Tham gia vòng đàm phán Doha

Một phần của tài liệu Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam (Trang 68 - 72)

2. Kiến nghị cho Việt nam

2.3.Tham gia vòng đàm phán Doha

Mặc dù Hiệp định Trợ cấp và Các biện pháp đối kháng (SCM) của WTO đưa ra định nghĩa và các nguyên tắc liên quan tới trợ cấp một cách rõ ràng, có tính tiên đoán và khả thi, nhưng việc áp dụng và thực thi hiệp định SCM từ năm 1995 vẫn chưa thực sự thành công. Trong các vòng đàm phán Doha tiếp theo, hầu hết các nước phát triển tập trung nhiều vào vấn đề nông nghiệp, nhưng cơ bản đàm phán về mặt nguyên tắc là quan trọng nhất. Việt Nam và các nước có nền kinh tế phi thị trường khác thuộc WTO, có thể cùng với các nước đang phát triển sử dụng các vòng đàm phán Doha để làm rõ hơn phạm vi của trợ cấp chính phủ, các quy định về các biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế, các đãi ngộ đối với các nước đang phát triển, các nước NME và các vấn đề khác liên quan.

Thứ nhất: Trợ cấp và chính sách phát triển. Có nhiều đề xuất liên quan tới Hiệp định Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng (SCM) được đưa ra bàn luận tại vòng đàm phán Doha. Trong đó có vấn đề trợ cấp bị cấm. Mỹ đề xuất mở rộng danh mục trợ cấp bị cấm hiện tại và đưa thêm vào trợ cấp hổ phách. Một số nước đang phát triển đề xuất cải tổ Điều khoản 27 của Hiệp định SCM và đưa ra đãi

ngộ đặc biệt đối với các nước đang phát triển.

Thứ hai: Thủ tục đối với các biện pháp đối kháng. Không những cần làm rõ khái niệm các loại trợ cấp, điều quan trọng là phải làm rõ thủ tục áp dụng thuế đối kháng và ngăn chặn việc lạm dụng luật chống trợ cấp. Mỹ đề nghị tăng cường và mở rộng việc áp dụng luật chống trợ cấp.

Thứ ba: Tiêu chí nền kinh tế phi thị trường đối với Việt Nam. Không có văn bản chính thức nào rõ ràng về các cuộc điều tra chống trợ cấp. Việt Nam nên làm rõ điều khoản này trong vòng đàm phán Doha. Hơn nữa, sẽ tốt hơn nếu Việt Nam có thể đàm phán để được công nhận là nước có nền kinh tế thị trường.

Kết Luận

Kinh nghiệm phát triển trong những năm gần đây cho thấy rõ ràng tự do thương mại quốc tế có thể cải thiện được phúc lợi xã hội. Trong bối cảnh khủng hoảng, sự trở lại của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch là mối đe dọa cho sự phục hồi kinh tế. Trong khi thế giới có lợi hơn khi các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin và Việt Nam trở nên thương mại hoá hơn, các nước phát triển như Mỹ hay liên minh Châu Âu EU lại đang có những biểu hiện đi ngược lại lợi ích chung đó. Nhìn bề ngoài, các chính sách về biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế có vẻ giúp đảm bảo cạnh tranh lành mạnh thông qua trừng phạt các nhà xuất khẩu có hành vi thương mại không bình đẳng và để giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực đối với ngành công nghiệp của nước nhập khẩu, nhà sản xuất và người lao động. Tuy nhiên thực tế các biện pháp phòng vệ được sử dụng ngày càng nhiều không chỉ như một công cụ chính sách thương mại nhằm giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của thương mại bất bình đẳng mà còn như là một công cụ ưa chuộng mà chính phủ các nước bảo hộ ngành công nghiệp nội địa. Chống lại xu thế đó là trách nhiệm của toàn thế giới.

Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam và các nền kinh tế chuyển đổi khác cần rà soát các chính sách quốc gia mình về trợ cấp trên quan điểm phúc lợi xã hội và đảm bảo các chính sách này phù hợp với các nguyên tắc của WTO. Các nước này có thể sử dụng Cơ quan Giải quyết Tranh chấp WTO để đảm bảo việc áp dụng thuế đối kháng và thuế chống bán phá giá hoàn toàn phù hợp với các cam kết WTO. Đồng thời các nước này cũng nên chủ động tham gia vào các cuộc đàm phán của vòng đàm phán Doha về nguyên tắc sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại

quốc tế. Các biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế áp dụng cho các nền kinh tế phi thị trường ngày càng phức tạp và thách thức hơn. Ngoài việc cần điều chỉnh cho phù hợp với các cam kết WTO, đối phó tính kỹ thuật của các biện pháp chống trợ cấp và chống bán phá giá, các nước này cũng cần phải đẩy mạnh đàm phán để được công nhận là “nền kinh tế thị trường” tại các vòng đàm phán của WTO.

Một phần của tài liệu Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam (Trang 68 - 72)