Vấn đề thay đổi khí hậu

Một phần của tài liệu Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam (Trang 53 - 56)

3. Những khó khăn thử thách đối với tự do hóa thương mạ

3.2.2. Vấn đề thay đổi khí hậu

Vấn đề thứ hai cần xem xét là pháp luật về thay đổi khí hậu, đặc biệt là ở Mỹ. Nếu và khi tất cả các nước đều thi hành luật hạn chế khí nhà kính(GHG)- những quốc gia xuất khẩu với số lượng lớn và miễn cưỡng để làm chậm lại tiến trình thi hành luật hạn chế khí nhà kính của họ(nổi bật là Trung Quốc và Ấn Độ) thì những chính sách về khí hậu có thể có những tác dụng mong muốn và không mong muốn đến thương mại. Nhưng sự thay đổi khí hậu có thể được sử dụng như một sự biện hộ hợp lý cho việc bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước, đặc biệt trong thời kì kinh tế khó khăn. Những khu vực phát xạ nhiều nhất là nơi sản xuất năng lượng và phương tiện vận tải. Hoạt động sản xuất và những khâu công nghiệp là những nguồn tạp ra khí nhà kính ít hơn, mặc dù một số ngành công nghiệp nhất định như sản xuât xi măng thì tạo ra CO2 hơn nhiều so với sản xuất máy tính.Mỹ đang là nước dẫn đầu về nguồn phóng khí CO2 ở cả tổng lượng trọng tải và trên

bình quân đầu người, nhưng Trung quốc thì cũng đang chạy đua về tổng lượng. Vì vậy đến nay, khi mà những tác động thương mại được quan tâm thì sự điều tiết được thực sự nhận ra là vừa phải hơn bị sợ hãi. Ở châu Âu, thỏa thuận EU 12/2008 về biến đổi khí hậu đã bị làm loãng đi từ quan điểm của những tổ chức môi trường để trở nên tối ưu hơn, một phần vì sự phản đối của nhóm người vận động cho công nghiệp và một phần vì sự suy thoái kinh tế.Những trường hợp ngoại lệ đắc biệt dược dành cho những ngành công nghiệp có lượng ô nhiễm cao như sản xuất xi măng, ô tô, thép và aluminum.

Ở Mỹ, dự luật Lieberman-Warner-Boxer, 1 trong những nỗ lực tham vọng hơn của Mỹ về pháp luật về biến đổi khí hậu, đã bị bác bỏ vào năm 2008, phần lớn vì sự vận động hành lang đầy giận dữ của những ngành công nghiệp tiêu tốn nhiều năng lượng, nhưng cũng vì tác động của nó đến các mối quan hệ thương mại.Trong đó, dự luật đã yêu cầu những nhà cung cấp nước ngoài-người mà không thực hiện “hành động tương ứng”với những biện pháp kiểm soát của Mỹ mua giấy phép cho việc thải khí nhà kính trước khi xuất khẩu của họ được cho phép thâm nhập vào thị trường Mỹ. Công đoàn cho rằng nếu luật môi trường trong nước không chứa

những hàng rào biên cho hàng hóa nhập khẩu với các quá trình sản xuất gây ô nhiễm hơn hàng hóa nội địa, thì những công ty trong nước đơn giản là sẽ di cư đến những quốc gia ít kiểm soát hơn để trốn những luật lệ carbon tai hại ở trong nước và xuất khẩu về thị trường nội địa từ đó. Trong 1 dự đoán sau khi NAFTA được thông qua có nói: những công ty của Mỹ sẽ di cư đến Mexico để trốn luật về môi trường của Mỹ. Mexico thì có luật lệ hợp lý nhưng sự ép buộc thi hành lại không nghiêm.Tuy nhiên, những bằng chứng theo sau không chỉ ra rằng những công ty Mỹ đã kéo sang Mexico để nhả khói tự do. Những lĩnh vực xác định mức độ ô nhiễm thì có thể được lợi từ khả năng áp dụng công nghệ mới sau khi tự do hóa thương mại-như trường hợp với thép Mexico(Gallagher 2000).Những lĩnh vực nơi

mà ô nhiễm là trách nhiệm của công nghệ end-of-pipe, như là công nghiệp giấy thì mức độ ô nhiễm được xác định bởi luật lệ và sự ép buộc thi hành - cái mà lỏng lẻo ở Mexico. Vì vậy, vài ngành công nghiệp bẩn(ô nhiễm) nhất trên thế giới kinh tế thì thực sự là sạch hơn ở Mexico so với ở Mỹ. Bằng chứng cho sự rò rỉ thì kém mạnh hơn những luận điểm chính trị - Ngân hàng thế giới đã nhận thấy vài chứng cứ vững chắc, nhưng cơ quan năng lượng quốc tế thì không. Tuy nhiên, chính quyền Clinton bắt buộc phải thương lượng thỏa thuận môi trường với NAFTA , vì sự kết hợp chặt chẽ sự thuận tiện giữa công đoàn và phía đối thủ môi trường trong hiệp ước.Họ nói rằng offshoring có thể giành trước bởi những hàng rào biên khắc nghiệt lên những mặt hàng nhiều điều luật phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính được làm ở nước ngoài.

Đạo luật an ninh và Độc lập năng lượng được ký bởi Tổng thống Bush vào 12/2007 có thể xâm phạm điều khoản II của thỏa thuận WTO về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại. Những tiêu chuẩn vể nhiên liệu tái tạo trong dự luật có thể xâm phạm vào điểu khoản 3 của hiệp định GATT về đối xử quốc gia. Những biện pháp tương tự được thực hiện ở Mỹ thập niên 90 đã bị phản kháng trong biến cố tranh chấp WTO về đạo luật Clean Air của Mỹ, điều mà Venezuela và Brazil cho là xâm phạm nguyên tắc đối xử quốc gia.

Kế hoạch “dán nhãn sinh thái” được điều hành bởi chính phủ trong dự luật có thể thành lập những biện pháp “giới hạn thương mại hơn mức cần thiết”. Trợ cấp nhiên liệu tái tạo, những cuộc tranh luận NFTC, có thể xâm phạm thỏa thuận WTO về trợ cấp và những biện pháp và tiêu chuẩn về thuế chống trợ giá. Ví dụ, những kích thích kinh tế của ngân hàng thế giới chỉ ra rằng ảnh hưởng của những biện pháp tiềm tàng về khí hậu ảnh hưởng đến thương mại của EU có thể làm giảm đi xuất khẩu của Mỹ vào Châu âu khoảng 7%. Những ngành công nghiệp mất nhiều năng lượng, như thép và xi măng, có thể chịu thua lỗ đến khoảng 30%

(World Bank 2007).Nếu Mỹ và những cường quốc khác về thương mại theo đuổi những biện pháp tương tự thế thì những thua lỗ này chắc chắn sẽ là thua lỗ kép.

Những nguyên tắc của hệ thống WTO về vấn đề khí hậu là mơ hồ nhất. Điều khoản XX GATT (những ngoại lệ chung) cho phép những hạn chế thương mại không nhất quán khác nếu chúng cần thiết cho việc bảo vệ con người, động vật, đời sống thực vật, hoặc nếu chúng duy trì những nguồn tài nguyên cạn kiệt, tiếng nói che giấu sự phát thải khí nhà kính. Vì vậy từ trước đến nay, hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO đã đồng tình với điều khoản về việc phán xét về vấn đề môi trường. Kéo theo thương mại vào việc cho phép lượng phát thải, hệ thống áp đặt giới hạn khí thải quốc gia có thể được cho là không phải 1 hàng hóa cũng ko phải dịch vụ và vì vậy rơi vào tình trạng rạn nứt ở WTO. Và trong khi ngay cả chính hệ thống áp đặt giới hạn khí thải quốc gia đã không thực sự phù hợp với WTO, những chương trình áp đặt giới hạn khí thải quốc gia còn thường được kèm theo bởi những tiêu chuẩn và nguyên tắc, dán nhãn sinh thái, trợ cấp, và những phương pháp khác có thể là không phù hợp với WTO).

Một phần của tài liệu Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w