Thất bại của vòng đàm phán Doha

Một phần của tài liệu Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam (Trang 56 - 60)

3. Những khó khăn thử thách đối với tự do hóa thương mạ

3.2.3. Thất bại của vòng đàm phán Doha

Vấn đề thứ 3 đáng quan tâm là những cuộc thương lượng đa phương trong vòng đàm phán Doha.Thất bại trong việc kết thúc thành công vòng đàm phán Doha có thể đã làm nguội đi sự hợp tác thương mại đa phương trong vòng vài năm. Cái kết cuối cùng của thương mại toàn cầu sẽ phụ thuộc vào bất cứ 1 kịch bản nào- sự lan rộng của chủ nghĩa bảo hộ, tự do hóa đơn phương, sự tăng lên của FTAs,…- được hình thành dựa trên khoảng trống sinh ra từ thất bại của vòng đàm phán đa phương. Dựa trên những nghiên cứu trước đó của Patrick Messerlin (2008), 1 bản đánh giá vào tháng 11/2008 của nhà kinh tế Antonie Bouet và David Laborde đã chỉ ra rằng trong 1 kịch bản khi mà tất cả các loại thuế quan được đưa lại mức giới

hạn biên, thương mại thế giới sẽ giảm xuống 1,77 nghìn tỉ, tương đương với 1/10 GDP của Mỹ, và phúc lợi giảm 448 tỉ đô.

Trong 1 kịch bản ít tiêu cực hơn, tất cả các loại thuế quan, ngoại trừ những ưu đãi thuộc quy định FTAs, được đưa đến mức ứng dụng của chúng vào cuối vòng đàm phán Uruguay năm 1994(thuế quan biên vẫn được che chở bởi những thỏa thuận của vòng đàm phán Uruguay), thương mại sẽ giảm xuống 728 tỉ $ và GDP thế giới giảm 167 tỉ USD. Những cái được và mất nhiều nhất sẽ được nhìn thấy ở nông nghiệp.

Nhiều người sẽ nhìn nhận sự phát triển của FTAs, hiện nay đang là khu vực năng động duy nhất của sự hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, như một kịch bản khả thi nhất mặc dù thất bại của vòng đàm phán Doha, nhưng phản ứng thương mại được tạo ra bởi FTAs chủ yếu xoay quanh số phận của sự mở cửa nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) đa phương. Xa hơn, sự phát triển của FTAs mà không có sự cảnh giác và hợp tác trong khu vực và đa phương có thể làm tan vỡ hệ thống thương mại thế giới thành những khối nhỏ cái mà đã từ bỏ các mọi nền kinh tế. Trái lại, kết thúc thành công vòng đàm phán phát triển Doha sẽ làm cho thương mại có được 336 tỉ USD và phúc lợi có được 79 tỉ USD hằng năm.(chú thik: Cùng lúc, một FTA bao gồm những nước công nghiệp hóa(1 kịch bản hơi ko tự nhiên, nhưng đầy tính minh họa) mà k có vòng đàm phán Doha sẽ làm tăng thương mại 982 triệu USD và GDP 9 triệu USD).

Phải thừa nhận là những con số về cái được từ một vòng đàm phán phát triển Doha không dao động.Nhưng mà chúng có ý nghĩa trước tình trạng suy sụp của nền kinh tế. Và hàng trăm tỉ USD của thương mại mới chắc chắn sẽ làm kích thích nhiều hoạt động kinh tế hơn 1 nghìn tỉ đổ vào thương mại đã mất. Thậm chí quan trọng hơn, kết thúc Doha là 1 phương thuốc đối với những chính sách thương mại

và sự rút lui liên tiếp(mặc dù dịu hơn) về những thỏa thuận chính sách thương mại. Đây sẽ là cách tốt duy nhất để bày tỏ sự ủng hộ cho chương trình nghị sự về thương mại đa phương, một dụng cụ khóa để các nước thỏa thuận hảng rào thuế thấp hơn, và 1 dụng cụ dấu hiệu đối với thị trường về định hướng tương lai của những chính sách thương mại quốc tế. Lời cam kết hoãn phần lớn những công cụ bóp méo của G20 là vẫn chưa đủ. Những tháng gần đây đã chỉ ra rằng có rất nhiều cách để các nước có thể làm việc với nhau xung quanh lời cam kết như thế và đưa ra những biện pháp thương mại bóp méo.

Một điều nữa là những nghiên cứu định lượng không kể đến cú đánh chí mạng mà thát bại của Doha có thể giáng cho sự hợp pháp của những nhóm và quy luật của hệ thống thương mại đa phương-nguyên tắc MFN, chế độ giải quyết tranh chấp, sự hấp dẫn của gia nhập WTO, quá trình xem xét chính sách thương mại, và vvv.Vì vậy từ trước đến nay, những người có ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu (e nghĩ ở đây là WTO:D) đã có một lý lịch cực kì tốt phù hợp với những lời phán xét của cơ quan giải quyết tranh chấp, thậm chí khi nguyên đơn chỉ là một nước nhỏ có tương đối ít trong tay, xét về những phương pháp trả đũa thuế quan , cũng sẽ là một vấn đề kinh tế quan trọng đối với những nước lớn hơn nếu họ không tuân theo đúng luật. Điều này chỉ ra rằng những thành viên xem 1 quyền lợi khi gia nhập WTO như một cơ sở, và đánh giá hệ thống giải quyết tranh chấp.Tuy nhiên, nếu những cuộc đàm phán thương mại không thể đạt được sự tự do hóa xa hơn thì sự đáng tin của chủ nghĩa đa phương có thể bị xói mòn, và kèm theo nó là sự quan tâm đến việc tuân theo những nguyên tắc giải quyết tranh chấp và sự đánh giá những quan điểm cuả WTO.Xa hơn, 1 số vấn đề nên được giải quyết trong phạm vi WTO-những vấn đề mà có sự ảnh hưởng tức thời và cần được giải quyết bởi nhiều phía, như là những điều chỉnh về môi trường và sự mở rộng của những FTAs- có thể đặt sang bên lề.

Thất bại của vòng đàm phán Doha vì vậy có thể kéo theo không chỉ là sự mất mát từ trao đổi thương mại tăng thêm, nó cũng sẽ trút sự tàn phá lên tương lai của thương mại toàn cầu và hợp tác kinh tế.Tuy nhiên, ngày nay sự hợp tác như vậy thậm chí là cấp bách hơn bởi vì suy thoái kinh tế toàn cầu. Thất bại trong vòng đàm phán đa phương sẽ ko làm được gì để tạo nên sự tin tưởng thị trường vào một sự hồi phục kinh tế toàn cầu một cách mau lẹ, huống hồ là vào khả năng các chính phủ sẽ cùng nhau giải quyết phần lớn các vấn đề một cách tích cực.Hợp tác kinh tế là một con đường sống của kinh tế và chính trị cái mà ko được và ko nên cắt đứt.

Thực sự, triển vọng Doha có thể sáng lên khi mà nhiệm kỳ chính phủ ở Ấn độ kết thúc và một chính phủ mới được thành lập vào 5 hoặc 6/2009. Nhưng mà phía lãnh đạo của EU và Mỹ sẽ là không thể thiếu trong việc thúc đẩy Doha kết thúc thành công.

Toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu mà mọi quốc gia phải chủ động tham gia nhưng để hội nhập thành công, cần đổi mới thể chế kinh tế, đẩy mạnh cải cách hành chính và chống tham nhũng, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa để có lợi thế hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Mỹ, EU hay Việt Nam đều không phải là ngoại lệ.

Xu hướng hình thành các hiệp định mậu dịch tự do khu vực và hiệp định thương mại tự do song phương ngày càng nhiều. Vì vậy, cần có sự lựa chọn đúng đắn để tránh gây ra những hậu quả bất lợi.

Chương III

Một phần của tài liệu Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w