Rà soát và điều chỉnh các chính sách trợ cấp

Một phần của tài liệu Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam (Trang 65 - 66)

2. Kiến nghị cho Việt nam

2.1. Rà soát và điều chỉnh các chính sách trợ cấp

Hiện tại Việt Nam chưa bị áp thuế chống trợ cấp, tuy nhiên trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay, đề phòng các biện pháp bảo hộ của hai thị trường lớn là Mỹ và EU luôn là cần thiết. Trung Quốc năm 2008 cũng đã bị Mỹ điểu tra một vụ trợ cấp đầu tiên, mà đặc thù hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và Trung Quốc là khá tương đồng, vì vậy Chính phủ, bộ Thương mại cần có nhưungx biện pháp đề phòng.

Việt Nam là nền kinh tế chuyển đổi nên cần thiết phải rà soát lại chính sách quốc gia liên quan tới trợ cấp từ quan điểm phúc lợi xã hội: ai là người được hưởng lợi từ các chính sách này; phân chia lợi ích giữa các nhóm xã hội như thế nào. Cần phải tiến hành phân tích tác động để thấy liệu trợ cấp giúp xóa đói giảm nghèo hay đem lại lợi ích cho người giàu và liệu có tận dụng nguồn ngân sách từ các chương trình xóa đói giảm nghèo khác. Trước sự xuống cấp môi trường ở một số nơi và sức ép cần thiết phải bảo vệ sinh thái, cần phải đánh giá tác động của chương trình trợ cấp này đối với môi trường để thấy các chương trình này có tiếp tay cho các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng, sử dụng lãng phí hoặc làm cạn kiệt nguồn tài nguyên hay không, Thông qua đó giúp tái cân bằng kinh tế nội địa và cải thiện chất lượng và tính bền vững của tăng trưởng.

Trong số 80 loại trợ cấp định lượng và không định lượng được, có khoảng 26% là trái với các nguyên tắc của WTO và bởi vậy sẽ bị khởi kiện. Tuy nhiên, các vụ kiện xuất phát từ quan điểm kinh tế chứ không phải là khía cạnh luật pháp

Về lý thuyết, thuế VAT được coi là mang tính chất thương mại trung lập vì VAT đánh vào đầu ra cuối cùng do vậy thuế VAT đối với giao dịch trung gian được hoàn lại. Theo ông Gene Grossman - người đã phân tích thuế VAT của Châu Âu sử dụng “nguyên tắc đầu ra cuối cùng” – theo qui định của GATT,

nguyên tắc đầu ra cuối cùng được áp dụng cho tất cả các loại thuế gián tiếp. Tất cả nhà sản xuất, dù là sản xuất để bán trong nước hay xuất khẩu, đều được hoàn thuế đánh lên đầu vào. Hàng nội địa bị đánh thuế VAT, hàng xuất khẩu thì không. Hàng xuất khẩu được miễn thuế theo nguyên tắc đầu ra cuối cùng. Hàng xuất khẩu được miễn thuế hoàn toàn. Hàng nhập khẩu bị đánh thuế nhưng nếu chúng được sử dụng làm nguyên vật liệu đầu vào thì sẽ được hoàn thuế như nguyên vật liệu đầu vào được sản xuất trong nước.

Chính phủ Việt Nam cần rà soát lại tất cả các chương trình trợ cấp của nước này trên quan điểm phúc lợi kinh tế xã hội, và điều chỉnh lại cho phù hợp với các qui định của WTO. Trong đó có rà soát lại cách thức quản lý ưu đãi thuế VAT và xem xét liệu chúng có dựa trên các cam kết quốc tế và nguyên tắc không phân biệt đối xử không. Có lẽ đã đến lúc cần phải đánh giá lại tất cả các chính sách này liên quan tới giá và ưu đãi (bao gồm thuế quan, trợ cấp và thuế xuất khẩu) và điều chỉnh chúng cho phù hợp hơn.

Một phần của tài liệu Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w