiệu lực của thỏa thuận trọng tài phụ thuộc vào từng giai đoạn tố tụng trọng tài mà sẽ có những quyết định riêng rẽ, chẳng hạn, luật nơi tiến hành trọng tài, luật nơi phán quyết được tuyên, luật điều chỉnh nội dung tranh chấp. Vì vậy, để tránh những rắc rối có thể xảy ra trong quá trình trọng tài, thiết nghĩ, nên quy định khi không có thỏa thuận thì luật điều chỉnh thỏa thuận trọng tài nên là luật quốc gia nơi ra phán quyết. Sự ghi nhận như vậy cũng là phù hợp với nội dung pháp luật trọng tài quốc tế. Ví dụ tại Điều V.1 Công ước NewYork quy định : Việc công nhận và thi hành quyết định có thể bị từ chối, theo yêu cầu của các bên phải thi hành, chỉ khi nào bên đó chuyển tới cơ quan có thẩm quyền nơi việc công nhận và thi hành được yêu cầu, bằng chứng rằng các bên của thỏa thuận...theo luật áp dụng đối với các bên, không có đủ năng lực, hoặc thỏa thuận nói trên không có giá trị theo luật mà các bên chịu sự điều chỉnh, nếu không có chỉ dẫn về điều này, theo luật của Quốc gia nơi ra quyết định.

Nội dung tương tự cũng được ghi nhận tại Điều 103.2.b Luật Trọng tài Anh: “Công nhận và thi hành phán quyết trọng tài có thể bị từ chối nếu bị đơn chứng minh được rằng, thỏa thuận trọng tài không hợp pháp theo luật của nước

các bên đã chấp thuận nó, nếu không có điều này, theo luật của nước nơi phán quyết trọng tài được tuyên”.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thỏa thuận trọng tài đối với giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Thương mại tại Việt Nam (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w