1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam

76 1,8K 18
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Thể loại Khóa luận
Năm xuất bản 2009
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Chủ nghĩa bảo hộ thương mại trên thực tế đã trở thành vấn đề gây tranh cãi từ rất lâu, với vô số những lý lẽ không thể thuyết phục được nhau của cả bên ủng hộ cũng như bên phản đối

Trang 2

Lời nói đầu

Chủ nghĩa bảo hộ thương mại trên thực tế đã trở thành vấn đề gây tranh cãi

từ rất lâu, với vô số những lý lẽ không thể thuyết phục được nhau của cả bên ủng

hộ cũng như bên phản đối Chủ đề này càng trở nên nóng bỏng hơn vào thời điểmcủa cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, khi nhiều nước phương Tây dù ra sức hôhào ủng hộ tự do thương mại, trong khi mặt khác vẫn đưa ra những quyết địnhnhằm bảo hộ nền kinh tế trong nước

Chính sách bảo hộ dù sao vẫn là con dao hai lưỡi khi sử dụng, có thể làmphức tạp thêm tình hình, thậm chí làm bùng nổ những cuộc chiến thương mại Lờicảnh báo này đã được nhắc tới không phải một lần trong hội nghị thượng đỉnh G-

20 hồi tháng 4 vừa qua tại London

Tuy nhiên lịch sử cũng như những nghiên cứu đã chỉ ra rằng không thể xóa

bỏ hoàn toàn chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch Đây có thể nói là một công cụ kinh tếmang tính chính trị sâu sắc Càng trong bối cảnh khủng hoảng, các nhà cầm quyềncàng bất chấp mọi nỗ lực tự do hóa thương mại quốc tế nhằm mục đích bảo hộ nềnsản xuất và trấn an người dân Chính bởi vậy sự trở lại của chủ nghĩa bảo hộ mậudịch trong thời điểm hiện tại đã trở thành vấn đề cả thế giới quan ngại, chống bảo

hộ mậu dịch trở thành vấn đề cấp thiết với mọi quốc gia nếu muốn kéo nền kinh tế

ra khỏi khủng hoảng

Trang 3

Mặc dù vậy, thực tế lại cho thấy điều ngược lại Các biện pháp bảo hộ mậudịch ngày càng được các quốc gia lạm dụng, nhất là EU và Hoa Kỳ, hai tác nhânchính duy trì sự sôi động của nền kinh tế thế giới Nghiên cứu lí thuyết, thực tế vàrút ra những kinh nghiệm, bài học, từ đó đề ra những kiến nghị cho Việt Nam làmục đích chính của người viết khi chọn đề tài:

“Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam”

Do những hạn chế nhất định về mặt thu thập nguồn số liệu mới chuẩn xáccũng như kỹ năng của bản thân người viết nên khóa luận này chỉ dừng lại ở mứcnghiên cứu những số liệu về bảo hộ mậu dịch đến tháng 6 năm 2009, từ đó đưa ramột vài kiến nghị cho Việt Nam để đối phó với các loại thuế đối kháng Bài khóaluận ngoài “Lời nói đầu” và “Kết luận” bao gồm 3 chương chính:

Chương I: Những vấn đề cơ bản về bảo hộ mậu dịch và tự do hóa thương mại trong giai đoạn khủng hoảng

Chương II: Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng trên thế giới hiện nay

Chương III: Những chính sách cấp thiết nhằm đảm bảo công bằng trong thương mại quốc tế

Trang 4

Chương I:

Những vấn đề cơ bản về bảo hộ mậu dịch và tự do hóa

thương mại trong giai đoạn khủng hoảng

1 Tổng quan về bảo hộ mậu dịch

1.1 Khái niệm bảo hộ mậu dịch

Bảo hộ mậu dịch là một khái niệm không xa lạ gì trong thương mại quốc tế.Trên thực tế không có một quốc gia nào tử bỏ việc bảo hộ một số ngành sản xuấtnội địa Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, các hàng rào bảo hộđang từ từ được gỡ bỏ để tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và việc chuchuyển vốn trên phạm vi quốc tế Tổ chức tương mại thế giới WTO và các quốcgia thành viên đã không ngừng nồ lực minh bạch hóa và giảm thiểu các biện phápbảo hộ nhằm xây dựng một cơ chế thương mại đa biên chặt chẽ, ổn định và khả thihơn Tuy nhiên khủng hoảng toàn cầu 2008 đã làm dấy lên mối lo ngại về sự trở lạicủa chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trên phạm vi toàn cầu Các quốc gia trong khủngkhoảng đã không ngần ngại dựng nên những hàng rào bảo hộ nhằm mục đích nâng

đỡ nền sản xuất trong nước, từ đó giảm thất nghiệp và trấn an người dân Đi ngượclại với lí thuyết và thực tế về tự do mậu dịch, chủ nghĩa bảo hộ với nguy cơ làmtrầm trọng hơn khủng hoảng thực sự là vấn đề làm thế giới phải quan tâm

Muốn đi sâu tìm hiểu vấn đề này, trước hết cần làm rõ khái niệm “Chínhsách bảo hộ mậu dịch”

1.1.1 Theo giáo trình “Quan hệ kinh tế quốc tế” – TS Bùi Thị Lý– NXB Giáo dục Việt Nam 2009:

Chính sách bảo hộ mậu dịch là một hình thức trong chính sách thương mạiquốc tế trong đó nhà nước áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ thì trườngnội địa, bảo vệ nền sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hóa nhậpkhẩu từ nước ngoài

Trang 5

Mục đích của chính sách bảo hộ mậu dịch là hỗ trợ, bảo vệ và khuyến khíchcác ngành công nghiệp non trẻ đang gặp khó khăn, đảm bảo duy trì việc làm trongmột số ngành cũng như đảm bảo sự phát triển cân đối của cơ cấu kinh tế, tránhđược những áp lực và tác động xấu từ bên ngoài.

1.1.2 Theo “Britannica Concise Encyclopedia”

Bảo hộ mậu dịch – Protectionism là những chính sách bảo hộ các ngànhcông nghiệp trong nước chống cạnh tranh nước ngoài bằng thuế quan, trợ cấp, hạnngạch nhập khẩu, hoặc những rào cản khác đối với nhập khẩu Biện pháp bảo hộchủ yếu là: Chính phủ đánh thuế, tăng giá của hàng nhập khẩu, làm cho chúng íthấp dẫn khách hàng hơn so với giá rẻ hơn sản phẩm trong nước; áp hạn ngạch nhậpkhẩu, trong đó giới hạn số lượng hàng hoá có thể được nhập khẩu cũng là một cơchế bảo hộ

1.1.3 Từ khía cạnh thương mại:

Bảo hộ mậu dịch là chính sách kinh tế hạn chế thương mại giữa các quốcgia, thông qua các phương pháp như thuế quan cho hàng hoá nhập khẩu, hạn ngạchhạn nhập khẩu và một loạt các quy định khác của chính phủ được thiết kế để ngăncản hàng nhập khẩu Chính sách này đi ngược lại xu hướng toàn cầu hoá và nỗ lực

tự do hóa thương mại, nơi mà các rào cản thương mại được các chính phủ duy trì ởmức tối thiểu để luồng vốn quốc tế tự do di chuyển Thuật ngữ này chủ yếu được

sử dụng trong bối cảnh các nền kinh tế sử dụng các chính sách với mục đích bảo vệcác doanh nghiệp và công nhân trong nước bằng cách hạn chế hoặc điểu chỉnhthương mại với nước ngoài

Tuy nhiên, bảo hộ mậu dịch chỉ là một giải pháp tạm thời để ngăn cản hànghoá nước ngoài xuất hiện tràn lan trên thị trường cạnh tranh với hàng nội địa Vềlâu dài, nó sẽ làm tăng chi phí đối với người tiêu dùng, trong khi đồng thời bảo vệcác công ty trong nước không hiệu quả

1.2 Thực tế về chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trong bối cảnh khủng hoảng

1.2.1 Lịch sử của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch

Trang 6

Dù vẫn còn nhiều tranh cãi nhưng phần lớn các chuyên gia kinh tế hiện đạiđều thống nhất cho rằng, tương quan giữa những tác hại và lợi ích của chủ nghĩabảo hộ thương mại là 2:1, đồng nghĩa với biện pháp này có nhiều tác động xấu hơngấp đôi so với những lợi ích nó mang lại cho từng quốc gia

Những chính sách kiểu như vậy sẽ làm thui chột tính chất cạnh tranh lànhmạnh trong nền kinh tế Chưa kể chủ nghĩa bảo hộ thương mại còn được coi lànguyên nhân của nhiều cuộc chiến tranh “Khi hàng hóa không thể vượt qua cácbiên giới thì quân đội sẽ giúp làm điều này” - chuyên gia kinh tế người PhápFrederic Bastia trong thế kỷ XIX đã từng phát biểu như vậy

Thực tế cho thấy trong giai đoạn thế kỷ XVII và XVIII, đã có không ítnhững cuộc xung đột giữa các cường quốc châu Âu xuất phát từ những chính sáchbảo hộ thương mại của các chính phủ nước này

Ví dụ như cuộc chiến Anh - Hà Lan đầu tiên (1652-1654) nổ ra khi Quốc hộiAnh thông qua đạo luật hàng hải, theo đó hàng hóa của châu Phi, châu Á, châu Mỹchỉ có thể được đưa vào Anh trên những con tàu của Anh; còn hàng hóa châu Âucũng chỉ được hạn chế chở bằng tàu của Anh vào nước này hoặc bằng đúng tàu củachính quốc gia xuất khẩu loại hàng đó

Còn những người chống lại chính sách thương mại tự do thì ngược lại gọichủ nghĩa bảo hộ là biện pháp bảo vệ các nhà sản xuất “Trong thương mại tự do,thương gia là một quý ngài, còn nhà sản xuất chỉ là một nô lệ” - phát biểu của tổngthống thứ 25 của nước Mỹ Wiliam McKinley - “Chủ nghĩa bảo hộ là quy luật tựnhiên, quy luật tự vệ, tự phát triển, là một phương pháp để đảm bảo cho một tươnglai tốt hơn cho nhân loại…”

Cũng theo những người này, chủ nghĩa bảo hộ trong nhiều giai đoạn lịch sử

đã là nguyên nhân chính dẫn tới bùng nổ kinh tế cho nhiều quốc gia như Anh thờiđiểm trước năm 1850, Mỹ trong giai đoạn 1860-1914, Đức (1870-1914), Nhật(1950-1990)… Còn Anh do chuyển sang chính sách ủng hộ tự do thương mại từnăm 1860 đã nhanh chóng mất vị trí cường quốc hàng đầu về tay Mỹ, trước khicòn bị cả Đức vượt qua

1.2.2 Khủng hoảng kinh tế 1930 và Đạo luật Smoot - Hawley

Trang 7

Trong lịch sử, nền kinh tế hàng đầu thế giới như nước Mỹ đã không ngầnngại áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại trên tư thế của “kẻ mạnh” chỉ vìnhững quyền lợi riêng của kinh tế trong nước Tuy nhiên, không phải bao giờnhững biện pháp đơn phương như vậy cũng đem lại hiệu quả, khi chúng thườnggặp phải sự chống đối quyết liệt không những từ phía các quốc gia khác mà còn từnhiều doanh nghiệp của chính nước Mỹ Điển hình như trường hợp đạo luật Smoot

- Hawley đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với kinh tế Mỹ cũng như toànthế giới

Bất đầu từ những năm 20 của thế kỷ trước, khi ngành nông nghiệp Mỹ rơivào một giai đoạn khó khăn nghiêm trọng, ứng cử viên Herbert Hoover trong chiếndịch tranh cử tổng thống vào năm 1928 đã hứa hẹn sẽ giúp đỡ các chủ trang trại

Mỹ bằng cách tăng thuế đối với các hàng hóa nông nghiệp nhập khẩu Ngay saukhi Hoover đắc cử, dự thảo về đạo luật này đã được giao cho thượng nghị sĩ RidSmoot và nghị sĩ Willis Hawley nghiên cứu soạn thảo Tháng 5-1929, dự thảo đạoluật Smoot - Hawley được đưa ra điều trần trước quốc hội và xuất hiện trên bàncủa tổng thống để chờ ký ban hành

Tháng 9-1929, Nhà Trắng đã nhận tổng cộng 23 công hàm phản đối của cácnước đối tác với Mỹ về dự thảo luật này Chính phủ các nước này đều khẳng định

sẽ nâng thuế đối với các hàng hóa xuất khẩu của Mỹ để trả đũa nếu Washingtonquyết định ban hành đạo luật trên

Chống lại đạo luật này còn có phần lớn các thương gia hàng đầu của nước

Mỹ, khi tất cả đều lường trước được hậu quả từ những đòn trả đũa của các đối tác

Tháng 5-1930, đã có tổng cộng 1.028 nhà kinh tế của Mỹ cùng ký vào một

lá đơn thỉnh cầu gửi lên Nhà Trắng vì đạo luật trên Trùm tư bản về ô tô HenryFord đã dành cả một buổi tối để tới Nhà Trắng thuyết phục Tổng thống Hooverkhông ký ban hành đạo luật mà ông này gọi là “một hành vi ngu xuẩn về kinh tế”

Còn Thomas Lamont Giám đốc Ngân hàng Đầu tư J.P.Morgan khi đó theo như lời chính ông, đã gần như phải quỳ xuống van nài người đứng đầu đấtnước không nên đặt bút ký vào cái “đạo luật ngớ ngẩn” trên Bản thân Herbert Hoover cũng tỏ ra chần chừ thực sự khi ông cho rằng, Smoot và Hawley đã “đi quáxa” trong việc soạn thảo đạo luật Nhưng cuối cùng tổng thống cũng phải đặt bút

Trang 8

-ký do sức ép từ chính đảng Cộng hòa của mình, vốn từ trước đó luôn có khuynhhướng theo đường lối bảo hộ mậu dịch

Chính thức có hiệu lực vào ngày 17-6-1930, đạo luật Smoot-Hawley đã ápgiá thuế tăng lên gấp đôi đối với hơn 20.000 mặt hàng nhập khẩu khác nhau Hậuquả là hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ trong giai đoạn 1929-1933 đã giảm tới 66%,trong khi hàng hóa xuất khẩu cũng giảm tới 61% Tính chung, tổng giá trị thươngmại toàn cầu giai đoạn 1929-1934 đã giảm tới 66% Dù không thể đổ hết lỗi vềtình trạng suy thoái này cho đạo luật bảo hộ Smoot-Hawley nhưng chắc chắn nó đãgây ra những tác động hết sức tồi tệ đối với nền kinh tế thế giới

2 Các chính sách bảo hộ mậu dịch cơ bản hiện nay

Một loạt các chính sách có thể được sử dụng để đạt được mục tiêu bảo hộ.Chúng bao gồm:

Thuế quan : Thông thường, thuế quanđược áp dụng đối với hàng hoá nhập

khẩu Mức thuế thường khác nhau tùy theo loại hàng hoá nhập khẩu Thuế nhậpkhẩu sẽ làm tăng chi phí nhập khẩu, và làm tăng giá hàng hoá nhập khẩu trong cácthị trường nội địa, do đó làm giảm số lượng hàng nhập khẩu Thuế nhập khẩuđược xem là giúp đỡ các ngành công nghiệp địa phương,

Hạn ngạch nhập khẩu : Để giảm số lượng và vì thế làm tăng giá thị trường

của hàng hóa nhập khẩu Những ảnh hưởng kinh tế của hạn ngạch nhập khẩu làtương tự như thuế quan, ngoại trừ doanh thu thuế thu được từ thuế quan thay vào

đó sẽ được phân phối cho những người nhận được giấy phép nhập khẩu

Rào cản hành chính: Các nước đôi khi sử dụng các quy tắc hành chính của

họ (ví dụ liên quan đến an toàn thực phẩm , tiêu chuẩn môi trường, an toàn điện,

…) như là một cách để tạo rào cản đối với hàng nhập khẩu

Thuế chống bán phá giá: Là biện pháp nhằm ngăn chặn hàng hóa nước

ngoài bán phá giá vào thị trường có thể gây ra cho các công ty địa phương nhiềuthiệt hại Trong thực tế, thuế chống bán phá giá thường được sử dụng như mộthình thức áp đặt thuế quan đặc biệt với nước ngoài

Trợ cấp trực tiếp: Chính phủ trợ cấp bằng cách trao cho doanh nghiệp

trong nước các hình thức thanh toán một lần hoặc các khoản vay giá rẻ khi họ

Trang 9

không thể cạnh tranh tốt với hàng nhập khẩu nước ngoài Các khoản trợ cấp đượcdùng với mục đích "bảo vệ" người lao động, và giúp doanh nghiệp trong nướcthích nghi với thị trường thế giới

Trợ cấp xuất khẩu : Trợ cấp xuất khẩu thường được các chính phủ sử dụng

để tăng xuất khẩu thông qua những ưu đãi về cho các doanh nghiệp xuất khẩu

Tỷ giá ngoại tệ : Một chính phủ có thể can thiệp vào ngoại hối trên thị

trường để hạ thấp giá trị của nội tệ bằng cách mua ngoại tệ trong thị trường ngoạihối Làm như vậy sẽ tăng chi phí nhập khẩu và giảm chi phí xuất khẩu, dẫn đếnmột sự thay đổi trong cán cân thương mại Tuy nhiên, chính sách này chỉ có hiệuquả trong ngắn hạn, vì nó sẽ rất có thể dẫn đến lạm phát trong nước, mà từ đó sẽlàm tăng chi phí xuất khẩu và giảm giá tương đối của hàng nhập khẩu

Trên thực tế, các biện pháp được sử dụng nhiều nhất trong bối cảnh thươngmại hiện nay trên thế giới là thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu, trợ cấp và chống bánphá giá Trong đó thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu là bộ đôi chính sách phổ biếnnhất

2.1 Thuế quan

2.1.1 Khái niệm

Theo giáo trình “Quan hệ kinh tế quốc tế” – TS Bùi Thị Lý– NXB Giáo dục Việt Nam 2009:

Thuế quan là loại thuế đánh vào hàng hóa khi hàng hóa đó đi qua lãnh thổ

hải quan của một nước

2.1.2 Tác động tích cực

Thuế quan theo truyền thống được đưa ra chủ yếu để tăng thu cho ngân sách,tuy nhiên nó cũng phục vụ những mục đích khác như:

- Giảm nhập khẩu bằng cách làm cho các mặt hàng nhập khẩu trở nên đắt hơn

so với các mặt hàng thay thế có trong nước và điều này làm giảm thâm hụttrong cán cân thương mại

- Hướng dẫn tiêu dùng trong nước

Trang 10

- Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của mặthàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường.

- Trả đũa trước các hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia khác đánhthuế đối với hàng hóa xuất khẩu của mình, nhất là trong các cuộc chiến tranhthương mại

- Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt, chẳng hạn nông nghiệp giốngnhư các chính sách về thuế quan của Liên minh châu Âu đã thực hiện trong

Chính sách nông nghiệp chung của họ

- Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh để

có thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quốc tế

- Không khuyến khích nhập khẩu các mặt hàng có thể bị coi là xa xỉ phẩm hay

đi ngược lại các truyền thống văn hóa dân tộc v.v

2.1.3 Tác động tiêu cực

Trang 11

Thuế tác động trực tiếp làm tăng giá tiêu dùng trong nước, từ đó hạn chế tiêudùng.

Khi đánh thuế nhập khẩu, người tiêu dùng bị thiệt hại vì nó làm tăng giá củahàng nhập khẩu từ mức giá thế giới lên bằng với giá thế giới cộng với thuế nhậpkhẩu Đồ thị này chỉ ra tác động của thuế nhập khẩu:

Khi thực hiện thương mại tự do cân bằng thị trường như sau: người tiêu dùngmuốn mua một số lượng Qd hàng hoá ở mức giá thế giới trong khi những nhà sảnxuất trong nước chỉ sản xuất một số lượng Qs ở mức giá thế giới Bằng cách nhậpkhẩu phần thiếu hụt (chênh lệch giữa Qd và Qs) ở mức giá thế giới, người tiêudùng có thể thoả mãn toàn bộ nhu cầu ở mức giá này

Khi có thuế nhập khẩu cân bằng thị trường như sau: giá hàng hoá trong nước

bị tăng lên đến mức bằng giá thế giới công với thuế nhập khẩu kích thích nhữngnhà sản xuất trong nước sản suất thêm, đẩy sản lượng sản xuất trong nước từ Qs

Trang 12

lên Qs' Tuy nhiên do giá tăng nên cầu của người tiêu dùng bị kéo từ Qd xuốngQd'

Rõ ràng việc giá bị đẩy lên cao đã làm cho người tiêu dùng phải trả thêm mộtkhoản tiền bằng diện tích của hình chữ nhật CEGH để mua số lượng hàng Qd'.Phần diện tích hình ABF đã bị mất trắng, đây chính là tổn thất của xã hội để chiphí cho sự yếu kém của những nhà sản xuất trong nước Diện tích hình ECD lại làmột tổn thất nữa khi độ thoả dụng của người tiêu dùng bị giảm sút: thay vì có thểtiêu thụ Qd hàng hoá, do có thuế nhập khẩu họ chỉ có thể tiêu dùng Qd' mà thôi

Đối với sản xuất trong nước, thuế nhập khẩu làm giá ở thị trường nội địatăng lên, khuyến khích các nhà sản xuất trong nước phát triển Mặt khác, như đãphân tích ở trên, người tiêu dùng phải trả thêm một khoản ứng với diện tích BCEF.Khoản trả thêm này một phần (bằng diện tích hình BCEF) được chuyển cho chínhphủ dưới dạng thuế nhập khẩu thu được, một phần (bằng diện tích hình AFGH)được chuyển thành lợi nhuận của nhà sản xuất trong nước do vậy hai phần nàykhông làm thiệt hại lợi ích tổng thể của quốc gia

Tóm lại, thuế nhập khẩu dẫn đến cả thu nhập chuyển giao từ người tiêu dùngsang chính phủ và nhà sản xuất trong nước đồng thời gây tổn thất lợi ích ròng củatoàn xã hội

Trang 13

2.2 Hạn ngạch nhập khẩu

2.2.1 Khái niệm

Hạn ngạch nhập khẩu là quy định của Nhà nước về số lượng hoặc giá trị

một mặt hàng hoặc một nhóm mặt hàng được xuất đi hoặc nhập về đến hoặc từ mộtthị trường nào đó, trong một thời gian nhất định, thường là một năm

Hạn ngạch nhập khẩu thường là một hình thức hạn chế về số lượng và thuộc

hệ thống giấy phép không tự động Hạn ngạch nhập khẩu được áp dụng bằng cách cấp giấy phép nhập khẩu cho một số công ty

2.2.2 Lợi ích của hạn ngạch nhập khẩu

- Bảo hộ sản xuất trong nước

- Sử dụng hiệu quả quỹ ngoại tệ

- Thực hiện các cam kết của chính phủ ta với nước ngoài

- Dự đoán về lượng hàng nhập khẩu vào thị trường nội địa

- Hướng dẫn tiêu dùng

2.2.3 Tác động tiêu cực của hạn ngạch nhập khẩu

Hạn ngạch tác động lên giá gián tiếp thông qua hạn chế nhập khẩu

Trang 14

Equilibrium domestic price: gía cân bằng trong nước

Price after imposition of import quota: giá sau khi áp dụng hạn ngạch nhậpkhẩu

Equilibrium free trade price: giá cân bằng khi có mậu dịch tự do

International supply curve: đường cung thế giới

Demand curve: đường cầu

Quantity: lượng

Price: giá

Hạn ngạch nhập khẩu tức là cắt giảm số lượng hàng được phép nhập khẩu vàomột nước Trong thị trường cạnh tranh, điểm cân bằng quyết định đến lượng và giácủa hàng hoá là điểm giao nhau giữa cầu và đường cung Đồi với thị trường thuầnnội địa, điểm cân bằng này sẽ là P* và Q* Khi thương mại quốc tế thâm nhập vàothị trường, điểm cân bằng này có thể thay đổi Giả sử rằng, giá của một hàng hoánằm dưới điểm P* khi nhập khẩu từ nước ngoài lớn hơn sản xuất trong nước Đồngthời giả định rằng, nền kinh tế thế giới có thể cung cấp nhiều hàng hoá hơn tại mứcgiá đó Khi đó, đường cung thế giới là một đường nằm ngang tại mức giá P2 (tức làmức giá của hàng nhập khẩu) Mức giá cân bằng giảm xuống P2, và lượng cânbằng tăng từ Q* lên Q4 Các doanh nghiệp trong nước sẽ phải sản xuất ít hơn (Q1),trong khi phần còn lại (sự chênh lệch giữa Q1 và Q4) sẽ được chuyển sang nhànhập khẩu

Khi mậu dịch tự do xuất hiện, người tiêu dùng được lợi đáng kể Xét trên thịtrường thuần nội địa, thặng dư tiêu dùng được biểu diễn bởi vùng A Mậu dịch tự

do làm tăng mức thặng dư tiêu dùng này, bao gồm B, C ,D, E, F, G, H, và I bời vìngười tiêu dùng chỉ phải trả mức giá là P2 cho chi mua hàng hoá thay vì mức giácao hơn P*, và họ có thể mua một lượng Q4 thay vì Q* Mặt khác, các doanhnghiệp trong nước phải chịu ảnh hưởng tiêu cực Xét trên thị trường thuần nội địa,thặng dư sản xuất trong nước được biểu diễn bởi vùng B, E và J Và mậu dịch tự

Trang 15

do khiến họ mất đi vùng B và E, chuyển sang người tiêu dùng, bởi vì họ chỉ có thểtính giá P2 thay vì P* Cuối cùng, nền kinh tế sẽ được lợi trên những vùng C, D, F,

G, H, và I, trước khi mậu dịch tự do xuất hiện, hoàn toàn không có những thặng dưnày Rõ ràng rằng, người được lợi ở đây là người tiêu dùng

Khi có hạn ngạch, chính phủ sẽ hạn chế số lượng hàng nhập khẩu để tănggiá và giúp các doanh nghiệp lấy lại phần thặng dư bị mất Nếu chính phủ giới hạntổng lượng nhập khẩu tại sự chênh lệch giữa Q2 và Q3, lượng hàng nhập khẩu sẽgiảm từ chênh lệch Q1 và Q4 sang chênh lệch giữa Q2 và Q3, giá sẽ tăng lên P1

Hạn ngạch gián tiếp đẩy giá trong nước từ P2 lên P1 nên cũng khuyến khíchsản xuất trong nước phát triển

Tuy nhiên, khác với thuế, hạn ngạch còn có thể biến một doanh nghiệp trongnước trở thành kẻ độc quyền Và do đó, họ có thể áp đặt giá cả độc quyền để thuđược lợi nhuận tối đa

Chính phủ không có thu nhập từ hạn ngạch Khi một hạn ngạch đựơc dùng

để hạn chế nhập khẩu thay cho thuế quan, thì lượng tiền thuế đáng ra Chính phủthu được sẽ rơi vào bất cứ người nào có giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch.Những người có giấy phép này nhập khẩu hàng hoá và sau đó bán lại với giá caohơn tại thị trường trong nước

2.2.4 Hạn ngạch thuế quan

Hạn ngạch thuế quan là chế độ trong đó quy định sẽ áp dụng một mức thuếbằng không (0%) hoặc thấp hơn đối với những hàng hóa được nhập khẩu theođúng số lượng quy định, nhằm đảm bảo cung cấp với giá hợp lí cho ngừoi tiêudùng Khi hàng hóa nhập khẩu quá số lượng quy định thì sẽ áp dụng mức thuế cao(còn gọi là thuế lần 2) để bảo hộ các nhà sản xuất trong nước

Chế độ hạn ngách thuế quan được sử dụng nhằm đảm bảo hài hòa mục tiêubảo vệ quyền lợi ngừoi tiêu dùng và mục tiêu bảo hộ người sản xuất trong nước

Trang 16

Việc áp dụng biện pháp này phải dựa trên cơ sở nghiên cứu kĩ càng thực trạngcung cầu, khả năng sản xuất cũng như cầu tiêu dùng trong nước.

Trên thực tế, WTO không cho phép các nước thành viên sử dụng hạn ngạchtrong quan hệ thương mại nhưng lại cho phép sử dụng hạn ngạch thuế quan vớiđiều kiện không có sự phân biệt đối xử với từng nước

Có 2 hình thức trợ cấp cơ bản: trợ cấp trong nước và trợ cấp xuất khẩu

- Trợ cấp xuất khẩu: là loại trợ cấp nhằm mục đích đẩy mạnh, khuyếnkhích xuất khẩu Hàng hóa bán ra thị trường nước ngoài có giá có thểcòn thấp hơn tại thị trường trong nước Điều này tạo sự cạnh tranhkhông lành mạnh trong thương mại quốc tế

- Trợ cấp trong nước: là loại trợ cấp dành cho các doanh nghiệp chủ yếusản xuất hàng hóa phục vụ thị trường nội địa, hàng hóa được trợ cập làhàng hóa tiêu dùng nội địa Tuy nhiên khi hàng hóa này được người sảnxuất xuất khẩu thì nó lại trở thành trợ cấp xuất khẩu Ảnh hưởng của nókhá giống với trợ cấp xuất khẩu dù mục đích ban đầu khác nhau

2.3.2 Tác động của trợ cấp

Trang 17

Khi hàng hóa xuất khẩu được trợ cấp, nước xuất khẩu sẽ mở rộng đượcthị trường ra nước ngoài do hàng xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh về giá Việc

mở rộng quy mô thị trường này lại gây sức ép khó khăn cho ngành sản xuấthàng hóa tương tự của nước nhập khẩu: sự suy giảm sản lượng, doanh số bán,lợi nhuận,…

Về mặt kinh tế học, tác động của trợ cấp là ngược lại với thuế quan,đồng thời cũng tạo ra phần mất không cho xã hội làm giảm hiệu quả của tự

do mậu dịch

Chính vì thế nước nhập khẩu sẽ có thể áp dụng biện pháp đối kháng:

“Thuế chống trợ cấp” Nó là khoản thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu đượctrợ cấp từ phía chính phủ nước xuất khẩu nhằm triệt tiêu những lợi thế dokhoản trợ cấp mang lại Mức thuế này được thông qua sau một quá trình điềutra xác định mức độ trợ cấp và mức độ thiệt hại gây ra của nước nhập khẩu

b) Mục đích:

Về cơ bản bán phá giá hàng hóa được thực hiện với 3 mục đích chính:

- Gạt bỏ đối thủ cạnh tranh

- Thu lợi nhuận độc quyền

- Giải quyết hàng tồn kho

Trang 18

Việc bán hàng hóa với giá thấp như vậy nhằm mục đích loại bỏ các đốithủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường từ đó đẩy mạnh xuất khẩu.Khi thực hiệnbán phá giá, ban đầu người bán sẽ chịu lỗ, vì vậy họ phải có tiềm lực kinh tếmạnh hoặc được sự hỗ trợ từ phái chính phủ Sau khi chiếm lĩnh thị trường,

họ sẽ khống chế giá để thu lợi nhuận tối đa

2.4.2 Chống bán phá giá

a) Điều kiện áp dụng:

Hàng hóa nhập khẩu có bán phá giá

Ngành sản xuất hàng hóa tương tự ở nước nhập khẩu bị thiệt hại đángkể

Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng hóa nhập khẩu bán phá giá vàthiệt hại nói trên

b) Các biện pháp thực hiện:

Trước khi nước nhập khẩu đưa ra mức thuế chống bán phá giá, các bên

sẽ thương lượng về việc thay đổi mức giá bán hay hạn chế nhập khẩu

Thực hiện thuế chống bán phá giá: khoản thuế bổ sung ngoài thuế nhậpkhẩu thông thường đánh vào sản phẩm của nước ngoài bán phá giá vào thịtrường nước nhập khẩu

Trang 19

3 Những vấn đề thương mại phát sinh trong khủng hoảng

3.1 Những hậu quả mang tính xã hội của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

Khi tình trạng thất nghiệp gia tăng ở nhiều quốc gia do ảnh hưởng của khủnghoảng kinh tế và sự suy giảm thương mại diễn ra nhanh chóng và rõ nét hơn dựkiến, liệu rằng các chính phủ có thể chịu được áp lực để bảo vệ nền kinh tế vàngười dân của mình khỏi sự cạnh tranh từ bên ngoài? Nếu chính phủ không thể, thìchính phủ có thể làm được những gì để hạn chế nhập khẩu và thúc đẩy xuất khẩu

mà không gây ra một cuộc khủng hoảng bảo hộ nào ngăn cản sự hồi phục nền kinh

3.2 Nguyên nhân cơ bản của khủng hoảng

Nếu nói rằng toàn cầu hóa là nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế thì điều

đó là không đúng Nhưng toàn cầu hóa có tác dụng làm cho khủng hoảng lan rộnghơn Khủng hoảng là biểu hiện có tính chu kỳ của nền kinh tế Cuộc khủng hoảng

Trang 20

lần này có thể có những điểm tương đồng với khủng hoảng của những năm 70, 80của thế kỷ XX nhưng trong nội tại nền kinh tế thế giới thời kỳ này có những diễnbiến rất khác.

Có thể nói cuộc suy thoái đầu thế kỷ XXI được bắt nguồn từ 3 nguyên nhânchính: sự buông lỏng quản lý của Nhà nước, sự đua tranh khốc liệt vì lợi nhuận vàhoạt động đầu cơ của các tổ chức tài chính, trong khi các định chế quản lý và giámsát thị trường một cách bất cẩn Sự tăng lên nhanh chóng của mậu dịch tiền tệ vàquy mô mở rộng của thị trường tài chính với sự ra đời các sản phẩm phái sinh màkhông được kiểm soát trong điều kiện toàn cầu hóa, đã khiến các tác nhân kinh tếtrở nên lúng túng trước những bất ổn của thị trường Chính trong bối cảnh hội nhậpngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới đã làm cho khủng hoảng lan tỏa nhanhhơn và có tác động tới tất cả các nền kinh tế, nhất là những nước có mức tự do hóatài khoản vốn cao và có độ mở lớn về kinh tế…

Điều tất yếu xảy ra là các nước tìm cách đối phó với khủng hoảng kinh tếbằng nhiều biện pháp, nhiều hình thức khác nhau trong đó có khuyến khích xuấtkhẩu và bảo hộ sản xuất trong nước, nhằm đảm bảo việc làm và duy trì tăng trưởngkinh tế

3.3 Bảo hộ mậu dịch làm khủng hoảng thêm trầm trọng

Chính sách bảo hộ dù sao vẫn là con dao hai lưỡi khi sử dụng, có thể làmphức tạp thêm tình hình, thậm chí làm bùng nổ những cuộc chiến thương mại

Các chính sách bảo hộ tiếp tục gia tăng, thương mại toàn cầu tiếp tục giảm trong năm 2009, nhưng tốc độ suy thoái kinh tế toàn cầu dường như đã chậm lại

Những đánh giá này được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đưa ratrong báo cáo công bố ngày 1/7/2009

Trang 21

Về cơ bản, các biện pháp bảo hộ mạnh đã được ngăn chặn, dù vấp phảikhông ít khó khăn Tuy nhiên, trong ba tháng vừa qua, nhiều nước vẫn áp đặt cácchính sách hạn chế thương mại và bóp méo thị trường Theo WTO, các biện phápbảo hộ mậu dịch thời kỳ này nhiều hơn gấp đôi các biện pháp tự do hóa thươngmại mới, chưa tính đến những biện pháp hạn chế nhập khẩu để bảo vệ thị trườngtrong nước sau khi bùng phát dịch cúm A/H1N1 tháng 4/2009 Những mặt hàngđược bảo hộ nhiều nhất gồm sản phẩm làm từ sữa, sắt, thép, ô tô, hóa chất, đồ nhựa

và hàng dệt may Một số nước còn bảo hộ khu vực năng lượng và dịch vụ tàichính

Ở các nước phát triển, tăng trưởng thương mại giảm mạnh tới 14% so vớimức dự báo 10% trước đó, trong khi tỷ lệ này đối với các nước đang phát triển là7% so với 2-3% Nguyên nhân do xuất khẩu giảm, đặc biệt là ô tô, phụ tùng ô tô,máy cơ khí ở các nước phát triển giảm, cũng như nguyên liệu thô và bán thànhphẩm ở các nước đang nổi lên WTO dự đoán tình trạng thương mại giảm sẽ tiếptục, nhưng có thể “đảo chiều” nếu xuất hiện sự gia tăng về nhu cầu tiêu thụ hànghóa trên thế giới

Các chính sách kích thích kinh tế đang được nhiều nước áp dụng để thoát rakhỏi thời kỳ suy thoái là vô cùng đáng ngại Các chính sách này tạo lợi thế cạnhtranh không công bằng giữa các đối tác thương mại Hơn nữa, do các nước khôngbáo cáo với WTO về những biện pháp kích thích kinh tế mà họ đã sử dụng, tổ chứcnày không thể đánh giá mức độ bóp méo thị trường và khả năng cạnh tranh donhững biện pháp trên gây ra, cũng như không thể xác định liệu những biện pháp hỗtrợ hay bảo trợ có được chấm dứt khi tình hình đã thay đổi hay không

Trong thông báo của WTO về cuộc họp đại diện các thành viên để xem xéttoàn cầu lần thứ hai về viện trợ cho thương mại, nhằm mở rộng khả năng buôn bán

Trang 22

của các nước đang phát triển, Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy cho biết, cuộchọp về Viện trợ cho thương mại nhằm ủng hộ các nước đang phát triển khi cácnước này đang tìm cách hội nhập tốt hơn vào hệ thống buôn bán đa phương và đểtận dụng những cơ hội về xuất khẩu Ông nói, vấn đề này ngày nay thậm chí cònquan trọng hơn, bởi Viện trợ cho thương mại là bước chuẩn bị cần thiết cho cácnước nghèo thoát khỏi khủng hoảng và bây giờ không phải lúc để phớt lờ các lờihứa về phát triển Theo đó, kết quả cuộc họp về Viện trợ cho thương mại mongmuốn đẩy lùi những hiện tượng tương tự theo kiểu “người Mỹ mua hàng Mỹ”, hayviệc Trung Quốc siết lại việc xuất khẩu khoảng 20 loại khoáng sản bằng một lờigiải thích” mục tiêu chính của chính sách Trung Quốc về vấn đề xuất khẩu là bảo

vệ môi trường và các tài nguyên thiên nhiên ”

Vòng phát triển Đô-ha sẽ đem lại nhiều cơ hội mở cửa thị trường cụ thể chocác nước đang phát triển không có khả năng, nhiều nước sẽ không thể bắt kịpnhững cơ hội này và hậu quả là không thể sử dụng thương mại như công cụ chocông cuộc phát triển và xóa đói giảm nghèo Các nước cần củng cố cơ sở hạ tầng,khả năng sản xuất và đào tạo liên quan đến thương mại nếu thương mại hỗ trợ tốthơn cho các chiến lược phát triển và xóa đói giảm nghèo ở những nước đang pháttriển Sáng kiến Viện trợ cho thương mại được đưa ra có liên quan mật thiết với kếtquả đầy tham vọng về phát triển của vòng đàm phán Đô-ha

Theo ông Lamy, WTO và các đối tác của Viện trợ cho thương mại sẽ xâydựng trên những thành quả đã đạt được từ trước tới nay trong các diễn đàn viện trợcho thương mại của khu vực và quốc tế, đồng thời củng cố vai trò của khu vực tưnhân và xã hội dân sự để mở rộng cơ sở kinh nghiệm và các nguồn lực dành chobuôn bán và phát triển

Trang 23

WTO cho rằng nhiệm vụ cấp thiết đối với Nhóm 20 nền kinh tế phát triển vàđang nổi (G-20) là phải nhanh chóng hình thành một chiến lược bứt ra khỏi chủnghĩa bảo hộ cục bộ nhằm những biện pháp ứng phó khủng hoảng hiện nay đưacác thị trường thế giới trở lại hoạt động bình thường.

Tuy nhiên thực tế đã diễn ra không đơn giản như vậy

Trước cuộc khủng hoảng, năm 2005, khi có tin đồn Tập đoàn PepsiCo của

Mỹ có thể thôn tính hãng Danone, một nhãn hiệu nổi tiếng được xếp vào loạitruyền thống của Pháp, Bộ trưởng Tài chính Thierry Breton dưới sức ép của Quốchội đã phải tìm mọi cách ngăn chặn khả năng thương vụ trên xảy ra

Một năm sau đó lại xảy ra kịch bản tương tự liên quan đến hệ thống cảngbiển của nước Mỹ Vấn đề là nhà điều hành cảng biển lớn nhất thế giới Dubai PortsWorld (DP World) từ Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) đã mua lạihãng P&O của Anh, trước đó đang quản lý các cảng biển tại Mỹ Sự kiện này đãgây ra những phản ứng quyết liệt từ các nghị sĩ Quốc hội Mỹ, những người chorằng việc chuyển giao quyền kiểm soát 6 cảng lớn nhất của nước này cho một công

ty của người Ả Rập sẽ đe dọa tới an ninh quốc gia

Một loạt những cuộc đàm phán sau đó đã diễn ra với sự tham gia của các đạidiện từ DP World, các quan chức chính quyền Bush và cả các nghị sĩ Quốc hội

Mỹ DP World sau đó đã đưa ra một tuyên bố nói rằng: “Để bảo vệ mối quan hệhữu nghị Mỹ-UAE, DP World sẽ chuyển giao hoàn toàn quyền điều hành các cảngtrước đó của P&O cho một công ty tại Mỹ”

Chính quyền Tây Ban Nha lại đưa ra một lý lẽ khác để phong tỏa vụ Tậpđoàn E.ON của Đức mua lại Công ty năng lượng Endesa của nước này Dù Ủy banchâu Âu đã chấp thuận thương vụ trên nhưng Madrid vẫn kiên quyết phản đối với

Trang 24

lý do, những hoạt động sát nhập trong lĩnh vực năng lượng cần phải có được thỏathuận từ trước đó của chính phủ Trên thực tế, giới lãnh đạo Tây Ban Nha muốnthành lập một tập đoàn siêu quốc gia nên ủng hộ việc bán Endesa cho Công ty GasNatural cũng của Tây Ban Nha Với sức ép trên, Endesa cuối cùng vẫn thuộc vềngười nước ngoài nhưng không phải người Đức mà là hai Công ty Acciona và Enelcủa Italia Ttháng 2-2009, Enel đã mua số cổ phần của Acciona và trở thành người

sở hữu tới 92% cổ phần của Endesa

Sau hàng loạt những ví dụ trước và trong thời gian khủng hoảng chỉ chothấy, những lời hô hào về ủng hộ tự do thương mại nhiều khi chỉ mang tính “sáchvở” Các quốc gia sẽ luôn luôn áp dụng những chính sách này hay chính sách kháckhông phải vì chúng mang tính hợp lý, mà do có lợi cho họ trong từng trường hợp

cụ thể Đó là lý do khiến những chính sách bảo hộ vẫn sẽ còn tiếp tục trong thờiđại toàn cầu hóa hiện nay

Trang 25

Chương 2: Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với

khủng hoảng trên thế giới hiện nay

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009 đã có những ảnh hưởng sâu xa đếnthương mại toàn cầu.Tai họa đầu tiên của cuộc khủng hoảng này là vấn đề tài chínhthương mại - lượng tín dụng cần thiết để cho 90% hàng hóa được buôn bán quabiên giới Mức lãi suất của những khoản nợ tài chính thương mại tăng nhanh 300%vào mùa thu năm 2008, buộc WTO phải triệu tập một cuộc họp đặc biệt và buộcNgân hàng thế giới lập nên 1 quỹ tài chính thương mại Khi cuộc khủng hoảng ảnhhưởng đến nền kinh tế thực sự thì nó sẽ làm giảm cầu và cung hàng hóa trongthương mại toàn cầu Cuộc khủng hoảng có vẻ đang làm thương mại toàn cầu colại 2.8 % vào năm 2009, lần giảm đầu tiên từ năm 1982

1 Thực tế gia tăng hàng rào bảo hộ trên phạm vi toàn cầu

Trong “Báo cáo bảo hộ thương mại toàn cầu 2009” – bản tổng kết các hoạt động phòng vệ thương mại toàn cầu năm 2008 bao gồm: Chống bán phá giá,các biện pháp đối kháng và biện pháp tự vệ - ta có thể thấy được sự gia tăng của các biện pháp bảo hộ mậu dịch kiểu mới trong thời gian đầu của khủng hoảng

1.1 Gia tăng các biện pháp chống bán phá giá

Trang 26

Nguồn: Báo cáo Bảo hộ Thương mại Toàn cầu 2009Nhìn lại một giai đoạn dài hơn trên đồ thị dưới đây, chúng ta có thể thấy hoạt động chống bán phá giá trên toàn cầu tuần hoàn với chu kỳ chậm vào khoảng đầu những năm

1980, khoảng từ năm 1987 đến 1989 và gần đây nhất là năm 2007.

Biểu 1 – Số liệu các vụ kiện chống bán phá giá từ 1980 đến 2008

Đơn vị: vụ

Nguồn: Báo cáo Bảo hộ Thương mại Toàn cầu 2009

Ta có thể nhận ra số lượng vụ kiện chống bán phá trên thế giới tăng lên rõrệt trong năm 2008, khi cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới nổ ra Nhưvậy trong thời gian đầu của khủng hoảng, số lượng các vụ kiện chống bán phá giá

đã gia tăng sau 1 giai đoạn giảm từ 2001-2007

Trang 27

Thống kê dưới đây chỉ ra số lượng trung bình các cuộc điều tra chống phá giákhởi xướng qua các giai đoạn khác nhau Nó cho thấy rằng con số 208 vụ việc năm

2008 còn thấp dưới mức trung bình so với các xu hướng gần đây

Bảng 2 – Trung bình số vụ khởi xướng chống bán phá giá

Nguồn: Báo cáo Bảo hộ Thương mại Toàn cầu 2009

Có thể nhận thấy ảnh hướng của suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ dẫn đến sự giatăng các hoạt động chống bán phá giá Sự gia tăng này tuy chưa rõ rệt nhưng chúng

ta cũng không quá bất ngờ khi chứng kiến xu hướng này bởi thực tế cho thấy luôn có

độ trễ trước khi nền kinh tế suy giảm và đây là bằng chứng thường thấy về thiệt hại.Hiển nhiên, chắc chắn rằng những thiệt hại do suy thoái kinh tế gây ra không thể quykết cho bất cứ hàng hóa nhập khẩu phá giá nào Các điều khoản WTO yêu cầu sựtách bạch và rõ ràng giữa nguyên nhân gây ra thiệt hại đó với các nguyên nhân gâythiệt hại khác Tuy nhiên, phải thừa nhận một thực tế rằng, trong điều kiện kinh tế tốtcác công ty dường như ít có động lực trong việc đệ đơn kiện chống bán phá giá.Chính vì vậy, giai đoạn kinh tế khó khăn càng làm cho công cụ chống bán phá giáđược quan tâm hơn trong các ngành nghề có sự cạnh tranh về giá đối với hàng hóanhập khẩu

Trang 28

Những quốc gia khởi xướng nhiều cuộc điều tra chống bán phá giá nhấttrong năm 2008 được chỉ ra trong bảng dưới đây Ấn Độ là nước khởi xướng nhiều

vụ nhất, tiếp theo là Braxin, Thổ Nhĩ Kỳ và Achentina

Bảng 3 – Các quốc gia áp dụng biện pháp Chống bán phá giá năm 2008

Nguồn: Báo cáo Bảo hộ Thương mại Toàn cầu 2009

Các nước áp dụng chống bán phá giá trong năm 2008 có thể so sánh với cácnước áp dụng chủ yếu trong giai đoạn 1995-2008 được thể hiện trong bảng dướiđây Ấn Độ vẫn là nước tiến hành nhiều cuộc điều tra nhất trong giai đoạn này, Ủyban Châu Âu (EC) và Hoa kỳ lần lượt đứng thứ 2 và 3

Bảng 4 - Các nước áp dụng biện pháp Chống bán phá giá giai đoạn 1995- 2008

Đơn vị: vụ

Trang 29

Nguồn: Báo cáo Bảo hộ Thương mại Toàn cầu 2009

1.1.2 Xu hướng khác nhau giữa các quốc gia áp dụng

Có thể nhận thấy một sự khác biệt rõ rệt giữa xu hướng hoạt động chốngbán phá giá của bốn nước áp dụng nhiều nhất năm 2008 so với hai nước có truyềnthống lâu đời hơn như Hoa Kỳ và EC Ấn độ là nước gây ấn tượng mạnh nhất với

sự tăng trưởng nhất quán, bền vững trong 4 năm qua Braxin, Thổ Nhĩ Kỳ, vàAchentina cũng có tần suất áp dụng chống bán phá giá cao trong suốt 4 năm tínhđến năm 2008

Biểu 2 – So sánh số lượng vụ kiện chống bán phá giá

Đơn vị: vụ

Trang 30

Nguồn: Báo cáo Bảo hộ Thương mại Toàn cầu 2009

Điều này hoàn toàn trái ngược với xu hướng sử dụng các biện pháp chống bán phágiá tại EC và Hoa Kỳ Số lượng các cuộc khởi xướng điều tra bởi EC tăng trong năm

2008 so với năm 2007 nhưng vẫn duy trì ở vị trí số 2 so với các nước có mức độ áp dụngthấp kể từ khi thành lập WTO năm 1995 Đối với Hoa Kỳ, hoạt động chống bán phá giáthực tế đã giảm mạnh trong năm 2008

Biểu 3 – Số lượng vụ kiện chống bán phá giá của Hoa Kỳ - EC

Đơn vị: vụ

Trang 31

Nguồn: Báo cáo Bảo hộ Thương mại Toàn cầu 2009

Thật đáng ngạc nhiên là trong năm 2008, Ủy ban Châu Âu và Hoa Kỳ lạichiếm tỷ lệ thấp nhất trong số những quốc gia khởi xướng điều tra chống bán phágiá trên toàn thế giới kể từ khi WTO được thành lập

Biểu 4 – Tỷ lệ các cuộc khởi xướng điều tra tại Hoa Kỳ - EC

Đơn vị: %

Trang 32

Nguồn: Báo cáo Bảo hộ Thương mại Toàn cầu 2009

1.1.3 Hàng hóa Trung Quốc vẫn là đối tượng chủ yếu trong năm 2008

Năm 2008 một lần nữa tỷ lệ các cuộc điều tra chống bán phá giá đối vớihàng hóa Trung Quốc lại nhiều nhất, khoảng hơn 35% trong số các vụ kiện đượckhởi xướng Có thể so sánh với giai đoạn từ 1995-2008 trong bảng dưới đây

Trang 33

Bảng 5 - Các quốc gia có hàng hóa bị điều tra chống bán phá giá giai đoạn 1995-2008

Đơn vị: vụ

Nguồn: Báo cáo Bảo hộ Thương mại Toàn cầu 2009

Bảng dưới đây cho thấy tỷ lệ các vụ điều tra đối với hàng hóa của Trung Quốc vẫn giữ ở mức rất cao:

Biểu 5 – Tỷ lệ các cuộc điều tra CBPG đối với hàng hóa Trung Quốc

Đơn vị: %

Trang 34

Nguồn: Báo cáo Bảo hộ Thương mại Toàn cầu 2009

Có sự tăng nhẹ về tỷ lệ các cuộc điều tra chống bán phá giá đối với hàng hóa

EC trong năm 2008 Tuy nhiên, như đã nhấn mạnh trong các báo cáo bảo hộthương mại toàn cầu gần đây, chúng ta có thể thấy rằng các cuộc điều tra chốngbán phá giá đối với hàng hóa EC thường ở mức rất thấp sau khi hàng hóa của khuvực này trở thành mục tiêu chính trong các vụ điều tra thời kỳ trước đó Xu hướngnày được thể hiện trong bảng dưới đây, bao gồm thông tin của Mỹ để so sánh

Biểu 6 – Tỷ lệ các cuộc điều tra CBPG đối với hàng hóa Trung Quốc

Đơn vị: %

Trang 35

Nguồn: Báo cáo Bảo hộ Thương mại Toàn cầu 2009

Tương tự như vậy, chúng ta cũng cần chú ý rằng EU gia tăng đáng kể sốlượng thành viên trong những năm gần đây từ 15 lên 27 thành viên Điều nàycũng làm khuếch đại phạm vi hàng hóa của EU bị kiện

1.1.4 Tăng đột biến các vụ khởi xướng điều tra dệt may và giày da

Biểu đồ dưới đây thể hiện tỷ lệ các vụ kiện chống bán phá giá năm 2008 theongành:

Biểu 7 – Điều tra CBPG theo ngành năm 2008

Trang 36

Nguồn: Báo cáo Bảo hộ Thương mại Toàn cầu 2009

Điều đáng chú ý nhất về số liệu chống bán phá giá năm 2008 là thực tếngành dệt may và da giày góp mặt nhiều hơn vào các cuộc điều tra chống bán phágiá so với các năm trước Điều này được làm sáng tỏ trong số liệu dưới đây chogiai đoạn từ 1995-2008

Biểu 8 – Điều tra CBPG theo ngành năm 2008

Trang 37

Nguồn: Báo cáo Bảo hộ Thương mại Toàn cầu 2009

Việc tăng tỷ lệ phần trăm các vụ điều tra chống bán phá giá có liên quan đếnngành dệt may và da giày được thể hiện rõ trong đồ thị dưới đây

Biểu 9 – Tỷ lệ các vụ điều tra dệt may, da giày giai đoạn 1995 – 2008

Đơn vị: %

Nguồn: Báo cáo Bảo hộ Thương mại Toàn cầu 2009

1.1.5 Điều tra chống bán phá giá kết thúc với việc áp dụng các biện pháp

Trang 38

Đồ thị dưới đây thể hiện xu hướng thông qua các biện pháp chống bánphá giá.

Biểu 10 –Số lượng biện pháp chống bán phá giá được áp dụng

Đơn vị: vụ

Nguồn: Báo cáo Bảo hộ Thương mại Toàn cầu 2009

Trong suốt cả giai đoạn có 3427 cuộc điều tra và 2190 biện pháp chống bánphá giá được áp dụng Trung bình là có 64% cuộc điều tra chống bán phá giá kếtthúc với việc áp dụng biện pháp Tỷ lệ này là khá cao, nó cho thấy xu hướng ápdụng các biện pháp chống bán phá giá ngày càng phổ biến, nhất là trong năm 2008

Ngày đăng: 07/04/2013, 09:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2 – Trung bình số vụ khởi xướng chống bán phá giá - Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam
Bảng 2 – Trung bình số vụ khởi xướng chống bán phá giá (Trang 26)
Bảng 3 – Các quốc gia áp dụng biện pháp Chống bán phá giá năm 2008 - Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam
Bảng 3 – Các quốc gia áp dụng biện pháp Chống bán phá giá năm 2008 (Trang 27)
Bảng 4 -  Các nước áp dụng biện pháp Chống bán phá giá giai đoạn 1995- 2008 Đơn vị: vụ - Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam
Bảng 4 Các nước áp dụng biện pháp Chống bán phá giá giai đoạn 1995- 2008 Đơn vị: vụ (Trang 28)
Bảng dưới đây cho thấy tỷ lệ các vụ điều tra đối với hàng hóa của Trung Quốc  vẫn giữ ở mức rất cao: - Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam
Bảng d ưới đây cho thấy tỷ lệ các vụ điều tra đối với hàng hóa của Trung Quốc vẫn giữ ở mức rất cao: (Trang 32)
Đồ thị dưới đây thể hiện xu hướng thông qua các biện pháp chống bán  phá giá. - Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam
th ị dưới đây thể hiện xu hướng thông qua các biện pháp chống bán phá giá (Trang 37)
Đồ thị dưới đây cho thấy xu hướng tăng trong các cuộc điều tra đối kháng. - Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam
th ị dưới đây cho thấy xu hướng tăng trong các cuộc điều tra đối kháng (Trang 38)
Bảng 6 - Các cuộc khởi xướng điều tra đối kháng từ 1995-2008 Đơn vị: vụ - Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam
Bảng 6 Các cuộc khởi xướng điều tra đối kháng từ 1995-2008 Đơn vị: vụ (Trang 39)
Bảng 7 – Các cuộc điều tra đối kháng khởi xướng từ 1995-2008 (nước bị kiện) Đơn vị: vụ - Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam
Bảng 7 – Các cuộc điều tra đối kháng khởi xướng từ 1995-2008 (nước bị kiện) Đơn vị: vụ (Trang 39)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w