Xu hướng hoạt động đối kháng

Một phần của tài liệu Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam (Trang 38 - 41)

1. Thực tế gia tăng hàng rào bảo hộ trên phạm vi toàn cầu

1.2.Xu hướng hoạt động đối kháng

Đồ thị dưới đây cho thấy xu hướng tăng trong các cuộc điều tra đối kháng.

Biểu 11- Điều tra đối kháng giai đoạn 1995 – 2008 Đơn vị: vụ

Nguồn: Báo cáo Bảo hộ Thương mại Toàn cầu 2009

Mỹ là quốc gia đứng đầu trong việc khởi xướng điều tra chống trợ cấp với 6 vụ, sau đó là Canada, Australia với lần lượt 3 và 2 vụ.

2008 được thể hiện trong bảng dưới đây. Mỹ vẫn là nước đứng đầu danh sách.

Bảng 6 - Các cuộc khởi xướng điều tra đối kháng từ 1995-2008 Đơn vị: vụ

Nguồn: Báo cáo Bảo hộ Thương mại Toàn cầu 2009

Tương tự hoạt động chống bán phá giá, hàng hóa Trung Quốc hiện vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các cuộc điều tra đối kháng năm 2008 với 10 vụ, sau đó là Mỹ và Ấn Độ với chỉ 2 vụ. Đây là hiện tượng tương đối mới mẻ bởi Trung Quốc chỉ mới đối mặt với 1 vụ điều tra chống trợ cấp vào năm 2004. Mặc dù vậy, đây là quốc gia có hàng hóa liên quan trong các vụ kiện chống trợ cấp nhiều thứ hai kể từ khi thành lập WTO vào năm 1995, chỉ đứng sau Ấn Độ:

Bảng 7 – Các cuộc điều tra đối kháng khởi xướng từ 1995-2008 (nước bị kiện) Đơn vị: vụ

Nguồn: Báo cáo Bảo hộ Thương mại Toàn cầu 2009

Có sự gia tăng đáng kể tỷ lệ các cuộc điều tra trợ cấp đối với Trung Quốc theo đồ thị dưới đây:

Biểu 12 – Lượng khởi xướng điều tra trợ cấp với hàng hóa Trung Quốc Đơn vị: vụ

Nguồn: Báo cáo Bảo hộ Thương mại Toàn cầu 2009

Nhìn chung các biện pháp bảo hộ đúng với các quy định của WTO đã được sử dụng nhiều hơn trong năm 2008. Với các mặt hàng chính là da giày và dệt may, nước bị nhắm tới nhiều nhất trong các vụ kiện là Trung Quốc, Mỹ và EC vẫn là nơi xuất phát các biện pháp bảo hộ với số lượng lớn nhất.

Một phần của tài liệu Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam (Trang 38 - 41)