1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHUYẾN MẠI TẠI VIỆT NAM

17 1,8K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 141,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 1 I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠIPHÁP LUẬT VỀ KHUYẾN MẠI: 1 1. Khái niệm, đặc điểm của khuyến mại: 1 2. Pháp luật về khuyến mại: 2 3. Những quy định của pháp luật về hoạt động khuyến mại: 3 3.1. Các hình thức khuyến mại: 3 3.2. Quy định hạn chế, cấm đốn trong hoạt động khuyến mại: 5 II. NHỮNG HẠN CHẾ TRONG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỂ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠI HÀNG HĨA: 7 1. Quy định về thương nhân hoạt động khuyến mại: 7 2. Quy định các hình thức khuyến mại: 8 3. Quy định về hạn mức thời gian tối đa, hạn mức tối đa giá trị: 9 4. Về sự trung thực của thương nhân về giải thưởng trong các chương trình khuyến mại mang tích chất may rủi: 10 5. Về trình tự thủ tục khuyến mại: 11 III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HỒN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHUYẾN MẠI TẠI VIỆT NAM: 12 1. Hồn thiện các quy định về các hình thức khuyến mại để có căn cứ pháp lý nhằm phân biệt các hình thức này: 12 2. Quy định hạn mức tối đa giá trị hàng hố, dịch vị dùng để khuyến mại: 12 3. Vấn đề phải trích tiền thưởng nộp cho ngân sách nhà nước sau khi trúng thưởng: 13 4. Ngồi ra, còn có một số kiến nghị nhằm hồn thiện quy định pháp luật vể hoạt động khuyến mại như sau: 14 KẾT LUẬN 14 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Đề số 1: Phân tích những điểm bất cập trong quy định của pháp luật về hoạt động khuyến mại và đề xuất các giải pháp hoàn thiện các quy định đó. LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển của xã hội và nền kinh tế thị trường các loại hàng hoá được sản xuất, lưu thông ngày càng đa dạng với nhiều kiểu dáng và chủng loại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Hoạt động khuyến mại hình thành và phát triển, đóng góp vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp các thương nhân tìm kiếm cơ hội thương mại thông qua giành thắng lợi cho khoa học, thu hút hành vi mua sắm của họ. Nhận thức được vấn đề này, nhà nước đã cụ thể hoá ý chí của mình thành pháp luật, đưa hoạt động khuyến mại vào diện điều chỉnh bằng cách thiết lập hành lang pháp lý cho hoạt động khuyến mại, xây dựng các hoạt động cần thiết cho các doanh nghiệp khi thực hiện các hành vi này, đồng thời thiết lập môi trường cạnh tranh lành mạnh bảo vệ lợi ích của khuyến mại. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển khiến cho một số những quy định của pháp luật về hoạt động khuyến mại dường như có rất nhiều bất cập. Vì muốn tiếp cận sâu hơn vấn đề này, em đã lựa chọn đề tài: “Phân tích những điểm bất cập trong quy định của pháp luật về hoạt động khuyến mại và đề xuất các giải pháp hoàn thiện, các quy định đó” để nghiên cứu thực hiện bài tập học kỳ của mình. NỘI DUNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠIPHÁP LUẬT VỀ KHUYẾN MẠI: 1. Khái niệm, đặc điểm của khuyến mại: Khoản 1 Điều 88 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 có quy định: “Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định”. Cách thức thực hiện xúc tiến thương mại , tạo ra những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy mạnh mẽ việc bán hàng và cung ứng dịch vụ là dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Đây chính là dấu hiệu để phân biệt hành vi khuyến mại với các hành vi xúc tiến thương mại khác. Theo quy định của Luật Thương mại, khuyến mại có những đặc điểm cơ bản sau: 2 +) Chủ thể thực hiện hành vi khuyến mại là thương nhân. Để tăng cường cơ hội thương mại, thương nhân được phép tự mình tổ chức thực hiện việc khuyến mại, cũng có thể lựa chọn dịch vụ khuyến mại cho thương nhân khác để kinh doanh. Quan hệ dịch vụ này hình thành trên cơ sở hợp đồng dịch vụ khuyến mại giữa thương nhân có nhu cầu khuyến mại và thương nhân kinh doanh dịch vụ. +) Cách thức xúc tiến thương mại: Là dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Tùy thuộc vào mục tiêu của đợt khuyến mại, tùy thuộc vào trạng thái cạnh tranh, phản ứng của đối thủ cạnh tranh trên thương trường, tùy thuộc điều kiện kinh tế dành cho khuyến mại, lợi ích mà thương nhân dành cho khách hàng có thể là quà tặng, hàng mẫu để dùng thử, mua hàng giảm giá … hoặc là lợi ích phi vật chất khác. Khách hàng được khuyến mại có thể là người tiêu dùng hoặc các trung gian phân phối, ví dụ: Các đại lý bán hàng. +) Mục đích của khuyến mại là xúc tiến việc bán hàng và cung ứng dịch vụ. Để thực hiện mục đích này, các đợt khuyến mại có thể hướng tới mục tiêu lôi kéo hành vi mua sắm, sử dụng dịch vụ của khách hàng, giới thiệu một sản phẩm mới, kích thích trung gian phân phối chú ý hơn nữa đến hàng hóa của doanh nghiệp, tăng lượng hàng đặt mua… thông qua đó tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường hàng hóa, dịch vụ. 2. Pháp luật về khuyến mại: +) Định nghĩa: Pháp luật về khuyến mại là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh quá trình thương nhân thực hiên hoạt động khuyến mại, quan hệ khuyến mại giữa thương nhân với khách hàng, quan hệ tổ chức, quản lý hoạt động khuyến mại . được quy định trong luật thương mại,luật dân sự, luật hành chính, luật hình sự… trong đó chủ yếu là luật thương mại; hiện nay là Luật thương mại 2005. +) Nội dung pháp luật về khuyến mại bao gồm: Nhóm quy phạm ghi nhận quyền tự do hoạt động khuyến mại của thương nhân; các cách thức khuyến mại và nhóm quy phạm pháp luật quy định về quản lý nhà nước trong hoạt động khuyến mại. 3 Theo quy định của Luật Thương mại năm 2005, nội dung chủ yếu của hoạt động thương mại về khuyến mại gồm: Điều 92 Luật Thương mại 2005 quy định các hình thức khuyến mại. Nhìn chung so với LTM 1997 quy định về hình thức khuyến mại so với việc quy định các hình thức khuyến mại theo Luật Thương mại 2005 đã có sự bổ sung theo hướng các hình thức này có đặc điểm chung và bổ sung các hình thức khuyến mại mà các thương nhân thường tiến hành trên thực tế, nhưng chưa được pháp luật điều chỉnh ( hình thức cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không trả tiền, tổ chức chương trình khuyến mại thường xuyên). Các quy định về các hành vi bị cấm trong khuyến mại, Luật Thương mại 2005 đã dành khá nhiều các quy định mang tính chất hướng dẫn thương nhân thực hiện bằng cách thức mào và làm như thế nào để khuyến mại nhưng không vi phạm các quy định cấm đoán, hạn chế họ trong quá trình thực hiện khuyến mại. Chẳng hạn, cấm khuyến mại cho hàng hoá, dịch vụ kinh doanh, hàng hoá dịch vụ hạn chế kinh doanh, hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được cung ứng, khuyến mại hoặc sử dụng rượu bia cho những người dưới 18 tuổi. Đây là những quy định hết sức cần thiết nhằm hạn chế hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tạo môi trường kinh doanh không công bằng, đảm bảo lợi ích của nhà nước, của người tiêu dùng và các thương nhân khác. 3. Những quy định của pháp luật về hoạt động khuyến mại: Hiện nay các hoạt động khuyến mại chủ yếu ở Việt Nam chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật sau: Luật Thương mại năm 2005, Nghị Định số 37/2006/NĐ-CP, Luật cạnh tranh 2004, Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng 1999. 3.1. Các hình thức khuyến mại: Có nhiều cách thức khác nhau để thương nhân dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Lợi ích mà khách hàng được hưởng có thể là lợi ích vật chất (tiền, hàng hóa) hay lợi ích phi vật chất (được cung ứng dịch vụ miễn phí). Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại phải là những hoàng hóa, dịch vụ được kinh doanh hợp pháp. Pháp luật thương mại quy định thương nhân được thực hiện các hình thức khuyến mại sau đây: 4 +) Hàng mẫu: Thực hiện cách thức này, thương nhân đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền. Thông thường, hàng mẫu được sử dụng khi thương nhân cần giới thiệu một sản phẩm mới hoặc sản phẩm đã cải tiến, do vậy, hàng mẫu đưa cho khách hàng dùng thử là hàng đang bán hoặc sẽ được bán trên thị trường. +) Quà tặng: Thương nhân được phép tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng không thu tiền để thực hiện mục tiêu xúc tiến thương mại. Tặng quà được thực hiện đối với khách hàng có hành vi mua sắm hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ của thương nhân. Hàng hóa, dịch vụ dùng làm quà tặng có thể là hàng hóa, dịch vụ mà thương nhân đang kinh doanh hoặc là hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác. Việc luật pháp cho phép sử dụng hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác để phát tặng cho phép khuyến khích sự liên kết xúc tiến thương mại của các thương nhân nhằm khai thác lợi ích tối đa. Việc tặng quà trong trường hợp này không chỉ có ý nghĩa thúc đẩy hành vi mua sắm, sử dụng dịch vụ mà thương nhân còn có cơ hội quảng cáo, giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ của nhau. +) Giảm giá: Giảm giá là hành vi bán hàng, cung ứng dịch vụ trong thời gian khuyến mại với giá thấp hơn giá bán, giá cung ứng dịch vụ bình thường trước đó được áp dụng trong thòi gian khuyến mại mà thương nhân đã đăng kí hoặc thông báo. Nếu hàng hóa dịch vụ thuộc diện Nhà nước quản lý thì việc khuyến mại theo hình thức này được thực hiên theo quy định của Chính phủ. Khi khuyến mại theo cách thức này, để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, chống hành vi bán phá giá, luật pháp thường có quy định giới hạn mức độ giảm giá đối với từng đơn vị hàng hóa, dịch vụ. Việc giới hạn này là cần thiết để đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp xúc tiến thương mại, của người tiêu dùng, khách hàng và của thương nhân khác. Mức độ giảm giá cụ thể do Chính phủ quy định. +) Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, phiếu dự thi: Theo các chương trình này, khách hàng có thể được hưởng những lợi ích nhất định theo những phương thức khác nhau. Phiếu mua hàng thường có ý 5 nghĩa giảm giá hoặc có mệnh giá nhất định để thanh toán cho những lần mua sau trong hệ thống bán hàng của thương nhân. Phiếu sử dụng dịch vụ có thể cho phép sử dụng dịch vụ miễn phí, theo điều kiện do nhà cung ứng dịch vụ đưa ra. Khác với điều này, phiếu dự thi có thể mang lại giải thưởng hoặc không mang lại lợi ích gì cho khách hàng, phụ thuộc vào kết quả dự thi của họ. +) Tổ chức các sự kiện để thu hút khách hàng: Các sự kiện này được tổ chức gắn liền hoặc tách rời với việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của khách hàng, ví dụ các chương trình mang tính may rủi mà khách hàng trúng thưởng hoàn toàn do sự may mắn. Bốc thăm, cào số trúng thưởng, bóc, mở sản phẩm trúng thưởng, số dự thưởng … là các sự kiện được tổ chức gắn liền với hành vi mua sắm. Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí … có thể là lợi ích phi vật chất mà các thương nhân dành khuyến mại cho khách hàng, cũng có thể nhằm hướng tới khách hàng mục tiêu của thương nhân. Ngoài các sự kiện trên đây, thương nhân có thể tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại. Ngoài ra, pháp luật không cấm thương nhân sử dụng các hình thức khác để khuyến mại nhưng khi tiến hành phải được cơ quan quản lý nhà nước về thương mại chấp thuận. Như vậy, lợi ích mà khách hàng nhận được thông qua khuyến mại là lợi ích vật chất hoặc phi vật chất. Lợi ích vật chất có thể được xác định theo đơn giá sản phẩm, được tặng cho hoặc được trao thưởng do mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của thương nhân. Lợi ích phi vật chất có thể là việc thụ hưởng dịch vụ miễn phí. Tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của các hình thức khuyến mại đến môi trường kinh doanh, đến lợi ích của khách hàng, lợi ích của thương nhân khác, Nhà nước có những quy định khác biệt về điều kiện thủ tục thực hiện khuyến mại. Thủ tục đó có thể là đăng kí hoặc xin phép trước khi thực hiện hoạt động khuyến mại, thông báo kết quản sau khi kết thúc hoạt động khuyến mại tại cơ quan quản lí nhà nước về thương mại. 3.2. Quy định hạn chế, cấm đoán trong hoạt động khuyến mại: a. Về quy định hạn chế trong hoạt động khuyến mại: 6 Hạn mức theo đơn giá: Theo quy định của pháp luật hiện hành quy định mức giá tối đa cho hành hoá, dịch vụ khuyến mại không lớn hơn 50% giá trị hành hoá dịch vụ này trước thời điểm khuyến mại. Hạn mức tính theo tổng giá trị hành hoá, dịch vụ dùnh để khuyến mại. Tổng giá trị của hành hoá, dịch vụ mà thương nhân thực hiện trong một chương trình khuyến mại không lớn hơn 50% tổng giá trị hành hoá, dịch vụ khuyến mại trừ trường hợp khuyến mẫu bằng đưa hành mẫu, cung ứng dịch vụ hành mẫu dung thử không phải trả tiền. Hạn mức thời gian khuyến mại: Tổng thời gian thực hiện chương trình khuyến mại đối với một nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ không đước quá 90 ngày trong năm, một chương trình khuyến mại không được quá 45 ngày. Quy định này áp dụng đối với các hình thức khuyến mại: bán hàng, cung ứng dịch vụ giá giảm hơn so với giá bán hang cung ứng dịch vụ trước đó. Tổng thời gian thực hiện khuyến mại đối với một nhãn hiệu hàng hoá dịch vụ không được qua 180 ngày trong 1năm và 1 chương trình khuyến mại không quá 90 ngày. Hạn mức này áp dụng đối với các hình thức bán hàng: cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính chất may rủi. b. Các quy định cấm đoán trong hoạt động khuyến mại: Để đảm bảo có môi trường cạnh tranh lành mạnh, trong đó có lợi ích hợp pháp của thương nhân khác, của người tiêu dung cũng như bảo vệ lợi ích của con người. Điều 100 Luật Thương mại 2005 đã quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại: “ 1. Khuyến mại cho hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng. 2. Sử dụng hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng. 3. Khuyến mại hoặc sử dụng rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi. 4. Khuyến mại hoặc sử dụng thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức. 7 5. Khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây hiểu lầm về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng. 6. Khuyến mại để tiêu thụ hàng hoá kém chất lượng, làm phương hại đến môi trường, sức khoẻ con người và lợi ích công cộng khác. 7. Khuyến mại tại trường học, bệnh viện, trụ sở của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân. 8. Hứa tặng, thưởng nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng. 9. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh. 10. Thực hiện khuyến mại mà giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại vượt quá hạn mức tối đa hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại quá mức tối đa theo quy định tại khoản 4 Điều 94 của Luật này.” II. NHỮNG HẠN CHẾ TRONG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỂ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠI HÀNG HÓA: Luật Thương mại năm 2005 được đánh giá là khá tiến bộ, lúc bấy giờ. Tuy nhiên, quá trình hội nhập sâu rộng trong 6 năm qua đã khiến hoạt động thương mại của Việt Nam đã có sự vận động, biến đổi rất mạnh mẽ. Vì vậy, những quy định của pháp luật thương mại đã phần nào thể hiện được rõ những hạn chế nhất định, trong đó có những hạn chế của pháp luật về hoạt động khuyến mại hàng hóa. Trong phạm vi nhận thức của mình, em xin đưa ra một số những hạn chế của pháp luật về hoạt động khuyến mại hàng hóa như sau: 1. Quy định về thương nhân hoạt động khuyến mại: Luật thương mại năm 2005 quy định có hai loại chủ thể có thể thực hiện hoạt động khuyến mại là: thương nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ khuyến mại và thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại. Trong đó, Luật thương mại quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ cơ bản thương nhân thực hiện khuyến mại quyền lựa chọn hình thức, thời gian, địa điểm khuyến mại, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại… và các nghĩa vụ quy định tại Điều 96 Luật thương mại 2005 và các nghĩa khác. Tuy nhiên, các chủ thể kinh doanh dịch vụ khuyến mại thì lại chưa có những quy định cụ thể, dẫn tới nhiều lúng túng cho cơ quan áp dụng pháp luật trong trừng hợp có tranh chấp xảy ra. 8 Một vấn đề hiện nay đó là pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của thương nhân thực hiện khuyến mại là chưa đầy đủ. Trong thực tế khách hàng là người chịu thiệt thòi do những gian lận trong khuyến mại do các sai sót kỹ thuât in ấn tem, phiếu, vật phẩm chứa đựng các thông tin về lợi ích vật chất mà khách hàng được hưởng trong đó có khuyến mại. Ví dụ : Một khách hàng của công ty sữa Hanoimilk mua sữa IZZI trong đợt khuyến mại từ 15/4->15/8/2005 với thẻ cào có thông tin trúng thưởng 30 000 000 đồng ( sau khi cào phần nhũ bạc). Sau khi liên hệ với công ty nhận giải thưởng khách hàng nhận đươc câu trả lời: “Phiếu cào đó không hợp lệ”. Khi sự việc xảy ra Công ty TNHH Sáng tạo (đơn vị thực hiện in ấn toàn bộ thẻ cào của Công ty Hanoimilk đã thừa nhận lỗi sai sót kỹ thuật. Lợi ích mà khách hàng nhận được chỉ là lời xin lỗi của Công ty Hanoimilk bởi vì không có quy định cụ thể trong pháp luật hiện hành làm cơ sở pháp lý bảp vệ quyền lợi của họ trong trường hợp này. 2. Quy định các hình thức khuyến mại: Nhìn chung, pháp luật về các hình thức khuyến mại còn mang tính chung chung chưa nhấn mạnh được những điểm đặc trưng về mặt pháp lí, gây ra những khó khăn nhất định khi cần phâp biệt ccas hình thức đó với nhau. Đặc biệt là quy định về hai hình thức khuyến mại là “hàng mẫu” và “tặng quà” rất khó khăn khi cần phân biệt. Khi thương nhân thực hiện dùng hàng hóa, dịch vụ mà mình được kinh doanh hợp pháp để phát tặng khách hàng mà không kèm theo hành vi mua bán hàng hóa, dịch vụ thì đó là quà tặng hay hàng mẫu? Ví dụ: Tháng 6/2006 tại Trung tâm thương mại Big C (Hà Nội), Công ty Trách nhiệm hữu hạn nước giải khát CocaCola tổ chức phát quà uống tại chỗ số lượng lớn chai Coca cola cho mọi đối tượng khách hàng. Đó là hình thức tặng quà hay hàng mẫu? Nếu là hàng mẫu thì thương nhân không phải thực hiện bất kỳ quy định nào về hạn mức khuyến mại, nếu là quà tặng thì thực hiện các quy định về hạn mức tối giá trị hàng hoá, dịch vụ dùnh để khuyến mại (tổng giá trị hàng hoá dùng để khuyến mại trong một chương trình khuyến mại không được vượt quá 50% tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại). Mục đích của thương nhân khi đưa hàng mẫu cho khách hàng là giới thiệu với họ về hàng hoá, dịch vụ mình mà định hướng cho hành vi mua bán của họ 9 sau khi kiểm nghiệm chất lượng hàng mẫu. Khác với điều này mục đích của hình thức tặng quà là dụng giá trị quà là dùng giá trị quà để thu hút khách hàng mua hàng hoá, dịch vụ của thương nhân. Bởi vì cùng với loại hàng hoá có chất lượng tương đương khách hàng sẽ có tâm lý muốn mua hàng hoá đang được khuyến mại. Chính vì vậy pháp luật chỉ nên quy định việc tặng quà kèm theo việc mua bán hàng hoá sử dụng dịch vụ còn lại các trường hợp đưa hàng hoá cho khách hàng không thu tiền được coi là hình thức hàng mẫu. Mặt khác, việc xác định rõ bản chất ở đây của hình thức quà tặng cho phép phân biệt với các hình thức xúc tiến thương mại khác. 3. Quy định về hạn mức thời gian tối đa, hạn mức tối đa giá trị: Khoản 4 Điều 9 Nghị định Nghị Định 37/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại có quy định: “Tổng thời gian thực hiện chương trình khuyến mại bằng cách giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ không được vượt quá 90 (chín mươi) ngày trong một năm; một chương trình khuyến mại không được vượt quá 45 (bốn mươi lăm) ngày”. Khoản 2 Điều 5 Nghị định Nghị Định 37/2006/NĐ-CP quy định: “Tổng giá trị của hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại mà thương nhân thực hiện trong một chương trình khuyến mại không được vượt quá 50% tổng giá trị của hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại bằng hình thức quy định tại Điều 7 Nghị định này” (tức là trừ hình thức KM bằng hàng mẫu). Mục đích của các quy định về hạn mức trên là nhằm hạn chế hành vi cạnh tranh không lành mạnh , phá giá thị trường của Thương nhân. Tuy nhiên, quy định này xét cho cùng có những hạn chế. Quy định về hạn mức tối đa giá trị hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại tính cho cả đợt khuyến mại gặp khá nhiều khó khăn khi thi hành. Nếu thương nhân tặng dịch vụ cho khách hành không thu tiền thì hạn mức tổng giá trị dịch vụ không quá 50% giá trị dịch vụ. Cả 2 mức giá trị này chỉ có thể được xác định và xử lý vi phạm khi chưa hết thời gian khuyến mại không tránh khỏi sự bất đồng giữa cơ quan quản lý nhà nước và thương nhân do mọi số liệu liên quan chỉ có thể là ước tính. 10

Ngày đăng: 07/04/2013, 20:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w